Dấu hiệu chó bị ghẻ

Ghẻ gây ra tình trạng viêm da được sinh ra từ các loài ve nhỏ đang sống ký sinh trên chó. Loài ký sinh nhỏ bé này thường gây ra rất nhiều phiến toán cho thú cưng và chủ nhân. Mặc dù, không được xếp vào trong hạng mục những căn bệnh nguy hiểm ở thú cưng. Thế nhưng, ẩn chứa đâu đó là vẫn có rất nhiều hệ lụy xấu như nhiềm trùng da. Vậy câu hỏi đặt ra cách nhận biết dấu hiệu chó bị ghẻ như thế nào? phòng tránh bệnh ra sao? Đáp án xin mời các bạn tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây

1. Nhận biết dấu hiệu chó bị ghẻ

Cách chữa bệnh tốt nhất chính là cách phòng bệnh. Bởi vì ông bà ta nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, để phòng bệnh thì nên biết cách nhận biết bệnh ghẻ ở các bé cún trước tiên. Bệnh ghẻ sẽ làm cho bé cưng trở nên gầy còm, rụng lông, hôi bẩn mất đi vẻ đẹp vốn có của Sếp. Đặc biệt là sẽ làm cho các cún yêu nhìn không khác gì các bé không chủ bị bỏ hoang.

Việc nhận biết chó bị ghẻ  càng sớm sẽ càng giúp cho việc điều trị sau này trở nên dễ dàng hơn. Và sau đây là các dấu hiệu nhận biết triệu chứng chó bị ghẻ giúp cho người nuôi có được nhận thức kịp thời và đưa cún yêu đi chữa trị bệnh đúng lúc.

Cách nhận biết chó bị ghẻ chính xác nhất
Cách nhận biết chó bị ghẻ chính xác nhất

1.1. Chó bị ngứa dữ dội

Chủ nhân có thể nhận biết được chú chó cảnh nhà bạn đang mắc phải bệnh ghẻ thông qua việc bé bị ngứa, gãi dữ dội. Vì đó chính là biểu hiện thường thấy của bệnh ghẻ Sarcoptes. Khi ghẻ ký sinh trên da, sẽ có biểu hiện gãi ngứa không ngừng nghỉ, có khi làm tổn thương đến cả bề mặt da.

Nguyên nhân làm cho các em cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy là do con cái ghẻ Sarcoptic đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm tổn thương phần da. Khi thời tiết nóng nực hay các em cún vận động nhiều, đổ mồ hôi sẽ làm cho các bé thấy khó chịu, và ngày càng ngứa càng nhiều. Các bé sẽ ngứa rất nhiều và bị ghẻ hay gãi, nhây, cắn chỗ ngứa. Đôi khi các bé rất thích cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới đất để gãi với một bề mặt rộng.

Các em cún khi bị bệnh ghẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí đến mức quên cả những nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ chỉ để gãi ghẻ. Các bé có thể sẽ không ngừng gãi hoặc gặm da cho đỡ bớt ngứa. Nhưng thực tế là làm như vậy không giúp cơn ngứa khó chịu giảm đi mà chỉ làm cho da của các bé bị sưng tấy lên, trầy xước và dễ bị nhiễm trùng hơn mà thôi.

1.2. Triệu chứng chó bị rụng lông

Nếu phát hiện các dấu hiệu này tức là bé đã gặp phải dấu biểu hiện này thường cho ghẻ Demodex gây ra. Bệnh ghẻ còn được dân gian gọi với tên khác là xà mâu. Bệnh ghẻ Demodex ít nghiêm trọng hơn so với bệnh ghẻ Sarcoptes, bệnh này chỉ gây rụng lông tại 1 vài vị trí. Những mảng da tại vị trí bị ghẻ thường thì sẽ không bị kích ứng và gây ngứa nghiêm trọng. Nhưng chỉ làm mất vẻ thẩm mỹ của các bé cún.

Rụng lông là một biểu hiện khi boss bị ghẻ
Rụng lông là một biểu hiện khi boss bị ghẻ

Tuy nhiên, nếu các vùng da khác của cún bị rụng lông không đỡ mà còn bị lan rộng ra thêm thì cần phải hết sức cẩn thận. Bởi vì đó chính là biểu hiện của bệnh ghẻ Demodex diện rộng. Những mảng lông thưa hay trụi sẽ  đột ngột phát triển mạnh trên khắp cơ thể của các bé nhà ta, và có đường kính xấp xỉ 2,5cm sẽ dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Phần da ở những vùng này sẽ trở nên tấy đỏ, có vảy hoặc cứng lại thành từng mảng rất xấu xí.

Tình trạng năng như da tấy đỏ, có vảy hay xuất hiện các vảy cứng, khô sẽ làm dẫn đến việc các bé cún bị viêm da này sẽ khiến gãi nhiều hơn. Nếu đề tình trạng bị viêm da do bệnh ghẻ Demodex nặng ở các bé sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng khiến chó bị sốt, sụt cân…

1.3.Chân chó bị sưng hoặc kích ứng

Khi các bé nhà ta một khi đã mắc phải bệnh ghẻ Demodex thì rất có thể sẽ gây ra tình trạng viêm chân, làm cho chân bị sưng hoặc bị kích ứng gây khó chịu cũng như khó khăn cho việc đi đứng. Việc khó chịu trong lúc bị viêm chân, sẽ làm bé lười đi lại và dần mất đi sự hứng thú trong việc vận động, làm các bé chây lười và cảm thấy chán nản, căng thẳng.

Đối với những vị trí khó xử lý như ở chân, lòng bàn chân, kẽ chân,… ghẻ Demodex hay còn gọi là ghẻ xà mâu sẽ ăn sâu hơn vào chân của cún làm cho bệnh ngày càng khó điều trị hơn. Nhưng về thương do bệnh ghẻ xà mâu gây ra sẽ khiến chân sẽ bị sưng to và tấy rát. Các triệu chứng sưng tấy thường nặng hơn so tại vùng quanh gốc móng so với các vùng khác. Và thường đi bệnh ghẻ Demodex sẽ gây ra một số triệu chứng phụ cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác.

1.4. Nhận biết triệu chứng chó bị ghẻ thông qua chính cơ thể của chủ

Bệnh ghẻ lở ở chó không chỉ có thể nhận biết được thông qua những dấu hiệu của bệnh ghẻ như thông thường. Ngoài ra các Sen còn có thể nhận biết được bệnh ghẻ ở các bé cún thông qua chính cơ thể của bản thân, cũng như cơ thể của người thân xung quanh bạn. Tuy nghe khá vô lý nhưng lại rất thuyết phục.

Nếu vào một ngày đẹp trời, đột nhiên các hoặc người trong gia đình cảm thấy ngứa rát khó chịu khắp cơ thể, làn da mịn mà ngày nào bắt đầu trở nên tấy đỏ trông như những vết muỗi đốt trên người. Và đồng thời các siêu thú cưng của chủ nuôi cũng bị ngứa như vậy, gãi không ngừng nghỉ thì có khả năng cao là các Boss của chúng ta đã mắc phải bệnh ghẻ Sarcoptes.

Loại ghẻ này không chỉ gặp phải riêng ở loài chó mà còn có thể lây lan sang cả con người. Nhưng may mắn thay là triệu chứng này gần như không bao giờ chuyển biến nặng. Chỉ cần bỏ thời gian, công sức chịu khó chăm sóc kỹ những vùng bị lây bệnh thì dần căn bệnh này sẽ biến mất trong vài ngày.

Phát hiện bệnh ghẻ của boss thông qua chủ nhân
Phát hiện bệnh ghẻ của boss thông qua chủ nhân

2. Lưu ý cần nhận biết về triệu chứng chó bị ghẻ

Cần lưu ý để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để điều trị cho các bé, xác định được đúng loại bệnh mà bé mắc phải để có phương pháp điều trị thích hợp. Khi các em cún bị ngứa hoặc bị rụng lông không chỉ là dấu hiệu của mỗi bệnh ghẻ lở, mà cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác như dị ứng, tiểu đường, cường giáp trạng, nhiễm ký sinh trùng,…

Để xác định rõ bệnh, bạn nên đưa các siêu thú cưng của mình đến các cơ sở thú y gần nhất để có được chẩn đoán chính xác nhất. Và đưa ra hướng điều trị hiệu quả và dứt điểm căn bệnh ghẻ này.

Những điều cần lưu ý khi bé bị ghẻ
Những điều cần lưu ý khi bé bị ghẻ

3. Cách phòng tránh và chữa bệnh

Ông bà ta từ xưa đã có một câu rất hay là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, và nếu đã là do ông ta truyện lại thì cấm mà sai. Để thực hiện lời người xưa đi trước truyền lại, Chomeocanh.com xin được chia sẻ cho các Sen những cách phòng bệnh và chữa bệnh ghẻ ở cún đơn giản, hiệu quả nhất.

3.1. Phòng bệnh

Việc cơ bản, đơn giản nhưng lại hữu nhất trong cách phòng tránh bệnh ghẻ ở cún đó là thường xuyên giữ vệ sinh cho các em thật kỹ. Mỗi khi tắm cho cún, bạn nên sử dụng dầu tắm trị ghẻ và nấm da, ve chó 1 lần trong vòng 2 tuần hoặc tắm cho cún bằng nước bồ kết, nước lá chác, hoặc các loại lá đắng như lá ổi, lá chè, lá cây xoan, quả chanh… vì trong những loại lá này có thành phần axit giúp khử trùng tốt.

Chủ nhân lưu ý không được dùng xà phòng, dầu gội của người để tắm cho các bé. Vì dầu gội cho người thường sẽ có chất tẩy rửa mạnh hơn so với các loại dành riêng cho các cục vàng của chúng ta. Và độ pH cũng khác hoàn toàn so với loại dành cho da người, tránh việc làm tổn hại hay ảnh hưởng xấu đến da của các bé và các vùng bị bệnh ghẻ của bé

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chỗ ở, khu vực chuồng trại, nơi ở, cạc dụng cụ chăm nuôi, sinh hoạt hàng ngày của các bé bằng những loại dung dịch sát trùng như Chloramin B 0,5%, Nước vôi 10% sau khi phun sát trùng cũi, chuồng chó, dụng cụ chăn nuôi cần phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Và có thể sử dụng các loại thuộc đặc trị, phòng tránh, chống lại những tác nhân gây bệnh ghẻ ở chó.

3.2. Chữa bệnh

Người nuôi có thể đưa chó yêu đến những bệnh viện thú y gần nhất để chẩn đoán bệnh, và được tư vấn các loại thuốc phù hợp với bệnh. Sử dụng đúng loại thuốc đặc trị sẽ giúp các bé nhà ta giảm kích ứng, giảm ngứa và viêm nhiễm. Chỉ cần làm ướt toàn bộ lông chó, cho dầu tắm lên lông và xoa đều, mát-xa thư giãn cho các bé thật nhẹ nhàng tránh để dầu tắm tiếp xúc vào mắt chó, để yên khoảng 5 phút sau đó tắm lại bằng nước sạch.

Sử dụng các loại thuốc nhỏ đặc trị cho bệnh ghẻ lở ở các bé cún, lưu ý chỉ cần  nhỏ 1 giọt cho 1 lần trong vòng 1 tháng để điều trị ghẻ Demodex cư trú, ký sinh đối với chó bị viêm da cục bộ, dạng khô; và 1 lần một tuần để điều trị ghẻ Demodex toàn thân, dạng mủ.

Bên cạnh đó, chủ nhân có thể dùng Catosal 10% giúp cho các bé phục hồi nhanh sau khi trị ghẻ cho chó, tăng khả năng chống lại căng thẳng do sự khó chịu của bệnh đem lại và tăng cường sức đề kháng cho các bé yêu. Người nuôi có thể tiêm thuốc vào phần cơ bắp hoặc dưới da với một liều liều 1ml đối với 1 bé 10kg và tùy vào cân nặng mỗi bé liều lượng sẽ tăng lên. Chỉ tiêm như thế một tuần 1 lần đối với các bé bị viêm da cục bộ, dạng khô. Còn đối với những bé cún bị nặng toàn thân, dạng mủ thì bé cần phải tiêm 3 ngày liên tục như thế.

Cách chữa bệnh ghẻ cho boss hiệu quả
Cách chữa bệnh ghẻ cho boss hiệu quả

4. Lời kết

Chomeocanh.com đã cố gắng tìm hiểu, củng cố những kiến thức về chăm sóc thú cưng, cách nhận biết triệu chứng chó bị ghẻ kỹ càng nhất để chia sẻ một cách chính xác nhất. Vì thế mong rằng những thông tin trên đem lại thật nhiều hữu ích cho việc chăm sóc, cũng như nuôi dưỡng các bé. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức hơn hãy ghé Chomeocanh.com và có cơ hội tìm hiểu thêm nhé.

Nếu muốn được tìm hiểu trực tiếp thì hãy đến ngay với Chomeocanh.com chúng mình nhé và chắc chắn các Sen sẽ nhận được sự tư vấn trực tiếp, nhiệt tình nhất có thể. Hãy nhanh chân ghé quá Chomeocanh.com qua địa chỉ mà các Sen có thể dễ dàng tìm thấy quá trang mạng Chomeocanh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *