[block id="thuoc-tri-san-cho-cho"]

Toa thuốc trị sán cho chó

Hiện nay, có rất nhiều các loại bệnh mà những chú chó cảnh của chúng ta hay mắc phải. Tiêu biểu trong số đó là  bệnh sán chó. Sán chó thực sự là một loại động vật ký sinh trùng được xếp ở mức cảnh báo. Chính vì vậy bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sán chó, bệnh sán chó  cũng như các cách đề phòng ngừa căn bệnh này nhé !

Phần đầu của chó Pug thuần chủng
Bệnh sán chó

Sán chó sống bao lâu và các dấu hiệu bệnh sán chó

Sán chó là gì ? Sán chó là loại động vật ký sinh trùng khá nguy hiểm. Chúng là những sinh vật đa bào lớn. Lúc bé khó có thể nhận ra nhưng khi lớn thì có thể phát hiện được bằng mắt thường. Sán chó là dòng có vòng đời rất ngắn nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số định nghĩa cơ bản liên quan đến vòng đời và triệu chứng của bệnh sán chó trên thú cưng.

– Vòng đời của sán chó

Sán chó là động vật kí sinh được đẻ ra ngay ở trong phần ổ bụng của chó. Thông thường, thú cưng bị nhiễm sán chó là do ăn phải những đồ vật không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, là do thói quen cho chó ăn đồ sống của con người. Trứng sán sẽ theo đường ruột qua phân rồi đi ra ngoài. Nếu chó vô tình tiếp xúc phân có chứa sán, không lâu sau đấy sẽ nhiễm bệnh. Sau đó, phần trứng sán sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thành sán và chọn vật chủ kí sinh.

Nếu những chú chó nào tò mò với các loài động vật ven đường, khả năng nhiễm sán là cực kì cao. Chính vì vậy, bạn nên thật sự cẩn thận trong quá trình dẫn chó đi chơi.

– Biểu hiện của bệnh sán chó

  • Nếu bình thường, chú chó của gia đình bạn rất ham ăn và tinh nghịch nhưng lại bất ngờ buồn chán và không muốn ăn. Điều đó chứng tỏ rằng, nhiều khả năng cún yêu đã nhiễm sán mất rồi. Khi đó, các chú chó sẽ thường tỏ ra không hứng thú với các loại đồ ăn kể cả là những món sở trường. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thể trạng cũng như sức khỏe của cún.
  • Nôn mửa là một trong những dấu hiệu bị sán chó rõ ràng của các chú chó. Cho dù tại thời điểm đó, cún yêu của bạn ăn rất ít nhưng vẫn có những biểu hiện nôn mửa. ở trạng thái đó, nước miếng thường chảy nhiều và không ngừng. thậm chí một vài trường hợp còn nôn ra cả máu. Một vài trường hợp khác thì nôn luôn cả ra sán.
  • Chó trưởng thành thường ít xảy ra hiện tượng tiêu chảy trừ khi đã mắc sán quá nặng. Hiện tượng này có phổ biến ở những chú cún con. Do đường ruột vẫn còn yếu nên thường xuyên bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở cún con thường kéo dài, gần như không thể kiểm soát được. Thậm chí, nhiều chú chó có sức đề kháng yếu còn tiêu chảy kèm với máu. Đây là một trong những triệu chứng bệnh sán chó thường hay gặp ở chó tuổi còn nhỏ.
Biểu hiện của sán chó
Biểu hiện của sán chó
  • Biểu hiện bệnh sán chó trở nên rõ rệt hơn khi chó có dấu hiệu hay cáu gắt với chính những người thân xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh sán chó còn gây ra cảm giác khó chịu ở phần mông của cún. Nhiều chú chó thường hãy gãi mông hoặc cọ xát với các vật khác.
  • Da luôn là bộ phận rất nhạy cảm với những sự thay đổi trên cơ thể của chó. Cụ thể, dấu hiệu sán chó hay gặp phải là màu da của cún trở nên nhạt đi. Phần lông có chỗ đổi màu và các chỗ khác phồng lên một cách không bình thường.
  • Phân cũng là một biểu hiện sán chó rất dễ để nhận biết. Nếu phân chứa những đốm trắng hoặc các sợi dài trắng thì đấy chính là sán hoặc giun đũa.

Cách điều trị sán chó và các biện pháp phòng ngừa

Cách điều trị sán chó

Sán chó không phải là một căn bệnh quá xa lạ với những người nuôi chó. Nguyên nhân bệnh sán chó hình thành chủ yếu là thói quen cho chó ăn uống không đúng cách. Nếu phát hiện ra được những biểu hiện đã kể ở phần trên, người chơi hãy khẩn trương đưa cún đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Với kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất đây là bệnh gì. Sau đó, các bạn hãy đi mua thuốc theo đúng đơn thuốc đã được phát. Nên nhớ rằng, phải cho cún uống thuốc và đi khám đều đặn nếu tình trạng trên tiếp diễn.

Triệu chứng sán chó

Ngoài ra, nếu không thể đưa các cún đi khám, hãy tìm hiểu thật kĩ qua các trang web về chó mèo. Từ đó, so sánh với các biểu hiện ở chú chó nhà mình rồi đưa ra những quyết định. Nên nhớ rằng, hãy chỉ áp dụng với những trang web đã có từ rất lâu và tuyệt đối không lạm dụng thuốc cho cún.

Các biện pháp phòng ngừa

Sán chó đương nhiên là một loại bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chó. Nó hấp thu khá nhiều chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể chó. Điều này dễ dẫn đến việc chú chó nhà bạn tỏ ra mệt mỏi và chán ăn. Nếu để lâu, cơ thể của chó sẽ suy dinh dưỡng và dần dần kiệt sức.

Việc khám định kỳ cho chó gần như đã trở nên quá quen thuộc với những người nuôi chó. Việc làm này sẽ giúp bạn có thể bảo vệ cho sức khỏe của cún yêu. Bên cạnh đó, nếu chó có bệnh gì đi nữa cũng có thể phát hiện và chữa trị sớm hơn. Thông thường, người nuôi chó nên lấy phân của chó để đi xét nghiệm mỗi năm một lần. Nhất là với những chú chó tinh nghịch và thường xuyên chạy nhảy ngoài trời. Bạn lại càng phải đẩy cao thời gian kiểm tra lên. Những trường hợp này nên kiểm tra thường xuyên với năng suất 1 tuần 1 lần.

Đi khám thường xuyên là tốt nhưng không thể phủ nhận rằng kinh phí là khá tốn kém. Chính vì vậy, còn rất nhiều những biện pháp tiết kiệm hơn cho dù hiệu quả là không thể bằng. Bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc đến các cơ sở y tế để tìm hiểu về những loại thuốc tẩy giun dành cho chó. Nhiều loại là dùng để bôi phía bên ngoài cơ thể. Số còn lại là để uống. Khi mua, bạn phải chú ý đến thời gian cũng như liệu lượng cụ thể. Tránh trường hợp để chó uống sai liều dẫn đến vô tác dụng.

Bên cạnh đó, việc dọn dẹp sân vườn hay trong nhà cũng là điều hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho chú chó của gia đình bạn không phải tiếp xúc với những loại thức ăn bẩn hay chất thải của những loại động vật khác. Lưu ý rằng, hãy đặc biệt chú ý đến những loại động vật ngoài sân vườn, chúng thường là những loài có khả năng nhiễm sán rất cao.

Điều trị bệnh sán chó ở người. Phòng tránh bệnh sán chó

Trình tự điều trị sán chó

Tính đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa đặt ra được quá trình điều trị bệnh sán chó cụ thể. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được khi chó là một loài động vật tinh nghịch. Chúng ta khó có thể kiểm soát được chúng mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy, việc kiểm soát tiến độ phát triển của sán chó gặp rất nhiều khó khăn. Để hình thành được phác đồ điều trị sán chó có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian rất dài nữa.

Hãy nên đưa cún đến những trung tâm y tế dành cho thú cưng nếu chúng có những biểu hiện bị mắc bệnh sán chó như đã nói ở phần trên.

Điều trị sán chó
Điều trị sán chó

Hiện nay, dòng thuốc trị sán chó được sử dụng phổ biến là Albendazole. Tùy vào mức độ bị bệnh sán chó cũng như độ tuổi để đưa ra liều lượng cụ thể. Loại thuốc này rất dễ mua và thường hay dùng để điều trị sán chó ở con người. Một gợi ý cho người dùng là hầu hết các thuốc có đuôi là dazole đều là những loại thuốc có khả năng chữa giun sán.

Phòng tránh bệnh sán chó

Sán chó có thể lây từ người này sang người khác hay không vẫn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hiện nay tại Việt Nam, bệnh sán chó đang là bệnh mà khá nhiều người mắc phải. Tất cả hầu hết bắt nguồn từ việc sử dụng đồ ăn không đảm bảo chất lượng. chúng là những đồ ăn ôi thiu hoặc tươi sống chưa qua quá trình nấu nướng. Khi sử dụng những thực phẩm này, bạn đã vô tình đưa trứng sán vào cơ thể và làm ảnh hưởng đến các mô.

Với câu hỏi bệnh sán chó có lây không đối với con người thì câu trả lời là không. Điều này có thể giải thích được khi sán không thể tồn tại trong môi trường là cơ thể con người. Chính vì vậy, chúng không thể đẻ trứng cũng như phát triển.

Cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa bệnh sán chó là tiêu chí ăn chín uống sôi. Đây có thể nói là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa sán chó. Bên cạnh đó, hãy chú ý vệ sinh nơi chú chó nhà bạn sinh hoạt thường xuyên. Điều này có thể vừa giúp cho chúng cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, cũng ngăn không cho chó tiếp xúc với những đồ ăn có nguy cơ nhiễm sán. Đặc biệt, tránh trẻ em cũng như người lớn chạm tay vào phân chó. Nếu có phải chú ý rửa tay bằng chất tẩy rửa thật sạch.

Trại chó Phốc sóc
Giun sán ở chó gây nên những hậu quả gì?

Lời kết

Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sán chó. Bên cạnh đó, Chomeocanh.com cũng đã đưa ra những dấu hiệu nhiễm sán chó cũng như các cách phòng ngừa loại bệnh này. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có một sức khỏe thật tốt trong quá trình nuôi và chăm sóc chó. Hãy đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu và nói không với sán chó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *