Cách chăm sóc chó Poodle mang thai

Đối với tất cả loài động vật, thời gian mang thai là một giai đoạn nhạy cảm nhất, chó Poodle cũng không ngoại lệ. Cách chăm sóc chó Poodle mang thai luôn là một vấn đề mà chủ nhân quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là những bạn chưa có kinh nghiệm. Trong 45 ngày đầu tiên Poodle mang thai, bạn rất khó để xác định được. Do đó, người nuôi cần trang bị cho mình những kiến thức để xác định được chó Poodle nhà bạn liệu có mang thai hay không. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc chúng sao cho phù hợp.

Cùng tìm hiểu các dấu hiệu mang thai của Poodle nhé
Cách chăm sóc chó Poodle mang thai đúng cách

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle mang thai

Video hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc chó Poodle

Sau khi được cho đi phối giống, nếu đậu thai thì sau 13 đến 15 ngày là chó Poodle có những triệu chứng của thai nghén như: nôn mửa, bỏ ăn, ngủ nhiều và rất lười vận động. Chủ nhân không cần lo lắng nhiều quá bởi đây là những biểu hiện rất bình thường, không gây hại đến sức khỏe của em Poodle mẹ. Khi thai được 3 đến 4 tuần tuổi thì giai đoạn thai nghén này sẽ chấm dứt ngay thôi. Bên cạnh đó, nếu thấy Poodle bỏ ăn nhiều bữa, để đảm bảo sức khỏe cho chúng thì chủ nhân nên truyền dịch để bổ sung thêm các chất dưỡng cần thiết.

Ở tháng đầu khi Poodle mang thai, bạn có thể cho em ấy ăn theo chế độ ăn thường ngày. Chưa cần phải thiết lập hoặc thay đổi khẩu phần ăn mới. Bên cạnh đó, để bổ sung sức khỏe của những em chó baby chưa chào đời, bạn còn có thể cho Poodle mẹ bổ sung thêm canxi.

Với giai đoạn thai kỳ ở tháng thứ hai trở đi, đây chính là thời gian mà các bé con trong bụng mẹ phát triển khỏe nhất. Do đó, chủ nhân cần cung cấp cho Poodle mẹ những chất dinh dưỡng cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, nên tăng cường thành phần protein có trong thịt lợn, thịt bò, trứng. Chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa có trong các loại rau, củ, quả. Khoáng chất và vitamin cũng là những thành phần không thể thiếu để giúp Poodle mẹ và con phát triển tốt.

Khi mang thai, các em Poodle bé nhỏ nhà ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn những ngày bình thường. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên cho chúng ăn từ 4 đến 5 bữa một ngày, với một lượng thức ăn vừa đủ. Bên cạnh đó, Poodle nổi tiếng với kích thước nhỏ bé đáng yêu của mình. Do đó, trong những bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế bổ sung chất béo cho chúng. Bởi đây chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh béo phì dẫn đến tình trạng khó sinh ở các chú chó Poodle mẹ.

Chế độ vận động cho chó Poodle mang thai

Poodle là một loài chó năng động, chúng rất thích đùa giỡn và chạy nhảy. Thậm chí, chúng có thể chơi cùng chủ của mình cả ngày mà không thấy mệt. Do đó, khi đã xác định được Poodle mang thai, bạn nên hạn chế cho chúng hoạt động trong khoảng từ 4 đến 5 tuần đầu tiên. Tuyệt đối không được cho chúng leo trèo, đùa nghịch quá mức, sẽ làm ảnh hưởng đến các bé chó con trong bụng. Tệ hơn là tính trạng sảy thai đáng tiếc.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho Poodle mẹ

Giải pháp tốt nhất cho chế độ vận động của Poodle khi mang thai là hoạt động nhẹ nhàng. Mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối, chủ nhân có thể dẫn các em đi dạo từ 25 đến 30 phút ở những nơi có ít người. Lưu ý nên tránh xa những địa điểm tụ tập đông người, hoặc có nhiều chó cảnh, vì điều này có thể khiến cho chó Poodle mẹ bị kích động khi nhìn thấy. Một chế độ vận động khoa học, nhẹ nhàng, an toàn có thể kích thích quá trình tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa của em Poodle diễn ra tốt hơn.

Khi bước vào tháng thứ 2 mang thai, Poodle mẹ thường có biểu hiện ngủ nhiều, ăn nhiều và rất ít khi hoạt động. Điều này có thể là do những em bé trong bụng ngày càng phát triển, đem lại cảm giác khó chịu, nặng nề cho Poodle mẹ. Do đó, chủ nhân cần lưu ý khi vào thời điểm này, đừng nên để cho Poodle chỉ ăn rồi nằm lì mà không vận động. Bởi chúng rất dễ bị béo phì, dẫn đến tình trạng khó khăn trong sinh nở sau này

Khi mang thai không nên cho Poodle vận động quá sức

Tóm lại, Poodle rất nhạy cảm và có nhiều sự thay đổi khi chúng mang thai. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho chúng vào thời điểm này, bạn nên bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng với một chế độ ăn hợp lý, vận động khoa học. Có như thế, các em baby ở trong bụng mẹ mới có sức khỏe để phát triển khỏe mạnh, Poodle mẹ cũng có thể sinh nở dễ dàng và nhanh chóng hồi phục hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai

Có nên đưa chó Poodle mang thai đến bác sĩ thú y thường xuyên ?

Đưa Poodle đến bác sĩ thường xuyên có phải là cách chăm sóc chó Poodle mang thai hiệu quả ? Nếu có thể, bạn hãy dẫn chó Poodle mẹ đến thú y thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của em bé và cả Poodle mẹ. Bên cạnh đó, việc thăm khám thường xuyên còn giúp bạn có thể hạn chế, phòng tránh được những rủi ro mà Poodle mẹ gặp phải trong quá trình mang thai của mình.

Sau khi Poodle cái được mang đi phối giống khoảng 10 đến 15 ngày, chủ nhân nên đưa cún cưng của bạn đến thú y để xác định xem liệu chúng có mang thai hay chưa. Vào những ngày đầu của thai kỳ, dấu hiệu mang thai là không rõ ràng, vì vậy bạn rất khó để nhận biết. Việc dẫn bé đến bác sĩ để được chẩn đoán sẽ đem lại một kết quả chính xác nhất. Bởi nếu không biết Poodle mẹ mang thai, mà cứ vô tư cho chúng chơi đùa, chạy nhảy thì rất nguy hiểm cho những bé chó con trong bụng.

Khi mang thai được 30 ngày, bạn nên cho Poodle đến các bác sĩ thú y để khám lần thứ hai. Trong giai đoạn này các bé baby trong bụng đang được phát triển nhanh chóng. Bác sĩ sẽ giúp người nuôi xác định được xem liệu những chú cún Poodle có bị dị tật hay mắc phải một căn bệnh nào đó không. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra được tình trạng sức khỏe của Poodle mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc sao cho hợp lý.

Ngoài ra, khi Poodle mang thai, người nuôi cũng nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được tiêm phòng vacxin cần thiết, phòng tránh những căn bệnh đáng ghét có thể gây ra cho các bé baby trong bụng. Chó Poodle mẹ cũng sẽ được bác sĩ cho uống những loại thuốc bổ sung các dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin để giúp baby trong bụng có thể phát triển mạnh khỏe hơn.

Người nuôi nên chuẩn bị vật dụng hỗ trợ Poodle sinh sản.
Người nuôi nên chuẩn bị vật dụng hỗ trợ Poodle sinh sản.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho quá trình sinh nở

Poodle mẹ sẽ kết thúc giai đoạn thai kỳ của mình trong khoảng từ 58 đến 65 ngày. Thời gian này dao động và tùy thuộc vào chó mẹ chửa ít hay nhiều con. Khi gần sinh, Poodle mẹ thường có những biểu hiện điển hình như: đánh hơi lòng vòng nhà để tìm chỗ đẻ, rên rỉ, thở gấp, dáng đi khó nhọc, thai trong bụng có dấu hiệu di chuyển xuống dưới. Vào thời điểm này, người nuôi nên ngay và lập tức chuẩn bị những vật dụng hỗ trợ cho quá trình sinh nở của Poodle. Đừng để rơi vào tình huống bị động khi Poodle đột ngột trở dạ

Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là chuẩn bị một nơi kín đáo để Poodle mẹ sinh nở. Nơi này không cần diện tích rộng, nhưng phải thật ấm áp, kín đáo, và lưu ý không để gió lùa vào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị một chiếc hộp để cho Poodle mẹ sinh con vào đó. Trong hộp nên được lót sẵn một lớp vải khô ráo và thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị thêm vài tấm nữa để phòng hờ và thay đổi. Một tấm có thể dùng để hỗ trợ Poodle mẹ lúc trở dạ, những tấm còn lại có thể giúp vệ sinh cho chó mẹ và chó con thật sạch sẽ.

Ngoài ra, một số vật dụng khác mà người nuôi cần chuẩn bị để hỗ trợ cho Poodle mẹ đó là: kéo, cồn khử trùng, găng tay, khăn sạch, nước ấm,…. Nếu thời gian sinh nở vào mùa đông, thì bạn nên trang bị thêm đèn để sưởi ấm cho chúng. Vì vào thời điểm đó, Poodle có sức đề kháng rất yếu, rất dễ bị mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó Poodle khi mang thai

Một trong những cách chăm sóc chó Poodle mang thai hiệu quả đó chính là vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cơ thể của chó Poodle mẹ. Không nhất thiết phải tắm mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra hai ba bữa trong mỗi tháng để tắm cho chúng là được. Những ký sinh trùng đáng ghét như: rận, ve chó,… rất thích cư trú trên cơ thể của chó Poodle để hút máu, do đó bạn phải diệt sạch tận gốc chúng. Bên cạnh đó, Poodle khi mang thai cũng nên được cạo ngắn lông để sạch sẽ hơn, các ký sinh trùng hiểm ác kia cũng không còn cơ hội để sống sót.

Nên giữ vệ sinh Poodle mẹ sạch sẽ
Nên giữ vệ sinh Poodle mẹ sạch sẽ

Một số lưu ý quan trọng khác

  • Khi cho Poodle thực hiện phối giống, tuyệt đối không được phối cận huyết. Bởi hành động đó được giới yêu chó đánh giá là thiếu đạo đức. Thế hệ con sinh ra sẽ có khả năng cao bị dị tật, sức khỏe yếu kém.
  • Ở lần động dục đầu tiên, không nên cho Poodle phối giống. Bởi cơ thể của em ấy lúc này chưa được phát triển hết. Khi mang thai rất dễ xảy ra những tình trạng nguy hiểm như: sảy thai, sinh non, bệnh tật, thai ốm yếu. Thời điểm tốt nhất nên cho Poodle phối giống là khi chúng đủ 16 đến 18 tháng tuổi.
  • Khi Poodle mang thai, đừng để bé cưng gặp phải những vấn đề về tâm lý. Chủ nhân không được nhốt em ở một mình hoặc trong chuồng quá lâu. Trong những thời gian rảnh, nên đưa Poodle đi hóng mát, hít khí trời, chơi với chúng để luôn trong tâm trạng
  • Bạn nên quan sát và theo dõi Poodle mẹ mỗi ngày. Nếu phát hiện em ấy có những triệu chứng bất thường thì nên đưa bé đến thú y gần nhất. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc linh tinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của những bé chó con trong bụng.

Chăm sóc chó Poodle sơ sinh có khó không ?

Cách chăm sóc chó cảnh poodle mang thai có hơi phức tạp, tuy nhiên chăm sóc những bé chó con thì rất đơn giản. Người nuôi chỉ cần lưu ý một số điều dưới đây.

Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng

Đối với bất kỳ một đứa bé sơ sinh nào, thì sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất. Do đó, ngay khi chó Poodle con được sinh ra, bạn nên cho chúng vào lòng Poodle mẹ để được nếm thử mùi vị dòng sữa non lần đầu tiên. Có rất nhiều người chủ quan mà đã bỏ qua bước này. Họ không thể ngờ rằng, sữa non của Poodle mẹ chứa rất nhiều protein, khoáng chất và vitamin cần thiết để giúp chó con có được sức đề kháng tốt hơn.

Theo thống kê, có đến 90% các bé Poodle không được bú sữa mẹ đều có sức khỏe kém, còi cọc và ốm yếu sau này. Do đó, sau khi sinh, trong 48 giờ đầu tiên, bạn phải cho chó Poodle con hấp thụ sữa mẹ để có được kháng thể và dưỡng chất cần thiết. Bạn nên cho mỗi bé bú ở từng núm vú của Poodle mẹ. Bên cạnh đó, nên chuyển vị trí sang những núm vú khác để tránh tình trạng sữa không đều ở các vú

Chăm sóc Poodle khai sinh khó không ?
Chăm sóc Poodle khai sinh khó không ?

Tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun định kỳ

Trong 16 tuần đầu tiên khi những bé Poodle con được ra đời, sức khỏe của chúng sẽ được bảo vệ nếu trước kia Poodle mẹ được tiêm ngừa cho chó đầy đủ. Tuy nhiên, Poodle con cũng có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như Parvo ở chó hay chó bị care,… rất dễ dẫn đến tình trạng tử vong. Vì vậy, người nuôi nên tiêm phòng cho chú Poodle con ngay khi chúng đủ tuổi.

Khi Poodle con đủ 40 ngày tuổi, người nuôi nên đưa chúng đi tiêm phòng mũi đầu tiên. 20 ngày sau đó, tiếp tục tiêm với mũi thứ 2. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn mũi vacxin 7 in 1 hoặc 5 in 1 để các chú Poodle có thể cùng một lúc phòng tránh được nhiều căn bệnh hơn.

Trước khi rã bầy, Poodle con cần được chủ tiêm phòng đầy đủ 2 mũi đầu tiên, để tránh được những căn bệnh gây ra bởi 2 loại virus nguy hiểm là Care và Parvo. Còn về virus đáng ghét gây nên những căn bệnh hô hấp và đường ruột thì hiện nay vẫn chưa có vắc xin để tiêm phòng cho chúng.

Khi Poodle con đủ 1 tháng tuổi, người nuôi nên thực hiện tẩy giun sán cho chúng. Sau 1 tháng, tiếp tục tẩy lần 2. Tiếp đến là lần 3 cho đến khi các chú Poodle con đã đủ 1 tuổi. Sau đó, bạn chỉ cần đưa chúng đến thú y để tẩy giun mỗi năm một lần là được.

Khi bạn trang bị được những kiến thức về cách chăm sóc chó poodle mang thai đúng cách, Poodle mẹ có thể sinh ra những cún cưng Poodle con đáng yêu và khỏe mạnh nhất. Do đó, chúng tôi tin rằng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi bạn đang là chủ của một chú chó Poodle sinh sản. Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay câu hỏi cần được giải đáp, bạn có thể truy cập website Chomeocanh.com.com để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhất nhé!

Cảm ơn bạn!

Chúc bạn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ bên chú chó Poodle của mình nha.