Yến Hót

Mua bán chim Yến Hót giá rẻ, Hoàng Yến nhập khẩu ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Yến hót giống chim hót cao cấp

Với người sành điệu, xưa nay, từ Âu sang Á, ai ai cũng đánh giá giọng con chim Yến hót là giọng hót bậc thầy. Vì rằng, không có một giống chim nào trên đời này – kể cả Họa mi, Chích Chòe, có giọng hót véo von, du dương, êm ái, luyến láy nhiều điệu bằng giọng chim Yến hót cả!

Có được chứng kiến tận mắt một con Agate rouge đứng thẳng người trên cần đậu, cái mỏ nhỏ xíu há ra hót liên tục suốt năm phút, mười phút bàng những âm thanh trầm bổng, chẳng khác gì cung đàn muôn điệu của người nhạc sĩ tài hoa, quí vị mới thấy được sự sảng khoái trong tâm hồn mình tê mê đến mức độ nào!

Hoặc là ta cứ nhắm nghiền mắt lại mà im nghe. Có phải giọng hót trầm bổng kia, những âm thanh réo rắt giàu cung bậc kia đã len lỏi tê mê va chạm từng mấu giây thần kinh xúc cảm của ta không?

Ôi, con chim Yến hót! Giọng hót của mi có ma lực nhiệm màu, xua tan được những nỗi phiền muộn đang chất chứa trong lòng mọi người, đã góp phần điểm tô màu hồng cho cuộc sống, giúp mọi người yêu đời hơn, muốn sống gần gũi với thiên nhiên hơn...

Đó là chưa nói đến những gam màu đa dạng và cực kỳ sinh động mang trên mình những chú chim nhỏ xinh xinh, những con Yến hót múm mỉm mà tài tình. Tiếng chim đó, vóc dáng đó, màu sắc đó đã dưa chim Yến hót lên địa vị cao hơn, xa hơn các loài chim hót khác. Đó là con chim cảnh bậc thầy, Vua của các loài chim hót!

Bằng chứng là suốt bốn thế kỷ qua, con chim Yến hót vẫn còn giữ được danh vị độc tồn, và càng ngày càng có đông người đổ xô ái mộ nó. Khắp thế giới, gần như nước nào cũng lập ra những Hội Bảo Vệ Phi Cầm, Hội Nuôi Chim Yến (nâng lên tầm mức quốc gia), và đã có biết bao nhiêu những  nghệ nhân tài danh, những nhà điểu học nổi tiếng, đã bỏ ra hàng chục năm trường của cuộc đời vốn ngắn ngủi của mình để cố mày mò lai tạo được một giống Yến lạ. Lạ từ vóc dáng, mày lông, giọng hót… cực kỳ hay, đẹp lạ…

Xưa nay, giới nuôi chím Yến hót vẫn nhắc nhở đến phương danh quí tánh những nhà khoa học lớn như Dunckere, Brunot, Matern, Norduyn, Gilles, Sameroum, Lomheau, Grégoirc, Martin Weyling, Gustave Smet... với sự nguỡng mộ và lòng cảm tạ tri ân. Chính nhờ công lao lai tạo giống của những nhà khoa học, điểu học nổi tiếng này mà ngày nay ta mới được thừa hưởng những nòi Yến hót cực kỳ nổi tiếng.

Tổ tiên xa xưa của con Yến hót là giống Yến rừng sống hoang dã ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương. Do xuất xứ của nó ở đây nên người Pháp mới đặt tên cho nó là Canaries (tên khoa học là Serinus Canaries).

Yến rừng còn có một tên khác là Canario đo nguời Bồ Đào Nha đặt cho, vì ở đảo Madère và Acores của Bồ Đào Nha cũng có giống Yến này sinh sống.

Giống Yến rừng khác xa với giống Yến nhà hiện nuôi, thân mình no nhỏ bé hơn. phần trên mình có lông màu xám xanh lần phới vàng, cổ và phần ngực nhuộm màu vàng chanh u tối, tựa tựa sắc lông của con chim sâu. Còn mí mắt. hai bên cổ, cận đuôi lại có màu lông vàng tối. Chót cánh, đuôi và hai bên sườn chim có lông màu nâu sẩm, có điểm vạch xanh mờ...

Vì bộ lông đó nên người xưa đặt tên cho Yến rừng là Yến xanh.

Nhìn qua thì Yến xanh (Vert) chỉ là chú chim tầm thường, tầm thường đến nỗi dân địa phương nhiều đời ở đó cũng không chú ý, chỉ trừ giọng hót khá hay của nó thì không ai chê.

Chính nhờ vào giọng hót “vàng” đỏ mà người ta mới chọn nuôi.

Từ thế kỷ thứ 16, Yến rừng đã bị bắt về đất liền và đem bán tại châu Âu, sau đó lan sang nhiều nước trên thế giới. Được biết, cuối thế kỷ 16, một chiếc tài buôn Y Pha Nho chở rất nhiều Yến rừng trên đường sang Ý để bán, nhưng khi tàu chạy ngang qua đảo Elbe (thuộc địa Địa Trung Hải) thì bị một cơn bão lớn đánh chìm tàu. Thế là bầy Yến chở trên tàu được dịp so lông hay lên đáo Elbe sinh sốntg. Và từ đó sinh sôi nẩy nở không biết đông đảo liên cơ man nào. Chúng tìm ăn các loại hột nhỏ có sẵn trên đao. ăn trái cây chín, ẩn sáu họ và chồi non. Chúng làm tổ trong các hốc cây hoặc tự lót những chiếc ổ thô sơn trên các lùm hụi mà đỏ trứng.

Càng ngày tàu buôn càng lũ lượt kéo đến lùng sục chim mà mua, nên thổ dân trên đảo tự nhiên có một nghề mới kiếm được nhiều tiền. Cả ngày họ cứ vào rừng bắt Yến hoang về bán…Giá con chim hoang này có thể càng ngày càng cao, đến nỗi về đến đất liền thì chỉ có các bậc Vua chúa. Vương tôn đại thần quyền quí cao sang mới có khả năng dốc tiền vàng ra mua nổi!

Giọng hót cứa con Yến rừng khiến mọi người say mê. Ban đầu người ta tiếc cho một con chim có giọng hót thật hay mà trời lại nỡ ban cho bộ lông quá xấu, nên các nhà điểu học tài ba của nhiều nước như Đức, Anh, Pháp, Bỉ,…không hẹn mà nên, họ cố công mày mò lai lạo ra các giống Yến màu đặc sắc cho riêng nước mình, và sự quyết tâm đã bỏ ra…Bằng chứng là ngày nay chúng ta được thừa hưởng những giống Yến màu nổi tiếng.

Lai tạo được màu sắc, các vị đó lại có tham vọng tạo cả vóc dáng, rồi giọng hót sao cho hay hơn, hấp dẫn hơn, đặc sắc hơn…Và họ cũng đã thành công.

Ngày nay về màu sắc thì quả là đa dạng. Chúng ta đã có những sắc lông, có thể nói là đã tạo được cá rừng màu sắc vô cùng hấp dẫn... Và cũng lai tạo ra dược con chim có giọng hót cực hay. chăng hạn như Yến Malinois mana biệt danh là Rossignol de Paris của Bỉ, hay đến Yến Saxon, Karz của Đức...

Những tìm tòi để lai tạo những giống Yến có những đặc điểm tối ưu khác vẫn được tiếp tục, và những khám phá mới chắc chắn cũng sẽ còn nhiều...

Tại nước ta, Yến hót chỉ xuất hiện hơn một thế kỷ nay do người Pháp đem vào. Thời trước, Yến cũng được nuôi bởi các tay quyền quí cao sang, bởi các giới học thức như giáo sư, bác sĩ, Luật sư, nhà văn, nhà báo. Nhưng, nay thì chim Yến đã thâm nhập vào giới bình dân, giá cả cũng bình dân, ai nuôi cũng được.

Có điều, số người nuôi chim Yến hót ngày nay vẫn chưa đông, so với những người có máu mê nuôi các giống chim rừng khác. Do chim Yến hót giá quá cao chăng? Hay do ở áp lực tâm lý cứ vẫn cho là giống chim này khó nuôi? Cầu kỳ về thức ăn? Khó khăn về kỹ thuật?

Sự thực thì không đến nỗi như vậy, thức ăn của Yến hót đâu có gì cầu kỳ, và kỹ thuật chăn nuôi cũng đâu có lắm sự nhiêu khê, đâu có gì khó lắm!

Màu sắc phong phú của chim Yến hót

Như phần trên chúng tôi đã có dịp trình bày, người đời nuôi chim yến hót, ngoài việc thưởng thức giọng hót du dương âm điệu ra, còn được chim ngưỡng đến no mắt những giai điệu màu sắc tuyệt vời do bộ lông của Yến hót mang lại, dù óc tưởng tượng của ta có phong phú đến đâu chắc cũng không thể hình dung ra nổi.!

Nhờ vào việc áp dụng luật di truyên, nhờ vào sự hăng say của nghề nghiệp, sự quyết tâm của các nhà điểu học tài ba khắp thế giới, mà ngày nay từ con Yến xanh (Vert) hoans dã ở quần đảo Canaries, đã tạo ra Yến có bộ lông màu trắng, màu vàng, màu son đỏ, màu biếc, màu xanh lá cây. màu đồng thau, màu xanh đá, màu vàng cam màu dã thú, màu nâu chanh, màu xám bạc lung linh ánh sắc...

Đã thế, có những giống Yến mới được lai tạo với hình dáng khác lạ, với kiểu lông hấp dẫn, càng nhìn càng mê, dù người khó tính đến đâu cũng khống thể chê bai vào đâu được!

Thành quả đó, phải nói là do những công trình vĩ đại của nhữns nghệ nhân có tên tuổi lớn như Duncker, Brunot, Matern Norduyn, Gilles, Gameroun, Grésoire, Th.Jansen, Lombeau, Martin Weyling... và các vạn vị khác. Đây là những con người tài hoa, có duyên nợ ngàn đời với Yến, mê chim Yến như quí đời sống của chính mình.

Những nghệ nhân tên tuối lớn đó sau hàng chục năm miệt mài với công việc đúng với sở thích của mình, nên đã cống hiến cho đời nhữns thành quả to lớn của họ, thật đáng cảm phục.

Được biết, từ năm 1607, ở Hầu quốc Bavière (miền nam nước Đức) giống Bạch Yến ra đời đã được mọi người hết sức tán thưởng đã cho đây là một kỳ tích đáng ca ngợi. Giới quí tộc, vương tôn công tử khắp thế giới đổ xô đặt hàng mua cho bằng được, dù với giá nào.

Đặt cạnh con Yến xanh, Yến Bạch trở nên sang cả, quí phái như một bà hoàng đứng cạnh một người quê kệch, chính vì vậy địa vị của nó thời đó được nâng cao, muốn mua đượcc mà chơi cũng phải trả giá “trên trời”, người nghèo làm sao dám mơ ước!

Sự đăng quang của chim Bạch Yến vào năm 1607 đã thôi thúc lòng hăng say của những nghệ nhân, những nhà điểu học tài ba trên thế giới chăm chú hơn vào công việc lai tạo cho mình những giống quí hơn. Và sự cố gắng không ngừng đó của họ đã đưa họ lên đài vinh quang. Đó là khoảng gần một thế kỷ sau đó, đầu thế kỷ thứ 18, năm 1700, Hervieux De Chanteloup đã có một danh sách Yến màu trong tay, gồm 29 loại vơi các màu sắc đa dạng như màu vàng, màu xanh, vàng lợt, màu mã não ửng vàng, màu đỏ, màu thủy tiên mắt đen và mắt đỏ...

Với cả rừng màu sắc sáng trưng đa đạng đầy hấp dẫn đó, loại Yến màu trở nên niềm mơ ước nhất đối với nghệ nhàn chơi chim khắp thế giới. Và thành quả to lớn ấy đã thúc đẩy các nhà chăn nuôi chuyên nghiệp tiếp tục đi vào con đường tạo sắc cho Yến hót hơn nữa.

Công việc tạo sác đó của họ càng ngày càng tể chóc có khoa học hơn, thay thế cho các cách thực hành xưa cũ chỉ dựa vào kinh nghiệm và công lao của bản thân.

Những người tạo sắc cho Yến hót bắt tay vào việc nghiên cứu luật tự nhiên dến tính tự hữu, nội tại của chim và nghiên cứu thêm về sự duy truyền để biết những tác nhân nào chịu trách nhiệm cho tánh di truyền nào... Và kết quả đem lại, như ngày nay chúng ta được thấy đó, màu sắc của Yến hót đã dược phong phú hóa đến mức ngoài sự mong ước của mọi người... đó là điều đáng cảm phục và chắc chắn thành quả tốt đẹp đó, sau này vẫn còn tiến xa hơn nữa.

Giới nuôi chim Yến hốt ngày nay được cái diễm phúc là do Yến màu ngày nay đã phổ biến sâu rộng, giá lại phải chăng, nên không những chỉ có người giàu mà người nghèo cũng cố thể chơi được.

Tất nhiên, chim cũng có con tốt con xấu, và qua sự tốt xấu đó mà giá cả có phần chênh lệch.

Để đánh giá một con chim tốt, xấu ra sao, chúng tôi xin trình bày một thang điểm của Yến hót, do . quốc tế phân định như sau:

- Màu sắc của chim              đến 50 điểm

- Vóc vạc                               đến 10 điểm

- Cách đi đứng                      đến 15 điểm

- Hình thức                            đến 10 điểm

- Bộ lông                                đến 10 điểm

- Trạng thái                           đến 05 điểm

Tổng cộng                             100 điểm

Cứ căn cứ vào bảng giá đó mà chúng ta dễ dàng định giá trị của từng con chim một để chọn nuôi.

I- TÌM HIỂU MÀU SẮC CỦA YẾN HÓT:

Màu sắc trong bộ lông chim Yến hót là sắc tố mà máu truyền lên lông. Màu được qui cho sắc tố. Nói một cách khác, tác nhân của màu định đoạt về sự sống có mặt hay không của sắc tố. Mỗi tác nhân có nhiệm vụ hình thành một màu riêng cho chim.

Người la đã tìm ra được bốn tác nhân sau đây:

- Tác nhân vàng

- Tác nhân đỏ

- Tác nhân đen

- Tác nhân nâu

Được biết, với Yến hoang dã và Yến nuôi, có ba thứ màu, mỗi màu do một chất men riêng tạo thành, và truyền lại như một đơn vị thừa kế được biệt lập một mình.

Màu vàng được coi như do lipochrome (một chất mỡ màu) vàng tạo ra trải đều bộ lông chim, và làm phong cho những màu đậm hơn ở bên trên như nâu hoặc đen.

Màu vàng có hai sắc giai: một là vàng đậm và một là vàng lợt.

Ở màu vàng đậm ta thấy hộ lông có sớ dày hơn chất vàng trải khắp đến đầu lông, đến biên lông.

Ở màu vàng lợt, bộ lông dày, chất vàng lợt không đi đến đầu lông, khiến biên lông có màu trắng mờ mờ...

Nếu cho chim vàng đậm phối ngẫu với nhau thì con cái chúng đa số là vàng đậm, nhưng cũng có số ít lông vàng lợt.

Còn nếu cho chim vàng lợt phối ngẫu với nhau thì con cái chúng đa số là vàng lợi. cũng có thiểu số vàng đậm.

Những màu đen và nâu đều qui cho sự hiện diện các hắc tố. Màu đen ở trong bộ lông chim dưới dạng những hột nhỏ hình dài, trong khi màu nâu là những hột nhỏ dưới dạng hình tròn.

Cách sắp xếp những hột nhỏ hình dài và tròn đỏ đã đem lại hiệu quả có ảnh hưởng đến màu sắc bộ lông chim Yến hót.

Nơi nào những hột kết tụ dày lại thì sắc lông chim trở nên đậm.

Ngược lại, nếu hột dàn trải mỏng thì nơi ấy sắc lông lợt.

Hắc tố có nhiệm vụ nhuộm màu cho đôi mắt của chim. Khi chim có hắc tố màu đen thì mắt chim màu đen. Khi chim có hắc tố màu nâu thì chim có mắt màu đỏ. Do vàng và nâu kết hợp lại.

Nói cách khác, khi Yến hót có mắt màu đỏ thì trong mình chúng không hiện diện hắc tố màu đen.

Một con Hoàng Yến cỏ mắt đen, là trong mình có sự hiện diện cua hai hắc tố đen và nâu.

Một chim có màu nền trắng mang hai hắc tố đen và nâu, mắt chim đó là màu đen. Còn nếu chim màu nền trắng mà chỉ mang một hắc tố nâu, thì chim đó có mắt màu đỏ.

Sự hiện diện hay khiếm diện các sắc tố không dính líu đến các tác nhân nhuộm màu. Tác nhân nhuộm màu được định đoạt bởi các tác nhân khác. Đó là tác nhân của sự biến đổi. Nó kiểm soát sự phân phối hắc tố trên bộ lông, trên mắt và nhiều vùng khác, trên cơ thể của chim.

II- YẾN HÓT CÓ MÀU BÌNH THƯỜNG:

Yến hót có màu bình thường ở cánh như màu vàng, xanh, nâu, không phải là chim bình thường, trong tinh chất của nó. Một chim cảnh có màu tương tự có thể có một cơ thể bẩm thọ thái hóa rất yếu, đó là chỉ mang một tác nhân màu vàng, thay vì phải có đến hai. Chữ bình thường dùng ở đây có nghĩa là màu bình thường.

Để hiểu rõ ràng nguyên nhân màu trắng trong bộ lông Yến hót, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân có bộ lông màu vàng.

Nhà điểu học tài danh Gustave Smet đã đưa ra một thí nghiệm sau đây để chứng minh một công thức di truyền về tác nhân di truyền màu của Yến hót:

Ông dùng chữ J hoa để chỉ sự hiện diện màu vàng, và dùng chữ j thường để chỉ sự khiếm diện. Và dùng chữ B hoa để chỉ sự hiện diện màu trắng, chữ b thường chỉ sự khiếm diện.

Bây giờ nếu cho phối ngẫu một trống vàng với một mái trống không có màu vàng, thì dùng:

J.J chỉ chim trống có hai tác nhân vàng, một tác nhân thừa kế của cha và một tác nhân thừa kế của mẹ.

B.B chỉ con mái trắng.

Từ đó sinh ra công thức:

JJ x BB

JJ là chim trống có hai tác nhân màu vàng như đã nói ở trên, không nói rõ chim trống không mang tác nhân trắng nên công thức chưa đầy đủ.

Vì có sự xen kẽ màu trong việc phối ngẫu, vì muốn chỉ dẫn đầy đủ, chúng ta dùng JJbb cho trống vàng và chim mái trắng chúng ta dùng BBjj để chỉ rõ chim mái khống thừa kế màu vàng. Công thức trên trở thành:

Phối ngẫu JJ bb, con trống vàng có hai tác nhân vàng (không có tác nhân trắng) với BB jj con mái có hai tác nhân trắng (không có tác nhân vàng).

Tất cả tinh trùng của chim trống đều mang Jb. Tất cả trứng của chim mái đều mang Bj. Kết quả cuộc phối ngẫu này là chim con mang một tác nhân vàng và một tác nhân trắng.

Màu vàng không phải sinh ra từ một tác nhân, mà nó đuợc sinh ra từ hai tác nhân hoạt động riêng lẻ: đó là tác nhân vàng và tác nhân đỏ.

Tác nhân thứ nhất là tác nhân F sinh ra một chất không màu gọi là lipochrome, dùng để làm màu vàng và đỏ:

Tác nhân thứ hai G là một chất men biến đổi chất nguyên màu ra chất lipochrome vàng.

Hai tác nhân F và G đều truyền cho đời con đời cháu và cả hai đèu di truyền biệt lập nhau. Những con thừa kế (con cháu sau này) đuợc cả hai tác nhân FF và hai tác nhân GG, đều có màu căn bản vàng.

Chỉ có màu căn bản được xét ở đây, hắc tố không được vẽ ra. Chất nhuộm vàng lipochrome có nhiều công việc phải làm, và đó là vấn đề tối quan trọng, vấn đề sinh tử.

Lý do chưa biết rõ, nhưng người ta biết rằng một Yến hót có thể sống được khi có một số lượng prolipochrome. Số lượng prolipochrome tùy thuộc sự thừa kế tác nhân F.

Sự thừa kế hai tác nhân F dẫn đến việc hình thành một số lượng prolipochrome.

Nếu sự thừa kế tảc nhân F chỉ tạo một số luợng thiếu ít prolipochrome chim sẽ chết yểu từ trong trứng hoặc khi vừa mới nở ra.

Tác động của tác nhân F là hình thành chất prolipochrome, chất này có hiệu lực từ ngày thứ 5 của ngày ấp trứng.

Còn tác động của tác nhân G trên chất prolipochrome tạo ra chất vàng lipochrome. Số lượng chất vàng này có thể thấy trên bộ lông chim. Sự hình thành sắc tố vàng tùy thuộc hai điều:

- Số lượng prolipochrome phải được chuyển hóa bởi tác nhân G.

- Lịch trình phát triển lông.

Nếu tác động của tác nhân G trên chất prolipochrome đã được mở đầu trong lúc lịch trình trưởng thành của lông cũng mở đầu, thì sắc tố vàng được cung cấp đầy đủ cho lông. Nếu lông phát triển sớm hơn sự hình thành chất nhuộm vàng thì phần lớn bộ lông không có sắc tố.

Trong trường hợp chim con là FF, chất lipochrome hình thành sớm cũng còn đủ thì giờ để sắc tố vàng trải đều trên phần lớn bộ lông. Nhưng trong trường hợp chim con chỉ thừa kế một tác nhân F thì sự hình thành chất prolipochrome mới khởi diễn từ sau.

Cũng có sự hình thành chất prolipochrome tiến hành chậm nên số luợng chất nhuộm vàng ít.

Kết quả là những chim ấy chỉ có một sác giai vàng được thấy ở lông vai và cánh.

Do hoạt động của hai lịch trình riêng lẻ nhau, sự hình thành chất prolipochrome, sự phát triển bộ lông có màu trắng mạnh nhất, có thể cho thấy trên lông nó nhiều màu vàng, nhưng đến kỳ chim thay lông thì màu vàng dư này sẽ hiến hết...

Tác nhân G là lác nhân chủ yếu của sự thay đổi, qui định chỗ cho các hắc tố có thể xuất hiện, còn tác nhân A và B là tác nhân của sự thay đổi thứ yếu qui định những sự thay đổi trong những chỗ mà tác nhân G qui định.

Sự phân tích các kết quả thí nghiệm chỉ rõ ràng về sự thay đổi, Yến hót có thể chia làm ba nhóm chính:

Nhóm nhất: màu một đến thiếu. Chữ thiếu ở đây có nghĩa là trong bộ lông có một hay nhiều lông trắng, hay một màu đỏ có nhiều vết đen, nâu.

Nhóm hai: có mào lông chim trang trí to hoặc nhỏ.

Nhóm ba: có chấm hướng về màu trắng.

Xét thấy, nhỏm thứ nhất có thể coi là thuần chủng. Nhóm hai coi là dị chủng và nhóm ba coi là không mang tác nhân chủ yếu cho việc thay đổi.

Sự thay đổi đâu trình diễn một cách tự nhiên. Trong màu của chim Yến bình thường đều qui vào một biến thái của sắc tố đen sắc tố nâu (xuất hiện như một sự thay đổi), sắc tố vàng (xuất hiện như màu phông). Đó là ba màu của Yến hót thường mang.

Màu nâu là một thí dụ về thay đổi chủng loại.

Màu đen là sự hiện diện của một tác nhân đen. Thiếu tác nhân đen thì không thể có màu đen.

Ngoài ba tác nhân vàng, đen và nâu, không cỏ một tác nhân Isabelle. Màu Isabelle là màu nâu được mang với màu đen bởi những chim có mắt đen và thể chất bình thường.

Nói rõ hơn, màu Isabelle không được qui cho một tác nhân Isabelle, mà là do thiếu vắng tác nhân đen.

Màu đen và nâu trên phông vàng cho màu xanh lá cây.

Màu nâu trên phông vàng cho màu Isabelle.

Trong loài chim, đơn vị tinh dục trống gọi là X nhiễm sắc thể, và đơn vị tinh dục mái là Y nhiễm sắc thể.

Một chim trống có đến hai nhiễm sắc thể XX, một thừa kế của cha và một thừa kế của mẹ.

Một chim mái cũng có một nhiễm sắc thể X (thừa ké của cha), và một nhiễm sắc thể Y (thừa kế của mẹ), tức là XY.

Như vậy mỗi tinh trùng chim trống đều mang XX nhiễm sắc thể, còn chim mái thì sản xuất hai thứ trứng, một loại có X nhiễm sắc thể, và loại kia có Y nhiễm sắc thể.

Từ đó cho ta thấy, một tinh trùng X nhiễm sác thể, cặp một trứng cũng có X nhiễm sắc thể, thì chim con sẽ là chim trống (nó có XX nhiễm sắc thể).

Còn một tinh trùng X nhiễm sắc thể gặp một trứng Y nhiễm sắc thể, thì chim con sẽ là chim mái (mang XY nhiễm sắc thể).

Như vậy, trong buồng trứng của chim Yến hót mái đã có những trứng chỉ nở ra chim trống, và có những trứng chỉ nở ra chim mái mà thôi.

III- YẾN MÀU TRẮNG, XANH BIẾC VÀ ISABELLE ỬNG BẠC:

Cũng theo kết quả sự nghiên cứu công phu cua Gustave Smet, Chủ tịch liên đoàn bảo dưỡng Yến hót của Paris thì Yến màu trắng là do một hay hai lý do chính sau đây:

- Do thừa kế màu vàng nhưng số luựng ít nên chất lipochrome không đủ sức tạo nên màu vàng.

- Do thừa kế một số lượng lipochrome; không thừa kế tác nhân hình thành màu vàng.

Trong hai trường hợp đó thì trường hợp đầu màu trắng của chim cực mạnh, còn ở trong trường hợp hai, màu trắng rất yếu.

Màu trắng cực mạnh thừa kế GG (hai tác nhân tạo ra màu vàng), nhưng chỉ có một F (lạo lipochrome). Số lượng lipochrome không đủ dùng cho những nhu cầu sinh tồn của chim, nó cũng không đù cho tác nhân GG tạo ra chất nguyên lipochrome để nuôi đầy đủ bộ lông chim vàng, chỉ làm gợn vàng trên cánh và trên vai chim mà thôi.

Màu trắng cực mạnh ở một chim Yến hót có hai tác nhân trắng và vàng, nhưng tác nhân trắng thống trị tác nhân vàng, có hiệu lực với bộ lông nên chim mới có màu lông trắng.

Một chim trắng cực mạnh sinh ra một sổ tinh trùng bằng nhau về màu trắng, màu vàng.

Một chim mái sinh ra một số trứng bằng nhau, trứng cho màu trắng, trứng cho màu vàng.

Khi một tinh trùng vàng gặp một trứng cho màu trắng, kết quả sẽ là trắng cực mạnh.

Khi một tinh trùng trắng gặp một trứng cho màu vàng, kết quả cũng là trắng cực mạnh.

Khi một tinh trùng vàng gặp một trứng cho màu vàng thì, kết quả là vàng bình thường.

Khi một tinh trùng trắng gặp một trứng cho màu trắng, kết quả sẽ là trắng cực mạnh thuần khiết, nhưng chim con đó chết yểu (do sự thiếu vắng nguyên chất lipochrome, chất cần thiết chọ sự sinh tồn). Bởi vì trắng cực mạnh di hại khi nó một mình hay có đôi (do thừa kế của cha mẹ) nếu phối ngẫu với một chim bình thường thì giao tử trắng do cha mẹ di truyền lại phải gặp một giao tử vàng. Kết quả là các thể bình thường.

Màu trắng của Yến trắng cực mạnh là màu trắng giá ngự trên màu vàng, nên một chim đã thừa kế một tác nhân trắng cực mạnh và một tác nhân vàng, phải là chim trắng.

Một chim màu sắc bình thường rẽ dòng từ cha mẹ trắng cực mạnh thì nó không có tác nhân trắng cực mạnh. Nếu kết quả có ngược lại là do chính màu sắc nó không bình thường.

Màu trắng cực mạnh mang theo tác nhân đen và nâu, ngoài tác nhân trắng và vàng. Như vậy mắt nỏ màu đen. Nếu nó không mang theo tác nhân màu đen thì mắt nó sẽ màu đỏ.

Còn cách phân phối hắc tố trên bộ lông thì cách thức phân phối đều tùy thuộc vào những tác nhân của sự thay đổi mà chúng thừa kế.

Sự phối ngẫu hai cá thể có chấm và đốm lợt sinh ra những cá thể chấm lợt và đốm lợt.

Sự phối ngẫu hai chim trắng mắt đen sẽ cho ra bầy con hoàn toàn mắt đen, nếu chim trống cha thuần khiết về tinh mắt đen.

Còn sự phối ngẫu hai chim trắng mắt đỏ thì bầy chim con đều mắt đỏ cả.

Được biết màu đen trong mắt chim trống không phải nó tinh khiết về tinh ấy, nhưng sự hiện diện màu đen trong mắt chim mái thì lại khác, đó là bằng chứng mái có tinh khiết về tinh mắt đen.

Về màu biếc cực mạnh cũng giống như màu trắng cực mạnh. Nó mang một tác nhân trắng, một tác nhân vàng, tác nhân đen và nâu. Sụ khác biệt giữa màu biếc và màu trắng có mắt đen hiện hữu trong những tác nhân của sự thay đổi, ở chỗ trắng tinh khiết có mắt đen thiếu những tác nhân của sự thay đổi, mặc dầu nó mang đen và nâu nhưng vẫn không thể trưng bày những màu này trên bộ lông của nó.

Nếu cho phối ngầu một trắng cực mạnh với mộí chim vàng bình thường (chim thiếu tác nhân của sự thay đổi) cho ra số con gần bàng nhau: trắng tinh khiết và vàng bình thường. Còn cho phối ngẫu một chim biếc cực mạnh với một chim cố màu xanh lá cây bình thường (nên hiểu là có sự tương giao đầy đủ những tác nhân của sự thay đổi) ta thấy chúng vẫn cho ra một số con gần bằng nhau có màu biếc và màu xanh lá cây.

Mội chim mái biếc không có màu Isabelle, nhung trống biếc sinh ra lsabelle ửng bạc hay Isabelle ngời vàng, nếu cha nó đưực sinh ra từ mội chim trống mắt đỏ, thì nó có thể mang màu Isabelle.

Trong trường hợp đem con chim này cho phối ngẫu với một con chim mái xanh lá cây thì chúng sẽ sinh ra lứa con đa dạng như sau:

- Tinh khiết cho tính mắt đen

- Chim trống biếc và xanh lá cây

- Mái Isabelle ửng bạc

- Mái Isabelle ngời vàng.

Còn nếu dem con trống đó phối ngẫu với mái Isabelle thì chim trống sinh ra là Isabelle ửng hạc, và có cả Isabelle ngời vàng.

Isabelle ửng bạc cực mạnh có mang mội tác nhân trắng, một tác nhân vàng, và một hoặc hai tác nhân cho màu nâu. Do thiếu vắng tác nhân đen, hắc tố đè lên nền trắng của chim, sẽ tạo ra Isabelle ửng bạc.

Chim trắng mắt đỏ mang trắng, vàng, nâu, nhưng thiêu tác nhân của sự thay đổi, còn Isabelle ửng bạc lại có tác nhân của sự thay đổi.

Nếu cho một Isabelle ửng bạc với một Isabelle ngời vàng (đều thuần nhất về màu cho tinh Isabelle, nếu ráp cặp theo cách sau đây:

- Isabelle ửng bạc với Isabelle ửng bạc.

- Isabelle ửng bạc với Isabelle ngời vàng.

Kết quả sẽ cho ta đàn con có tính ửng bạc và ngời vàng.

Những điều đã nói về sự phối ngẫu tương quan đến trắng và biếc, có thể đem áp dụng cho Isabelle ửng bạc được.

Cách chăm sóc chim Yến hot

Như quí vị từng biết, mỗi giống chim cảnh có một cá tính riêng, có một cách sống riêng. Mà muốn nuôi chim đạt được kết quả như ý thì ta chỉ còn cách “chiều chuộng” đúng với cá tính đặc biệt của chúng. Đây được xem là yếu tố quyết định của việc thành công.

Bỏ qua một bên điều kiện khách quan vẫn có thể xảy ra việc thành công hay chuốc lấy thất bại trong việc nuôi Yến hót (cho sinh sản) là do tay nghề của người nuôi cao hay thấp, kinh nghiệm trong nghề nhiều hay ít chứ không phải nói... “có tay nuôi” hoặc do “không tay nuôi"...

Với người đã vững tay nghề, tức là có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, thì ổ Yến nào của họ cũns nở ba bốn con, thậm chí có đều đặn năm con! Ngược lại, với người thiếu kinh nghiệm, chưa nắm chắc được kỹ thuật chăn nuôi thì thành công thường chỉ là sự hiếm hoi, năm thì mười họa, không đúng với ước muốn của mình.

Vậy thì đừng thắc mắc nuôi Yến hót dễ hay khó?

Xin thưa, câu trả lời đã có sẵn rồi vậy.

Kỹ thuật nuối chim Yến hót, tất nhiên là có nhiều điều cần phải lưu tâm chú ý. trong đó, phần chăm sóc cho chim đóng vai trò quan trọng. Vị nào lơ là đến việc này, coi thường việc này, kết quả sau cùna của việc chăn nuôi ra sao chác dỗ dàng đoán biết trước được...

- THEO DÕI SỨC KHỎE CỦA CHIM: Yến hót là giống chim nhỏ, thể xác yếu đuối, không chịu nối với thời tiết thay đồi bất thường, khó thích ứng dược với môi trường sống khắc nghiệt, thức ăn thiếu bổ dưỡng hoặc không hợp khẩu vị cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim... Do đó, việc theo dõi sức khỏe của chim là việc cần phải quan tâm đến hàng đầu, phải cập nhật hóa mồi ngày, chứ không thỏ xem thường được!

- Khám tổng quát: Con Yến khỏe mạnh hộ lông lúc nào cũng óng ả, mượt mà, thân mình Ihon thả, gọn gàng, cử chỉ nhanh lẹ lúc nào cũng chực nhảy, chục bay, cơ hồ không muốn đứng yên một chỗ. Trống thì siêng hót, mái thì lúc nào cũng lăng xăng hết ổ đẻ lại đến máng ăn...

Gặp những con chim ở trong trạne thái khỏe mạnh như vậy thì ai cũng hài lòng. Chỉ những con chim lúc nào cũng tỏ ra thụ động, đứng yên một chỗ trên cầu đậu, đầu rúc vào cánh trong khi lông lá lại xù ra một “cục” tròn vo như trái banh bóng bàn... Đó là những con chim thiếu sức khỏe, chim suy, có triệu chứng nhuốm bệnh... Đó là một điều đáng lo, vì chim đã suy thì ta phái mất một thời gian dài để hồi sức. Còn chim đã bệnh thì phải tìm ra căn nguyên căn bệnh, và lo chữa trị kịp thời.

- Khám chân: Đôi chân chim Yến hót rất nhỏ, rất mánh, vì vậy rất dễ bị thương tật, nhất là các ngón chân, lóng chân. Muỗi đốt, kiến cắn cũng có thể làm rụng ngón, mà chân đổ bẩn lâu ngày cũng có thể gây ra những chứng tật hiểm nghèo, đôi khi chỉ vì đó mà làm mất giá trị của con chim.

Con chim mà chân “có vấn đề” thì nhìn sơ qua cũng dễ biết. Một khi chân đã què thì làm sao chim đứng vững? Việc xà xuống máng ăn, nhảy đến cóng nước cũng là chuyện cực hình, thì làm sao còn mong bay nhảy sinh hoạt bình thường được?

Yến hót vốn là giống chim có cư thể yếu đuối, vì vậy khi chân đã đau mà chậm chữa trị thì chỉ đôi ba ngày chim đã bị suy, bị xuống sức, một phần do vết thương hành, một phần do không ăn uống no đủ được.

Do bệnh ở chân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Yến hót như vậy , nên khi chăm sóc cho chim, ai cũng lo quan sát đến đôi chân của chúng trước tiên, nếu phát giác có sự cố gì bất ổn là lo chữa trị kịp thời.

Như quí vị đã biết, đôi chân của Yến hót là bộ phận nhạy cảm nhất của chim. Ngay thời kỳ chim thay lông mà rửa chân chúng bằng nước lạnh, chúng cũng có thể bị chết, vì vậy, ta phải dùng nước âm ấm để thấm ướt dần như vết phân bẩn dính khô vào chân chim, sau đó mới nhẹ tay gỡ dần ra cho sạch. Mọi việc can thiệp thô bạo chim sẽ đau đớn, có khi vì đó mà bệnh nặng hơn.

Nếu là chân sưng tấy len cả ngón, hoặc cả bàn chân, hay nổi lên những mụn đỏ ở các lỏng, là do muồi đốt, hoặc kiến căn, ta nên bắt chim ra để sát trùng vết thương, xức thuốc mở Pommade, hoặc thuốc xanh... cho chim chóng hình phục.

Ta có thể dùng chanh để rửa vết thương ở chân Yến hót. Chanh là vị thuốc làm dịu cơn đau, làm mau lành các vết sẹo, chốne lại sự viêm nóng ở chân chim giúp chúng đỡ đau nhức. Nếu vết thương đuợc rửa bành chanh nhiều lần thì vết thương mau lành, sớm ra da non.

Còn nếu chân Yến hót bị đau do môi trường sống quá dơ bẩn, chẳng hạn nền lồng lâu ngày không được cạo rửa, cần đậu quá dơ do vấy bẩn phân chim, khiến chân chim bị phân đóng cứng lại thành cục, thành về to, khiến chúng di chuyển khó khăn, nặng nề, lịch phịch như ngưửi... đi ủng vậy. Phân chim dính khắn vào ngón lâu ngày làm bào mòn lớp da bên ngoài, khiến chân sưng tấy lên, đau đớn khôn cùng.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, yến hót nào có chân đau đớn như vậy thì chỉ xù lông đúng tại chỗ, đâu còn thiết tha đến việc ăn uống, sức khỏe bị suy kiệt dần, ảnh hưởng rất xấu đến việc sinh con.

Với những chim bị lớp phân đóng cứng khô ở các ngón như vậy, ta phải nhẹ tay và khéo léo trong việc chữa trị.

Trước hết, phải bắt chim ra khỏi lồng. Bàn tay úp lên lưng chim, nắm đủ chặt cho chim khỏi vùng vầy. Trong tư thế này, đôi chân chim sẽ chìa ra ngoài, ta chữa trị bịnh cho chúng được dễ dàng hơn.

Nên nhớ là sự sợ hãi quá độ có thể làm cho Yến hót đứng tim mà chết trên tay ta. vì vậy việc bắt chim phải vừa nhanh vừa gọn, lại vừa khéo léo nhẹ nhàng, giúp chim bớt sợ được chừng nào tốt chừng nấy.

Ta ngâm chân chim vào nước ấm, hoặc nước xà bông, nước oxy già, nước chanh... để cho lớp phân chim đỏng khô cứns bị mềm dần ra và rời khỏi chân chim. Sau đó mới chữa trị bằng thuốc.

Xin được nhắc lại là việc rửa sạch chân chim ta không nên nóng vội mà phải làm từ từ. Chi khi nào lớp phân khỏ dính khán bị mềm nhũn ra, thì ta mới nhọ tay gỡ từng chút một. Nhiều người do nóng vội, do vụng về nhiều khi vô tình làm đứt cả ngón chân một cách oan uổng...

- Khám mất: Mí mắt Yến hót cũng thường bị sưng do nổi mụn rồi làm độc do bị muỗi đốt. Ban đêm nằm ngủ trên cần đậu, Yến hót xù bộ lông tuyệt đẹp của mình ra để phủ kín hàn chân, trong khi đầu rúc vào cánh cho ấm áp, thế nhưng vẫn không ngăn được những con muỗi tinh ranh quái ác tìm chích cho bằng đuợc vào bàn chân, vào mí mắt. Vì vậy, nuôi Yến hót ta phải nghĩ đến việc ngăn ngừa muỗi đến gần. Một là nuôi trong phòng có lưới muỗi bao kín, hai là truớc khi trời tối, ta chịu khó lấy vải mùng phủ kín lồng nuôi.

Yến hót cũng thường bị bệnh đau mắt. Ta nên chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho chim được tốt.

Những chim bị suy đều ốm yếu, lườn chim (lưỡi hái) bị nhô lên sắc cạnh. Có khi lớp da bụng bị đỏ lên... Nên cho chim bệnh ăn thêm nhiều chất Vitamine, chất khoáng, bồi dưỡng thêm mật ong (mật đen: ít giọt mật nguyên chất trộn với chút bột than), và uống nước hợp chất (nước khoáng pha với liều lượng nhỏ sulfate de soude) nhiều ngày....

Cũng may, do chim vốn có sức đề kháng tiềm ẩn trong mình nên nêu được chăm sóc kịp thời, qua thời gian chúng cũng mau hình phục.

Tóm lại, khi phát hiện sức khỏe của Yến hót “có vấn đề” thì ta nên tìm hiểu cho bằng được nguyên cân của bệnh để kịp thời bắt tay chữa trị. Bắt chim ra khỏi lồng ta phải nhẹ tay và khéo léo, đồng thời phải nhớ đóng kín cửa lồng lại, nếu không ta lại vô tình làm cái việc... phóng sanh con vật mà không ngờ! Đây là do tánh lơ đãng, mà phần đông các vị lớn tuổi thường gặp phải.

- CUNG CẤP THỨC ĂN BỔ DƯỠNG VÀ HỢP VỆ SINH: Săn sóc chim cũng có nghĩa là lúc nào ta cũng quan tâm đến việc cuns cấp thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh cho chim nuôi.

Ai cũng biết Yến hót mỗi neày tiêu thụ một lượng thức ăn không nhiều, nhưng thức ăn phải bổ dưỡng và hợp vệ sinh thì mới eiúp chim sống khỏe và sinh sản tốt được.

Thức ăn của Yến hót như phần trên chúng tôi đã đề cập, gồm có thúc ăn bột, thức ăn hột, mỡ, dầu cá, chất khoáng, và Vitamine... Thức ăn hằng ngày cung cấp cho chim nuôi không những phải đầy đủ, mà còn bổ dưỡng, tươi tốt, hợp vệ sinh. Những thức ăn còn thừa, ôi mốc phải được đổ đi. Không nên vì tiếc tiền đồng mà phải bỏ đi tiền vạn thật đáng tiếc!

Thức ăn cũ hôm trước còn sót lại thường bị bẩn làm cho chim bị đầu độc, nên phải loại bỏ đi đừng tiếc.

Ngay nước uống cũng phải thay hằng ngày, chai lọ phải súc kỹ bằng cát sủi và ngâm vào nước sôi hoặc phơi nắng khử trùng. Các vật dụng khác trong lồng như máng đựng thức ăn, cóng đựng Biscotte, dĩa đựng trứng luộc, phải được cọ rửa sạch kỹ mỗi ngày...

Săn sóc cho chim còn có nghĩa năng cho chim tắm. Cứ cách vài ngày, ta cho Yến hót tắm một lần. Việc tắm táp rất có ích cho đời sống của chim.

- TẬN DIỆT KIẾN, MUỖI: ở đâu đặt lồng chim là như chỗ ấy có tố kiến, vì thức ăn của chim rơi vãi ra ngoài là thức ăn hợp khẩu vị với kiến. Vì vậy lồng nuôi Yến hót phải tuyệt đối iránh bị kiến phá hại. Nếu tạo cơ hội tốt cho kiến bò lên tận lồng thì thức ăn của chim bị kiến phá hại mà chim con trong ổ cũng bị kiến thui luôn.

Muỗi cũng thích đốt chim. Ban ngày thì muỗi chui vào chỗ tối ẩn núp, nhưng ban đêm chim ngủ thì muỗi lại chui ra tìm cách thò vòi hút máu ở chân chim, mắt chim. Những nơi muỗi dốt, nếu không được sớm trị sẽ thành độc, khiến chim bị thương tật mắt giá trị.

Ta phải ngăn ngừa kiến và muỗi hằng cách xịt thuốc sát trùng có định kỳ, kê chân lồng trên những dĩa nước, hoặc quấn giẻ có tẩm dầu hôi. Lồng chim phải có lưới muỗi vây quanh hoặc phủ vải mùng để ngăn ngừa muỗi tấn công chim vào ban đêm.

- VẤN ĐỀ THỜI TIẾT: Yến hót thích hợp với khí hậu ôn hòa. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của chim. Khi trời quá nóng bức, xin quí vị mở toang hết cửa sổ quanh phòng nuôi chim. Ngược lại, khi tiết trời quá lạnh, hoặc giông bão bất thường, xin nhớ đóng kín cửa lại.

Người ta có thể di chuyển Yến hót từ vùng có khí hậu lạnh đến vùng có khí hậu nóng, chứ không ai dám di chuyển chúng từ vùng nóng sang vùng lạnh. Nếu thời tiết thay đổi đột ngột và khắc nghiệt quá Yến hót có thể bị chết, nếu không cũng bị bệnh hoặc là thay lông từng phần. Chim tự nhiên thay lông là có triệu chứng bị suy.

- THEO DÕI SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA CHIM CON: Chim con từ ngày chui ra khỏi trứng cho đến khi lập tành ăn được cũng mất một thời gian hơn ba tuần. Trong thời gian này, chim con sống nhờ vào sự đút mồi của chim mẹ, và cũng trong thời gian này, có nhiều lý do khiến bầy chim con dễ dàng bị bệnh, và có thể chết yểu. Chúng tôi sẽ ưình bày kỹ vấn đề này trong phần sinh sản của Yến hót. Nếu vì một lẽ gì chim mẹ bỏ ổ, không tiếp tục đút mồi cho con, thì ta phải kịp thời bắt ra “nuôi bộ”, tức là đóng vai vú nuôi để nuôi chim khôn lớn.

Tóm lại, việc chăm sóc cho Yến hót phải là côns việc đưực coi trọng hàng đầu, và được cập nhật hóa mỗi ngày. Lơ là việc này coi như việc chăn nuôi của ta nắm trước phần thất bại.

Bệnh của chim Yến hót và cách chữa trị

Yến hót là loại chim cảnh nhỏ, ai cũng biết là khó nuôi, một phần do chim nhuốm nhiều tật bệnh, mà là bệnh hiểm nghèo khó chữa.

Khi một con Yến hót nào trong lồng bị bệnh, nhất là bệnh nội thương thì quí vị coi như... mình bị mất con chim đó rồi! Ngay các nghệ nhân cỏ kinh nghiệm trong nghề lâu năm cũng nhìn nhận như vậy.

Vì vậy, làm sao ngăn ngừa được hệnh cho chim là điều mà người nuôi Yến hót nào cũng nên quan tâm tới.

Nuôi chim Yến hót, ai cũng biết trước là phai chấp nhận có sự hao hụt, đôi khi sự hao hụt là con số lớn, lên đến vài mươi phần trăm so với tổns số chim đang nuôi chứ không ít ỏi gì. Có điều người có nhiều kinh nghiệm thì bị thiệt hại ít, còn kẻ nuôi chim tài tử thì có thể gặp rủi nhiều hơn.

Bệnh mà phần nhiều Yến hót đều vướng phải là bệnh gan và bệnh đường tiêu hóa, là những cơ phận nhạy cảm và yếu ớt nhất của giống chim này. Ngoài ra còn có bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoại thương, và ký sinh trùng rận, rệp, bọ chét cũng tác hại rất mạnh đến súc khỏe của chim đến mức thảm hại.

Vì vậy đã nuôi chim Yến hót thì phải “chấp hành” đúng theo sách vở, phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm quỉ báu của những người vào nghề trước mình, càng lão luyện càng tốt. Người nào mới vào nghè mà chủ quan, tự tin ở năng lực mình thì, không khéo có ngày sẽ rước thất bại vào thân.

Thực tế đã cho ta thấy, chúng quanh ta người vào nghề thì đông, nhưng kẻ gọi là thành đạt thì…đâu được nhiều khuôn mặt mới!

Như trên đã nói, bệnh của Yến hót có rất nhiều, đại để như:

  • Bệnh gan
  • Bệnh viêm tiểu trường, bệnh ly xám
  • Bệnh táo bón, bụng đỏ
  • Bệnh thống phong, thấp khớp.
  • Bệnh vết thương nhiễm trùng, sưng mủ
  • Bệnh hen suyễn, viêm phế quản
  • Bệnh cảm hàn, khản tiếng
  • Bệnh gầy còm, cơ thể suy nhược
  • Bệnh lão hóa
  • Bệnh ghẻ
  • Bênh về đường sinh sản (đẻ khó khăn, chim mái vô sinh, khó thụ thai...)
  • Bệnh thay lông từng phần...

Trong những bệnh này, có bệnh khó trị, có bệnh dễ trị, có bệnh phải chữa bằng thuốc, nhưng cũng có bệnh chỉ cần trị liệu bằng thức ăn bổ dưỡng cũng chóng lành.

Phải thành thật mà nói rằng, những thuốc đặc trị cho các bệnh chim Yến hót tại nuớc ta rất hiếm, chỉ có thể mua được tại nuớc ngoài, vì vậy, người nuôi Yến hót chỉ còn biết trông cậy vào cách nghiên cứu chế độ ăn uống sao cho chim vừa được bổ duỡng, vừa ngăn ngừa được vài bệnh thông thường, bằng chính kinh nghiệm của mình.

Ngoài ra, mọi người đều cố gắng ngăn ngừa những tác nhân bên ngoài gây hại cho sức khỏe của chim như thời tiết xấu, khí hậu bất ổn, môi trường sống ô nhiễm...

Trong khi đó thì tại nước ngoài, bệnh gì của chim đã có thuốc chủ trị đó. Có các loại thuốc dành cho chim, và ngay cả việc chế biến thóc ăn cũng có nhiều cơ sở sản xuất qui mô nổi tiếng khắp thế giới.

Tuy vậy, dù có tủ thuốc hiệu nghiệm bên cạnh như vậy, ai cũng tin cậy vào số thức ăn bổ dưỡng cung cấp cho chim hằng ngày, chính thức ăn mới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho chim, dù đối với cả chim đang bị bệnh.

Những thức ăn có nhiều Phosphates, nhiều Vitamines rất được nhiều người dùng tới...

- Bảo vệ chân chim: Đôi chân của Yến hót rất yếu, ta cần phải săn sóc cẩn thận. Chân của chim thường bị đau do kiến cắn, muỗi đốt, có khi dẫn đến việc cụt ngón, rụng lông. Có khi chân bị trầy trụa, sưng đỏ do chân bị vấy bẩn phân đỏns thành những lớp cứng khó gỡ.

Do đôi chân là bộ phận nhạy cảm nhất của chim, nên khi chân bị thương tật chim tỏ ra đau đớn, đi đứng khó khăn, vì vậy, chúng thường lù rù đứng yên một chỗ trên cần đậu...

Khi bắt Yến hót ra để chữa bệnh, ta nên có cử chỉ nhẹ tay, cẩn thận được chừng nào hay chừng nấy, như vậy tránh cho chân chim bị đau đớn, hơn nữa lại tránh được cho chim sự sợ hãi. Có nhiều trường hợp do bị sợ hãi thái quá, con chim bị bắt chết thình lình trên tay của ta.

Nếu chân chim bị vấy bẩn do phân và đất cát trong lồng dính khô lại, thì ta phải ngâm chân chim vào nưức xà bông âm ấm. Sau đó, ta gỡ dần những lớp bẩn đóng cứng kia ra...

Xin lưu ý là nếu trong thời kỳ chim đang thay lông, do cư thể quá yếu, ta không nên rửa chân chim bằng nước lạnh, có thể làm cho chim chết.

Chân bị thương có thể sưng đỏ lên, hoặc bị trầy trụa, la nên rửa chân chim bằng nước chanh. Việc này nên lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, chân đau cũng sẽ lành được. Chất chua của nước chanh là vị thuốc có khả năng làm dịu sự đau nhức và hàn gắn vết thương của chim.

- Chim bị hen suyễn: Chim bị hen suyễn do bệnh từ đường hô hấp, do thời tiết quá xấu thay đổi bất thường, do quá lạnh... Khi bị bệnh chim biếng ăn, đậu mội chỗ trên cần và xù lông tròn vo như quả trứng, trong khi miệng chim há ra thở một cách khó khăn. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong.

Trước hết, ta dời chim vào ở nơi thật ấm áp, kín gió. Tốt hơn hết là dùng vải che kín lồng chim không cho gió chướng lọt vào, sau đó cho chim uống thuốc Tricalcine trong nhiều ngày liên tiếp.

Lấy một viên thuốc tricalcine nghiền thành bột rồi trộn chung một muỗng cà phê mật ong cho chim uống suốt ngày.

Những chim bị hen suyễn không nên cho tắm, vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu thêm đến sự hô hấp của chim.

Những con Yến trống khi bị bệnh này cũng biếng hót, mà đù hót cũng bị khàn tiếng.

Để chữa bệnh khan tiếng, ta cũng nhốt chim vào nơi ấm áp, che kín lồng lại, dùng 5 viên Aconit tán thành bột ngâm vào nước cho chim uống, cần bổ dưỡng cho chim bằng thức ăn giàu chất Vitamines, và dầu cá thu... Có thể dùng thuốc La pochette des oiseaux cũng tốt, loại thuốc này chuyên trị các bệnh của chim.

- Bệnh bọ chét: Còn gọi là rận đỏ, một thứ kí sinh sống bám trong hộ lông vũ của chim, trong ổ, trong các chỗ hở của lồng chim, nhất là lồng đóng bằng khung gỗ, để hút máu chim con và chim bố mẹ.

Giống rận này sinh sản rất nhanh nếu gặp môi trường sống tốt. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong những thời kỳ chim nằm ấp trứng, hoặc chim thay lông, thì giống rận này tác oai tác quái nhiều nhất. Hình như chúng sợ ánh sáng, chỉ núp vào những khe tối, lý tưửng nhất là ẩn trong mớ vật liệu trong ổ chim. Nếu chúng ta không kiểm soát ổ để tiêu diệt chúng thì chúng dễ dàng tăng ỉên con số các hàng vạn con... đến nỗi nhiều khi chim mẹ phải bỏ ổ trốn ra ngoài mặc cho đàn con làm mồi ngon cho chúng.

Chim con đã bị rận đỏ tấn công thì mất máu, ốm dần, suy kiệt dần sức lực mà chết.

Cái nguy hại của rận đỏ là truyền bá đủ thứ bệnh cho chim, hễ một con bị bệnh thì dễ dàng lây lan ra cả bầy, nhiều khi phát giác trễ không còn cách cứu kịp. Số chim con còn nằm trong ổ bị giống rận nầy tấn công kịch liệt, gây sự hao hụt khá lớn, có khi hư hết trọn ổ con.

Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có nhiều loại thuốc trừ được giống rận rệp này. Thuốc có thể xịt một lần công hiệu được vài ba tháng. Rận gặp thuốc sẽ bị suy yếu dần mà chết, trứng của chúng cũng bị tiêu diệt.

Cứ vài tháng một lần chúng ta nên tông phun thuốc một lần khắp các lồng chim, các dụng cụ nuôi chim. Nếu cẩn thận thì phun thuốc khắp khu vực nuôi chim, như vậy mới tránh cho chim mọi hậu họa về sau.

Loại thuốc này có thể xịt thẳng vào mình chim, xáo trộn những vật liệu lọt ổ lên để xịt thuốc, như vậy là sào huyệt ẩn núp lý tưởng của giống kí sinh nằy không còn nữa.

Trước đây, gặp bệnh này, tuy cũng có nhiều cách trị như đem ổ và lồng ra phơi nắng, hoặc chế nước sôi để tiêu diệt rận và trứng của nó. Còn có chim bệnh thì cho tắm bằng nước muối...

Tất nhiên, trị theo cách đó thì tốn nhiều thời gian và kết quả không được như ý.

- Tri bệnh thay lông từng phần: Thay lông từng phần là một loại bệnh làm suy yếu sức khỏe của chim. Ta cần phải cho chim được sống yên tĩnh, bằng cách dùng vải trùm lông chim chỉ để chừa một kẽ hở nhỏ, giúp chim sống trong cảnh nửa tối nửa sáng.

Với cách sống khiếm khuyết ánh sảng này chim sẽ mau ra lông trở lại, những chim bị bệnh nhẹ rật chóng lành. Ngoài ra, ta phải cho chim ăn thức ăn thật bổ dưỡng, có nhiều vitamines và chất béo. Nước hợp chất cũng rất cần thiết cho chim bệnh lúc này, nhưng chỉ uống vài ngày rồi lại cho uống nước thường vài ngày... Nên cung cấp rau tươi cho chim bệnh, như rau diếp quăn, rau mã đề, rau xà lách xon...

Hằng năm, các loại chim, dù là chim hoang dã hay chim nuôi trong nhà đều thay lông. Đó là sự thay lông định kỳ bình thường.

Và tùy theo thời tiết của mỗi vùng mà thời gian thay lông định kỳ này của Yến hót có thể không cùng iúo với nhau. Có vùnG chim thay lông sớm, nhưng có nơi chim thay lông muộn, có khi kéo dài vài tháng cho mỗi kỳ thay lông, có khi hơn...

Nhưng, Yến hót còn có sự thay lông khác trong năm, thường xảy ra đến hai lần, gọi là thay lông từng phần. Đây được coi là một thứ bệnh của Yến hót, vì đây là sự thay lông bất thường.

Bệnh này có nhiều nguyên nhân sâu xa gây ra, làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của chim, do bị thiếu máu, và chim sinh sản kém. Nếu ta không chịu khố chăm sóc có thể chim suy kiệt dần và dẫn đến tủ vong.

Đây là điều mà bất cứ người nuôi Yến nào cũng ngại và cố tránh.

Điều mà mọi người đã biết, Yến hót thay lông từng phần là do nhiều nguyên nhân sinh ra. Hai nguyên nhân rõ ràng nhất là do trạng thái máu thiếu sắc tố, và do rối loạn của gan.

Ngoài ra, sự thay lông từng phần còn do nhiều nguyên nhân khác, như:

- Thay đổi khí hậu: khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Yến hót. Chúng thích nghi với khí hậu ôn hòa, ấm áp, lạnh quá hay nóng quá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Yến hót. Khí hậu thay đổi hất thường lại là chuyện đại kị đối với chúng.

- Thay đổi môi trường sống và thời tiết: Yến hót tuy không đến nỗi trái tính trái nết như Yến Phụng, nhưng nếu được “an cư” một nơi thích hợp vẫn tốt hơn là sự đổi chỗ ở. Sự xáo trộn môi trường sống phần nào có ảnh hưởng đến đời sống tâm sinh lý của chim, nên phải mất một thời gian chim mới lấy lại sự an bình cho cuộc sống. Trong khi đó, thời tiết thay đổi, như giông bão bất thuờng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Sự thay đổi nhiệt độ khiến chim biếng ăn, xù lông, cơ thể ương yếu...

- Do chế độ ăn uống: chế độ ăn uống của chim phải được tính toán làm sao cho đủ sức dưỡng. Thức ăn mà thiếu chất bổ sẽ làm chim suy yếu, nhưng thúc ăn mà bổ béo quá cũng gây cho chim sự ngộ độc, gây sự rối loạn cho gan. Chẳng hạn không phải cho Yến ăn nhiều trứng là tốt, và không phải ngưng rau một thời gian dài là vô hại đâu. Sự thay đổi thức ăn đột ngột cũng làm cho chim bị chứng rụng lông từng phần, vì vậy, khi mua chim của người khác, ta nên hỏi kỹ về chế độ ăn uống của chim ra sao để về cho chúng ăn y thực đơn như vậy.

- Do điều kiện di chuyển: Như trên đã nói, sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nếu là quá xa, quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim Yến hót. Nếu có di chuyển thì nên di chuyển Yến hót từ chỗ lạnh sang chỗ nóng, chứ đừng di chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự thay đổi thời tiết đột ngột này sẽ làm cho chim ngã gục vì bệnh hoạn, và không tránh được sự thay lông từng phần.

- Do không khí ô nhiễm: yến hót thích nghi với môi trường sống vừa mát mẻ vừa thoáng đãng. Nếu nuôi trong phòng chật hẹp, tăm tối, vừa thiếu ánh sáng, vừa thiếu không khí trong lành, nhất là thường xuyên bị khói ở lò sưởi tuôn ra, bị khói củi ở bếp tràn vào, chim sẽ bị ngộ độc, và dẫn đến việc rụng lông từng phần một cách đáng tiếc.

Tất cả những nguyên nhân vừa kể trên dẫn đến việc yến hót thay lông từng phần, trừ người mới vào nghề, chắc chắn những vị có nhiều kinh nghiệm trong nghề đều đã nắm vững được cả.

Việc thay lông từng phần của chim diễn tiến thường thì như sau:

Ban đầu ta thấy chim tỏ ra biếng nhác, rũ rượi, đứna đâu cũng sục mỏ vào bộ lông để mổ ria như ngứa ngáy khó chịu lám. Trong khi đó, nhìn kỹ sắc lông trên mình chim ta thấy có vẻ khô khạn, mất đi vẻ óng mượt. Lông chim mất cả sự tươi tắn, có vẻ như khô khóc và giòn...

Thời gian ngắn sau, những lông ở đầu, sau ót đo sự mổ rỉa thường xuyên bị rụng dần tạo ra những vết loang lỗ, có con đầu bị trọc lốc, cổ bị trụi lủi trông... thân tàn mà dại làm sao! Kế đó là rụng dần lông cánh, lông đuôi...

Thay lông từng phần mà tàn tạ như vậy là do bệnh nặng, thường thì chúng chỉ rụng một phần nào đó ở lông đầu, một sổ lôns cánh hoặc lông đuôi mà thôi.

Chim mà bị thay lông từng phần như vậy thì cơ thể yếu đuối, đầu rụt xuống, hai cánh xệ, mất cả sự lanh lẹ vổn là bản tánh hiếu động của nó.

Từ đó ta thấy nếu cho phối ngẫu, chim trống cũng không còn “tha thiết” gì đến việc phối giống. Mà nếu việc đó nó có tiến hành được đi nữa thì lứa trứng đó cũng thiếu cồ, trứng trong khe, mà trứng nào cố chút cồ thì cồ cũng yếu, chim non dễ chết yểu. Còn chim mái nếu trong thời kỳ sinh sản mà bị bệnh này sẽ ngưng đẻ, hoặc ngưng ấp, mà dù trứng có nở ra đi nữa, nó cũng không đủ sức nuôi con. Coi như mái bỏ ổ.

Cũng xin được thưa với quí vị, là trong hai con trống mái, chi cân một con bị bệnh thay lông từng phần là lứa trứng đó coi như không đem lại kết quả như người nuôi chim mong muốn.

Chữa trị: trị bệnh thay lông từng phần cho Yến hót đòi hỏi nhiều thời gian và công phu. Thường thì bệnh này bị chận đứng lại khi đén kỳ chim thay lông định kỳ xuất hiện. Nghĩa là chim sẽ thay lông toàn bộ và sau đó hết bệnh luôn. Ở nước ngoài, có những loại thuốc đặc chế rất công hiệu để trị dứt bệnh thay lông từng phần, nhưng cũng đòi hỏi một thời gian dài mới hết được.

Và dù trị với phương thuốc nào thì việc cho chim ăn uống bổ dưỡng vẫn là việc phải nghĩ đến. Đây là thời kỳ chim bị mất máu khá nhiều, bệnh hoạn đã vật ngã nó xuống không thương tiếc, vậy thì chỉ cố thuốc và phương pháp săn sóc hợp lý và thức ăn bổ dưỡng mới cứu sống được chim bệnh mà thôi.

Đây tuy không phải là một tử chứng, nhưng phải đánh giá đúng mức là căn bệnh trầm kha, ngấm ngầm làm chim thiếu máu, suy kiệt sức lực rất nhanh.

Thức ăn của chim phải thêm trứng luộc (có cả lòng trắng lẫn lòng đỏ), đầu gan cá thu, ruột bánh mì trộn sữa, rau xà lách xon (cresson), mật đen, khoáng chất và những thức ăn giàu Vitamine và phosphata khác.

Về nước uống có tính chửa bệnh là nước họp chất (xem mục thức ăn của Yến hót), nhưng chỉ cho uống vài ba ngày rồi tạm ngime cho uống nước thường vài ngày...

Trong thời gian chim thay lône từng phần là chim đang bệnh. Chim Yến hót không còn khả năng truyền giống, mà dù nó có phối giống đi nữa thì trống cũng không có cồ. Chim Yến mái cũng không còn khả năng sinh đẻ. Mà dù một trong hai con vướng bệnh, lứa trứng đó cũng không có cồ. Vì vậy, tốt hơn cả là ta nên lấy ổ đẻ ra ngoài để đôi chim được tự do tĩnh dưỡng cho đến lúc lành bệnh mới cho chúng sinh sản tiếp.

Vẫn biết khoảng thời gian ngưng đẻ đó có thể rất lâu, nhưng dù ta có “tiếc của đời” ép chúng sinh sản thì kết quả cũng chỉ là con số không to tướng mà thôi.

Giữ vệ sinh cho chim Yến hót

Yến hót là giống chim quí nhưng cơ thể yếu đuối, dễ vuớng vào bệnh tật, và dễ chết nên gìn giữ vệ sinh cho Yến hót là việc mà người nuôi chim nào cũng đặc biệt quan tâm đến.

Khi đến gần lồng chim Yến, chủ nuôi chim, mười người như một, việc trước tiên là quan tâm đến sức khỏe mỗi con chim ra sao. Họ nhìn vào đôi chân, vào khóe mắt xem có sạch sẽ hay không, cố bị nổi u nần do kiến cắn hay muỗi đốt hay không...

Vì rằng chim Yến mà chân bị thương tật do kiến hay muỗi gây ra thì... coi như đó làm đại họa! Nếu không khéo chữa vừa chữa trị kịp thời thì ngón chân có thể tự rụng, và như thế là con chim bạc triệu giá trị chỉ còn... lại vài trăm!

Thử đau lòng mà tưởng tượng, một hoa hậu mà bị cụt chân thì đâu được ai chiêm ngưỡng nữa. Chim Yến cũng vậy, con chim bị cụt ngón kia dù quí hiếm đến đâu, chủ nuôi cũng tìm ngay góc khuất nào đó để “nhét” nó vào, khôns muốn ai nhìn thấy nữa!

Vì vậy, nuôi Yến hót là phải biết đề phòng kiến và muỗi phá hại chim cảnh.

Với kiến thì lồng chim không được kê sát vách, cũng không được để sát nền nhà mà không kê bốn chén nước để ngừa kiến.

Lồng nuôi Yến nên đặt trên một khung đế có bốn chân. Bốn chân này phải cách ly mặt đất bằng bốn chén nước. Kiến vốn sợ nước nên không thể bơi qua để leo lên lồng chim được. Tuy vậy chúng ta cũng nên để ý đến những chén nước này luôn, nếu thấy nước cạn thì châm thêm, nếu phát hiện những cọng rác hay những lông chim nổi lều bều bên trên cũng phải vớt ra, vì đó có thể là những “chiếc cầu” giúp kiến leo qua để phá hại chim nuôi.

Ai cũng biết thức ăn trong lồng chim vốn thích khẩu với giống kiến: nào là hột kê, nào là bột biscotte, nào lạ trứng luộc mật đen... và thịt những con chim sơ sinh còn tanh mùi máu nằm trong ổ kia nữa!

Nhiều người chỉ vì lơ là một chiu mà phải tiếc hùi hụi vì cả ổ Yến con phải làm mồi cho kiến!

Do đó, kiến là kẻ thù đáng sự dối với người nuôi chim Yến hót.

Kẻ thù thứ hai là muỗi. Muỗi tuy không ăn hôi lương thực của chim, nhưng lại nhắm vào mẹ con nhà chim mà hút máu. Với chim con thì muỗi tha hồ hút máu ở đâu, khắp thân mình cũng được, trong những lúc không được mẹ ấp ủ. Còn với chim bố mẹ thì nhờ thân mình có bộ lông dày che chắn, khi ngủ chim lại nằm trên cần đậu nên chỉ chừa ra ngoài mấy ngón chân trần thôi. Và muỗi chỉ còn biết thò vòi vào đó mà chích.

Vết đốt của muỗi trước hết chỉ làm cho chân chim nổi lên cục u sần sùi. Nốt u này nếu không được chữa trị thì sẽ sưng tấy lên, và việc rụng lóng, rụng ngón là việc khó cứu vãn được.

Khi chân chim bị muỗi đốt sưng như vậy, trước hết ta phải ngâm chân chim vào nuớc xà bông. Nước xà bôn làm dịu cơn đau xỏa tan được sự viêm nóng. Sau đó, ta cầm một miếng chanh xát nhẹ lên vêt thương, vì nước chanh có tác dụng hàn gắn vết thương và khử trùng. Cuối cùng là xức pommade, hoặc thuốc xanh, hay một loại thuốc nào khác. Tất nhiên, vơi cái chân đau này, ta phải lui tới để chầm sóc thường xuyên cho đến khi chim lành bệnh hẳn.

Muốn trừ muỗi đến phá hại chim thì chỉ có cách:

- Một là phòng nuôi chim Ỷến phải bao bọc bằng lưới muỗi, như vậy đủ nuôi nhiều chim ta cũng không sợ cái đại họa này.

- Hai là mỗi lồng chim đều được bao bọc chung quanh bằng lưới muỗi, chỉ chừa phần mặt tiền lồng thì mỗi ngày truớc khi trời tối, ta chiu khó phủ lên một vuông vải mùng là yên tâm.

- Ba là mỗi ngày nên chịu khổ xịt thuốc trừ muỗi khắp phòng, hoặc đốt nhang trừ muỗi canh mỗi lồng chim. Đúng ra, thì cách thứ ba này vừa tốn kém vừa bất tiện...

Chim Yến bị thương tất ở chân còn do một lý do khác, đó là chân bị dính phân đóng ở đáy lồng, hoặc là phân do chim con bài tiết ra trong ổ đính vào chân chim mẹ.

Ta hãy cẩn thận bắt chim ra nsoài, nhúng chân vào nước xà bông, nsâm lâu lâu một chút đề lớp phân khô rữa ra...

Những nơi phân bít kín như vậy lớp da ngoài bị hào mòn, sưng tấy lên, và nếu không lo thuốc thang kịp thời, các ngón chân chim cũng có thể bị cụt.

Muốn tránh trường hợp này, ta phải năng vệ sinh lồng nuôi. Thường thì những lồng nuôi chim. Yến hót đều có đáy rời, tháo ra lắp vào được dễ dàng, mà không làm kinh động đến cuộc sống của chim. Cứ vài ngày, ta rút đáy lồng cũ ra (nếu có tấm đáy khác thì thay ngay vào) đem ra cọ rửa sạch sẽ, phơi khô khử trùng rồi lắp vào lồng như cũ. Các dụng cụ chăn nuôi trong lồng như máng ăn, chai nước, cóng đựng Biscotte…vài ngày cũng nên cọ rửa một lần cho sạch sẽ.

Nơi chăn nuôi mà được gìn giữ vệ sinh tốt thì vật nuôi tránh đượn nhiều bệnh tật. Hơn nữa, đây lại là con chim quí, nếu đưuọc nhốt trong chiếc lồng sạch sẽ thì giá trị con chim càng được nâng cao.

Ngoài hai kẻ thù kiến, muỗi, Yến hót còn có một kẻ thù khác là loại rận đỏ, hay bọ chét. Loại kí sinh này sống bám vào mình chim để hút máu tàn bạo.

Giống bọ này sinh sản rất nhanh, đẻ trứng dọc theo lông chim, nhất là lông đuôi và lông cánh các hàng triệu trứng. Chúng cũng ẩn núp trong ổ chim, các kẽ hả của khung lồng, song lồng, và các dụng cụ chăn nuôi... Chim thường bị chúng tấn công cả đêm lẫn ngày, nhất là ban đêm khiến ngứa ngáy phải dành thỏi gian đứng ria lông, cọ xát quên cả ăn ngủ. Hơn nửa lại mất máu quá nhiều nên chim càng ngày càng suy kiệt sức lực, ốm o dần mòn mà chết.

Với chim con trong ổ, do thân mình trần trụi, đành trân mình ra cho giống bọ này hút máu, nên dễ bị tử vong.

Giống bọ này là kẻ thù đáng sợ của chim nên bất cứ người chăn nuôi chim nào cũng lo tìm phương cách trừ tuyệt.

Trước đây khi chưa cỏ những loại thuốc sát trùng hiệu nghiệm thì người ta chỉ biết cách cho chim tắm bằng nước muối (như cách cho chim bồ câu tắm), và chế nước sôi (hoặc phơi nắng) lồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi để làm ung trứng và giết chết rận rệp. Nhưng nay thì thuốc sát trùng hiệu nghiệm như Frnntline... có bán rất nhiều, rận rệp, bọ chét thứ nào cũng đều bị tiêu diệt. Cứ vài tháng chúng ta lại xịt thuốc một lần vào bộ lông chim, vào lồng chim và các dụng cụ chăn nuôi là yên chí.

Vệ sinh lồng là việc nên làm thường xuyên, nhưng vệ sinh thúc ăn, nước uống cũng không phải là không quan trọng.

Thức ăn dành cho Yến hót phải là thứ tốt nhất, bảo đảm chất dinh dưỡng nhất, và tươi, mới nhất. Hột kê quá cũ không nên cho chim ăn, cuối ngày trứng luộc chim ăn còn dư cũng vứt bỏ, rau cải phải ngâm thuốc tím khử trùng kỹ mới để ráo cho chim ăn. Rau cho chim ăn phải là rau thật tươi, khống cho ăn rau già, nhất là rau bị sâu, úng...

Thức ăn hôm trước còn dư lại, dù đó là thức ăn hột cũng nên loại bỏ. Tuy nó không thiu thúi gì, nhưng dù sao cũng đã lẫn lộn phân chim, ăn vào chỉ ngộ độc. Vì như chúng ta đều biết, các cơ phận của chim rất yếu, nhất là bộ phận tiêu hóa.

Vì vậy, quí vị nên cho chim ăn một số lượng thức ăn vừa đủ trong ngày mà thôi, ngay cả Biscotte cũng chỉ cung cấp vài muỗng cà phê nhỏ mà thôi. Thà thức ăn nào thiếu thì châm thêm, chứ không để thừa rất phí.

Ngay nước uống cũng nên thay đổi mỗi ngày. Ngày nào cũng nên cho chim uống nước mới và sạch sẽ. Dụng cụ đựng nước cũng nên cọ rửa trong ngoài thường xuyên, cứ mỗi lần thay nước ta nên nhớ súc chai thật kỹ…

Vệ sinh cho Yến hót còn có nghĩa là năng cho chim tắm. Mỗi tuần có thể tắm vài tuần vào buổi trưa, khi trời nắng ấm. Những khi thời tiết quá lạnh, hoặc mưa bão, bên ngoài có giông to gió lớn không được tắm chim. Nước tắm dành cho chim phải nước ấm, nếu không chim sẽ bị cảm.

Ta còn phải bảo vệ sự hô hấp cho chim bằng cách đặt lồng vào những nơi thoáng mát, tránh gió lùa độc hại, tránh giông bão bên ngoài. Mặt khác, không nên nuôi chim cạnh bên lò sưởi, và cạnh nhà bếp, nếu dùng than củi. Khói than củi lan tỏa vào lồng nuôi chim tỏa nhiều than khi có hại trực tiếp cho sức khỏe của chim.

Nên nhớ là sống với không khí ô nhiễm Yến hót bi ngộ độc, và dần đến bệnh rụng lồng từng phần. Mà bệnh này như phần trước đã trình bày là một bệnh tai hại, có thể giết chết chim, và cạnh nhà bếp, nếu dùng than củi. Khói than củi lan tỏa vào lồng nuôi chim tỏa nhiều than khí có hại trực tiếp cho sức khỏe của chim.

Nên nhớ là sống với không khí ô nhiễm Yến hót bị ngộ độc, và dẫn đến rụng lông từng phần. Mà bệnh này như phần trước đã trình bày là một bệnh tai hại, có thể giết chết chim, và trước mắt là ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh sản.

Tóm lại, nuôi chim Yên hót, khâu vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Sức khỏe của chim nhót trong lồng tốt hay xấu là do sự quan lâm làm vệ sinh của chủ nuôi ở múc độ nhiều hay ít. Vệ sinh tồi coi như việc chăn nuôi thất bại. Ngược lại vệ sinh tốt thì chim mạnh khỏe, trống hót hay, mái sinh sản tốt.

Thiết nghĩ, đó là điều mà người nuôi chim Yến hót nào cũng biết đến và đặc biệt quan tâm đến.

Muốn nuôi Yến hót thành công, ta phải nắm vững phần kỹ thuật chăn nuôi. Có thể nói, kỹ thuật càng cao thì kết quả càng nhiều. Trong khi đó, nuôi chim Yến hót thời nào cũng đem lại cho nguời nuôi một nguồn lợi rất lớn, vì giá chim Yến hót bao giờ cũng cao, thức ăn lại dễ kiếm, hơn nữa con chim tiêu thụ thức ăn đâu có đáng là bao!

Chỉ có điều trở ngại là nuôi giống chim cảnh này tốn khá nhiều tiền: giá chim đã cao, lồng chim cũng đắt. Nhưng, một khỉ đã thích chơi thì đâu ai sợ tốn tiền, còn đã làm ăn thì một lần xuất vốn nhiều lần thu lời thì người nào lại ngại?

Điều khó khăn truớc tiên là phải để ý chọn ra những chim thật tốt để cho phối ngẫu. Như trống phải có vóc dáng đẹp sắc lông đẹp, sung sức lại có giọng hót thật hay, vừa du dương vừa nhiều điệu. Còn chim mái phải có sức khỏe tốt, thuộc dòng đẻ sai. dáng vóc cân đối, nuôi con giỏi...

Sau đó mới nghĩ đến việc ghép đôi. Lúc ghép đôi là lúc trống mái đều ở trong thời kỳ sung sức, sẵn sàng sinh sản tốt. Phải đem chim trống kề cạnh lồng chim mái. Nếu trống cất tiếng hót mà chim mái tỏ vẻ quan tâm, đứng xổm mình trên cần đậu lắng nghe thì coi như chim mái đã bằng lòng con trông này rồi. Ta thả trống vào là được việc. Ngược lại, nếu nghe tiếng chim trống hót mà mái cứ dửng dưng, bay tới, bay lui hoặc tiếp tục sinh hoặc ăn uống như bình thường thì đó là cách nó “phớt lờ” chim trống.

Mái đã chịu trống thì vài ngày sau đã chịu cồ và cũng chỉ vài ngày sau là xoáy ổ đẻ.

Chim đẻ môi ngày một trứng, có khi đang đẻ lại ngưng một ngày rồi đẻ tiếp. Mỗi lứa trung bình bốn trứng, thỉnh thoảng có lứa chỉ hai, ba, nhưng cũng có lứa đến sáu, bảy trứng. Tuy vậy, khả năng nuôi con của Yến mái độ bốn con là vừa.

Chim ấp mười ba ngày thì trứng nở. Nó nuôi con đến ngày thứ mười bảy thì mái đã có triệu chúng đòi đực. Ta đặt vào lòng một cái ổ mới đề chim mái vào xoáy đẻ lứa sau; nhưng mái vẫn tiếp tục đút mồi cho con. Thường thì đến ngày lứa con được 23 ngày tuổi, chim mụ lại đẻ lứa trứng đàn em...

Tuy Yến mái mắn đẻ. nhưng không vì thế mà ta ép chim sinh sản nhiều lứa trong một năm. Hai lứa thì quả tốt, ba đến bốn lúa là nhiều rồi, vì còn dưỡng sức cho chim mẹ đẻ dài dài trong những năm sau này nữa... Sức lực chim trống dồi dào, một con trống có thể phủ đối ba mái trong một năm chưa được coi là phí súc! Nhưng, trống cũng còn có trách nhiệm nuôi conị khi vợ nó đang “ở cữ”... Có nhiều chim trống nuôi con rất giỏi, đút mồi liên tục...

Gặp trường hợp mái quá hung hăng, xua đuổi bầy con non dại ra khỏi ổ, không cho chim trống đút mồi, thì ta chỉ còn cách đem ổ chim non ra nuôi bộ trong mươi ngày cho chúng tự biết mổ thức ăn sành sỏi. Nếu chim con được hai mươi ngay tuổi, chân đã khập khểnh đi được ta nhốt chung chúng với bầy chim con lớn tuổi hơn, chúng sẽ bắt chước đàn anh đàn chị tìm đến các dĩa thức ăn như Biscotte trộn sữa, ruột bánh mì nhúng nước để nhấm nháp no bụng. Nhưng, tốt hơn hết, thỉnh thoảng ta bắt chúng ra để đút mồi thêm, như lòng đỏ trứng chẳng hạn.

Chim con mội tháng tuổi đã tự tìm mòi nuôi sống được, và tháng rưỡi tuổi đã có vóc dáng dễ coi...

Thức ăn của Yến hót tuy cầu kỳ vì có nhiều thứ: nào hột kê, hột cải, hột mè, rồi biscotte, trứng gà, mật đen, chất khoảng... nhưng với bầu điều nhỏ xíu thì Yến ăn đâu được nhiều, cho nên tốn kém đâu đáng là bao! Do thức ăn tiêu thụ không nhiều, nên ta phải chọn cho chim nhũng thúc ăn thật tốt, thật mới, thật tươi, để bảo đảm được mới dinh dưỡng cần thiết!

Điều quan tâm cuối cùng là sự chăm sốc và vệ sinh nơi ăn chốn ở cho chim.

Phải ngăn ngừa kiến, muỗi, bọ chét làm hại sóc khỏe của chim, gây cho chim thương tật và giết hại chim non. Đó là công việc mà ta phải quan tâm thường xuyên, bận tâm thì nhiều nhung lầm những việc đó công sức bỏ ra đâu nặng nhọc?

Đó là chưa nói đến chọn cho chim có môi trường sống tốt: yên lặng, mát mẻ, thoáng khí và khí hậu ôn hòa…

Tóm lại, nuôi Yến hót không quá khó như nhiều người lầm tưởng. Đây là thú tiêu khiển hợp với mọi lứa tuổi, nhất là người già. Và đây cũng là một nghề kinh doanh thường thu lời khá.

Trong các loài chim hót, YẾN HÓT được coi như loại cao cấp nhất so với các loại chim hót khác.

Sở dĩ chúng tôi nói là “cao cấp” vì nó là loại chim nổi tiếng khắp thế giới, và được người ta ưa chuộng bốn thế kỷ nay. Mặt khác, Yến hót là loại có giọng hót hay nhất, thanh cũng như sắc đều thích hợp với giới thượng lưu, nên rất đắt tiền.

Nhưng cũng không phải vì đắt tiền mà ít người nuôi, mà là do sự chăm sóc quá tỉ mỉ, cầu kỳ, mất nhiều thời giờ, cũng như tốn kém hơn nuôi các loại chim cảnh khác nên người ta ngại.

Nguồn gốc, xuất xứ

Tổ tiên của các loại Yến hót mà ta nuôi hiện nay là giống Yến rừng ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương. Nó có tên khoa học là Serinus Canarius.

Bước đầu, người Pháp đặt tên cho nó là “Canari”.

Sau đó, người ta còn khám phá ra ở đảo Madère và Acores của Bồ Đào Nha cũng có giống Yến rừng này. Người Bồ đặt tên cho nó là “Canario”.

Loại Yến rừng này thân mình nhỏ bé, phần trên mình lông màu xám xanh lẫn phớt vàng, phần cổ và ngực có màu vàng chanh nhưng không được sáng. Mí mắt và hai bên cổ, cận đuôi của Yến rừng lông màu vàng tối; cánh, đuôi và hai bên sườn lông màu nâu sẫm, có điểm vạch xanh mờ mờ. Có thể nói nhìn con Yến rừng không có gì nổi bật, nhưng bù lại nó có giọng hót khá hay.

Yến rừng ăn các loại hột nhỏ, ăn trái cây chín (loại ngọt), ăn sâu bọ và chồi non. Nó làm tổ thô sơ trong các hổc cây, lùm cây và trên các chẳng cây.

Người ta phát giác giọng hót hay của loài chim nhỏ này từ thế kỷ thứ 16, và bắt về nuôi từ đó. Đầu tiên, Yến rừng được đem bán tại Châu Au, sau qua Châu Á, rồi mới đến Châu Mỹ. Hiện nay thì con cháu của loại Yến rừng này đã có mặt khắp thế giới.

Từ khởi thủy, giá chim Yến đã cao, vì việc chuyên chồ thời đó rất khó khăn, nên chĩ có các bậc vua chúa, các bậc quyền quí sang giàu mới có khả năng mua nổi.

Đến cuối thế kỷ 16, một chiếc tàu buôn Y Pha Nho chở rất nhiều Yến rừng trên đường sang Ý để bán, nhưng khi tàu chạy ngang qua đảo Elbe (thuộc Địa Trung Hải) thì gặp bão lớn đánh chìm. Chim Yến trên tàu được sổ lồng rủ nhau bay lên đảo Elbe sinh sống, và sau đó sinh sôi nảy nở lên đến mức vạn con, vì đảo này hợp thủy thổ với chúng.

Thế là dân bản xứ tự nhiên có một nguồn lợi lớn như từ trên trời rơi xuống giúp họ vậy. Họ cứ vào rừng bắt Yến để bán cho các nước, với giá cắt cổ. Ấy thế mà người ta cứ sẵn sàng bỏ tiền ra mua.

Từ đó, Yến rừng được vào đất liền. Rồi nhờ vào sự chăn nuôi khéo léo và tài tình của các nhà điểu học, các thế hệ về sau của Yến rừng không còn giống như con Yến rừng tổ tiên của chúng nữa. Trên mình chúng đã khoác những màu lông khác, dĩ nhiên là diễm lệ hơn, và điều đáng nói là giọng hót của đám con cháu còn giàu âm điệu hơn nhiều lần tổ tiên của chúng nữa.

Với sự săn sóc đặc biệt và với óc sáng tạo không ngừng của con người qua nhiều thế hệ người ta đã lai tạo được nhiều loại Yến có đặc thù riêng của từng nước, không nước nào bắt chước được nước nào.

Ngày nay các nước Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Ý, Nhật, Trung Quốc… mỗi nước đều đã “tạo” được cho mình những loại Yến riêng. Riêng ở đây có nghĩa nói đến những đặc tính riêng về thanh và sắc, không giống Yến của nước khác.

Lizard Norwich… Nước Pháp tạo được loại Yến lông xoăn rất độc đáo. Nước Bỉ tạo được giống Malinois, bắt chước giọng hót của Họa Mi nên có tên là Rossignol de Paris. Ở Đức có giống Harz, Saxon, hót cực kỳ hay.

Trong khi ở nước ta, Yến hót đã có mặt khoảng một trăm năm nạy, do người Pháp đem vào, và gần đây từ Trung Quốc nhập qua.

Những giống khác lạ kể trên của thế giới nước mình chưa có, cả người mình cũng chưa đủ sức lai tạo được một giống nào đặc biệt, khả dĩ làm biểu tượng được cho quốc gia.

Hy vọng đây là chuyện về sau. Hơn nữa, người ta đã nuôi vài ba thế kỷ rồi, còn mình mới vào nghề ngót nghét có trăm năm, sự đòi hỏi phải góp sức bằng người, e rằng hơi quá đáng !

Nghệ nhân ở nước ta nuôi Yến hót không nhiều. Trước đây, Yến cũng được nuôi bởi các tay phong lưu tài tử, bởi các bậc quyền quý cao sang, bởi các giới học thức như bác sĩ, luật sư, giáo viên, nhà văn, nhà báo…

Càng về sau, số người nuôi Yến càng nhiều hơn, nhưng chủ yếu cũng các giống Hồng Yến, Bạch Yến, Thanh Yến, và các loại tự mình lai tạo.

Phải nhìn nhận rằng người mình ít có người nuôi Yến hót, và ít có khả năng nuôi Yến hót. Một phần nó đắt tiền, việc chăm sóc quá cầu kỳ, thức ăn quá tốn kém…

Chim Yến hót

Hình dạng

Chim Yến hót hình vóc giống như con chim sẻ, nhưng nhỏ hơn nhiều. Mỗi loại có một sắc lông khác nhau, và giọng hót thường cũng hơi khác nhau. Người ta thường căn cứ sắc lộng trền mình chúng để phân biệt từng loại một. Rõ nét nhất là các loại: Hồng Yến, Hoàng Yến và Bạch Yến mà chúng ta thường thấy.

Hồng Yến:

Tức là Yến có lông toàn thân màu đỏ. Mà cũng tùy theo sự đậm lợt khác nhau của sắc đỏ này mà Hồng Yến được chia ra nhiều loại:

a) Loại SAUMON màu đỏ lợt, cánh có màu cam vàng, ngực và bụng chỉ phớt đỏ.

b) Loại ROUGE INTENSIF màu đỏ tươi, nhưng hai đầu cánh màu đỏ lợt, có ửng vàng cam. Loại Rouge Intensif nhỏ con hơn các loại Yến khác, và đòn dài trông rất xinh.

c) Loại SAUMON ROUGE (do cha mẹ là Saumon và Rouge Intensif lai tạo nhau) lông có màu đỏ lợt phớt trắng, giông như lớp bụi phân trắng tạo sự đỏm dáng đặc biệt.

d) Loại AGATE ROUGE lưng màu nâu sọc đen, ức màu đỏ đậm.

Hoàng Yến:

Tức là Yến hót có lông toàn thân màu vàng. Nước ta hiện có hai loại Hoàng Yến:

a) Yến VÀNG KIM, toàn thân màu vàng rực, tươi tắn.

b) Yến VÀNG CHANH toàn thân màu vàng lợt, hoặc là vàng có màu xanh đọt chuối phớt lên.

Tùy theo ý thích của mỗi người mà nuôi vàng kim hay vàng chanh. Nhưng, đa số ưa chuộng Yến vàng kim hơn, vì trông nó tươi tắn, khởi sắc hơn.

Bạch Yến:

Đúng như tên gọi, chim Bạch Yến toàn thân bao phủ lớp lông màu trắng toát, vừa sang vừa đẹp: Bạch Yến thường lớn con và tiếng hót to.

Ngoài ba loại đó ra, nghệ nhân mình còn nuôi các loại Yến hót sau đây :

Thanh Yến:

Thanh Yến có màu lông xanh và sọc xám đen, là loại chim mới được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam trong vòng hơn mười năm trở lại đây. Thanh Yến có thân mình nhỏ, nhưng giọng hót lại rất lớn, cao và dài hơi, nhất là thường đổi giọng luôn, mà các loại Yến khác khó bì được.

Trước đây ta cũng có loại Thanh Yến, nhưng thực ra loại này là giống lai tạo từ con Thạch Yến (Ardoise) và Hoàng Yến mà ra. Loại Yến lai tạo này thân thường có màu chì, giọng không hay lắm.

Thạch Yến (Ardoise):

Toàn thân phủ lớp lông vàng xám của đá, giọng hót lớn và trầm so với các loại Yến khác. Hình dáng Thạch Yến khá đẹp, nhưng hiện nay rất hiếm.

– Agate: Mình Yến có sọc gần giống như chim sẻ, màu lợt như mã não (Agate có nghĩa là mã não, loại ngọc thạch màu đỏ có vân đẹp). Hiện nay có hai loại Yến Agate:

a) Loại Agate thường: Màu đỏ lợt của mã não.

b) Loại Agate Rouge: Màu đỏ tươi, sậm trông rất đẹp mắt.

Cả hai loại Yến Agate này thường được nhiều người chọn nuôi vì chúng có giọng hót hay, không thua gì mấy so với Thanh Yến.

Chim Thạch yến SERINUS MOZAMBICUS

LỒNG NUÔI

Lồng nuôi chim Yến hót là lồng đơn, vì mỗi ngăn nhốt riêng một cặp. Thường thì lồng làm bằng kẽm, có kích thước lý tưởng là rộng 60 phân cao 50 phân và sâu 45 đến 50 phân. Nếu là chim đẻ, thì trong lồng nhớ đặt ổ đẻ, có cầu chim đậu, có cóng đựng thức ăn hột, cóng đựng biscote, cóng đựng nước, đĩa nhỏ đựng trứng luộc, cóng nhỏ đựng khoáng, và một cái móc nhỏ để treo cải xà lách.

Dưới đáy lòng là máng phân, lấy ra và đặt vào dễ dàng.

CÁCH CHĂM SÓC CHO YẾN HÓT

Nếu nuôi Yến tơ thì mỗi ngày ta lo vệ sinh lồng, rồi cho ăn uông đầy đủ, tắm thường xuyên một tuần chừng vài ba lần.

Còn nuôi Yến đẻ thì ngoài việc cho ăn uống chu tất ra, ta còn phải năng kiểm soát ổ của chúng. Thí dụ: Mỗi ngày Yến đẻ xong thì lấy trứng ra cất, thế trứng mồi vào (trứng mồi là trứng giả, ở ngoại quốc người ta có bán sẵn, ở đây mình có thể nắn đất sét giống hệt trứng Yến, rồi lấy sơn trắng sơn lên để đánh lừa chim mẹ).

Trong thời gian Yến mẹ nuôi con, ta phải thương xuyên quan sát ổ con. Có thể con bị rớt ra khỏi ổ, hoạc con bị đè chết, ta cần biết để còn lo xử lý kịp thời.

THỨC ĂN CHO YẾN HÓT

Thức ăn cho Yến hót gồm có :

  • Thức ăn hột.
  • Biscotte.
  • Bánh mì nhúng nước và rau xà lách.

Thức ăn hột:

Trong thiên nhiên, Yến rừng cũng thích ăn hột khô và hột tươi trong các loại trái chín, như trái sung, trái vải. Yến hót nuôi lồng, ta cho ăn hột kê, hột cải và mè đen.

Ta có thể trộn chung các hỗn hợp đó với liều lượng sau đây:

  • 01 kg hột kê.
  • 300g hột cải (cải bẹ xanh).
  • 150 g mè đen.

Ta trộn đều ba loại hột đó lại, bỏ vào hộp hay keo, đậy kín rồi để dành cho ăn đần:

 

Biscotte:

Đây là thức ăn bột. Có hai công thức trộn sau đây:

Lấy một lon sữa bò gạo đem ngâm nước hai giờ vớt ra để thật ráo, rồi bắc chảo rang hơi vàng. Xong bỏ gạo rang vào cối giã nhỏ thành bột. Trộn vào bột ba lòng đỏ trứng gà luộc rồi đem phơi thật khô. Nếu trời không nắng thì bắc chảo lên sây trên lửa nhỏ riu riu. Cuối cùng ta bóp nhỏ cho tơi bột ra và bỏ vào hộp hay keo đậy kín, cho ăn dần…

Mua bánh mì khô loại đã trét beurre về bỏ vào cối giã thật nhuyễn thành bột mịn. Cứ một lon sữa bò bột thì trộn vào bốn tròng trứng gà hay vịt, xong đem phơi thật khô, hoặc sấy trên lửa riu riu…

Công thức 2 dĩ nhiên tốt hơn cỏng thức 1, nhưng cũng đắt tiền hơn.

Tính trung bình mỗi ngày ta cho mỗi cặp chim Yến hót ăn như sau:

  • 01 muỗng cà phê vun hột (kê, hột cải, mè đen).
  • 01 muỗng cà phê biscotte.
  • 01 miếng ruột bánh mì nhúng nước.
  • 02 lá rau xà lách. Có thể thế xà lách bằng dưa leo, bằng mướp khía hay rau muống.

Trên đây là thức ăn do ta tự pha chế. Nếu ai có điều kiện mua được thức ăn cho Yến hót ở nước ngoài thì dùng các loại sau đây:

  • Kaytee treat song treat.
  • L/M Vita Vittles Plus (Canary Fruit Cooktail).
  • Canary Color Food (dành cho Hồng Yến). Riêng loại Hồng Yến, Rouge Intensif (và các loại Yến đỏ khác), ta phải cho ăn cà rốt mới tạo thêm sắc đỏ cho lông.
  • Trong thời gian Hồng Yến thay lông, sáng nào ta cũng cho chúng ăn cà rốt bào nhuyễn trước. Khoảng 10 giờ sáng, ta mới để đồ ăn thường ngày vào cho ăn. Đó là cách ép chim ăn thật nhiều cà rốt.

Khi chim Hồng Yến thay lông xong thì một tuần chỉ cho ăn cà rốt vài lần cũng được.

CÁCH CHĂM SÓC YẾN CON

Yến con nở ra rất yếu. Nếu trước khi ấp, trứng được bỏ vào ổ cho chim mẹ ấp một lần thì việc nở con trong ổ cách nhau từ con đầu đến con cuối không đáng kể, nghĩa là chỉ trong ngày.

Mỗi ngày, ta vẫn cho ăn :

  • Trứng gà luộc.
  • Hột (tăng lên vài muỗng, vì để chim mẹ đút mồi cho con).
  • Biscotte (tăng dần khẩu phần lên).
  • Ruột bánh mì nhúng nước.
  • Rau xà lách. Nêu không có rau xà lách, thì dùng mướp khía thay vào. Đừng cho ăn dưa leo, chim con sẽ tiêu chảy.

Chim con được 26 ngày tuổi thì tách ra nuôi riêng, vì chim đã tự lực ăn uống một mình được.

Xin lưu ý: Chim mẹ nuôi con độ 18 đến 20 ngày là đẻ lại lứa sau. Vậy, chim con được vài tuần là ta nên đặt thêm vào lồng một cái ổ mới để chim mẹ có chỗ đẻ lứa sau. Nếu không có ổ mới, mà đến ngày đẻ, chim mẹ sẽ hất con ra khỏi ổ, làm hư lứa con, nếu ta không xử lý khéo léo và kịp thời.

Cũng xin nói rõ hơn, chim mẹ chỉ ấp đúng 13 ngày là trứng nở. Chim mẹ nuôi con 26 ngày. Trong trường hợp đang nuôi con mà chim có hiện tượng thay lông, thì ta tạm cho chim ngưng đẻ (nghĩa là không bỏ ổ mới vào lồng). Nếu ép chim đẻ thì lứa con đó không ra gì, chim mẹ có thể bỏ ổ dở dang.

Thời gian chim Yến hót thay lông có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Như vậy, một cặp chim trung bình một năm chỉ nên cho đẻ chừng bốn lứa mà thôi. Nếu ta ép chúng đẻ 6 hay 7 lứa thì chim cha mẹ sẽ mau tàn.

Một cặp Yến hốt, nếú nuôi đúng phương pháp có thể đẻ đến bảy tám năm mới gọi là già.

THUỐC MEN CHO YẾN HÓT

Chim nuôi trong lồng mà không cho ăn uống bổ dưỡng thì chim suy yếu và dễ sinh bệnh.

Chim đã bệnh thì yếu sức, trống không hót, đạp không cồ; chim mái không đẻ; chim con chậm lớn. Nếu để tình trạng này kéo dài thì chim sẽ suy dần rồi chết.

Vì vậy, ngoài việc cho chim ăn no đủ với mọi thức ăn hợp khẩu, người ta còn lo bồi bổ cho chim bằng các loại thuốc bổ. Ở nước ta, thuốc bổ dành riêng cho chim Yến hót chưa có. Các cụ ngày xưa cho chim quý uống nước cam thảo, chim trỉn đít thì dùng bột cỏ cú trộn vào thức ăn cho chim, chim biếng ăn thì bắt gián đất xắt nhỏ cho ăn cũng khỏi bệnh.

Trong khi đó, ở nước ngoài, người ta đã bào chế đươc nhiều loại thuốc để bồi bổ cho chim, như các loai : Skin Plumage Foodsupplement, Gimborn Rich Health Glo Avi Vite….

CÁCH COI TRỐNG MÁI

Biết giới tính của Yến hót là chuyện rất khó, vì chưa ai có thể đưa ra được những tiêu chuẩn nào rõ rệt để biết một cách đích xác được.

Có nhiều chim Yến mái vẫn hót như chim trống khiến người ta dễ lầm lẫn. Tuy nhiên, nếu ta chịu khó quan sát thật kỹ thì có thể phân biệt được ngay từ tháng tuổi thứ hai của chúng: Tiếng chim mái hót ngắn hơn và ít thường xuyên hơn.

Thường thì người ta có hai cách sau đây để phân biệt trống mái :

1) Lúc chim con còn nằm trong ổ, ta đặt bàn tay nhè nhẹ lên trên, hễ thấy con nào chúi đầu xuống đáy ổ thì đó là con trống. Ngược lại, con chim con nào ngóc đầu lên thì đó là chim mái. Tuy nhiên, cách này vẫn không dám bảo đảm đúng một trăm phần trăm.

2) Đối với chim vài ba tháng tuổi thì ta quan sát đến vóc dáng của chúng. Con nào có đòn dài, chân cao là chim trống. Con nào ngắn đòn, mình bầu bĩnh là chim mái.

Yến hót tuy hót hay, nhưng việc chăm sóc rất nhiêu khê, người ít thì giờ rỗi rảnh khó lòng mà quán xuyên công việc nuôi nấng chu tất được. Đã thế lại còn tốn kém vì giá chim cao, vì thức ăn đắt tiền. Do đó, số người nuôi chim Yến hót không đông bằng số người nuôi các loại chim hót khác. Cuối cùng xin thưa: Nói về Yến hót thì viết một cuốn sách cũng chưa hết chuyện, ở đây chỉ xin đơn cử những khái niệm chính mà thôi. Một dịp khác, trong một cuốn sách khác, chúng tôi sẽ trình bày tường tận hơn.

 

Website: https://chomeocanh.com/

 Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop

 Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/

 Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/

  • 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
  • Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

 

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Địa chỉ liên hệ:
  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chomeocanh.com quận 10
Chó Phốc sóc tại Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Chomeocanh.com Petfarm
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Chomeocanh.com
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Chomeocanh.com quận 1, Tp Hcm.

Block "88770" not found

HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI
NẾU BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *