Nuôi chó cảnh

Mô hình nuôi chó cảnh sinh sản kinh doanh làm giàu
Chat Zalo Hotline: 0965.086.079

Chó kiểng và nghề nuôi chó cảnh kinh doanh làm giàu

Có thể nói mà không sợ lầm, là chó là loài vật được con người thuần hóa trước tiên để làm gia súc, giúp ích thiết thực cho mình trong nhiều công việc như: giữ nhà, săn bắt thú hoang dã để làm lương thực, và nhất là để có một người “bạn” trung thành cho mình.

Tổ tiên của giống chó nhà tất nhiên là chó rừng: chó sói. Chó sói thì có nhiều giống, mỗi giống có mặt một nơi ở trên trái đất. Tất nhiên, trong giai đoạn đầu thì loài sói vùng nào đích thực là tổ tiên của giống chó nhà vùng ấy. Nhưng càng ngày, do sự định cư bất ổn của con người mà chó vùng nầy lại theo chủ đến ở một vùng khác, từ đó, lại ra nhiều giống chó.

Theo các nhà sinh vật học thì chó nhà ở Châu Âu, tổ tiên của chúng chính là giống sói xám CANIS LUPUS. Chó ở các nước Châu Á thì tổ tiên là giống sói lớn CUON ALPINUS. Còn chó nhà ở vùng Bắc Phi, Nam Á và miềm Đông Nam Châu Âu là giống sói vàng CANIS AUREUS...

Và hiện nay thì mỗi vùng, hay mỗi nước đều tự hào có một giống chó đặc chủng của mình. Chẳng hạn như nước Đức có giống berger Đức, nước Anh có giống Berger Colley, nước Pháp có giống Berger Biard, nước Trung Hoa có giống Bắc Kinh Bekingese... Và Việt Nam mình cũng hãnh diện có giống chó săn Phú Quốc.

Hiện nay, trên thế giới càng có nhiều người thích nuôi chó kiểng. Nhiều nước đã lập Hội Bảo Vệ Súc Vật, trong đó chú ý nhất là chó, đã có Câu Lạc Bộ của những người nuôi chó, đã có khách sạn đành riêng cho chó, và từ lâu đã có nghĩa trang riêng cho chó!... Vì rằng thực sự người ta đã đối xử rất tốt với chó, coi như nó là người bạn thân rất trung thành của mình.

Xuất phát từ sự đối xử chân thành, từ lòng thương yêu vô bờ, nên chó kiểng mới được ưa chuộng, mới có giá cao, trên dưới 5.000 đô la một con. Và từ đó mới tạo lên phong trào nuôi chó kiểng không những ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, nếu chúng tôi không lầm, thì đã có hơn 150 giống chó quí hiếm trên khắp hành tinh được liệt vào danh sách chó kiểng. Tất nhiên giống nào cũng quí hiếm cả, và mỗi con có một vẻ khác nhau.

Chó kiểng có nhiều loại, lớn con có mà nhỏ con cúng có. Chó lớn con nhất là giống Saint Bernard, cân nặng khoảng 140 kí lô. Chó nhỏ con nhất có giống Yorkshire Terrier, chỉ nặng vài trăm gramme. Còn cỡ 3 đến 4 kí lô thì có rất nhiều loại.

Người nuôi chó thì mỗi người lại một ý, có người thì chỉ thích nuôi chó to, nhưng có người lại chỉ thích nuôi chó nhỏ.

Đó là chưa nói có người nuôi chó kiểng chỉ nhắm vào những mục đích đặc biệt khác, thường thì liên quan đến nghề nghiệp hàng ngày của mình. Như những người ở vùng núi cao, rừng rậm thì thích nuôi loại chó cảnh mà có khả năng săn bắt như FOX săn chuột và thú nhỏ, Berger, Pointer, Bulldog... thì săn băt thú lớn. Người nào dùng cho việc giữ kho hàng thì dùng chó Berger, Boxer... Người nào dùng chó cảnh vào việc chăn cừu thì nuôi chó Colie...

Nói đến nuôi chó dùng để săn thi các cụ xưa có kinh nghiêm chọn lựa như sau:

- Con chó săn phải có một thân hình chắc nịch, mạnh bạo, đùi nở, chân thon. Mắt phải sâu, chó có loại mắt nầy thì phát hiện con mồi rất nhanh, lùng sục đúng chỗ, nên con mồi khó trốn tránh được. Chó săn thì mõm phải to, miệng phải rộng, tiếng sủa vừa ấm vừa vang xa làm khiếp vía con thịt. Quanh mồm, lông có nhiều màu là chó can đảm, thiệt dữ. Lưng như lưng ngựa, khi chạy thì ngay đuôi thì chó có khả năng chạy như ngựa, vừa nhanh vừa lâu mệt. Nhờ vào sự nhanh nhẹn đó mà nó mới đủ sức dí được con mồi. Một điều nữa là con chó lúcc nào mũi cũng ươn ướt là con chó quí, săn mồi giỏi vì thính mũi.

Được biết, người ta dùng chó săn thú bằng nhiều cách:

  • Dùng cho phát hiên chỗ ẩn núp của con mồi.
  • Chọn trước con đường thú sẽ chạy qua, tất nhiên là do mình bố trí, rồi phân chia người cầm vũ khí như lao mác, cung tên đón sẵn. Sau đó, lùa chó từ hướng đối diện lùa thú hoang về hướng mình phục kích để tiện bắn hoặc phóng lao. Dĩ nhiên đây là cách săn thú lớn như cọp beo, hươu nai, heo rừng…
  • Một cách nữa là dùng lưới vây một góc rừng chồi hoặc một trảng tranh, rồi người cùng bầy chó săn cố dồn thú chạy thục mạng vào hướng lưới để bắt.

Trong tất cả những cách săn mồi kể trên, con chó đều sốt sắng hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra người ta dùng chó kiểng vào những công việc khác cũng nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho con người như: chó kéo xe trượt tuyết, như giúp đỡ người mù, người tàn tật, như đưa thư, đi chợ, mua báo... Hoặc dùng trong việc quân (quân khuyển), việc săn bắt hàng lậu, bài trừ ma túy, việc canh phòng, việc hình sự...

Do có những khả năng, đa hiệu như vậy nên chó kiểng bao giờ cũng là nhu cầu cấp thiết của người đời.

Và từ đó mới nảy sinh ra nghề nuôi chó kiểng.

Tại nước ta, người nuôi chó kiểng tất nhiên là lớp người nếu không giàu cũng dư ăn thừa để. Vì là nuôi làm kiểng, nên mỗi nhà chỉ nuôi một vài con, trước dạy giữ nhà, sau làm vật trang trí cho tươi nhà đẹp cửa, sang cả với xóm giềng khách khứa. Những villa, nhà có vườn tược hay đất đai rộng rãi thì nuôi chó lớn như Berger, Danois, Doberman, Boxer... còn nhà nào chật chội thì nuôi chó nhỏ như Pinscher, chó Bắc Kinh, chó Nhật, Lhasa Asos, người Hoa gọi là chó Đức Phong (loại nầy đang có giá nhất tại chợ biên giới phía Bắc).

Còn giới nuôi chó kiểng kinh doanh từ trước đến nay vẫn nuôi theo tính cách gia đình, nghĩa là nuôi nhỏ, không qui mô rộng lớn. Người nuôi ít thì vài ba con giống. Người nuôi nhiều thì vài ba chục con giống là cùng. Có nhà thì chỉ chuyên nuôi chó cái kiểng để sản xuất chó con cung ứng cho thị trường, nhưng cũng có nhà chỉ nuôi đực giống để cho phủ giống kiếm lợi.

Điều kiện phủ đực giống từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi:

  • Một là người có chó cái phải trả một khoản tiền (do hai bên giao ước) ít hay nhiều còn tùy theo trị giá của con chó đực giống ra sao. Nếu chó đực giống thuần chủng hạy thật tốt thì người chủ tính giá cao, ngược lại, chó đực thuộc vào hạng không mấy xuất sắc thì người chủ nhận giá thấp. Thường thì nhảy hai lần, mỗi ngày cách nhau một hoặc hai ngày. Nếu chó cái không “đậu thai” thì người chủ chó cái không được quyền đòi tiền lại. Tuy nhiên, lần sau có thể sẽ được thông cảm giảm giá.
  • Hai là chủ chó đực đến nhà bắt một con chó con, lúc đúng một tháng rưỡi tuổi. Trong trường hợp này, nếu chó cái không “đậu thai” thì người chủ chó đực coi như không nhận được gì, và chủ chó cái có lợi. Nhưng nếu chó cái đẻ con, thì người chủ chó đực được quyền chọn một con tốt nhất trong đàn chó phần mình. Nếu chó cái chỉ đẻ có một con hoặc bầy con chết hết, chỉ còn có một con, thì con đó cũng về tay chủ chó đực, chủ chó cái thiệt thòi nặng. Cũng nên kể đến trường hợp sau khi sanh con thì chó mẹ chết, thì bầy con đương nhiên là trọn quyền giao cho chủ chó cái, nếu họ “nuôi bộ” được.

Thường thì chủ chó cái thích trả tiền mặt hơn là bị bắt mất một con chó con. Và cũng thường thì chủ chó đực đề nghị bắt một con chó con, thay vì nhận tiền, nếu chó đực của họ là chó quí hiếm thực sự. Vì quí hiếm nên họ mới “làm cao”, và bắt con đem lại lợi lộc cho họ nhiều hơn.

Chó kiểng ở nước ta, trước cũng như bây giờ, có nhiều cách bán chó. Một là bán cho bạn bè, hàng xóm, những người thân quen. Hai là đem ra “chợ chó” bán cho những người chuyên bán chó kiểng. Lúc nào cũng có những “lái chó” lùng sục tìm mua. Với những người này thì trong tay họ lúc nào cũng có những địa chỉ cần thiết, khi cần là đến... thương lượng.

Tất nhiên, những ai nuôi chó kiểng có tính cách nhà nghề, được tín nhiệm nhờ vào những giống chó tốt thì không bao giờ... ế khách, chỉ những con “kém phẩm chất” mới đưa ra chợ Trời mà thôi.

Thị trường về chó kiểng ở Sài Gòn trong vài năm sau này trở nên... khích lệ quá chừng. Chợ bán chó trước đây chỉ có một, tọa lạc ở đường Hàm Nghi, khu chợ Cũ Sài Gòn. Nhưng bây giờ thì tại thành phố đã có đến ba chợ: một ở Cầu Mồng (bến Chương Dương), hai la tại đường Lê Hồng Phong và ba là chợ chim Thuận Kiều ở chợ lớn.

Được biết, ở ngoài Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, phong trào nuôi chó kiểng đang trên đà phát triển mạnh trong thập niên gần đây, nhờ vào thị trường ở gần biên giới Việt Trung, mua bán chó kiểng quí hiếm rất mạnh. Đó cũng là điều đáng mừng. Vì một khi số cầu càng mạnh thì người chuyên nghiệp mới hào hứng bắt tay vào việc cung cấp hăng say hơn.

Dù sao thì giới chuyên môn nuôi chó kiểng kinh doanh ở nước ta vẫn còn quá ít. Nhiều nơi cả tỉnh không có một nhà nuôi với tính cách kinh doanh. Và do đó, số chó kiểng càng ngày càng hiếm hoi đi, nhất là những loại thực quí.

Hiện nay, ở Sài Gòn muốn mua một con chó Bắc Kinh, hay một con Pinscher không biết tìm nơi đâu bày bán.

Đó là chưa nói đến việc, vì số người nuôi quá ít, số người chuyên môn về chó kiểng cũng không được bao nhiêu nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là chó RẶC GIỐNG vắng bóng trên thị trường, trong khi chó lai thì lại có.

Vì như ai cũng biết, với người nuôi chó chuyên nghiệp thì lúc nào cũng cố bảo tồn giống chó, vì đó là quyền lợi thiết thực của chính họ. Nếu tìm không được chó giống tốt để “phủ” thì không đời nào họ lại cho “phủ” chó lai. Nhưng, với người không chuyên thì khi túng cùng, họ chỉ cầu được sinh lợi bằng bầy chó con, dù lai chút đỉnh cũng không cần nghĩ đến!

Chính vì điều đó đã gây nên sự khó khăn không nhỏ, đối với người đang muốn bắt tay vào nghề nuôi chó kiểng để kinh doanh.

Nghề nuôi chó kiểng để kinh doanh là nghề đã thịnh hành từ lâu tại nhiều nước trên thế giới, ở đó, không còn là cách chốn nuôi cá nhân, chăn nuôi có tính cách hạn hẹp gia đình nữa, mà người ta đã tiến tới những hiệp hội, những câu lạc bộ của những người nuôi chó kiểng.

Và cũng ở những nơi đó, người ta đứng ra kinh doanh chó giống, đảm nhận phần phối giống trực tiếp và gián tiếp, qua chó đực giống và qua thụ tinh nhân tạo cho chó.

Nước ta thì chưa tiến tớí đến mức độ nầy, nhưng phong trào chăn nuôi chó kiểng đã càng ngày càng phát triển mạnh. Đó là điều đáng mừng.

Thực ra, ngay tại thành phố này, việc nuôi chó kiểng để kinh doanh cũng đã mở màn trên nửa thể kỷ nay, nhưng, trong bước đầu, số người vào nghề cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Dần dần, qua thời gian, con số đó có tăng, nhưng cũng chưa phải là con số đúng với sự mong mỏi của mọi người.

Có nhiều lý do khiến việc kinh doanh nầy bị khựng lại:

- Không có thị trường nước ngoài.

- Số người chuộng chó kiểng cũng không nhiều. Hơn nữa, con chó cũng như chiếc xe, “xài” đến năm mười năm mới thay đổi, chứ đâu phải là thứ có thể thay đổi liền liền. Đã nuôi được con chó quí, chó khôn thì người ta nuôi cả chục năm, cho đến ngày già, ngày chết.

- Lý do còn lại là do nhiều người tin dị đoan: Người ta cho rằng bán chó thì mạt, nên không mấy ai dám can đảm vào nghề.

Ngày nay, cả ba trở ngại đó đã được “tháo gỡ” nên đương nhiên phong trào nuôi chó kiểng kinh doanh lại có dịp tốt để vươn lên. Mà phong trào lại rầm rộ từ Miền Bắc, nơi có một thị trường lớn ở biên giớỉ Việt Trung.

Theo chúng tồi đó là chuyện đáng mừng.

Mừng vì nghề nầy đã có cơ hội tốt để vươn lên.

Mừng vì nhờ đó mà chúng ta mới có dịp tuyển chọn những con giống lạ, thuần chủng hiếm quí mà nuôi.

Và cũng mừng vì số người có tay nghề cao không còn hiếm hoi như trước nữa

Như vậy, thì nghề nuôi chó kiểng kinh doanh đã có nhiều điều kiện tốt để phát triển.

Số người nuôi chó quí mà chơi cũng tăng nhiều. Bằng chứng là những trường huấn luyện chó được mở ra nhiều hơn, và trường nào cũng thâu nhận được nhiều “học sinh” hơn trước.

Thực ra thì nuôi chó kiểng cũng đâu có gì khó khăn. Qua tập sách nầy, quí vị đã thấy chỉ cần chúng ta nắm vững được vài nguyên tắc cơ bản là nắm vững được thành công.

- Trước hết là chọn giống tốt (rặc giống) mà nuôi.

- Kế đó là chăm sóc chó cẩn thận, từ khâu cho ăn đến khâu tắm rửa vệ sinh chuồng trại.

- Thứ ba là theo dõi bệnh trạng, và phòng ngừa bệnh tật của chó.

Những việc đó mà làm tốt thì việc nuôi chó kiểng phải chắc chắn thành công.

Bây giờ thì những thuận lợi đã có, tuy nhiên vẫn còn một việc đáng lo, đó là nên nuôi giống chó gì đê đáp ứng đúng với thị trường tiêu thụ?

Đây là một vấn đề quan trọng và phức tạp mà chúng tôi đã đặt ra trong phần đầu của cuốn sách: Phải nắm bắt cho đúng thị trường tiêu thụ. Nghĩa là phải đáp ứng đúng mức và kịp thời những giống chó mà thị trường đang cần, đang thiếu, đang “hút”. Dĩ nhiên, đây là sự khôn ngoan cần phải có đối với người chăn nuôi. Nhưng, có điều phải nên phán đoán, nên cân nhắc xem, những giống chó kiểng mà thị trường đang cần, đang thiếu, đang hút đó là thực hay giả tạo? Giai đoạn hay lâu dài ?

Có nắm vững được điều đó, chúng ta mới dễ dàng nắm bắt được thành công. Vì rằng, thứ nào đang hút thì đang lên giá. Nếu giữa lúc nầy mà chúng ta nhập cuộc, tất nhiên phải bỏ số vốn để đầu tư khá cao, nếu không khôn khéo cân nhắc thiệt hơn thì chẳng khác nào mình đã bất đắc dĩ để dư vào một canh bạc, đước thua chưa biết ra sao!

Được biết, hiện nay một cặp chó Bắc Kinh hai tháng tuổi kêu giá là 1.500 đô la tức là tương đương ba lượng vàng. Chúng tôi không đặt vấn đề giá đó là cao hay thấp, Vì “đồ chơi" xưa nay vốn vô giá trị, hơn nữa làm ăn mà vốn nhiều thì lời to, có sao đâu? Chỉ cần nuôi làm sao để thành công một lứa đầu là tha hồ thu vốn lại! Nhưng, điều băn khoăn cần đặt ra ở đây đối với chúng ta, là liệu cái giá đó có còn đứng vững mãi trong tương lai về lâu về dài hay không?

Xin đơn cử một thí dụ như vậy để chúng ta cùng suy gẫm. Chứ thực sự thì giống chó Bắc Kinh (Pekingese) xưa nay vốn là mặt hàng khan hiếm trên thị trường, không những ngoài nước mà ngay cả trong nước cũng vậy.

Đấy, ở đời mọi việc phải được đầu tư sự sáng ý, phải đắn đo suy nghĩ mọi lẽ thiệt hơn, ta mới hy vọng nắm chắc được thành công.

Đành rằng “có phước làm quan, có gan làn giàu” như ông bà ta xưa đã nói. Nhưng gan không có nghĩa là... nhắm mắt làm liều mà được!

Xin lễ phép thưa rằng: mọi việc làm ăn ở đời - trong đó có việc kinh doanh chó kiểng, ta không nên tự cho mình là một con bạc, chỉ cần ở sự hên xui, may rủi. Mà lúc nào ta cũng tự coi mình là một đấu sĩ đứng giữa đấu trường, muốn thắng thì phải khôn ngoan tài trí, và cần biết người biết ta ra sao mới được!

Nuôi chó kiểng, nghề làm chơi ăn thiệt

Ông cha mình ngày xưa, tuy nuôi chó chỉ nhằm vào ba mục đích chính là: giữ nhà - dọn phân cho con nít - và dùng vào việc săn thú. Nhưng, sự thực thì các cụ còn nhằm vào viêc nuôi chó làm kiểng nữa!

Bằng chứng cho ta thấy là những con chó nào xấu xí tầm thường, thì dứt khoát các cụ không nuôi.

Với người xưa, chó chọn nuôi phải có tướng mạo tốt đàng hoàng, phải kén chọn chó không qua sắc lông, như “Nhứt Vện, nhì Vàng, tam Khoang, tứ Đốm” mớỉ cho là tốt. Ngoài ra, còn phải xét đoán đến phần ngoại hình của chó nữa. Chó khôn thì phải hội đủ một trong những điểm sau đây:

  • Tứ túc huyền đề: Con chó nào mà có đến bốn cái móng  nhỏ đóng ở vị trí phía sau khuỷu chân thì đó là chó có quí tướng, sẽ đem lại sự thịnh vượng cho người nuôi. Con nào chỉ hai chân trước có huyền đề thì không quí mấy.
  • Tứ túc mai hoa: Con chó nào mà trên mu bàn chân có một đốm lông trắng nhỏ cỡ hột bắp, hoặc trống hết bàn chân cũng được thì đốm đó gọi là mai hoa. Nhưng, phải cả bốn chân có đủ cả mai hoa thì mới là chó có quí tướng.
  • Đuôi chìa khóa: Chó cỏ của mình, thường thì đuôi chỉ cong lên độ nửa vòng, chứ ít con có “đuôi chìa khóa”, là đuôi uốn cong hơn một vòng ở trên lưng, và đuôi đó phải ngã' về phía bên trái.. Chó như vậy cũng được liệt vào hạng chó có quí tướng. Loại nạy vừa đẹp, vữa khôn, vừa đem lại sự thịnh vượng cho chủ nuôi.
  • Chó bốn mắt: Tức là chó có hai đốm lông màu vàng đóng ở trên mí mắt. Chó nầy tinh khôn, giữ nhà giỏi mà săn bắt cũng có tài. Tuy nhiên, cũng phải nói là thường loại chó bốn mắt nầy tính dữ hơn các con khác.
  • Chó đốm lưỡi: Lưỡi chó thường đỏ, không đốm. Nhưng con nào có một vài đốm đen, hoặc đen nhiều thì các cụ cho là loại chó khôn, rắn cắn không chết.
  • Chó ba khoanh: Loài chó có thói quen là trước khi định nằm xuống một chỗ nào, thường xoay mình lại quay vài vòng để “dọn chỗ” rồi mới yên tâm nằm xuống. Con nào mà mỗi lần định nằm như thế mà quay được ba vòng là loại chó khôn...

Nuôi được một con chó quí trong nhà ai lại không thích. Và qua chi tiết đó, cũng giúp ta nhận biết được rằng tổ tiên mình cũng có ý thức nuôi chó để làm kiểng.

Thế nhưng, nuôi chó thực sự để làm kiểng thì chắc là mới có hơn một trăm năm nay ở nước ta thôi. Tính từ cái ngày mà “ông Tây bà Đầm chiều chiều dắt chó đi dạo phố”...

Tuy nhiên, vào thời đó thì chó kiểng là chó từ “mẫu quốc” của họ đem sang, còn người mình thì chưa ai nghĩ đến việc nuôi chó kiểng để kinh doanh kiếm lợi cả.

Ngay tại Sài Gòn, tôi được biết phong trào nuôi chó kiểng, bắt đầu từ năm 1955, và những người kinh doanh chó kiểng trong thời nầy đến nay cũng còn nhiều vị còn sống.     ,

Thời đó, nổi tiếng nhất có ông MƯỜI ĐỜN ở khu ông Tạ (Tân Bình), Ông BỘ ở Phú Nhuận, ông MƯỜI GÀ ở Tân Định, TÁM PHAN ở cầu An Lộc, SÁU HÒA ở Ty Phú Y Gia Định, Ông HẢI KHOÁT ở đường Phan Đình Phùng Sài Gòn…

Ông Mười Đờn thì chuyên nuôi chó Fox, Pinscher, Berger. Ông Tám Phan thì chuyên nuôi chó lớn Doberman, Berger. Còn ông Sáu Hoài thì chuyên nuôi loại chó miniature như Chihuahua, Pinscher, chó Nhật...

Mấy năm sau, mới có sự góp mặt của các ông BẢY Y TÁ ở Bàn Cờ, Ông BẢY DIỆP ở Gò Vấp, Ông QUÍ THỢ MỘC ở Quận tư, ông MINH BANCHO ở đường Nguyễn Tất Thành, ANH PHAN ở Cầu Đỏ...

Đó là số người chăn nuôi chó kiểng để kinh doanh còn số người nuôi vài ba con trong nhà để chơi thì nhiều vô số...

Chó kiểng lúc bấy giờ nuôi chỉ để tiêu thụ trong nước chứ không xuất khẩu, tuy nhiên số cung vẫn không kịp số cầu, nên giá chó cảnh thời đó rất đắt.

Tôi còn nhớ vào năm 1959, tôi mua một con Berger Pháp giá 10 ngàn đồng, năm sau mua của anh Bảy Y tá một con Pinscher cái, tám tháng tuổi là 14 ngàn dồng, mà giá vàng lúc đó khoảng 7 ngàn đồng một lượng.

Ông Bảy Kiểng cũng kể một câu chuyện là vào năm 1959, giá vàng 3.500 đồng một lượng, mà ông phải mua một con Pinscher của ông Mười Đờn với giá 8 ngàn đồng, tức là giá con chó hơn hai lượng.

Kể lại câu chuyện đó để quí vị thấy là giá cả của chó nói riêng và chim thú kiểng nói chung bây giờ quá hạ so với giá cả bốn mươi năm trước đây. Và điều đó cũng có nghĩa là khuyên quí vị nên “bình tĩnh” mà chơi, không có gì quá đáng vớỉ một con berger một vài chỉ!

Tuy nhiên, dù giá có hạ thì việc nuôi chim, nuôi chó kiểng của chúng ta ngày nay cũng vẫn được coi là một nghề... làm chơi ăn thiệt!

Nhưng, tại sao gọi là LÀM CHƠI ĂN THIỆT?

Làm chơi, có nghĩa là làm mà cũng như không làm, nghĩa là tuy nuôi chó kiểng kinh doanh có mệt nhọc thiệt, nhưng trong việc nuôi dưỡng đó, trước hết chính mình cũng được dự phần “chơi ké” rồi. Còn ăn thiệt thì đó là chuyện quá rõ, ai cũng dễ dàng thấy được, chỉ cần bán một con chó con cũng bằng mấy tháng lương của thiên hạ rồi!

Ông Bảy Kiểng cũng kể lại một câu chuyện là vào năm 1955, lương tháng của ông là 3.500 đồng, nhưng phải mua một cặp Agate Rouge của ông Mười Đờn đến 7 ngàn đồng. Như vậy, giá một cặp chim yến bằng cả hai tháng lương! Mà đó là lương của một chuyên viên điện lạnh, tu nghiệp ở nước ngoài về, chứ lương thư ký văn phòng thời đó cũng chỉ ngàn bạc là cùng!

Trong khi đó thì ông Mười Đờn cả ngày cứ tà tà cỡi xe đạp đi thăm anh em, chứ đâu phải làm ăn đến phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt"?

Đấy, nếu nhà nuôi vài con chó cái kiểng, thì có phải mỗi năm ta cũng được hơn chục con chó con, thâu về được mấy lượng vàng rồi không? Mà công việc chăn nuôi như vậy đâu có vất vả gì nhiều, tốn kém cũng đâu đáng bao nhiêu trong việc nuôi vài ba con chó giống?

Ngày nay, nuôi chó kiểng kinh doanh cũng vẫn được coi là nghề... làm chơi ăn thiệt. Bằng chứng là qua báo chí gần đây, chúng ta được biết nhiều người mới bắt tay vào nghề có mấy năm mà đã “nên nổi” với nghề, đã xây được nhà lầu nhờ vào việc nuôi chó kiểng.

Đấy là nghề rất dễ thực hiện, ai làm cũng được, miễn là có chút vốn, biết kỹ thuật chăn nuôi... và nắm bắt cho đúng thị trường là được.

Ý chúng tôi muốn nói là nên chọn nuôi những giống nào mà thị trường đang cần, đang thiếu, như vậy mới sinh nhiều lợi.

- Tại sao gọi là nghề dễ thực hiện? Tuy thành ngữ ta có câu “dữ như chó”, nhưng đối với chủ nuôi thì con chó nào cũng hiền lành, cũng trung thành và biết vâng lời chủ. Con chó lại là loài vật dễ nuôi nhất, thích sống cạnh ngườỉ, mà lại ăn tạp chư không qua kén.

Vì vậy, đàn bà con nít trong nhà chăm sóc cũng được. Hơn nữa, việc nuôi chó đâu phải là việc mới mẻ đối với mọi người?

Điều đáng băn khoăn là nên tìm hiểu xem diện tích đất đai để thiết lập chuồng trại mà ta hiện có là rộng hẹp bao nhiêu để nuôi nhiều hay ít, nuôi chó lớn con hay chó nhỏ con. Vì như ai cũng biết, nuôi Berger, Danois, Doberman, Baxer... là giống chó lớn gần cả trăm kí mỗi con thì cần phải có đất rộng để làm chuồng, để chó có nơi chạy nhảy thoải mái. Còn nuôi loại chó nhỏ như Nhật, Bắc Kinh, Pinscher hay Chihuahua... thì đâu phải sử dụng đến nhiều đất...

Tóm lại, hễ nhà rộng, đất rộng thì nuôi chó lớn, còn nhà hẹp thì nuôi chó nhỏ.

Cũng xin được trình bày rõ hơn, chó lớn vừa cao vừa to, có con như con bò nghé, còn giống chó nhỏ thì chỉ bằng một con mèo. Như giống Yorkshire Terrier chỉ cao có 7 phân và nặng chưa tới nửa kí. Con Pinscher cũng nặng chừng 2 ký là cùng.

- Phải có chút vốn: Chó kiểng là loại chó đắt tiền, cho nên số vốn bỏ ra lúc đầu để mua chó giống không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, bước đầu ta nên biết “liệu cơm gắp mắm”, vốn ít thì nuôi vài con chó con, ráng vài năm sau sẽ có một đàn chó giống! Hơn nữa đã biết nghề sinh ra nhiều lợi thì ta nên can đảm bước vào nghề.

Hễ lớn vốn thì lớn lời, cho nên đừng ngại đến việc bỏ vốn.

- Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi: Ai cũng biết nuôi chó không có gì khó, nhưng đó là chó thường. Còn với chó kiểng, tức là chó nước ngoài, đôi khi không hợp phong thổ, nên ta phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi mới được. Chủ quan trong trường hợp nầy là sai. Kỹ thuật nầy phải nhờ vào sách vở, phải nhờ vào kinh nghiệm của những người đi trước trong nghề, và quan trọng là kinh nghiệm do chính bản thân mình rút tỉa ra được trong thời gian nuôi dưỡng chó. Nên nhớ mỗi giống chó có một cá tính riêng, phải có cách chăm sóc riêng. Chó lớn có cách nuôi của chó lớn, chó nhỏ có cách nuôi của chó nhỏ... Đó là điều ta nên tìm hiểu để áp dụng trong nghề.

- Phải nắm bắt đúng thị trường tiêu thụ: Đây được coi là vấn đề hết sức quan trọng, vì nó là “đầu ra” của việc kinh doanh chó kiểng.

Thường thì chó kiểng không bao giờ “ế chợ”, chỉ có điều nếu hợp với thị trường thì bán được cao giá, còn nếu không thì bị sụt giá chút đỉnh mà thôi. Chẳng hạn mấy năm trước đây chó Berger cao giá nhất, nhưng địa vị đó bây giờ lại là chó Bắc Kinh, hay Lhasa Apsos (người Hoa gọi là giống Đức Phong). Tuy nhiên, cũng có những giống chó quí hiếm đến độ thời nào cũng cao giá, như giống chó Bắc Kinh chẳng hạn.

Có điêu chúng tôi xin được khuyên quí vị mới bước chân vào nghề là cứ nên chọn giống thiệt tốt mà nuôi, vì thời nào giống tốt cũng có giá trên thị trường, và được nhiều người ưa thích. Phải nuôi chó thật rặc giống như vậy mới sinh nhiều lợi.

Chó cha chó mẹ rặc giống thi mới sinh ra bầy con tốt. Mà bầy con tốt thì lợi ra sao chắc quí vị cũng đoán biết được rồi.

Người nuôi chó kiểng (để làm kiểng) tất nhiên là người dư giả, lắm bạc nhiều tiền, không ai lại dại gì đi mua chó lai, dù với giá rẻ mạt. Thà là họ bỏ nhiều tiền ra để mua một con chó quí rặc dòng mà nuôi. Nếu mình ở trong địa vị của họ chắc mình cũng không làm khác hơn được. Nên nhớ người giàu họ không ngu, vì nếu ngu thì họ đã không trở nên người giàu! .

Do đó, khi mua một con chó kiểng về làm giống, ta cần phải nắm vững gia phả của nó ra sao, nếu không thì cũng phải có cặp mắt “tinh đời” để chọn được cho mình một vài con chó quí, chó đẹp mà nuôi. Về việc nầy, ta không được quyền cẩu thả, phải khe khắt với chính mình trong việc chọn lựa, khi đã ưng ý rồi, dù đắt cũng phải gắng.

Ở nhiều nước trên thế giới, mỗi con chó đều có khai sinh, với những chi tiết cần biết đều được ghi rõ trên đó nên việc chọn lựa về phía người mua chó thật quá dễ dàng.

Xin nhắc lại, cha mẹ chó có tốt thì sau nầy bầy chó con mới tốt, mới có giá trên thị trường. Nếu lỡ có một bầy chó lai trong tay thì dù có bán rẻ cũng không ai thèm nuôi. Vì giá chó lai đâu có hơn gì giá chó thịt!

Trong phần giới thiệu những giống chó kiểng tiêu biểu, chúng tôi sẽ cố gắng nói rõ về vấn đề này để quí vị tiện theo dõi, biết đâu là chó lai đâu là chó rặc giống.

Hướng dẫn nuôi chó sinh sản

Cách chăm sóc cho chó đẻ

Việc chăm chó đẻ thường không dễ dàng và đòi hỏi nhiều hiểu biết. Đặc biệt với những bạn chó cảnh thì việc sinh đẻ còn khó khăn hơn. Thế nên khi phát hiện cún nhà bạn có bầu thì bạn nên đưa cún đến trung tâm y tế để khám ngay.

Khi đang mang thai cún sẽ trở nên dữ dằn và khó tính. Vậy nên bạn không nên để cún tiếp xúc với người hoặc thú cưng lạ. Vì cún nhà bạn có thể tấn công học. Bạn cũng nên hạn chế những điều làm cún không thoải mái hay khó chịu. Tăng cường cho cún ăn nhiều dưỡng chất khác nhau để thai phát triển và cún không bị kiệt sức.

Bạn có thể tự chuẩn bị chỗ sinh cho cún ở nhà nếu bạn đã có kinh nghiệm. Chỗ cún sinh phải kín đáo, ấm áp và sạch sẽ tuyệt đối .Thêm nữa là phải đảm bảo sự êm ái cho chiếc ổ. Bạn nên chuẩn bị ổ cho cún đẻ từ khoảng 1 tuần trước lịch sinh dự kiến.

Nếu khi khám cho cún vào thời gian cận sinh và phát hiện cún khó đẻ bạn nên đưa cún đến thú ý để được sự giúp đỡ của bác sĩ. Việc sinh cún con ở bệnh viện sẽ an toàn và đảm bảo hơn nhiều. Tuy nhiên bạn sẽ phải cân nhắc đến chi phí.

Chăm sóc cho chó mẹ

Khi cún đẻ xong bạn nên để chó mẹ tự chăm sóc và liếm cún con. Việc mang cún con đi sẽ khiến chó mẹ hiểu nhầm là bạn đang cố đánh cắp cún con. Thêm nữa việc bú sữa mẹ là hết sức cần thiết với cún con. Điều này tăng cường hệ miễn dịch của cún và khiến cún khỏe mạnh hơn.

Chăm sóc cho chó mẹ sau sinh cũng là điều bạn nên để tâm. Sau khi cún đẻ bạn nên pha nước muối loãng và đồ ăn mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa cho chó mẹ ăn. Bạn cũng nên chăm sóc vệ sinh cho đàn cún bằng cách dọn ổ sạch sẽ thường xuyên.

Thiết lập chuồng trại:

Nếu chỉ nuôi một vài con chó kiểng trong nhà thì không ai nghĩ đến việc lập chuồng trại cho chó. Nếu cần ta làm chuồng chó bằng gỗ cho mỗi con một cái với cửa ra vào có bản lề, có chốt khóa đàng hoàng là được. Cũi phải có kích thước rộng gấp đôi chiều dài con vật, và cao thì chỉ cần gấp rưỡi chiều cao là đủ. Lúc nào cần thiết thì cứ nhốt chó vào đó là xong.

Giản dị hơn, vì là nuôi chỉ một vài con, ta có thể cột một con một sợi dây xích, lúc cần giữ chó lại thì quàng mỗi con vào một dây cũng xong chuyện. Chỉ trừ giai đoạn chó sanh sản thì phải mới nghĩ đến việc tìm chỗ để nhốt đàn chó con để khỏi chạy tung tăng trong nhà. Khỏi bị lạc ra đường, và để dễ chăm sóc từng bữa ăn cữ uống.

Còn nuôi mươi con chó kiểng giống, hoặc nhiều hơn thế nữa thì số chó đó không thể ở chung với người được. Nghĩa là phải tập cho chúng một khu riêng, có thể ngay trong nhà mình, hoặc cạnh bên nhà mình, để tiện chăm sóc chu đáo.

Nếu chuồng trại lập xa nhà, đương nhiên là hợp vệ sinh cho người hơn. nhưng lại phải đòi hòi có người ở túc trực thường xuyên trong trại để săn sóc cho đàn chó, để giải quyết kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra: chẳng hạn như khi chó cắn lộn phải có người can ngăn kịp thời.

Nếu la nuôi chuồng thì ta có thể nuôi theo lối tập thể hoặc nuôi mỗi con một ngăn, nhất là đối với những chó có bản tính hung dữ.

Nếu nuôi tập thể thì ta nên chia ra từng khu, những khu như vậy nuôi một con giống riêng biệt: chó giống to nuôi riêng, chó giống nhỏ nuôi riêng. Trong lúc chó còn tơ thì ta cỏ thể nuôi chung đực cái, nhưng khi chó đã trưởng thành thì nên cách ly chó đực nuôi riêng, có chế độ ăn uống thích hợp riêng để lo việc truyền giống.

Khu nuôi tập thể phải rộng rãi, thoáng khí, có ánh nắng ban mai rọi vào để sưởi ấm cho chó và chuồng trại. Nền chuồng chó phải cao ráo, sạch sẽ, được tráng xi măng càng tốt (nhưng chó phải được ngủ trên sạp ván cho khỏi lạnh).

Nuôi tập thể thì ta phải cẩn thận trong lúc cho chó ăn. Chó vốn là loài hư ăn, chúng tranh nhau ăn, vì sợ con khác ăn hết phần mình, và như thế ăn chung không thể tránh được sự cắn lộn.

Vậy, nên cho mỗi con ăn một góc riêng, con nào thau nấy, và người chăn phải hiện diện trong suốt bữa ăn của chúng, với sự nạt nộ, hù dọa khi cần. Quan sát trong giờ chó ăn cũng đem lại cho ta điều lợi, là biết rõ được sức ăn của mỗi con ra sao, để từ đó theo dõi sức khỏe của chúng về lâu về dài sau nầy. Chó ăn xong bữa là phải dẹp ngay đồ đựng thức ăn, và rửa ráy sạch sẽ để dùng vào lần sau cho hợp vệ sinh.

Trại chắc chắc là lớn hơn chuồng, rộng rãi hơn chuồng.

Trại cũng được chia ra làm nhiều khu, mỗi khu nên nhốt một giống chó hay cùng một lứa chó. Trại phải có sân chơi rộng rãi cho chó. Sân chơi đòi hỏi phải sạch sẽ, phải thoáng, có ánh nắng soi rọi vào.

Xin lưu ý là giống chó không thích bị nhốt tù túng. Sở thích của chúng là thích cuộc sống tự do, tha hồ chạy nhảy, trửng giỡn, chứ không thích ủ rũ năm yên một chỗ. Nếu chó mà bị nhốt hoài ở nơi chật hẹp, lại không đủ điều kiện vệ sinh tối thiểu thì không chóng thì chầy chúng cũng bị bại xuội, tê liệt, dù được ăn uống đầy đủ, bổ dưỡng.

Chó là con vật ở sạch, nhưng chất thải của nó lại hôi tanh, mình chó lại có lắm loại ký sinh như chấy rận, ve, bọ chét, ruồi nhặng nữa... Vì vậy năng tắm chải cho chó vẫn chưa đủ, cần phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên nữa mới được.

Sau mỗi bữa ăn của chó, ta nên quét dọn sạch sẽ, gom lại tất cả những thức ăn thừa thãi đem đổ đi. Có giữ sạch sẽ như vậy, ruồi nhặng mới không có lý do để ghé vào, mà sự hôi hám cũng không còn đày đọa đến khứu giác của ta nữa.

Nơi chó ở phải thường xuyên không những quét dọn và còn phải cọ rửa kỹ càng với nước sạch và thuốc sát trùng để diệt tận gốc tất cả những trứng, ấu trùng của loài ve, hay bọ chét ẩn náu trong các khe, các kẹt, chờ dịp tốt sinh sôi nẩy nở để cắn hại đàn chó.

Kinh nghiệm cho thầy chó mà ở dơ, chuồng trại mà bẩn thỉu không hợp vệ sinh, thì chó thường bị bệnh, trước hết là bị bệnh ngoài da như còi lông, chốc lở, sau đó là bệnh hô hấp, và bênh đường ruột...

Một con chó đã bệnh thì chữa trị rất khó khăn, tốn nhiều công của. Đã thế, con vật bệnh xong phải mất một thời gian dài mới phục sức lại được. Với chó kiểng mà như vậy, thì làm sao gọi là... kiểng được!

Cũng xin được lưu ý thêm: loài chó rất dở chịu khí hậu nóng bức, nhưng lại càng dở hơn với thời tiết rét mướt, lạnh lẽo. Vì vậy, chuồng trại của chó ta phải nghiên cứu cách nào để được mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông.

Con chó cũng không chịu ướt át, vi vậy nên chuồng phải cao ráo, và đảm bảo lúc nào cũng khô ráo sạch sẽ.

Chuồng trại có đạt được những yêu cầu như vậy, thì việc nuôi chó kinh doanh mới gặt hái được thành công.

Các bạn cún cảnh luôn nổi tiếng bởi sự đáng yêu và lanh lợi của mình. Chính vì vậy mới có nhiều “sen” đem lòng yêu thương các bé cún cảnh này hết lòng. Nhưng các bạn cún cảnh lại thường có giá thành cao và khó chăm sóc. Nên nhiều bạn còn e dè trong chuyện mua cho mình một chú chó cảnh. Hiểu được điều đó, chomeocanh.com sẽ giúp bạn nắm được cách lựa chọn và Chăm sóc chó cảnh tốt nhất. Để bạn có thể tự tin đưa một bé cún con đáng yêu về nhà.

Cách chăm sóc chó con tốt và những lưu ý

Có lẽ một trong những thời gian khó khăn nhất đối với người chơi chó cảnh đó là thời điểm các bạn cún còn bé. Việc cham soc cho lúc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiên nhẫn bởi các bé chó con thường hay bị bệnh vặt. Bạn sẽ phải bỏ thật nhiều tâm huyết và tìm hiểu kỹ cách nuôi chó cảnh thì các bé cún con mới nhanh lớn và khỏe mạnh.

Cách chọn chó con dễ thương

Đầu tiên bạn phải lựa chọn được giống chó cảnh phù hợp với khả năng chăm sóc của mình. Bạn không nên chỉ để ý đến vẻ ngoài của những con cún. Mà thay vào đó bạn nên dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm cũng như tính cách của các giống chó cảnh bạn yêu thích.

+ Lưu ý về giống chó

Nếu bạn là người mới nuôi chó và chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên lựa chọn những bé chó con thuốc giống dễ nuôi. Các bé có tính cách hiền lành và không cần nhiều điều kiện chăm sóc đặc biệt cũng như đòi hỏi huấn luyện. Còn nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm Chăm sóc chó cảnh thì bạn có thể thử nuôi những bé cún khó tính hơn.

+ Lưu ý về nguồn gốc

Thêm một điều nữa hết sức quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó chính là nguồn gốc của những chú cún con đó. Bởi bạn không nên mua những chú chó không thuần chủng hay bị lai giống cận huyết. Vì những bạn chocon đó dễ ốm và mắc bệnh, tỷ lệ sống sót không cao. Điều đó sẽ khiến việc chăm sóc các bé ấy khó khăn hơn nhiều.

+ Lưu ý về sự nhanh nhạy của cún

Bạn cũng nên chú ý để chú chó mình lựa chọn không bị tật hay bệnh gì. Những chú puppies này cũng phải nhanh nhẹn và thông minh. Có phản ứng nhạy với con người và thân thiện. Những điều này thường khá tiểu tiết và ít chủ nuôi để ý. Nhưng nếu bạn muốn có một người bạn bốn chân hoàn hảo hãy bỏ một chút thời gian để ý nhé.

+ Lưu ý về độ tuổi nhận nuôi

Bạn cũng nên để ý về thời điểm bắt cún. Các bạn cún thích hợp để được nhận nuôi là tầm 8-10 tuần tuổi. Và khi đó các bé đã phải được tiêm phòng đủ các loại vacxin phòng bệnh. Nếu bạn nhận nuôi cún sớm hơn thì lúc đó những con cho de thuong thường yếu đuối và dễ chết yểu. Còn nếu nhận nuôi sau thời điểm đó sẽ khó huấn luyện hơn nhưng cũng không quá đáng lo.

Những điều bạn cần biết về chỗ ở của cún con

Chăm sóc chó cảnh đòi hỏi ở bạn sự cẩn thận và tỉ mỉ. Việc chuẩn bị chỗ ở cho cún cũng là một điều đáng lưu ý bậc nhất. Bởi những bé cún con như những nhà khám phá thích tìm hiểu cuộc sống và không gian xung quanh mình. Chính vì thế bạn phải đảm bảo các bé thấy thoải mái và an toàn trong ổ hoặc chuồng của mình.

+ Không gian phù hợp để đặt chuồng

Theo kỹ thuật nuôi chó cảnh, thì bạn nên chọn một vị trí nào có không gian thoáng đãng và mát mẻ để đặt chuồng cho các bé cún. Bởi hệ hô hấp của các bé còn yếu nên cần không khí thoáng đãng để hít thở.

Hơn nữa bạn cũng nên để chuồng của cún cưng ở gần cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng bình minh và buổi sáng chiếu vào. Vì trong giai đoạn mới phát triển này các bé rất cần hấp thụ vitamin D cho xương cốt thêm cứng cáp.

Đặc biệt nên tránh để cún con trong điều hòa bởi các bé chưa có nhiều lông và chịu nhiệt còn kém. Lớp da còn khá mỏng manh. Điều này sẽ khiến các bé dễ nhiễm lạnh và bị cảm. Thậm chí là viêm phổi nên không khuyến thích để các bé trong điều hòa.

+ Lưu ý môi trường xung quanh

Vì các bé cún con còn chưa có nhận thức quá rõ ràng về mọi vật. Nên các bạn cần đặc biệt để tâm đến môi trường xung quanh các bé ấy. Việc mọc răng sẽ khiến lợi cún con bị ngứa ngáy. Các bé sẽ có xu hướng cắn xé đồ đạc. Do vậy bạn nên cất hết những đồ vật sắc nhọn, nguy hiểm khỏi tầm với của các bé.

Những đồ vật quan trọng bạn cũng nên cất gọn gàng nếu không muốn chúng bị cắn hỏng. Bạn nên mua đồ chơi nhai cho cún để bé có thể cắn. Điều này sẽ hạn chế việc bé cắn đồ đạc như bàn ghế ở nhà bạn.

+ Chỗ đi vệ sinh của cún

Các bạn cún lúc đầu sẽ chưa có ý thức về việc đi vệ sinh. Nên bạn nên để lồng của các bé ở những khu vực dễ dọn dẹp khi mới đón bé về nhà. Trong thời gian này bạn nên tập đưa các bé đi vệ sinh. Dần dần các bé sẽ quen chỗ đi vệ sinh thì các bạn có chuyển vị trí chuồng.

Cách chăm sóc chó con bài bản thì ăn gì cho khỏe

Khi mới đón các bé về nhà, bạn nên duy trì cách ăn uống mà bé đang áp dụng. Bởi cún con có hệ tiêu hóa còn yếu chưa chịu được sự thay đổi đột ngột. Để nắm được cách chăm sóc chó cảnh, một phần quan trọng chính là kỹ năng cho cún ăn.

Thức ăn cho cún nên được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ. Bởi các bạn cún nhỏ một là chưa có răng hai là răng còn yếu. Để các bé tự nghiền thức ăn rắn hay miếng to sẽ là một thử thách và không tốt cho bé. Sau khi nuôi các bạn chó con được một thời gian các bạn có thể từ từ thay đổi khẩu phần ăn của các bạn ấy.

Chăm sóc chó cảnh cho nhanh lớn bạn cần chú ý mua thêm sữa và những loại hoa quả hay thực phẩm bổ sung vitamin. Điều này thường bị các chủ nuôi bỏ qua nên chó lớn chậm và còi cọc.

Khi những bạn cún lớn hơn và đã mọc kha khá răng, bạn có thể chuyển chế độ ăn sang đồ ăn cứng và không phải cắt nhỏ nữa. Loại đồ ăn cũng nên được đa dạng hóa vì khả năng tiêu hóa của các bạn ấy đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên bạn không nên cho cún ăn đồ ăn thừa bị ôi thiu và hỏng. Nếu loại thức ăn nào làm cún bỏ bữa hay bị nôn thì bạn không nên tiếp tục cho cún ăn. Và trong trường hợp cún bị ốm hay gặp những tình trạng nguy hiểm hơn thì phải đưa cún tới cơ sở y tế ngay.

+ Một số điều cần lưu ý khác

Một số điều bạn nên lưu ý khi chăm sóc chó con đó là về việc tắm rửa. Chú cún của bạn khi mới đón về không nên tắm rửa nay. Bởi khi các bạn cún còn bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Việc tắm cún sẽ khiến các bé bị ốm và sợ hãi. Nếu bạn thấy cún cưng có mùi hôi hay không được sạch sẽ có thể tìm những loại sữa tắm khô ở những quán bán đồ thú cưng.

Thêm nữa khi cún bị ốm tuyệt đối không nên tắm vì điều đó sẽ gây hại tới sức khỏe của bé hơn. Và khi nhiệt độ ngoài trời rơi xuống mức 20oC thì bạn cũng nên hạn chế tắm cho cún. Khi đó trừ khi gửi cún tới trung tâm chăm sóc hoặc bạn có đèn sưởi thì mới có thể tắm cho cún.

Thêm một lưu ý về vấn đề sức khỏe. Các sen nên cho boss đi tiêm phòng đầy đủ. Bởi nhìn thì năng động và khỏe mạnh là thế, những bạn cún con có hệ miễn dịch cực yếu. Nên đi tiêm phòng là cách tốt nhất để bé cún khỏe mạnh. Hơn nữa canh tot nhat để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn cũng chính là việc Chăm sóc cho chó cẩn thận. Bởi chỉ có vậy bạn mới không bị lây những căn bệnh truyền nhiễm từ cún.

Và bạn cũng nên gắn kết mối quan hệ với cún cưng của mình thật nhiều. Thời gian bé còn nhỏ có lẽ là thích hợp nhất để tạo nên mối quan hệ giữa bạn và bé. Bạn nên đưa cún đi dạo hàng ngày và tới công viên. Ngoài ra bạn có thể huấn luyện cún làm những trò đơn giản.

Ngày nay, thế giới cún cưng tại Việt Nam vô cùng phong phú. Ta dễ dàng bắt gặp hàng chục, các giống chó đến từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh giống chó thuần Việt, những giống chó cảnh lai hay nhập ngoại rất được các “sen” yêu thích. Đối với chó ta, chúng có cơ địa đã thích nghi hoàn toàn với khí hậu, môi trường tại đây. Vì vậy, việc chăm sóc chúng sẽ đơn giản hơn những giống chó cảnh có nguồn gốc từ nơi khác. Nếu đã trót phải lòng các em ấy thì “sen” cần tìm hiểu cách nuôi chó cảnh theo chế độ dinh dưỡng ngay thôi !

Hướng dẫn cách nuôi chó cảnh theo từng độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi, các chú cún lại có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Việc điều chỉnh chế độ ăn cho các “boss” theo từng giai đoạn phát triển là rất cần thiết. Tham khảo hướng dẫn cách nuôi chó cảnh qua từng độ tuổi dưới đây để “boss” phát triển khỏe mạnh nhé “sen”.

Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi trở xuống

Cách chăm sóc chó con trong giai đoạn dưới 1 tháng tuổi cần nhiều sự tỉ mỉ của “sen”. Trong thời gian này, thực phẩm chủ yếu của chó con là sữa mẹ. Bạn nên tăng cường nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ cho chó mẹ để có được nguồn sữa chất lượng.

Với những trường hợp chó mẹ không có sữa, bạn có thể nuôi chó con bằng sữa ngoài. Lúc này hệ tiêu hóa của cún còn rất yếu, chưa thể hấp thụ được sữa tươi hay sữa đặc. Đừng để các nhóc ăn quá no mỗi bữa nhé. Bạn hãy sử dụng loại sữa bột chuyên dụng cho trẻ sơ sinh nhé. Trong cách nuôi chó con này, việc chú ý giữ vệ sinh khi pha sữa cần phải được đảm bảo. Nước chưa sôi hoặc dụng cụ bẩn có thể khiến chó con bị tiêu chảy rất nguy hiểm.

Cách chăm sóc chó trong giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi

Thời điểm 2-3 tháng tuổi là khi chó con bắt đầu xa mẹ. Bây giờ chúng đã có thể làm quen với thức ăn mềm như cháo hoặc cơm nát. Cách chăm chó con phổ biến trong giai đoạn này là trộn cháo loãng với sữa, ăn 4-5 cữ một ngày. Bạn cũng có thể bắt đầu tập cho cún ăn dặm bằng cách băm nhuyễn, thái nhỏ đồ ăn. Các thức ăn sẵn chưa được sử dụng cho lứa tuổi này nhé, hệ tiêu hóa của “boss” vẫn chưa sẵn sàng đâu.

Khi cún bước sang 4-6 tháng tuổi, bạn có thể giảm dần thành 3-4 bữa ăn mỗi ngày. Lúc này số lượng thức ăn mỗi bữa có thể tăng dần và thay đổi thức ăn phong phú hơn. Từ 6 tháng tuổi trở đi, hệ tiêu hóa cứng cáp hơn, “sen” có thể bổ sung canxi cho “boss”. Bạn cũng có thể cho cún bắt đầu ăn xương mềm từ lúc này.

Cách nuôi chó cảnh từ 1 năm tuổi trở đi

1 tuổi là độ tuổi bắt đầu “thanh niên” của các “boss” rồi. Bây giờ “sen” có thể điều chỉnh chế độ ăn của cún sao cho phong phú mà vẫn đủ chất. Lý tưởng nhất với một chú chó khỏe mạnh tầm trung là 200g gạo và 400g thịt mỗi ngày. Bạn nên kết hợp cả thức ăn khô và ướt chứ đừng chỉ cho cún ăn thức ăn sẵn nhé. Thức ăn dạng mềm sẽ tốt hơn cho dạ dày các em cún đó.

Nhiều “sen” thương “boss” quá nên lúc nào cũng tẩm bổ khiến “boss” dễ bị thừa cân béo phì. Tuy nhiên béo phì là sẽ kéo theo nhiều bệnh đó “sen” nha. Chỉ cần cho “boss” ăn đủ dinh dưỡng là được rồi nhé.

Nuôi chó cảnh thì cho ăn gì?

Trên thực tế, cách nuôi chó cảnh không có quá nhiều khác biệt so với khi nuôi chó ta. Các “sen” chỉ cần chú ý một chút tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các “boss”. Lý do bởi chúng có nguồn gốc từ những vùng đất xa xôi với khí hậu, môi trường khác biệt. Cơ thể chúng chưa được tiến hóa để thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống mới. Những giống chó cảnh như Corgi, Husky, Chihuahua,… Đặc biệt là chó cảnh nhỏ có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm.

Điều ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất tới những chú chó cảnh là chế độ ăn hàng ngày. Cách nuôi chó cảnh đúng đắn nhất phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm:

Chất béo và protein

Đối với các loài động vật, chất béo và protein là những chất cần thiết để cơ thể phát triển. Với các chú cún cũng không phải ngoại lệ. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp các “boss” hoàn thiện hệ cơ nhanh chóng. Bạn có thể tìm thấy protein và chất béo trong các loại thịt, cá, trứng hay nội tạng. So với những thực phẩm khác, đây chính là các món khoái khẩu của các “boss”.

Để đảm bảo vệ sinh, tránh giun sán, bạn nên cho cún ăn thực phẩm đã nấu chín. Các “sen” có thể kết hợp các phương pháp chế biến khác nhau nhưng ưu tiên giảm chiên xào nhé. Đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến hệ tiêu hóa mong manh của chúng “biểu tình” đó.

Thức ăn cho cún cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh

Tinh bột

Bên cạnh chất béo và protein, tinh bột cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cún. Tinh bột trong cơm, bánh mì, khoai… sẽ giúp các em cún mau no và no lâu hơn. Đây cũng là loại thực phẩm dễ thấy nhất trong khẩu phần ăn của những chú chó ở Việt Nam. Tuy nhiên, chẳng có mấy “boss” lại tự nguyện ăn cơm cả. Chúng chỉ thích có thịt, thịt và nhiều thịt hơn thôi. Để đảm bảo tinh bột trong bữa ăn, các “sen” thường dụ “boss” ăn bằng những “mồi” khác. Ví dụ như trộn cơm cùng thịt, cá hoặc bánh mì chấm sữa,…

Vitamin và chất xơ

Ngoài những chất dinh dưỡng trên, thiếu vitamin, chất xơ thì các em cún cũng không khỏe mạnh đâu nha. Bạn có thể bổ sung vitamin và chất xơ cho cún qua rau củ, hoa quả. Tất nhiên các “boss” sẽ chẳng khoái mấy món này lắm đâu. Nhưng nếu bạn biết cách tập cho cún ăn rau củ, hoa quả từ nhỏ sẽ tạo được thói quen.

Cắt nhỏ hay xay nhuyễn để ăn cùng cơm và thịt cũng là cách tốt để “đánh lừa” các “boss”. Cho dù khó khăn thì các “sen” cũng cần kiên nhẫn rèn luyện cho cún nhà mình vào khuôn khổ nhé. Thiếu chất xơ, vitamin có thể khiến hệ miễn dịch và tiêu hóa của cún gặp vấn đề đó nha.

Thực phẩm chuyên dụng dành riêng cho cún

Có một cách nuôi chó cảnh đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn cho các “sen”. Đó chính là sử dụng thực phẩm ăn sẵn dành cho cún cưng. Đây thường là các loại hạt dinh dưỡng và có rất nhiều hương vị khác nhau. Ưu điểm của loại thực phẩm này là nhanh gọn mà vẫn tương đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Đa số các “boss” tỏ ra rất thích thú với loại thức ăn này.

Tuy nhiên thức ăn sẵn này không thể thay thế cho rau và hoa quả. Bạn vẫn cần bổ sung chất xơ, vitamin thường xuyên cho cún cưng nhé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu thức ăn sẵn cho chó mèo. Ngoài việc xem xét thành phần trên bao bì, bạn nên lựa chọn các hãng uy tín, chất lượng nha.

Từ khóa cho chó ăn gì được tìm kiếm

  • cách cho chó an khi vắng nhà
  • cách cho chó ăn
  • cách cho chó ăn khi vắng nhà
  • cách cho chó becgie ăn
  • cách cho chó con ăn
  • cách cho chó phốc sóc ăn
  • cách cho chó poodle ăn
  • cách cho chó pug ăn
  • cách cho chó pug con ăn
  • cách cho chó rottweiler ăn
  • cách cho poodle ăn
  • thuc an cho becgie duc
  • thuc an cho poodle
  • thuc an cho pug
  • thuc an cho rottweiler con
  • thức ăn cho chó mẹ nuôi con
  • thức ăn chó phú quốc
  • thức ăn của alaska
  • thức ăn của chó becgie
  • thức ăn của chó nhật
  • thức ăn của chó phốc
  • thức ăn của chó phốc sóc
  • thức ăn của chó phú quốc
  • thức ăn của chó pitbull
  • thức ăn của chó poodle
  • thức ăn của chó pug
  • thức ăn của chó rottweiler
  • thức ăn của poodle

Cắt tỉa và chải lông cho chó

Chó kiểng thường đẹp nhờ ở bộ lông, chúng tôi muốn nói những chó có bộ lông xù, lông xoăn hay lông dài tha thướt mượt mà.

Nếu bộ lông nầy vì một lý do nào đó mà bị hỏng đi, như khô dòn chứ không được mượt, như rụng ra từng mảng vì bị ghẻ chốc, như dính lại từng cục do lâu ngày không chải gỡ mà ra, thì chắc ai cũng biết, giá trị của con chó quí đương nhiên bị hạ xuống mức thấp.

Vì vậy, với loại chó có bộ lông đẹp như Yorkshire Terrier, như Maltese, Tee Shu, Lhasa Apsos, Caniche... phải là loại chó cần được săn sóc kỹ lưỡng đến bộ lông đẹp đẽ trời cho của chúng, bằng cách thường xuyên chải gỡ và xén lông cho đẹp.

Xén lông, cắt tỉa:

Không phải con chó nào cũng xén lông mới đẹp. Đây là một cái mode chỉ áp dụng cho một số loại chó nào đó mà thôi. Cũng như chó Fox, chó Chihuahua, Pinscher sinh ra con nào lại không có đuôi (?), thế nhưng, người ta phải cắt đuôi của chúng đi, thì chúng mớỉ đẹp được. Có giống chó phải xén tai mới đẹp như chó Danois, Doberman... và như vậy mới cho là đúng mode.

Chẳng hạn, chó Caniche, dù là lông xù hay lông xoắn nếu để bộ lông mọc tự nhiên như vậy cũng đẹp chán chứ sao, nhưng người ta lại đem xén bộ lông chúng đi, chỉ trừ những khoảng cần thiết ở chỏm đầu, ở trên vai và một khúc dưới chân như khúc chủ lại cho là đúng mode, là đẹp.

Tất nhiên việc xén lông như thế nầy không phải là chuyện dễ, vì rằng nếu không khéo tay thì bộ lông xén sẽ mất cả mỹ thuật; mà con chó quí lại là cái đích để nhiều người trông vào.

Thường thì công việc nầy người ta phải nhờ bàn tay thiện nghệ của các chuyên viên chuyên nghiệp.

Được biết, trước năm 1975 ở Sài gòn, chỉ có vài con Caniche, - Anh PHAN có một con, và chỉ có một anh Hớt tóc ở Sài gòn mới có khả năng nhưng nghề chơi có lắm công phu mới thú, biết sao hơn!

Chải lông:

Con chó đẹp là con chó khỏe mạnh và có bộ lông mượt mà. Muốn được vậy, ta phải thường xuyên trau chuốt bộ lông cho chó.

Dù chó có bộ lông ngắn như Pinscher, Chihuahua, Berger, Boxer... ta cũng nên chải lông cho nó. Đối với chó, việc chải lông của ta chẳng khác nào một sự mơn trớn, vuốt ve, nên chúng rất bằng lòng, có thể chịu đứng hay ngồi hàng giờ cho ta làm công việc ấy, miễn là đừng quá mạnh tay với chúng là được.

Với những con lông ngắn, ta dùng loại bàn chải mềm chải xuôi theo chiều lông. Nên chải từ đầu trở xuống, từ trên xuống dưới... Càng chải thì lông càng mượt mà trông con chó càng đẹp đẽ bội phần hơn lên.

Với những chó có bộ lông dài, trước hết ta phải chịu khó dùng tay gỡ rời những chỗ có lông rối hay bết lại thành cục. Công việc nầy đôi khi khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, và cũng phải nhẹ tay, vì có thể làm cho con vật đau đớn.

Những chỗ lông bị đóng cục thường là ở đuôi, ở bụng, ở khuỷu chân và bàn chân, tức là nhửng chỗ khi năm chó thường tiếp xúc với đất cát.

Tuy nhiên, nếu việc tắm cho chó được diễn tiến thường xuyên, chải gỡ thường xuyên thì việc chó bị rối lông hay bết lại từng cục khó xảy ra được. Đây là những con chó lâu ngày mới được tắm, mới được chải gỡ nên mới xảy ra tình trạng bết bát như vậy mà thôi.

Với chó lông xù ta phải lấy lược thưa chải lông sơ qua một lần để phát giác những chỗ lông còn vướng víu, còn bết lại với nhau. Chỗ nào còn vướng là nên gỡ rối ngay. Sau đó, ta dùng bàn chải mềm chải từ sau ra trước, từ dưới lên trên để bắt cho sạch ve và bọ chét. Cuối cùng ta chải theo chiều rủ của lông, từ trên xuống dưới, như cách chải tóc vậy, lông chó sẽ mượt mà đẹp đẽ và sang trọng ra ngay.

Công việc chải lông cho chó kiểng có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày, và nhiều lần trong ngày. Càng siêng săn sóc bộ lông cho chó nhiều chừng nào thì những lần sau không còn gì gọi là khó khăn nữa cả.

Càng chải gỡ cho chó thì tình thương yêu giữa mình và thú nuồi lại càng thân thiết gắn bó hơn.

Một vài lưu ý khác khi nuôi chó cảnh

Mỗi giống chó khác nhau sẽ cần những chế độ chăm sóc khác nhau. Dưới đây là một vài lưu ý cho các “sen” khi nuôi chó cảnh.

Một vài lưu ý về cách chăm sóc chó cảnh với những giống khác nhau

Kỹ thuật nuôi chó khi áp dụng vào những giống chó khác nhau sẽ có đôi chút khác biệt. Cách nuôi chó corgi nếu mang để nuôi chó phốc sóc chưa chắc đã đúng hoàn toàn. Các “sen” cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, đặc điểm “boss” nhà mình để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ các giống chó lông dài như samoyed, husky,… sẽ cần bổ sung thêm thực phẩm giúp làm mượt lông. Các giống chó săn như becgie, pitbull,… lại cần nhiều đạm, protein trong khẩu phần ăn hơn chó Nhật, chihuahua...

Những điều cấm kỵ khi nuôi chó

Có một điều không thể chối cãi là “sen” càng hiểu biết thì các “boss” càng “được nhờ”. Chỉ riêng trong chuyện ăn uống của các cún cưng thôi cũng có rất nhiều điều “sen” cần chú ý. Các “sen” thông thái đã đúc kết những điều cấm kị sau:

Không cho cún ăn quá no

Các chú cún, đặc biệt là cún con thường rất ham ăn. Mà khi còn quá nhỏ, những nhóc này lại không biết tự lượng sức mình, chỉ ăn cho sướng miệng. Chuyện cún con ăn quá nhiều dẫn đến bội thực và tử vong không phải là hiếm gặp. Để tránh những việc đau lòng này, các bạn nên chú ý liều lượng mỗi bữa ăn của các cún. Có thể chia thành các cữ ăn nhỏ chứ đừng để no dồn, đói góp nhé.

Không cho chó ăn chocolate

Chocolate là món ăn vặt ngon tuyệt của con người nhưng lại hết sức nguy hiểm với loài chó. Trong chocolate có thành phần tên là theobromine. Hàm lượng theobromine đặc biệt cao trong chocolate đen và bột cacao. Đối với những chú chó, hấp thụ theobromine có thể dẫn đến co giật và thậm chí là đột quỵ. Cho dù các “boss” có nũng nịu mè nheo cũng quyết không cho ăn chocolate nhé các “sen”.

Tránh xa nho tươi lẫn nho khô

Không có báo cáo khoa học cụ thể về độc tố trong nho đối với sức khỏe của các chú cún. Tuy nhiên, trên thế giới đã ghi nhận có nhiều trường hợp nho khiến các em cún không khỏe. Cả nho khô lẫn nho tươi đều có thể gây suy thận ở chó. Tốt nhất là các “sen” nên gạch món này ra khỏi thực đơn cho “boss”. Cẩn tắc vô áy náy phải không nào ?

Nói “không” với cafein

Chớ có dại mà thử cho “boss” nếm cafe hay nước chè nhé. Lượng cafein lớn trong thức uống này có thể gây ra nhịp tim bất thường, run rẩy, co giật. Đừng nghĩ người ăn được gì thì các em cún cũng ăn được nấy nha. Các em ấy rất “mong manh” và luôn cần được yêu thương, nâng niu đó.

Trên đây là hướng dẫn về cách nuôi chó cảnh theo chế độ ăn. Qua những chia sẻ trên, bạn thấy những chú chó cảnh dễ nuôi hay không? Cho dù là chó cảnh hay chó ta thì đều xứng đáng được nhận sự yêu thương và chăm sóc từ chủ. Có điều, những em cún cảnh vốn có sức đề kháng kém hơn cún Việt nên sẽ cần “sen” chăm chút hơn. Để có tìm hiểu thêm kinh nghiệm nuôi chó, hãy truy cập wesite chomeocanh.com bạn nhé

Tắm chó

Chó rất thích tắm, dù đó là loại chó lớn con hay nhỏ con, dù là chó lông dài (xứ lạnh) hay lông ngắn. Chó ở vào tuổi nào cũng thích được tắm cả.

Ở nông thôn, những nhà ven sông người ta lập cho chó thói quen là khi cần thì chúng tự động xuống sông tắm, tắm chán chê thì lội lên rùng mình rủ nước cho khô. Ban đầu, người ta ôm chó ra sông tắm chung với nó, tập cho nó bơi lội. Sau đó, thấy người nhảy ùm xuống nước là chó cũng phóng theo sau. Người bơi chó cũng bơi vui chơi thỏa thích, khi chán chê rồi thì mạnh ai nấy lên...

Những con chó mà thường xuyên được “ăn no tám mát” như vậy không những lúc nào cũng khỏe mạnh, chóng lớn mà da lông óng mượt, không bị ve, bọ chét bám vào.

Chó kiểng là chó nuôi trong nhà, trong chuồng, là loại chó cưng, thường được vuốt ve hay ăm bồng, nên việc thường xuvên tắm táp cho chúng là điều hợp vệ sinh cần thiết.

Có nhiều con chó chưa quen tắm, hễ thấy nước là sợ, vùng vằng bỏ chạy. Với những con chó nầy, dù nhỏ, ta cũng phải dùng dây mềm cột mõm trước khi tắm cho nó, đề phòng nó quá sợ mà táp liều để dễ thoát thân.

Với những con chó chưa quen tắm, ta nên có những cử chỉ nhẹ nhàng để tạo cho chúng sự an tâm. Nên xối nước nhè nhẹ từ phần mông lên dần phía cổ, và tránh xối nước lên đầu. Tắm lần đầu ta nên kết thúc thật nhanh để chó khỏi khiếp sợ thái quá. Những lần tắm sau thì chó quen dần với nước và, nó sẽ ngoan ngoãn cho ta kỳ cọ bao lâu cũng được.

Điều xin lưu ý quí vị, là dù chó đã làm quen với nước đi nữa, thì việc dội nước lên đầu khi tắm cũng nên thực hiện thật nhanh, nếu không nó sẽ vùng vẫy vì nó cảm tưởng như mình đem nó trấn nước vậy.

Nếu tắm với xà bông thì sau đó phải dội nươc thật kỹ. Sau đó, ta vuốt lông cho ráo nước, và dùng khăn lau khô.

Nên tắm chó vào những lúc trời thật nắng ráo không có gió to. Khi tắm xong, có thể để chó ngoài sân hong nắng trong năm mười phút, rồi đem vào nhà.

Với loại chó lòng xù, lông xoắn, hay lông dài, sau khi lông vừa khô, ta nên dùng ít bột long não rắc thoáng qua trên bộ lông chó, để bài trừ ve, bọ chét. Những vật ký sinh nầy rất kỵ mùi long não, nhờ đó mà con chó được sống yên ổn.

Một lần tắm chó là một dịp ta quan sát kỹ toàn bộ da lông trên thân mình chúng: nào là bắt ve, nào là chữa trị những vết trầy trụa, lở loét, do trửng giỡn hay cắn lộn gây ra.

Việc tắm cho chó có thể thực hiện vài ngày một lần, hoặc một tuần hai lần. Với những con chó xứ lạnh như chó Tây Tạng Lhasa Apsos, Maltese, hoặc cho Trung Quốc, Tee Shu, Bắc Kinh... mỗi ngày mỗi tắm chúng lại càng thích, vì chúng được mát mẻ.

Thói quen của chó khi tắm xong là vùi mình xuống đất, cát lăn lộn thỏa thích cho lấm lem mới thôi. Để tránh tình trạng đó, ta nên dắt chó đến một nơỉ sạch sẽ, khô ráo, hoặc tốt hơn là tập chúng ngồi trên ghế, trên bàn thấp cho đến khi lông thật khô. Vì khi lông đã khô thì dù có thả ra chó cũng không lăn mình xuống đất nữa.

Thời gian tắm cho một con chó không đòi hỏi tốn quá nhiều thì giờ. Mười lăm phút cũng đủ. Do đó ta không nên ngại ngần mà xao nhãng chuyện nầy.

Quy trình cách tắm cho chó, review sữa tắm cho chó tốt nhất.

Tắm cho chó mang lại rất nhiều lợi ích. Giúp chúng ta phòng tránh được một số bệnh ngoài da ở thú cưng và giúp chúng thơm tho sạch sẽ và loại bỏ được bụi bẩn, ký sinh trùng và vi khuẩn ở ngoài. Vì vậy Chomeocanh.com xin chia sẻ cho các bạn các bước trong quy trình tắm cho chó sạch sẽ và an toàn.

Hướng dẫn quy trình tắm cho chó từ từ đầu đến đuôi

Vật dụng cần chuẩn bị

Nếu bạn đưa chú chó đến spa thú cưng thì sẽ luôn có đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc tắm rửa. Nhưng khi bạn tắm cho chó tại nhà thì hãy kiểm tra xem mình có đủ các vật dụng dưới đây không

  • 1 chậu tắm (to hay nhỏ thì phụ thuộc vào kích cỡ chú chó nhà bạn). Nếu bạn tắm nó ở bên ngoài thì không bắt buộc phải dùng chậu tắm.
  • Nước tắm không được quá lạnh, bạn hãy dùng tay để cảm nhận thử nhiệt độ. Tắm nước ấm sẽ tốt hơn cho thú cưng dù cho trời có nóng vì nó sẽ giúp làm sạch lông chú chó hơn.
  • 1 chiếc khăn lau khô. Nên dùng khăn tắm sợi nhỏ sẽ thấm nước tốt hơn. Giúp lông khô nhanh hơn. Đối với chó có kích thước to lớn thì nên dùng một chiếc khăn tắm biển cỡ lớn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
  • 1 chai sữa tắm. Bạn nên chọn các loại sữa tắm cho chó có thương hiệu vì nó sẽ đảm bảo an toàn hơn cho thú cưng. Còn nếu bạn hiểu về sữa tắm thì có thể chọn các loại có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Để tránh cho chúng bị kích ứng da hay mắc các bệnh liên quan đến da.
  • 1 lược chải lông hoặc bàn chải lông chuyên dụng cho kiểu lông của chú chó.
  • 1 thảm cao su trong phòng tắm. Phòng ngừa cả hai bị trơn trượt trong lúc tắm.
  • 1 chai thuốc nhỏ mắt (hay chai thuốc mỡ thú y) để bảo vệ mắt chó khi sữa tắm lỡ rơi vào mắt.
  • 2 cục bông gòn để vào 2 tai chó phòng ngừa nước vào tai.

Các bước trong quy trình tắm cho chó

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị

Chải lông cho chó vài lần trước khi bắt đầu tắm. Hãy bảo đảm rằng không còn bất kỳ một nhúm lông rối nào. Những nhúm lông quá rối có thể dùng tay để gỡ hoặc muốn nhanh thì có thể cắt đi. Nên chải khoảng 2-3 lần để bỏ bớt được càng nhiều lông rụng thì càng tốt.

Sau đó, nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt rồi nhét bông gòn vào tai để bảo vệ hai bộ phận khá nhạy cảm đó khỏi sữa tắm. Nếu móng chân chó quá dài thì bạn nên cắt tỉa cho gọn gàng trước khi tắm. Để tránh trường hợp chúng giãy dụa mạnh và khiến tay bạn bị cào xước trong lúc tắm.

Bước 2: Làm ướt lông cho chó

Xả ướt lông bé cưng từ đầu đến chân. Nên nhớ là phải kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay bạn trước khi xối lên người nó. Nếu được thì nên dùng máy phun nước cầm tay với áp suất nước vừa phải. Còn không thì sử dụng vòi nước hoặc ca múc. Nhưng làm vậy thì quá trình làm ướt sẽ lâu hơn. Lưu ý tránh xịt thẳng nước vào mắt hoặc tai chó.

Một số chú chó như: Alaska, Samoyed, Husky, hay Corgi đều có một bộ lông chống nước nên rất khó để làm ướt. Bạn nên dùng lược chải ngược theo chiều lông mọc nhằm để lộ ra lớp lông lót ở trong. Rồi mới xối nước để làm ướt dễ dàng hơn.

Bước 3: Đổ sữa tắm

Đổ sữa tắm lên lông chó. Tránh khu vực nhạy cảm như mắt, tai, mũi, miệng cùng bộ phận sinh dục. Rồi thoa sữa tắm từ từ đến khi nổi bọt vừa đủ thì thôi. Nếu đó là loại sữa tắm đặc thì ta nên pha loãng với nước trước khi dùng.

Bước 4: Chà và massage

Chà và massage cho cún trong vòng vài phút. Nên chà kỹ những chỗ lông bẩn. Tốt nhất nên để sữa tắm lưu lại trên lông từ 10-15 phút trước khi xả thì sẽ sạch bẩn hơn. Nhất là khi sử dụng những dòng sữa tắm có thuốc.

Bạn có thể chà bằng tay như gội đầu. Hoặc sử dụng bàn chải chuyên dụng tắm cho thú cưng thì sẽ giúp tạo bọt tốt hơn. Bé cưng của bạn cũng cảm thấy vui thích hơn khi chúng được massage bằng cách này.

Bước 5: Xối sạch sữa tắm bằng nước

Xả một lượng nước lên lông để làm sạch đi phần bọt. Xối kỹ để đẩy sữa tắm ra khỏi lông. Một vòi xịt với áp xuất nước lớn sẽ làm bọt sạch nhanh hơn so với việc dội bằng ca, cốc hoặc xô. Nhớ để ý làm sạch sữa tắm ở những chỗ ngóc ngách trên cơ thể chú chó. Như: kẽ chân, kẽ tai, nách chân và bộ phận sinh dục.

Bước 6: Lau khô bộ lông

Sau khi tắm rửa xong xuôi, dừng lại một chút để để cún lắc người giúp giảm lượng nước trên lông. Sau đó, lấy khăn lau cho thât khô để thấm được hết lượng nước còn thừa trên lông. Thường thì phải dùng từ 2-3 chiếc khăn lông mới có thể hút hết nước đối với những giống chó có bộ lông dày. Như Poodle Standard hoặc Alaska.

Để làm khô lông chó nhanh chóng và hoàn toàn, bạn có thể sử dụng máy sấy chuyên dụng cho thú cưng. Hãy chắc chắn là sử dụng máy sấy với lực sấy vừa đỏ + nhiệt độ thấp tránh làm chó cưng hoảng sợ. Tuyệt đối không được hướng máy sấy thẳng vào mặt, mắt hoặc tai chúng. Khi lông chó khô hoàn toàn thì tiến hành chải lông để tạo nếp cho bộ lông và khiến chúng mượt mà hơn. Cố gắng giữ chó đứng thẳng, không nằm và không ngồi cho đến khi lông khô.

Các nguyên tắc quan trọng cần chú ý trong quy trình tắm cho chó

Bảo vệ phần tai và mắt

Bảo vệ phần tai và mắt trong khi tắm là điều rất quan trọng vì đây là 2 bộ phận mẫn cảm nhất. Nếu lỡ để sữa tắm dính vào thì mắt chó có khả năng bị tổn thương giác mạc cực nghiêm trọng vì trong sữa tắm có tính chất axit cao. Còn nếu vào tai thì có thể gây thối tai hoặc chảy mủ tai.

Tập thói quen tắm từ lúc nhỏ

Nếu bạn có một chú cún con thì hãy tắm cho chúng càng sớm càng tốt để tập thói quen cho nó. Bằng cách cho nó làm quen sớm với việc tắm rửa thì bạn sẽ bớt phiền toái hơn khi về sau.

Sử dụng đúng loại dầu gội

Bạn nên tìm kiếm một loại sữa tắm phù hợp với chú chó của bạn. Nếu khi tắm xong thấy chúng bị khô da hay kích ứng da gây ngứa hoặc nổi vết mụn đỏ thì nên ngưng sử dụng ngay. Tốt nhất là nên chọn loại sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa các thành phần độc hại. Một mẹo nhỏ dành cho các bạn là các sản phẩm sữa tắm có mùi càng nồng thì càng không tốt.

Tắm từ cổ đảo xuống

Nếu muốn bảo vệ tai, mũi, mắt và miệng chó an toàn trong khi tắm thì bạn buộc phải tắm cho chúng từ nơi cổ đảo xuống. Tuyệt không được xối nước thẳng vào mặt hoặc xối từ trên đầu xuống. Đây là nguyên tắc tắm mà bất kỳ bạn nào cũng cần biết. Chỉ nên dùng khăn ướt khi tắm đến phần đầu thú cưng

5 sản phẩm sữa tắm cho chó tốt nhất hiện nay

Nếu bạn còn đang khổ sở băn khoăn không biết lựa chọn loại sữa tắm nào phù hợp với chó của bạn. Thì có thể tham khảo 5 sản phẩm sau đây. Đây là những loại sữa tắm được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất trên thị trường hiện nay. Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên , ít hóa chất độc hại, phù hợp với nhiều chú chó.

Sữa tắm SOS

SOS là một sản phẩm sữa tắm cho chó được ưa chuộng nhất hiện nay. SOS được chia thành 6 dòng riêng biệt và chủ yếu tập trung vào chăm sóc lông cho cún. Mỗi dòng sữa tắm có những tác dụng khác nhau đối với các lông khác nhau.

  • SOS màu xanh dương dành cho chó có lông trắng.
  • SOS nâu đỏ dành cho chó có lông màu nâu đỏ.
  • SOS màu vàng dành chung cho mèo.
  • SOS màu hồng giúp chó có bộ lông sáng bóng.
  • SOS màu xanh lá có tác dụng làm mềm mượt lông.
  • SOS đen hỗ trợ phục hồi da và lông.
Sữa tắm Trixie

Sữa tắm cho chó Trixie là sản phẩm có xuất xứ từ Đức và nổi tiếng khắp Thế Giới. Dòng sữa tắm này có cấu tạo chủ yếu từ tinh dầu hắc mai biển và hạt Maccadamia. Chắc chắn an toàn với các chú chó. Sản phẩm Trixie thích hợp với mọi loài chó với nhiều khả năng. Như: chống ký sinh trùng trên da, giúp làm mềm mượt lông và đặc biệt là chống nhạt đi màu lông ở chó.

Sữa tắm Perfect Coat

Đây là dòng sữa tắm có thương hiệu và chất lượng từ Hoa Kỳ. Thành phần cấu tạo hoàn toàn từ bột yến mạch tự nhiên cộng với hương vanilla dịu nhẹ, phù hợp với mọi chú chó. Do là sản phẩm nhập khẩu nên sẽ có mức giá khá cao trên thị trường. Nhưng có câu tiền nào của đó mà. Nên bạn cứ yên tâm về chất lượng của sản phẩm này.

Sữa tắm Bio Care

Bio Care là thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay, được sản xuất trong nước nên giá thành cũng phù hợp túi tiền của mọi người. Được biết đến là sữa tắm chuyên đặc trị ký sinh trùng trên da và lông chó như: ghẻ, ve, bọ chét, … Bio Care là lựa chọn tuyệt vời cho mọi chú chó, giá tốt mà chất lượng cũng tốt.

Sữa tắm Joyce & Dolls

Thương hiệu Joyce & Dolls thành lập từ năm 2000. Và hiện nay là một trong những thương hiệu sữa tắm cho thú cưng nổi tiếng toàn Châu Á. Thành phần của Joyce & Dolls không chứa các hóa chất độc hại, chiết xuất toàn từ hoa hồng nên rất an cho làn da nhạy cảm của chó. Sữa tắm có công dụng: làm lông mềm mượt, cải thiện độ ẩm cho da, khử mùi hôi, …

Lời kết

Quá trình tắm cho thú cưng sẽ trở nên thoải mái hơn nếu bạn thực hiện đúng quy trình tắm cho chó của Chomeocanh.com. Và đừng quên lựa chọn một loại sữa tắm phù hợp để đảm bảo an toàn cho chú chó của bạn nhé! Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi gì thì hãy để lại comment phía dưới nhé, Chomeocanh.com sẽ cố gắng giải đáp bạn nhanh nhất có thể.

Từ khóa tìm kiếm liên quan đến vấn đề tắm cho chó

  • bồn tắm cho chó
  • cách cho chó không sợ tắm
  • cách dùng phấn tắm khô cho chó
  • cách dùng sữa tắm khô cho chó
  • cách làm sữa tắm cho chó
  • cách sấy lông chó
  • cách sấy lông cho chó
  • cách sấy lông cho chó poodle
  • cách sử dụng phấn tắm khô cho chó
  • cach tam cho cho
  • cach tam cho cho con
  • cach tam cho meo
  • cách tắm chó
  • cách tắm cho chó
  • cách tắm cho chó bằng lá trà xanh
  • cách tắm cho chó becgie
  • cách tắm cho chó cảnh
  • cách tắm cho chó con
  • cách tắm cho chó con 1 tháng tuổi
  • cách tắm cho chó con 2 tháng tuổi
  • cách tắm cho chó corgi
  • cách tắm cho chó đúng cách
  • cách tắm cho chó hết hôi
  • cách tắm cho chó hết mùi hôi
  • cách tắm cho chó không bị hôi
  • cách tắm cho chó lạp xưởng
  • cách tắm cho chó lông trắng
  • cách tắm cho chó phốc
  • cách tắm cho chó phốc hươu
  • cách tắm cho chó phốc sóc
  • cách tắm cho chó phú quốc
  • cách tắm cho chó poodle
  • cách tắm cho chó poodle 2 tháng tuổi
  • cách tắm cho chó poodle con
  • cách tắm cho chó poodle hết hôi
  • cách tắm cho chó poodle lông trắng
  • cách tắm cho chó pug
  • cách tắm cho chó samoyed
  • cách tắm cho chó sợ nước
  • cách tắm cho chó thơm lâu
  • cách tắm cho chó vào mùa đông
  • cách tắm chó con
  • cách tắm chó con 1 tháng tuổi
  • cách tắm chó con 2 tháng tuổi
  • cách tắm chó con đúng cách
  • cách tắm cho cún
  • cách tắm chó hết hôi
  • cách tắm chó hết mùi hôi
  • cách tắm cho phốc sóc
  • cách tắm cho poodle
  • cách tắm chó poodle
  • cách tắm chó poodle 3 tháng tuổi
  • cách tắm chó pug
  • cách tắm chó sạch
  • cách tắm chó tại nhà
  • cách tắm cho thú cưng
  • cách tắm khô cho chó
  • cách tắm khô cho chó poodle
  • cách tắm poodle
  • cách tắm trị ve chó
  • cách vắt tuyến hôi cho chó
  • cách vắt tuyến mồ hôi cho chó poodle
  • cách vệ sinh cho chó con
  • chó bị ghẻ có nên tắm
  • chó bị ghẻ có nên tắm không
  • chó bị ghẻ nên tắm bằng gì
  • chó bị ghẻ tắm bằng gì
  • chó bị ghẻ tắm lá gì
  • chó bị ghẻ tắm nước gì
  • chó bị nấm có nên tắm không
  • chó bị nấm da tắm lá gì
  • chó bị nấm tắm lá gì
  • chó bị viêm da có nên tắm không
  • chó bị viêm da tắm lá gì
  • chó con có nên tắm
  • chó con có nên tắm không
  • chó con nên tắm khi nào
  • chó con tắm
  • chó ghẻ có nên tắm
  • chó ghẻ tắm lá gì
  • chó sợ tắm
  • chó tắm
  • có nên tắm cho chó bằng dầu gội đầu
  • có nên tắm cho chó bằng xà phòng
  • có nên tắm cho chó con
  • có nên tắm cho chó con 1 tháng tuổi
  • có nên tắm cho chó con không
  • có nên tắm cho chó con mới đẻ
  • con chó tắm
  • dich vu tam cho meo
  • dịch vụ tắm chó
  • dịch vụ tắm cho chó
  • dịch vụ tắm chó tại nhà
  • dụng cụ tắm chó
  • dụng cụ tắm cho chó
  • đồ tắm cho chó
  • găng tay tắm chó
  • hướng dẫn tắm cho chó
  • hướng dẫn tắm cho chó poodle
  • joyce&dolls
  • khi nào nên tắm cho chó con
  • khi nào tắm cho chó con
  • khử mùi hôi cho chó poodle
  • khử mùi hôi chó poodle
  • lá tắm cho chó ghẻ
  • lá tắm chữa ghẻ cho chó
  • lá tắm ghẻ cho chó
  • nên tắm cho chó con khi nào
  • nên tắm cho chó con vào lúc nào
  • nên tắm cho chó khi nào
  • nên tắm cho chó vào lúc nào
  • nên tắm chó khi nào
  • ntn tắm cho chó
  • nước hoa hồng cho chó
  • nước khử hôi cho chó
  • nước tắm cho chó
  • nước tắm khử hôi cho chó
  • sos chó
  • sos cho chó
  • sửa tắm chó
  • sửa tắm cho chó
  • sữa tắm cho chó hết hôi
  • sữa tắm cho chó phốc sóc
  • sữa tắm cho phốc sóc
  • sửa tắm sos
  • tam chó
  • tam cho cho
  • tam cho chó
  • tam cho cho con
  • tam cho meo
  • tam cho meo co duoc khong
  • tam cho meo con
  • tam cho thu cung
  • tắm cắt tỉa lông chó
  • tắm chó
  • tắm chó bằng gì
  • tắm chó bằng nước muối
  • tắm cho chó
  • tắm cho chó 2 tháng tuổi
  • tắm cho chó bằng lá
  • tắm cho chó bằng lá trà xanh
  • tắm cho chó bằng nước chè xanh
  • tắm cho chó bằng nước muối
  • tắm cho chó bằng xà phòng
  • tắm cho chó bị ghẻ
  • tắm cho chó con
  • tắm cho chó con 2 tháng tuổi
  • tắm cho chó con đúng cách
  • tắm cho chó con khi nào
  • tắm cho chó con mới sinh
  • tắm cho chó đúng cách
  • tắm cho chó mẹ sau khi sinh
  • tắm cho chó phốc sóc
  • tắm cho chó poodle
  • tắm cho chó poodle con
  • tắm chó con
  • tắm chó con 2 tháng tuổi
  • tắm chó con đúng cách
  • tắm cho corgi
  • tắm cho cún
  • tắm cho cún con
  • tắm chó đúng cách
  • tắm chó hết hôi
  • tắm chó hết ve
  • tắm chó husky
  • tắm chó khi nào
  • tắm cho phốc sóc
  • tắm cho poodle
  • tắm chó poodle
  • tắm cho poodle nhỏ
  • tắm chó tại nhà
  • tắm cho thú cưng
  • tắm ghẻ chó bằng lá gì
  • tắm khô chó
  • tắm khô cho chó
  • tắm khô cho chó con
  • tắm lá chè xanh cho chó
  • tắm lá trà xanh trị viêm da cho chó
  • tắm nước muối cho chó
  • tắm poodle
  • tắm rửa cho chó
  • tắm thú cưng
  • tắm trị ve chó
  • tắm ve chó
  • trị ghẻ cho chó bằng lá trà xanh
  • vòi tắm cho chó
  • cách tắm cho chó lạp xưởng
  • cách tắm cho chó phốc hươu
  • cách tắm cho chó phú quốc
  • cách tắm cho chó poodle 2 tháng tuổi

Các bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi chó cảnh

Tập hợp các bài viết chia sẻ từ kinh nghiệm của Trại chó Chomeocanh.com Pet Farm về hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi chó cảnh

Cách nuôi chó Poodle

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình một chú Poodle để làm thú cưng, nhưng [...]

Cách nuôi chó Golden

Golden – một trong những giống chó cảnh được yêu thích nhất tại Việt Nam [...]

Cách nuôi chó Shiba

Cách nuôi chó Shiba không đến nỗi quá khó. Giống chó đến từ Nhật Bản [...]

Cách nuôi chó Rottweiler

Rottweiler là dòng chó nghiệp vụ nổi tiếng của Đức. Giống chó này được nuôi [...]

Cách nuôi chó Pitbull

Chó Pitbull thường có giá thành không hề rẻ nhưng vẫn được nhiều người Việt [...]

Cách nuôi chó Doberman

Doberman nổi tiếng là một giống chó săn oai phong, dũng mãnh. Các bạn ấy [...]

Cách nuôi chó Pug

Là một loài cún nhỏ xinh đáng yêu, những chú chó Pug mini luôn được [...]

Cách nuôi chó Chihuahua

Để nuôi chó Chihuahua ngày càng đẹp và phát triển khỏe mạnh. Nó đòi hỏi [...]

Cách Nuôi Chó Corgi

Cách nuôi chó Corgi sao là tốt nhất luôn nhận được sự quan tâm của [...]

Cách nuôi chó Chow Chow

Chó Chow Chow vốn nổi tiếng trong giới chơi chó cảnh bởi mặc dù sở [...]

Cách nuôi chó Becgie

Đối với những người nuôi chó cảnh tại Việt Nam thì giống chó Becgie cũng [...]

Cách nuôi chó Nhật

Chó Nhật tên quốc tế là Japanese Chin. Đây là một trong những giống chó [...]

Cách nuôi chó Akita

Chó Akita ngày nay đang được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Là giống [...]

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết

Cách nuôi chó con

Ngay cả với người chơi chó lâu năm, việc chăm sóc những bạn chó con [...]

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Các em cún con cuộn tròn trong lòng chó mẹ thật cưng làm sao! Nhưng [...]

Nuôi chó Golden có khó không?

Nuôi chó Golden Retriever có khó không? Đó là điều mà dường như bất cứ [...]

Cách nuôi chó Doberman

Doberman nổi tiếng là một giống chó săn oai phong, dũng mãnh. Các bạn ấy [...]

Chó Phốc sóc có dễ nuôi không?

Chó Phốc Sóc có dễ nuôi không? Những khó khăn thường gặp khi nuôi chó [...]

Nuôi Chó Corgi có khó không?

Chó Corgi là một dòng chó đẹp và được nuôi rất phổ biến trên thế [...]

Từ khóa tìm kiếm chó cảnh dễ/khó nuôi

  • chó cảnh dễ nuôi
  • chó cảnh dễ nuôi giá rẻ
  • chó cảnh dễ nuôi nhất
  • chó cảnh đẹp dễ nuôi
  • chó cảnh nào dễ nuôi
  • chó cảnh nào dễ nuôi nhất
  • chó cảnh nhỏ dễ nuôi
  • chó cảnh thông minh dễ nuôi
  • chó corgi có dễ nuôi không
  • chó corgi dễ nuôi không
  • chó dễ nuôi
  • chó đẹp dễ nuôi
  • chó giữ nhà dễ nuôi
  • chó golden có dễ nuôi không
  • chó husky có dễ nuôi không
  • chó husky dễ nuôi không
  • chó kiểng dễ nuôi
  • chó labrador có dễ nuôi không
  • chó nào dễ nuôi
  • chó nhỏ dễ nuôi
  • chó phốc sóc dễ nuôi không
  • chó poodle có dễ nuôi không
  • chó poodle dễ nuôi không
  • chó pug có dễ nuôi không
  • chó pug dễ nuôi không
  • chó rẻ dễ nuôi
  • chó rottweiler có dễ nuôi không
  • chó samoyed có dễ nuôi không
  • chó thông minh dễ nuôi
  • corgi có dễ nuôi không
  • giống chó cảnh dễ nuôi
  • giống chó cảnh dễ nuôi nhất
  • giống chó cảnh nào dễ nuôi nhất
  • giống chó dễ nuôi
  • giống chó đẹp dễ nuôi
  • giống chó giá rẻ dễ nuôi
  • giống chó khôn và dễ nuôi
  • giống chó nào dễ nuôi
  • giống chó nhỏ dễ nuôi
  • giống chó nhỏ đẹp dễ nuôi
  • giống chó rẻ dễ nuôi
  • giống chó to dễ nuôi
  • những giống chó cảnh dễ nuôi
  • những giống chó dễ nuôi
  • những giống chó nhỏ dễ nuôi
  • những giống chó rẻ dễ nuôi
  • poodle có dễ nuôi không
  • poodle dễ nuôi không
Cách làm Pate Cho Chó Corgi

Là một người nuôi Chó Corgi. Chắc hẳn ai cũng sẽ muốn cún cưng của [...]

Cách tắm cho chó Poodle

Loài chó Poodle đáng yêu được rất nhiều người chọn nuôi làm thú cưng. Các [...]

Cách tắm cho chó Shiba

Chó Shiba Inu là một giống chó nhỏ, cổ xưa của Nhật Bản. Được du [...]

Cách tắm cho chó

Những chú cún tí hon khi được chủ của mình tắm đúng cách thì đem [...]

1 Các bình luận

Cách nuôi chó Samoyed

Samoyed đang là một trong những giống chó phổ biến nhất tại Việt Nam hiện [...]

Cách chăm sóc chó Phú Quốc

Phú Quốc là một loài chó có xuất xứ từ biển đảo. Do đó, khi [...]

Cách chăm sóc chó Phốc sóc

Là một người nuôi chó Phốc Sóc, ai cũng mong muốn cún cưng của mình [...]

Phốc sóc đẻ mấy con

Chó Phốc Sóc Pomeranian là một trong những giống chó xinh xắn, được yêu thích [...]

Chó Corgi Mang Thai Bao Lâu

Tại Việt Nam, chó Corgi là một giống chó cảnh rất được yêu mến và [...]

Chó Corgi có chịu được lạnh không?

Chó Corgi là một giống chó được ưa chuộng và nuôi phổ biến không chỉ [...]

Cách chăm sóc chó Alaska

Giống chó kiểng hiện nay đang được rất nhiều người yêu thú cưng lựa chọn, [...]

Cách huấn luyện chó Shiba

Chó Shiba Inu nổi tiếng với gương mặt thân thiện bậc nhất, hay còn gọi [...]

Cách huấn luyện chó Rottweiler

Bất kỳ giống chó nào nếu không được huấn luyện, dạy bảo từ nhỏ thường [...]

Cách huấn luyện chó Phú Quốc

Nói về chó Phú Quốc. Chúng được coi là một trong tứ đại quốc khuyển [...]

Cách huấn luyện chó Doberman

Chó Doberman thường bị nhiều người lầm tưởng là giống chó hung hăng, không nghe [...]

Cách huấn luyện chó Phốc sóc

Phốc Sóc là một trong số những giống chó cảnh thông minh và xinh xắn [...]

Cách huấn luyện chó Lạp xưởng

Những chú chó Lạp Xưởng là giống chó xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 [...]

Cách huấn luyện chó Becgie

Hiện tại, Becgie đang là một trong những giống chó phổ biến tại Việt Nam. [...]

Cách huấn luyện chó Golden

Chó Golden Retriever luôn là lựa chọn hàng đầu của những người thích nuôi thú [...]

Cách Huấn Luyện Chó Corgi

Những chú chó Corgi luôn chiếm được cảm tình của những người yêu chó bởi [...]

Huấn luyện chó thi Dogshow

Hàng năm tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí [...]

Cách huấn luyện chó Samoyed

Samoyed đang là sự lựa chọn của rất nhiều người trong việc chọn một người [...]

2 Các bình luận

Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng với tên tiếng anh đầy đủ là Tibetan Mastiff, là một giống [...]

Cách huấn luyện chó Alaska

1 Các bình luận

Cách làm chuồng chó bằng gỗ

Bạn là một người yêu động vật, đặc biệt là loài chó. Vậy tại sao [...]

Từ khóa liên quan đến chuồng nuôi chó

  • cach lam chuong cho
  • cách làm chuồng cho chó
  • cách làm chuồng cho chó con
  • cách làm chuồng cho mèo
  • cách làm chuồng nuôi chó
  • cách làm sàn chuồng chó
  • cách thiết kế chuồng chó
  • cách xây chuồng chó
  • cách xây chuồng chó bằng gạch
Chó Golden đẻ mấy con

Chó Golden đẻ mấy con mỗi lứa? Đây chắc hẳn đang là thắc mắc của [...]

Chó salo

Chó là một động vật rất quen thuộc của mỗi gia đình. Thời kỳ sinh [...]

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Các em cún con cuộn tròn trong lòng chó mẹ thật cưng làm sao! Nhưng [...]

Phốc sóc đẻ mấy con

Chó Phốc Sóc Pomeranian là một trong những giống chó xinh xắn, được yêu thích [...]

Chó Corgi Mang Thai Bao Lâu

Tại Việt Nam, chó Corgi là một giống chó cảnh rất được yêu mến và [...]

Alaska mới đẻ

Niềm kiêu hãnh lớn nhất của các Breeders chọn nuôi giống chó Alaska thuần chủng [...]

Chó đẻ

Ở mọi giống loài, mang thai và vượt cạn luôn là quá trình vất vả, [...]

Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

Sau khi chó mẹ sanh xong mà được “mẹ tròn con vuông” là chuyện đáng [...]

Dấu hiệu nhận biết chó Poodle mang thai

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là “Làm thế nào để biết Poodle [...]

Cách chăm sóc chó mang thai

Chó là loài vật vui tính, lúc nào cũng có thể chạy nhảy, nô đùa, [...]

Cách chăm sóc chó Poodle mang thai

Đối với tất cả loài động vật, thời gian mang thai là một giai đoạn [...]

Chó mang thai bao lâu thì đẻ

Nuôi một bé cún không chỉ đơn giản là chơi hay cho bé ăn đúng [...]

Alaska sinh sản

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc một chú chó Alaska đã không phải là chuyện [...]

Chu kỳ sinh sản của chó

Trước đây, có nhiều người nuôi chó kiểng chỉ để làm kiểng, chỉ để mà [...]

Từ khóa liên quan đến chuồng nuôi chó

  • cach lam chuong cho
  • cách làm chuồng cho chó
  • cách làm chuồng cho chó con
  • cách làm chuồng cho mèo
  • cách làm chuồng nuôi chó
  • cách làm sàn chuồng chó
  • cách thiết kế chuồng chó
  • cách xây chuồng chó
  • cách xây chuồng chó bằng gạch
Bệnh Care ở chó

Bệnh Care ở chó là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm do virus nghiêm [...]

Bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó là một trong những chứng bệnh gây tử vong cao nhất, [...]

Cách trị ghẻ chó

Nên trị bệnh ghẻ ở chó như thế nào là một câu hỏi được nhiều [...]

Bệnh ghẻ ở chó

Một căn bệnh về da do các loài ký sinh đáng ghét mà các chú [...]

Các bệnh hay gặp ở chó Rottweiler

Rottweiler thuộc giống chó dễ nuôi, sức khỏe tốt và tính tình rất ngoan hiền. [...]

Các bệnh thường gặp của chó Doberman

Doberman đang là một cái tên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Pug

Với một cặp mắt có hồn, gương mặt đầy biểu cảm, những nếp nhăn đáng [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Phốc sóc

Các bạn chó Phốc nổi tiếng là có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu [...]

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Corgi

Corgi là một giống chó có tuổi thọ khá cao từ 12-15 năm. Tuy nhiên [...]

Những bệnh hay gặp ở chó Becgie

Các chú chó Becgie Đức tuy to lớn là vậy nhưng cũng không thể tránh [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Shiba

Chó Shiba là giống chó có sức khỏe rất tốt và dễ nuôi. Hầu như [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Alaska

Với sự gia nhập của những giống chó ngoại vào Việt Nam, các chú chó [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Chó Poodle là giống chó cảnh có thân hình rất dễ thương và đáng yêu. [...]

Bệnh bại liệt ở chó

Các bé Cún luôn cần được chăm sóc thật kỹ càng. Do đó, nếu chủ [...]

11 Các bình luận

Bệnh Lepto ở chó

Các bạn thường rất đau lòng khi phải chứng kiến các bé cưng của mình [...]

Chó bị viêm da

Chó bị viêm da là một căn bệnh hết sức phổ biến ở các bạn [...]

Giun sán chó

Giun sán chó là gì và đem lại những ảnh hưởng gì đến sức khỏe [...]

Alaska bị tiêu chảy

Alaska là một trong những giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới bởi [...]

Chó ỉa ra máu

Nếu chú chó đang khỏe mạnh mà đột nhiên có dấu hiệu mệt mỏi, ủ [...]

27 Các bình luận

Chó bị ghẻ

Chó bị ghẻ là tình trạng viêm da do một loài ve sống ký sinh [...]

Chó bị rụng lông

Chó bị rụng lông là một trong những biểu hiện bình thường của loài chó. [...]

Chó bị co giật

Hãy trang bị cho mình những kiến thức về cách điều trị chó bị co [...]

19 Các bình luận

Chó bị hạ bàn

Hình ảnh xinh đẹp của các em chó cưng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng [...]

Dấu hiệu chó bị ghẻ

Ghẻ gây ra tình trạng viêm da được sinh ra từ các loài ve nhỏ [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *