Chòe lửa

Cửa hàng mua bán chim Chích Chòe Lửa non, bổi giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Tổng quan về loài chim Chích Chòe lửa

Xuất xứ: Chúng có mặt khắp nơi ở Châu Á. Riêng ở Việt Nam chúng thường sống ở các tỉnh Miền Tây Nam hộ, miền Trung các khu: Long Khánh, rừng già Sống Bé.

Màu sắc: Chim có ba sắc lông: đen trắng và nâu sẫm. Đầu cổ, lưng và đuôi có màu đen xanh, chim có 12 lông đuôi, 4 màu đen phía trên và 8 lông trắng phía dưới đuôi. Trước ngực và bụng màu nâu sẫm. Màu sắc thật rõ rệt phối hợp sắc sảo, thân chim thon nhỏ nhưng đuôi dài vù thướt tha.

Thức ăn và chăm sóc: Chích Choè Lửa thích ăn cào cào non, châu chấu, trùn dế, sâu bọ cả bột đậu phụng trộn trứng...

Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phụng trộn trứng ta trộn một ít sâu vào hột (đã cho vào cóng) chim ăn sâu sẽ ăn luôn hột và mỗi lúc một tăng thêm hột nhiều hớn dần đần chim sẽ biết ăn hột.

Cần lồng mây tre tròn, cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở khỏi vướng đuôi. Lồng cờ 68 nan đến 72 nan. Lúc đầu nuôi chim cần trùm áo lồng thật kỹ treo nơi yên tĩnh. Thức ăn nước uống đầy đủ chim quen dần sẽ từ từ hé áo lồng cho chim dạn dĩ. Cỡ ba tháng chim hắt đầu thay lông, từ 4 đốn 5 tháng chim trưởng thành. Chim có giọng hót vang dội. Chúng là loài chim rất thông minh, có tính hắt chước được tất cả giọng hót của các loài chim cảnh khác nên giọng hót của chim tràn ngập những âm sắc phong phú riêng biệt mà không loại chim nào khác có thể hót được như Choe Lửa cả. Khi chim múa đuôi chim làm điệu rất duyên dáng. Lúc chim bắt đầu hót hãy tập chim nghe đi nghe lại băng cassett, âm nhạc, sáo tiêu... Giọng hót của chim sẽ có nhiều âm điệu trầm bổng du dương không chim nào sánh nổi. Chim siêng hót, giọng rất khỏe và hót liên tục.

Muốn chim hót hăng cần phải nuôi chim mái gần đó nhưng chim trống không nhìn thấy mà chỉ nghe tiếng xùy của chim mái thì chim trống sẽ hót ngay và nhất là chế độ ăn uống đúng tiêu chuẩn cho cả chim mái và chim trông. Chim sung mới hót siêng và khỏe.

Sự sinh sản: Chúng thường đẻ vào tháng 2, 3 hay tháng 4 Âm lịch, tùy theo địa phương và thời tiết nơi chim sống. Khi động tình chúng thường ra các đường cạnh rừng đẻ trong các bóng cây thấp, các ống tre, đẻ từ 3 đến 5 trứng. Nếu 3 trứng sẽ nở 2 trống 1 mái, nếu 5 trứng sẽ nở 3 trống 2 mái. Ấp 14 ngày thì nở, chim mái tha mồi mớm cho con. Khi chim con rời ổ, chim cha có nhiệm vụ dẫn con đi kiếm mồi tập con đi chuyển cho đến khi chim con trưởng thành.

Chím trống có mí mắt méo, chim mái có mí mắt tròn.

Cách chế biến thức ăn cho Chích Choè Lửa 100g đậu phộng rang cà nhuyển trộn với 3 tròng đỏ trứng vịt đem phơi nắng rồi dùng tay bóp rời để dành cho chim ăn (không có nắng thì sấy khô bằng lửa than).

Cách chọn chim chích chòe lửa tốt

Nuôi một con chim hót, dù biết cái “thân phận” nó nhỏ nhoi, nhưng ai cũng coi đó là thứ quí hiếm, là vật trang trí góp phần làm tăng sự sang trọng cho ngôi nhà nhỏ của mình.

Khi chọn một con chim để nuôi, dù là giống chim gì, nghệ nhân nào cũng cố chọn cho mình một chú chàng có vóc dáng điệu bộ thật tốt đúng với sở thích của mình mới mãn nguyện!

Với Chích Chòe Lửa, người ta lại càng chọn lựa kỹ hơn, vì Chích Chòe Lửa khác với Chích Chòe Than, có con đuôi dài, có con đuôi ngắn; có con thân lớn, có con lại thon mình... Mà khổ nỗi, để riêng ra từng'con một thì con nào cũng có vẻ đẹp riêng, chim nào cũng xứng đáng để cho mình nuôi cả!

Phân loại

Với Chích Chòe Lửa, thường giới chơi chim cảnh phân loại như sau:

  • Chim nhỏ con (thân mình thon nho).
  • Chim lớn con (vì có thân to).
  • Chim đuôi dài (từ mười lăm phân trở lên).
  • Chim đuôi ngắn (từ mười lăm phân trở lại).

Đó là cách chọn từng phần. Nhưng ý thích của người nuôi chim không chịu dừng ở đó:

  • Có người muốn chọn con chim thân mình nhỏ mà đuôi thật dài, vì cho như vậy nó mới có vẻ đẹp thướt tha.
  • Có người thích chọn con chim minh to nhỏ gì cũng được, miễn là đuôi ngắn để mỗi khi chim kêu “pặc! pặc!” thì cái đuôi giựt mạnh lên cao ra vẻ hùng dũng, mạnh bạo (chim đuôi dài vì nặng, nên đuôi không thể đánh cao lên được).
  • Có người lại thích nuôi Chích Chòe Lửa mình nhỏ đuôi ngắn, cho như vậy mới đồng thanh đồng thủ...

Ý thích chọn con chim Chích Chòe Lửa quả thật là mỗi người mỗi khác, không ai giống ai.

Thật ra, chọn được con chim để nuôi đúng với ý muốn của mình là việc nên làm. Vì một khi có ưng ý ta mới tận tâm chăm sóc cho con chim đến nơi đến chốn được.

Chọn Chích chòe lửa theo tiêu chí thi hót đấu

Thế nhưng, chúng ta nên nhớ một điều, chủ quan như vậy không phải là một điều hay, vì nếu đi dự thi hót, con chim thí sinh được chấm đồng điểm trong cả ba phần:

  • Giọng hót.
  • Điệu bộ.
  • Vóc dáng.

Giọng hót là tài riêng của mỗi con chim, hay hoặc dở là điều ai cũng có thể nhận ngay được. Nhưng phần điệu bộ và vóc dáng thì liệu đánh giá chủ quan theo cách của mình có được hay không? Con chim của mình nuôi, tự mình cho là đẹp, nhưng khi ra trường, trước Ban Giám Khảo, trước các khán giả đố dồn mắt vào để phân tích, liệu mình lúc đó có bảo vệ được quan điểm chủ quan của mình cho con chim được hay không? Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

Vì vậy, khi chọn cho minh con Chích Chòe Lửa để nuôi (hay bất kỳ một con chim nuôi thi hót, thi đá nào khác cũng vậy), ta cần phải có những nhận định khách quan. Như vậy có lẽ cũng chưa đủ, nên cần có sự góp ý của những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề hơn mình, thì may ra mới chọn được con chim tốt mọi mặt để nuôi cho khỏi phí công, tốn của.

Chọn vóc dáng:

Vóc dáng con chim tốt xấu như thế nào là do trời sinh ra nó như vậy. Chủ nuôi dù tài tình khéo léo đến đâu cũng không sao sửa đổi được, dù là một chi tiết nhỏ nào đó. Theo kinh nghiệm của số đông nghệ nhân nuôi chim lâu năm thì họ đánh giá vóc dáng con Chích Chòe Lửa gọi là đẹp theo những tiêu chuẩn sau đây:

  • Phải là chim ngũ trường: tức là năm phần đầu, mỏ, chân mình, đuôi đều dài cả mới là chim có dáng đẹp.
  • Nếu không ngũ trường thì ngũ đoản cũng tốt. Tức là năm phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết. Con chim vóc dáng như vậy trông rất gọn gàng.
  • Chim thon mỏ nhỏ đầu: Chim đầu nhỏ trông nhanh nhẹn hơn. Còn thon mỏ là mỏ ngắn mà đầu chót mỏ không cong quặp xuống như mỏ diều hâu. Mỏ chim như vậy thường dày và mạnh, vừa hót hay vừa đá giỏi.
  • Bộ lông toàn thân mượt mà vì là lông mới thay. Bộ lông này ép sát vào mình khiến con chim thon mình trông gọn gàng đẹp đẽ hơn. Lông cánh và lông đuôi không gãy. Đuôi to bản mới tốt.

Như vậy là đầu chim to hay nhỏ, đuôi dài hay ngắn không được coi là chi tiết quan trọng.

Chọn điệu bộ:

Điệu bộ của mỗi con chim cũng chẳng khác nào thói tật của con người. Có con điệu bộ tốt có con điệu bộ xấu.

Một phần là do bẩm sinh, một phần là do chim học hỏi được ở những chim khác, theo kiểu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Vì vậy, nếu chủ nuôi kiên tâm trì chí và khéo léo trong việc tập tành sửa đổi thì có thể giúp chim bỏ dần được những điệu bộ xấu mà học hỏi được những điệu bộ tốt được. Với chim con nuôi lên, thì điều này không khó lắm, nhưng với chim bổi mua về thì chỉ có cách loại bỏ mà thôi.

Chích Chòe Lửa có điệu bộ sau đây, được đánh giá là tốt:

  • Khi đứng hót đầu ngẩng cao, tỏ khí thế tự tin ở tài sức của minh.
  • Cánh xệ như gà tre sung độ, nói lên sự hùng dũng, không khuất phục trước đối thủ nào.
  • Giựt đuôi (đánh đuôi) mạnh bạo. Tiếng kêu “pặc!pặc” đanh thép.
  • Khi hót, hai chân đứng thẳng lên (cao cầu) và dạng chân ra, tạo thế đứng vững vàng.
  • Không bay loạn xạ trong lồng như chim bổi, chim nhát, khiến bộ lông đuôi bị tưa, xước.
  • Không đứng trên cóng, hoặc ngủ trên cóng.
  • Không đứng mãi một chỗ trên cầu mà phải xoay trở linh động.
  • Không cắn phá lông đuôi (trừ trường hợp chim có rận mạt tấn công...)
  • Về việc sửa đổi tính xấu của chim thì mỗi nghệ nhân có cách riêng của họ. Nhưng, thường là do áp dụng những mẹo vặt để giúp chim bỏ thói quen cũ mà tập tành thói quen mới.

Chẳng hạn trừ bỏ việc chim đứng cóng, thì hạ thấp cóng ăn có cóng uống xuống mức thấp, bằng hay dưới mức cao của cần đậu. Giống chim thì thích đậu nơi cao ráo chứ không chịu đậu cành thấp. Nếu cóng bị hạ xuống thấp thì nó lại đậu trên cầu, và đậu lâu ngày sẽ quen. Cũng như chim Sơn Ca, nhiều con không chịu bay lên dù mà đứng, thế mà cũng có cách tập cho nó bỏ tánh xấu này được không khó khăn lắm (Xin đón đọc Kỹ thuật nuôi chim Sơn Ca của Việt Chương).

Vóc dáng của con chim thì có thể nhìn sơ qua một đôi lần là có thể đánh giá tốt xấu ra sao được dễ dàng. Nhưng, chọn điệu bộ thì phải “tiếp cận”con chim nhiều lần, hoặc nhiều ngày thì mới nắm vững được. Vì nhiều con có ẩn tướng cả tốt lẫn xấu thỉnh thoảng mới xuất đầu lộ diện ra.

Tất nhiên, ta không nên vội tin vào lời lẽ của người bán, vì cả tin vào lời “thật thà lái trâu” thì có... khả năng rước con chim xấu về nuôi!

Ngoài ra, ta phải chọn con chim nào có giọng hót thật hay mà nuôi, hay ít ra cũng đoán biết được giọng hót của nó có triển vọng đến mức nào trong tương lai.

Con chim có giọng hót hay không chỉ là con chim siêng hót, mà hót được nhiều giọng, và chuyển đổi giọng một cách tài tình, khiến người nghe phải say mê theo dõi mãi. Phải chịu khó theo dõi con chim để nghe nó hót nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều ra sao. Có khi phải theo dõi liên tiếp nhiều ngày để biết rõ được mặt xấu mặt tốt ở điểm nào... để khi mua về còn liệu cách mà tập dượt có hiệu quả hơn.

Điều sau cùng, chúng tôi xin được phép đề nghị với quí vị là nên chọn con chim tốt mà nuôi, nếu mình có đủ khả năng để làm việc đó.

Thà là nuôi ít mà toàn là chim tốt, còn hơn là nuôi số nhiều mà con nào cũng không được vừa ý…

Chích Chòe Lửa cách thi hót đấu và chấm thi

Từ trước đến nay, người ta nuôi Chích Chòe Lửa để nghe hót và thi hót, chứ không ai nuôi đá, vì giống chim này đá rất dở.

Nếu có tổ chức đá, là do ý thích của vài ba nghệ nhân nuôi chim hứng chí cho đá với nhau mà thôi. Do có cái đuôi dài thậm thượt, nên khi đá nhau chim bị vướng víu khó biểu diễn đòn thế, và nhất là sau khi hỏng bộ lông. Chích Chòe Lửa mà mang bộ lông nham nhở thì... đâu còn là Chích Chòe Lửa!

Chích Chòe Lửa mà đá thì giống như con cá lia thia phướn đá vậy, chưa chi đã rách kỳ, tươm đuôi, uốn lượn vặn vẹo chứ chẳng có đòn hiếm thế độc gì coi cho sướng mắt!

Do đó, người ta nuôi Chích Chòe Lửa là để hót mà thôi.

Cách tổ chức thi hót Chích Chòc lửa cũng giống như điều kiện tổ chức thi và chậm thí Chích Chòe Than. Nghĩa là cũng có Ban Giám Khảo (Tổ Trọng Tài), chủ chim phải đăng ký số chim dự thi, lấy số báo danh cho mỗi chim thí sinh cho đúng thủ tục.

Đến giờ thi hót, chim thi hót được treo gần nhau trên những cây sào dài phía trước mặt Ban Giám Khảo. Giờ thi kéo dài từ nửa giờ đến một giờ, tùy theo điều lệ của Ban Tổ Chức cuộc thi mỗi nơi.

Khi chim thí sinh được đem ra trình diện đủ số thì buổi thi được bắt đầu.

Vào thi độ năm mười phút, những chim xù đầu không chịu hót Ban Giám Khảo tuyên bố đích danh những chim đó bị loại, và chủ chim đến đem lồng chim của mình ra ngoài phạm vi thi đấu. Có nhiều trường hợp Giám Kháo chưa quyết định, chủ chim đã tự động chấp nhận thua cuộc, đứng lên đem chim ra ngoài.

Thường những chim dự thi là chim đã đủ bộ lừa cần thiết nên ra trường thi là chẳng con nào chịu thua sức con nào. Chim nào cùng gân cổ hót rân lên, có con hót liên lục không ngơi nghĩ, nhưng có con lại chỉ hót từng chặp...

Điều khó khăn cho Ban Giám Khảo là phải tập trung tư tưởng, chú ý sâu sát đến việc nghe, nhìn để thấy được đặc điểm của từng con chim thí sinh, để nhận định được giá trị đích thực của từng con ra sao đẻ chấm điểm cho chuẩn xác.

Dần dần, đi sâu vào cuộc thi, người la cũng nhận biết được những con chim vượi trội, và từ đó chỉ cần lưu ý đến những con chim xuất sắc này.

Chấm thi hót Chích Chòc Lửa, cũng căn cớ vào ba điểm chính:

  • Giọng hót: Giọng hót của Chích Chòe Lửa phải dài hơn, nhiều giọng , sổng nhiều, luyến láy khoan nhặt thật hay. Chim lại siêng hót, hót gần như không ngừng nghỉ...
  • Điệu bộ: Chích Chòe Lửa khi hót thường múa bằng cách nhỏng cao đầu, đuôi giựt lên từng nhịp trông rất linh hoạt. Chim chỉ hót mà không múa sẽ bị ít điểm.
  • Vóc dáng: Chích Chòe Lửa mà đúng lửa thì thân mình thon nhỏ, lông ôm sất người, sắc lông lại mượt mà ỏng chuột trông rất bắt mắt.

Ban Giám Khảo, mỗi người tùy theo sự đánh giá của mình đối với tài năng của mỗi con chim cảnh mà cho điểm. Số điểm được cộng lại, và chim nào có số điểm cao nhất thì được sắp hạng cao chim có điểm kế tiếp thì giựt giải nhì...

Mỗi lần đem chim dự thi hót như vậy, người nuôi chim sẽ có dịp học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu của những bè hạn trong nghề, có dịp biết người biết mình, nên dù chim có bị thua cũng không nản chí, sẵn sàng “thua keo này bày keo khác” với người lạ...

Trong việc thi hót, con chim thua cuộc chưa phải là chim “bể”, chủ chim về nuôi lại, thúc lửa lại, nó có thể mang lại vẻ vang cho chủ nuôi trong lần thi hót sau này.

Chích Chòe Lửa con chim có dáng đẹp

Nếu được hỏi tại sao bạn thích nuôi Chích Chòe Lửa, thì có lẽ trong mười người đã hết chín đều trả lời: do con chim có dáng đẹp. Và lý do sau đó là do con chim có giọng hót hay.

Nói đến dáng đẹp thì quả thật chim Chích Chòe Lửa có dáng thanh tú lạ thường, càng nhìn lại càng mê! Đàn ông con trai gì mà dáng hình thon thả, ẻo lả như đàn bà con gái không bằng!

Thì ra người đời nuôi chim hót, không những chỉ thích được nghe giọng hót không thôi, mà còn đòi hỏi ở dáng vóc, màu sắc, điệu bộ đẹp đẽ của con chim nữa! Chẳng khác nào người chơi cây kiểng, chọn được cây kiểng quý chưa phải là chuyện đáng hài lòng, mà còn phải chọn cho được cái chậu xửa với nước men và hoa vàn vừa ý nữa!

Chích Chòe Lửa là con chim tài sắc vẹn toàn, nên đã đáp ứng được sự đòi hỏi của người hâm mộ chơi chim, không hẳn là khó tính, mà là biết am tường nghệ thuật!

Chúng tôi được biết, có nhiều người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa. Họ nuôi cả chục, vài ba chục con trong nhà, thậm chí còn treo ngay trong phòng ngủ để lúc nào cũng được tận mắt thưởng thức dáng vẻ của con chim, và cũng để tận tai nghe chim hót... Chơi như vậy không còn là... chơi, mà là ghiền! Mà với kẻ ghiền thì làm sao mới thực sự thỏa mãn được?

Tuy cũng là giống Chích Chòe: Than - Đất - Lửa, nhưng Chích Chòe Than và Chích Chòe Đất có nhiều điểm giống nhau (nhất là giọng hót y như khuôn đúc), còn Chích Chòe Lửa thì khác xa từ dáng hình và giọng hót... Nó gần như là một giống chim khác...

Chích Chòe Lửa có dáng hình thon thả, mình nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim có dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước: đầu như lúc nào cũng ngẩng cao, mình lại thon, đuôi dài như đuôi phượng hoàng đât, nên trông ra vẻ yểu điệu, mảnh mai, chứ không quê mùa, cục mịch như một số chim rừng khác.

Trên mình Chích Chòe Lửa có ba sắc lông:

  • Màu đen nhiều nhất, choán trọn phần đầu, cổ, lưng cánh và phần trên của chiếc đuôi dài.
  • Màu trắng ít nhất, nằm ở mặt dưới của đuôi, và một đốm nhỏ ờ vùng thắt lưng, cận đuôi.
  • Màu nâu sẫm thì điểm tô ở phần còn lại như ức, bụng.

Với màu sắc này thì nhìn con chim... hơi tối, nhưng do các màu được phân bố hài hòa, nên cũng tạo cho con chim có một vẻ đẹp riêng.

Khi con chim mới thay lông xong, lớp lông mới đã giúp màu đen nổi lên ánh sắc. Ngay màu nâu ở ức, ở bụng cùng ửng đỏ lên át được sác tối như bầm. Vì thế, con chim mới có tên là Chích Chòe Lửa, để phân biệt với con chim đồng loại là Chích Chòe Than.

Đúng ra, nếu căn cứ vào sắc lông mang trên bụng mà phân biệt con này là Than, con kia là Lửa, e rằng không đúng lắm. Nhưng, Than mà đi chung với Lửa âu đó cũng là điều chấp nhận được, dù có chút gượng ép cùng không sao. Lửa và Than tuy hai nhưng vẫn chung một nhiệm vụ nấu nướng kia mà!

Hiện nay, chưa có tài liệu xác đáng nào nói đến xuất xứ của chim Chích Chòe Lửa, vì vậy, không ai biết đích thực quê hương bản quán của tổ tiên nó thuộc vào nước nào hoặc châu lục nào trên thế giới. Chỉ biết hiện nay giống chim rừng nầy có mặt ờ nhiều nước Á Châu, và chỉ ở những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm như ở miền Nam nước ta vậy. Tiếc thay, con chim đẹp lại có giọng hót hay mà xuâ't xứ lại quá mù mờ, không ai biết đến! (Tên khoa học COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS).

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không hề có giống chim cảnh này sinh sống, chắc chắn là do khí hậu và thời tiết không thích hợp với chúng đó thôi!

Nhưng, không thể gọi Chích Chòe Lửa là con chim của miền Nam, vì ngay ở trong Nam, nhiều tỉnh cũng không hề có bóng dáng của Chích Chòe Lửa sinh sống, dù là chỉ một đôi con! Thế nhưng, những vùng mà chúng tập trung sinh sống lại sinh sôi nảy nở rất nhiều, quanh năm lúc nào cùng có! Kể ra đó cũng là điều khác lạ, chưa ai tài nào giải thích nổi! Khí hậu giữa miền Đông và miền Tây nào có khác chi nhau (?), thế thì do đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khác?

Người ta thấy Chích Chòe Lửa sống tập trung nhiều nhất ở các vùng Trảng Bàng, Trảng Bom, Long Khánh, Bình Dương, Bình Phước, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp... Một vài tỉnh ở miền Tây cùng có, nhưng không được nhiều. Nhưng, dù sao thì cùng có thế cho rằng đây là con chim hót của rừng miền Đông Nam bộ nước ta.

Khác với chim Chích Chòe Than thích sống gần người, và làm tổ ở trong vườn cây trái quanh nhà, còn Chích Chòe Lửa lại thích sống trong rừng sâu, rừng già, sống xa người, xa làng mạc.

Nó thích sống ở nơi có nhiều cây cao bóng cả, có thác có suối, và làm tổ trên các cháng ba cây dọc theo đường rừng, nơi thỉnh thoảng có người qua lại. Khác với Chích Chòe Than làm tổ ở độ thấp, khoảng vài ba thước cao, Chích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơn, lối bốn năm thước. Do độ cao không thuận tiện cho việc leo trèo để thăm dò, nên ít khi người ta bắt được chim con. Và điều này rất dễ thấy, đến mùa sinh sản, ra các chợ chim, ta thấy số lượng Chích Chòe Than con bày bán nhiều gấp nhiều lần số lượng Chích Chòe Lửa con.

Hơn nữa, do giống chim này nuôi chim bổi mau dạn, lại dễ thuần hóa hơn Chích Chòe Than bổi, nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là thuần dưỡng chim con. Đây là sự tính toán khôn ngoan, vì nuôi Chích Chòe Lửa con đã tốn nhiều công của, mà phải chờ đến vài mùa con chim mới hót dược giọng tròn trịa. Nôm na gọi là “giọng rừng”...

Người ta cũng nhận thấy, nếu làng mạc ở gần bìa rừng các địa phương vừa kể trên đây, thỉnh thoảng cũng có ít cặp Chích Chòe Lửa về làm tổ trong vườn cây trái. Nhưng, khi ổ chim con ra ràng là chúng rủ nhau kéo vào rừng mất dạng. Điều này chứng tỏ cho ta biết là giống Chích Chòe Lửa không thích sống gần người. Nó là giống chim rừng, chứ không phải là “chim vườn” như Chích Chòe Than!

Thế nhưng, có điều lạ là dọc theo các đường mòn trong rừng, nhât là các đường xe be (xe chở súc) gần bìa rừng, Chích Chòe Lửa lại thường xuất hiện, và tỏ ra không quá nhát người như nhiều người lầm tưởng. Người ta thấy chúng xuất hiện cùng lúc với các giống chim khác như Khướu, Bồ Chao... Nhưng bắt gặp chúng đang đứng hót như kiểu gặp Chích Chòe Than hót là chuyện hiếm thấy!

Chỉ những lúc trời còn tờ mờ sáng, chưa rõ mặt người, chúng mới chịu hiện ra trên các ngọn cây cao và lảnh lót cất tiếng hót vang rân. Cạnh đó là giọng chim Khướu Bách Thanh oang oang như lệnh vỡ...

Ai được nghe tiếng nhạc rừng buổi sáng, thì dù người đótâm hồn có bị ma chiết đến đâu chắc chắn cũng cảm thấy tâm hồn mình rạo rực, ham sống một cách lạ thường, và nhận ra được một điều là đời này quá đẹp còn hơn là ta tưởng. Cảnh tĩnh mịch của đêm rừng bỗng nhiên thức giấc bởi ca đoàn chim hót chào đón bình minh...

Trở lại việc bàn về dáng đẹp của con chim, giới nghệ nhân thích nuôi Chích Chòe Lửa từ trước đến nay, mỗi người một ý. Người thì thích nuôi con chim có hình dáng này, kẻ lại chọn con chim có hình dáng khác.

Xin đừng hỏi họ tại sao, vì đó là ý thích riêng tư của mỗi người. Và cũng không nên lý giải với họ nên chọn con này hơn là con khác! Chúng tôi thưa như vậy, vì trong giới chơi chim, đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra, đôi khi gay gắt, nhưng kết cuộc thì mạnh người nào giữ ý kiến của người nấy.

Do con chim Chích Chòe Lửa có dáng hình không thuần nhất, mặc đầu chúng vẫn có một vẻ đẹp riêng, tùy theo nhận xét của mỗi người:

  • Có con thân mình nhỏ (nhỏ con)
  • Có con lởn con (cùng vừa phải)
  • Có con đuôi ngắn.
  • Có con đuôi dài.

Nhưng không nhất thiết là hễ mình nhỏ thì đuôi dài, hoặc là mình to thì đuôi ngắn. Kích cỡ thân hình to nhỏ là tùy từng con, mà đuôi dài hay ngắn cũng tùy từng con. Nghĩa là thực tế:

  • Có con mình nhỏ mà đuôi dài, hoặc mình nhỏ mà mang đuôi ngắn.
  • Có con thân mình to mà đuôi ngắn, nhưng cũng có con đuôi dài mà thân hình lại to.

Do đó có người chỉ chọn mỗi cái thân chim cho vừa ý. Cũng có người chỉ lo chọn mâu đuôi, còn thân chim to nho không xét đến. Nhưng cũng có người chỉ chọn nuôi chim thân nhỏ đuôi dài, cho như vậy là mảnh mai, chim bay nhảy thướt tha uyên chuyển... Đó là do “bách nhân bách tính”, trăm người trăm ý mà thôi...

Do bản tính Chích Chòe Lửa khi xoay trỏ trên cầu thường giựt đuôi (như múa) đồng thời miệng kêu “pặc! pặc!” rất sinh động. Tất nhiên, nếu đuôi ngắn (nhẹ) thì giựt mạnh đuôi lên cao ra dáng mạnh mẽ. Còn chim đuôi dài, cổ thể từ hai mươi đến hăm lăm phân, nên nặng nề mỗi lần giựt đuôi không thể câtcao lên được. Tuy nhiên, chim đuôi dài cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhất là khi chim đậu hoặc lúc đang bay chấp chới trong lồng. Nếu đuôi dài mà mình lại thon nhỏ thì dáng con chim đó lại càng đẹp.

Riêng nhận định Chích Chòe Lửa mình to thì hót giọng lớn, chim mình thon nhỏ thì hót giọng nhỏ là điều không đúng. Giọng to hay nhỏ là tùy ở mỗi con: Có con giọng Kim, có con giọng Thổ, có con lại giọng Đồng... Đâu có chất giọng nào giống với chất giọng nào?...

So với Chích Chòe Than thì con Chích Chòe Lửa lại còn đẹp mã hơn. Hình dáng nó đẹp thon thả giống như cô nàng thắt đáy lưng ong, sắc lông trên mình cũng nổi bật như chiếc áo tứ thân nhiều màu sặc sỡ.

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS là loại chim rừng có giọng hót thật hay, khiến ai nghe cũng thích thú. Giọng hót của Chích Chòe Lửa mang âm vang của gió núi mưa rừng, của thác ngàn tuôn đổ... khi khoan khi nhặt, khi nhỏ khi to, nửa giống tiếng Họa Mi, nửa lẫn với giọng chim Khướu, và pha trộn với nhiều giọng chim rừng khác.

Vì vậy, có người mê Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà lúc nào cũng nuôi đến năm bảy con, có khi vài chục con, và chỉ thích nuôi một thứ này thôi. Mặc dầu ai cũng hiểu con Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa được đánh giá là “con chim của nhà giàu", vì nuôi rất nhiều tốn kém lại săn sóc mất nhiều thì giờ, không cào cào, không sâu tươi, sâu khô thì đừng mong... nó mở miệng cho một tiếng! Trong khi đó, nuôi Họa Mi, nuôi Khướu, Sơn Ca... lại ít tốn vì thức ăn không mấy cầu kỳ và đắt tiền. Với Họa Mi một tuần vài lần ăn cào cào, sâu tươi chút đỉnh cũng được, nhưng Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa thì ngày nào cũng phải “bơm” đúng liều lượng sâu tươi, sâu khô, cào cào chúng mới “giữ lửa”, mới sung chim, và mới chịu hót!

Tuy nhiên, tốn liền, hao sức mà có con chim hay thì đâu nghệ nhân nào lại tiếc của, tiếc công!

Nên nuôi Chích Chòe Lửa hay Chích Chòe Than?

Một trong những giống chim rừng nuôi hót mà đa số nghệ nhân thích nuôi nhất là chim Chích Chòe Lửa (tên khoa học là: copsychus malabaricus indicus). Có người thích nó đến độ trong nhà chỉ nuôi có một giống này thôi, nuôi đến mươi mười lăm con chứ không phải ít.

Con Chích Chòe Lửa đẹp ở bộ mã, mà giọng hót cũng hay.

Bộ lông chim có ba màu: đen, nâu và trắng.

Màu đen trùm kín cả đầu, cổ, ức, lưng và lớp trên của đuôi. Màu trắng chỉ có tám chiếc lông trắng lót phía dưới đuôi. Còn ngực bụng thì phủ màu nâu sẫm.

Nhìn vào thì con chim hơi tối, thế nhưng do hình dáng thon thả, linh hoạt nên con Chích Chòe Lửa có vẻ đẹp riêng của nó, khiến ai cũng thích.

So sánh về hình dáng

Chích Chòe Lửa có hình dáng từa tựa Chích Chòe Than, nhưng thân mình thon nhỏ hơn, và cái đuôi dài hơn. Đuôi chim dài hơn cả thân mình của nó, do đó nếu đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài đến 25 phân.

Có người thích nuôi chim đuôi thật dài, càng dài càng tốt, nhưng trái lại có nghệ nhân chỉ thích chọn nuôi những chim có đuôi dài vừa phải. Cùng như chọn thân mình của chim, thì hầu hết người nuôi chim Chích Chòe Lửa đều chọn những chim có thân mình thon nhỏ, càng nhỏ càng đẹp.

Chích Chòe Lửa có thói quen là mỗi lần giựa giọng “Bật ! Bật... !” thì cái đuôi của chim giật lên bật xuống vừa điệu nghệ vừa linh hoạt. Thường thì những chim có đuôi ngắn vừa phải giật đuôi mạnh và siêng hơn là những con có đuôi quá dài. Đó là lý do mà nhiều người thích chọn những chim có đuôi tương đối ngắn. Chim đuôi dài thì khi bay lượn trông thướt tha như đuôi chim phượng, tạo vẻ quý phái cho chim.

Nơi cư trú

Tại nước ta, Chích Chòe Lửa tập trung sống nhiều nhất ơ các vùng Bến Cát, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp, Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh... Ở miền Tây, chúng chỉ sống rải rác một vài nơi với số lượng ít ỏi.

Trái với Chích Chòe Than chỉ sống ở miệt vườn, gần người, còn Chích Chòe Lửa sống ở miệt rừng. Vì vậy, muốn đánh bắt Chích Chòe Than thì vào các nương rẫy, còn đánh bắt Chích Chòe Lửa ta phải vào rừng mới mong gặp chúng.

Thuần hóa

Nó còn khác Chích Chòe Than một điểm nữa là tính dạn dĩ dễ thuần hóa.

Chích Chòe Than tuy sống gần người, làm tổ trong vườn nhà, nhưng chúng lại quá nhát, bắt chim bổi về nuôi khó sống. Trong khi đó, Chích Chòe Lửa sống trong rừng sâu, không sống chung đụng với loài người nhưng chim bổi bắt về lại dễ thuần hóa hơn, ít ra nuôi mười con cũng sống được phân nửa hoặc hơn. Đã thế, Chích Chòe Lửa lại nuôi mau dạn người, chỉ nuôi trong lồng vài ba tháng, con chim đã chịu đứng lồng, chủ nuôi đến gần không mấy con hoảng sợ phải chui lồng đến nỗi bể đầu sứt trán, xây xát bộ lông khó coi.

Chính việc dễ thuần hóa này đă khiến nhiều người thích nuôi Chích Chòe Lửa.

Về giọng hót

Chích Chòe Lửa lại có giọng hót sổng đặc biệt mà các giống chim rừng khác không có. Hót sổng là hót giọng cao đôi ba âm một, rồi tiếp theo những giọng trầm bình thường. Giọng sổng là giọng rừng, chỉ chim đủ lửa mới hót được.

Do Chích Chòe Lửa sống trong tận rừng sâu, núi cao, cạnh bên bờ suối, thác, nên giọng hót của chúng mang giọng hót của chúng mang nhiều âm sắc khác lạ của núi rừng. Trong giọng hót của chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tiếng gió rừng vi vu, tiếng suối reo, thác đổ...

Điều mà quí vị đã biết là hầu hết giống chim hót đều có khả năng bắt chước những âm thanh khác lạ chung quanh nó. Vì vậy, nếu nuôi nhiều giống chim hót trong nhà, chúng sẽ bắt chước giọng của nhau: trong giọng Họa Mi thỉnh thoảng có giọng Chích Chòe, trong giọng Khướu lẫn lộn giọng mèo kêu, chó sủa, gà cục tác...

Chính vì lẽ đó, nên các nghệ nhân đều chọn cách siêng năng đem chim đi dượt hoặc nuôi chim hót hay (maitre de chante) để hót cho chim nhà bắt chước.

Chính vì Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn, nên nhiều người thích chọn chim bổi về nuôi, có ít người nuôi chim con như cách nuôi Chích Chòe Than hay Chích. Chòe Đất. Chim bổi thì rẻ tiền, mỗi con theo thời giá chỉ vài trăm ngàn.

Cách nuôi dưỡng

Cách thuần dưỡng chúng trong thời gian đầu cũng như cách thuần dưỡng Chích Chòe Than. Cũng nhốt chim vào lồng, bên trong có sẵn cóng nước, bột đậu phộng, sâu tươi, hoặc cào cào, trứng kiến để chim thích gi ản nấy để sống trong giai đoạn đầu, chịu thích nghi với môi trường sống mới. Tất nhiên, bên ngoài phải phủ áo lồng thật kỹ, sau đó mới tính chuyện hé áo lồng từ từ.

Thức ăn của Chích Chòe Lửa cũng giống như thức ăn của Chích Chòe Than : cũng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, cào cào, sâu tươi, sâu khô, chúng ăn với số lượng ít hơn Chích Chòe Than.

Về lồng nuôi Chích Chòe Lửa là loại lồng đặc biệt, cao và rộng hơn, do thân mình nó dài người ta phải dùng loại lồng 64 nan trở lên. Những chim đuôi quá dài phải nuôi lồng 80 nan mới bảo vệ được bộ lông khỏi tưa, khỏi gãy. Lồng nuôi Chích Chòe Lửa trông thoáng đãng và có nét đẹp riêng.

Chích Chòe Lửa thích tấm nắng hơn cả Chích Chòe Than, và cũng thích tắm nước. Càng được chăm sóc kỹ, cho ăn no đủ bổ dưỡng chim càng mau sung. Chim sung là chim đủ lửa (quan sát thấy họng đen thui) thì siêng hót, lại hót dài hơi, hót nhiều giọng, sổng nhiều, luyến láy rất thần tình khiến người nghe không biết chán.

Mục đích nuôi

Người ta nuôi Chích Chòe Lửa đế nghe hót, để thi hót, chứ không ai để thi đá, vì giống chim cảnh này đá không hay bằng Chích Chòe Than.

Mùa sinh sản Chích Chòe Lửa

Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.

Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim bắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.

Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.

Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chí những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến. Còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!

Giọng hót của chim trống trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân nuôi tiếc gì...

Chim trống thì trước Tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và siêng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạp, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi xệ vì đang rụng trứng. Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm...

Chích Chòe Lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Vì như phần trên chúng tôi đã nói, giống chim cảnh này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà để làm tổ mà thôi.

Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.

Chẳng hạn độ mươi năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh bắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Môi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa...

Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.

Chim con đẻ trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để tập làm cha làm mẹ.

Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó, chàng và nàng cùng lo tha rác...

Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi ổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm cho con, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lông đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.

Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quâng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày, cất cánh mãi không lên phải nhủi đầu xuống đất... Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim con đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo...

Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng, vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó, con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm... Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.

Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muôn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quang cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.

Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống...

Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trở lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.

Việc nuôi đẻ tại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để... giải trí cho vui...

Mùa thay lông, cách nuôi chim chích chòe lửa thay lông

Mùa thay lông của Chích chòe lửa

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim rừng. Với chim sống hoang dã ngoài trời thì mùa thay lông đến từ khoảng tháng báy âm lịch trỏ đi, và kéo dài đến vài ba tháng. Chim nuôi lồng thì mùa thay lông hằng năm có thể sớm hơn vài tháng, nhưng cũng tùy theo sức khỏe của mỗi con chim. Chim nào suy yếu thì thay trước, chim nào mạnh khỏe thì thay lông chậm hơn.

Với chim rừng thì sau mùa sinh sản, chim trống mái đều suy yếu, kiệt lực do phải ấp trứng và nuôi con. Có những chim mái, sau lứa con đầu đã bắt đầu thay lông sớm. Tất nhiên, những lứa sau trứng có thể không cồ hoặc ấp và nuôi con không có kết quả tốt. Chim trống đang thay lòng dù đạp mái trứng cũng không đủ tinh cồ. Mái đang đẻ mà bắt đầu thay lông có thể ngưng đẻ, hoặc đỏ xong ngưng ấp...

Việc thay lông của chim cảnh đúng mùa như vậy được coi là việc bình thường. Đây là dịp lớp lông cũ trên mình chim bị rụng dần đi, và thay vào đó là lớp lông mới tươi tắn hơn.

Nếu chịu khó quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy trước mùa thay lông thì bộ lông cũ của chim trở nên khô khốc dần đi, và xuống màu trông rất xâu xí. Bộ lông trở nên tối tăm, cũ kỹ: màu trắng không còn là trắng tinh nữa, mà trở nên màu trắng ngà. Màu nâu trở nên vàng nâu. Màu đen trở nên u tối...

Thế rồi, những lông cũ đó cứ rụng dần đi, bắt đầu là lông đầu, kế đó là lông mình, rồi rớt dần những chiếc lông cánh, lông đuôi... Nơi nào có lông cũ rụng trước thì nơi đó sẽ bắn ra lông mới trước. Dần dần lớp lông mới choán chỗ lớp lông cũ và sau cùng con chim có bộ lông mới tươi tắn đẹp đẽ thật sự.

Những con chim nào thay lông cũ càng mau thì lớp lông mới phủ trên mình nó càng mau. Đó là đúng với ý muốn của hầu hết những người nuôi chim. Vì như quí vị đã biết khi có chim thay lông thì nó chẳng khác gì con cua lột vỏ, coo rắn lột da. Nghĩa là sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu rõ rệt. Trống không hót, mà tính hùng hăng háu đá cùng không còn. Chím mái cũng ủ rũ, không bề hót hay kêu một tiếng.

Vào mùa thay lông, chim đã suy lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. Vì vậy, nếu người nuôi không biết chăm sóc là chim có thể chết vì kiệt lực.

Với chim trời thì mùa thay lông chúng vẫn bay đi kiếm ăn được. Mà chính vì do cái ăn đòi hỏi nên chúng phải hoạt động, từ đó việc thay ỉông trở nên kéo dài thời gian ra, chậm hơn.

Trong khi đi, chim nuôi nhốt trong lồng, do vận động ít, lại được chủ nuôi bồi bổ thức ăn đầy đủ; chăm sóc chu đáo nên thời gian thay lông thường được rút ngắn lại.

Chăm sóc Chòe Lửa giai đoạn đang thay lông theo mùa

Chim đang thay lông thì phải bồi bổ và chăm sóc chu đáo đặc biệt hơn:

- Trùm kín áo lồng suốt thời gian chim thay lông. Như vậy là hạn chế tối đa sự hoạt động của chim, để chim có thì giờ nghỉ và ngủ; nhờ đó, việc thay lông mới rút được thời gian nhanh chóng hơn.

- Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, cách ly càng xa càng tốt những chim còn căng lửa. Vì khi chim đã suy, nó rất sợ hãi những chim hót căng, từ đó đã suy càng suy yếu thêm.

- Ba bốn ngày mới cho tắm nước một lần, và mỗi lần không quá mươi phút.

- Suốt mùa thay lông, ngày nào cùng phải cho chim ăn cào cào. Thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng kiến và sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô.

- Vẫn là thức ăn bột, bột đậu phộng trộn trứng, nhưng nên tăng lượng trứng nhiều hơn một chút.

- Nước uống vẫn bình thường. Nhưng thỉnh thoảng nên nhỏ vào họng chim vài giọt mật ong nguyên chất, để bồi bổ thêm.

Sau khi chim thay lông hoàn tất, ta mới nuôi chim theo cách bình thường, từ thức ăn cho đến cách chăm sóc. Chẳng hạn, thức ăn tăng lượng sâu khô lên từ từ, cho tắm nước, tắm nắng thường xuyên hơn, lâu thời gian hơn... Trong mùa chim đang thay lông, ta nuôi chim theo cách nuôi chim bệnh. Hết mùa thay lông, ta dưỡng chim theo cách nuôi tăng lực.

Cách nuôi chim Chích Chòe lửa thay lông bất thường

Đó là chim thay lông đúng định kỳ hằng năm. Nhưng, Chích Chòe Lửa cũng bị thay lông bất thường như các loại chim khác. Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, thậm chí có thể thay nhiều lần, và lần này có thể kế tiếp lần kia... nếu chim gặp những tình huống sau đây:

- Do thiếu ăn: chủ lơ đễnh cho ăn lúc đói lúc no, ngày có ngày không. Hoặc cho ăn thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

- Do tắm nắng (phơi nắng) quá lâu, khiến chim phải há mỏ ra thở hằng giờ.

- Do kiệt sức vì thi hót, thi đá bị thua trận.

- Do thay đổi khí hậu đột ngột: ngày quá nóng, đêm trở lạnh bất thường.

- Do thay đổi môi trường sống.

- Do di chuyển với lộ trình quá xa khiến chim mất sức.

- Do thay đổi thức ăn đột ngột: bổ quá cũng không được mà thiếu chất dinh dưỡng cũng không tốt.

- Do không khí ô nhiễm: bụi bặm, khói độc, hơi độc...

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Chim thay lông bất định kỳ tuy không thay toàn bộ, tức là chỉ thay từng phần rụng vài lông cánh, lông đuôi, một ít lông mình... Nhưng chim cảnh cũng suy yếu một thời gian. Nếu việc thay lông bất định kỳ này lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm thì sức lực của chim chẳng khác nào con bệnh trầm kha, cả năm chủ nuôi chỉ lo việc chữa trị thì còn gì khổ tâm cho bằng!

Nuôi con chim thay lông bất thường cũng khổ công chăm sóc chẳng khác gì chim thay lông đúng mùa. Vì vậy, cần tránh cho chim gặp những tình huống bất thường trên đây.

Xưa nay, nghệ nhân nuôi chim nào cũng ngại gặp cảnh chim thay lông bất bình thường cả. Mặc dầu trông bề ngoài thì lông chim không rụng nhiều, không rụng đến thảm hại như cách thay lông đúng mùa, nhưng có điều không ai ngờ là thay lông bất định kỳ như vậy con chim lại rất xuống sức, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong do kiệt sức quá độ!

Xin quí vị đừng ngạc nhiên khi nghe chúng tôi trình bày như vậy. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau đây, quí vị sẽ thấy lập luận chúng tôi không mảy may có điểm sai. Ta vốn có câu tục ngữ: “Một con sa bằng ba con đẻ”. Con sa là con đẻ non (sảo thai), tức hư thai nên đẻ sớm. Nhiều người tưởng iầm rằng đẻ non như vậy thì người sản phụ sẽ không mất sức nhiều, không đau đớn bằng lối đẻ con đủ ngày đủ tháng. Ít ai ngờ có chuyện “một con sa bằng ba con đẻ” được! Thế nhưng, sự thật thì đúng như vậy.

Sanh non hay sanh đúng ngày cũng là một lần sanh, cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của sản phụ, vì một lần sanh thì người mẹ bị mất sức rất nhiều. Nguy hiểm một điều là phần đông sản phụ khi sinh non thường nghĩ rằng đó là... việc không đáng quan tâm, chỉ cần nghỉ ngơi năm ba ngày thì lại sức. Từ đó mới lơ là việc kiêng cữ, không lo thuốc thang, không lo ăn uống tẩm bổ, cho nên sau này các bà mới bị bệnh hậu dài dài...

So sánh việc này với việc con chim thay lông đúng mùa và bất thường cũng không có gì khác nhau. Chim thay lông đúng mùa và bât thường cũng do suy mà thay lông. Những con chim này cần phải được hưởng chế độ ăn uống riêng, được chăm sóc đặc biệt hơn, thế nhưng phần đông chủ chim lại lơ là đến điều đó!

Khi chim thay lông đúng mùa thì người ta quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn, nhất là khi thây lông lá trên mình nó bị trơ trụi. Còn gặp trường hợp con chim thay lông bất thường, chỉ rụng ỉơ thơ năm ba chiếc lông đuôi, lông mình thì chủ nuôi lại xem thường, cho là chuyện không đáng quan tâm, vì họ nghĩ rằng đó là... bệnh nhẹ nên chăm sóc sơ sài gọi là... lấy có mà thôi! Chính vì lẽ đó nên chim thay lông bất thường dễ bị suy kiệt sức nặng thêm, và dễ dẫn đến cái chết. Con nào sống được thì bộ lông cũng xác xơ, không mướt mát; tình trạng này kéo dài đến mùa thay lông sau! Và điều đó cho ta biết sức khỏe của nó vẫn còn ở trong tình trạng ương yếu dai dẳng..^

Lời kết

Tóm lại, hễ gặp trường hợp Chích Chòe Lửa (hay những chim hót khác nói chung) thay lông, dù là thay đúng mùa hay bất thường, chủ nuôi cũng phải dành một chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho nó, như thức ăn phải pha chế như thê nào, chăm sóc nó ra sao để giúp chim bệnh mau bình phục. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ qua các mục sau.

Chính việc con chim thay lông bất thưởng mới là việc đáng quan ngại nhiều nhất. Xin quí vị nhớ kỳ lại câu “Một con sa bằng ba con đẻ” để kịp thời lo liệu phương cách nuôi nấng đúng mức hầu sớm phục hồi sức khỏe cho con chim hót quí hóa của mình.

Chim hót, ngoài việc thay lông ra, còn vướng nhiều căn bệnh khác, mà bệnh nào cũng dễ dẫn chim đến chỗ tử vong nếu gặp trường hợp chủ nuôi không quan tâm đến việc chữa trị.

Bất cứ vị nào đà từng nuôi chim, đều biết giống chim thường vướng rất nhiều bệnh. Có bệnh thông thường, có bệnh mãn tính. Con chim khi mạnh thì nó tung tăng bay nhảy, miệng hót líu lo suốt ngày. Nhưhg khi nó bị bệnh thì cứ đứng ủ rũ như gà mắc mưa trông rất thảm não.

Bệnh của Chích Chòe Lửa nói riêng, và bệnh của chim rừng nuôi hót nói chung, hầu hết là bệnh nội thương nên rất khó trị. Khổ nỗi, thuốc đặc trị nhừng bệnh của chim rừng hiện nay không có, chỉ có thuốc trị bệnh cho gia súc gia cầm mà thôi. Nên dù có dùng để chữa bệnh thì hiệu quả cùng ở mức hạn chế, nếu không muốn nói là việc... cầu may.

Con chim đã bệnh thỉ coi như... ta đã gặp chuyên xui xẻo rỏi. Vì vậy, tốt hơn hết là nên cố gắng phòng ngừa các loại bệnh tật cho chim.

Bệnh chim Chích Chòe Lửa và cách chữa trị

Bệnh của Chích Chòe Lửa (và nhiều giống chim cảnh khác), hầu hết là bệnh của đường hô hấp, đường ruột. Vì vậy, nếu ta chú trọng nhiều đến khâu thực phẩm và chăm sóc kỹ cho chim hơn nừa, hy vọng sẽ tránh cho chim được nhiều bệnh hiểm nghèo này

Thông thường thì chim vướng phải những chứng bệnh sau đây:

Bệnh gan:

Bệnh gan là thứ bệnh trầm kha của chim. Khởi đầu, chim tỏ ra dáng mỏi mệt, thời gian sau thì ủ rù, biếng ăn, nên ốm o lần mòn rồi chết. Hiện nay, không có thuốc gì để đặc trị bệnh này. Giới nuôi chim chỉ còn cách phòng ngừa là hạn chế bớt tỷ lệ trứng trong thức ăn của chim, nhất là trong giai đoạn con chim đang suy yếu.

Bệnh cảm mạo:

Con chim bị cảm mạo rất dễ biết. Trước hết la giọng hót khàn không còn trong trẻo, cao vút như trước. Bệnh nặng hơn thì chim xù lông, rút cổ lại và thích đứng yên một chỗ. Chim biếng ăn trông thấy, dù là với cào cào, sâu tươi vốn là những thức ăn thích khẩu đối với chúng. Nặng hơn nừa thì nước mũi chảy ra, khiến chim thường rảy mũi.

Ngừa bệnh cảm mạo thì không nên tắm nấng chim quá lâu. không tắm nước khi trời nổi gió to, hoặc trời đang chuyển mưa. Không treo lồng nơi có luồng gió mạnh thổi qua, nhất là khi chim vừa tắm xong với bộ lông còn ướt át.

Không thể cho chim uông thuốc trực tiếp, vì chim sẽ chết. Có thể hòa một lượng nhỏ thuốc cảm vào nước cho chim uống. Nhưng, nếu chim nhận ra mùi lạ trong nước không chịu uống thì phải thay nưđc lã vào, kẻo chim bị chết khát. Nên xức dầu gió vào các phần ức, bụng, dưới cánh và xoa nhẹ để mình chim được ám lên. Trùm áo lồng và treo chim vào nơi yên tĩnh.

Bệnh hen suyễn:

Bệnh này thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, có khi do ngoài trời quá lạnh khiến bộ phận hô hấp của chim bị thương tổn. Bệnh nhẹ thì viêm phế quản, chim chỉ thở khò khè, nếu được cho ở nơi ấm áp và thuốc men đầy đủ thì chỉ vài ba ngày là hết. Nếu để kinh niên trở nên bệnh suyễn thì khó trị. Chim bi bệnh thường đứng yên một chỗ, đầu rúc vào cánh, lông mình xù lên, nước mũi và nước miếng ở mép rớt ra nên trông dáng con chim rất tiều tụy.

Bệnh này cũng do không khí ô nhiễm mà ra. Nên tìm cách trị liệu ngay từ đầu, nếu chim đã bệnh nặng thì rất khó trị, mười con đà chết đến tám, chín!

Cho uống Terramicine hay Tricalcine cũng được. Dùng nửa viên Tricaleine tán nhuyễn thành bột hòa vào nước đường hay sừa hoặc mật ong cho chim uống trong một ngày. Trong suốt thời gian chim bị bệnh, không được tắm nước, kể cả sưởi nắng.

Bệnh bọ chét:

Những con chim chủ bắt ở dơ: không tắm nước, tắm nắng thường xuyên, cũng biếng lười vệ sinh lồng nuôi tất nhiên sẽ bị bọ chét tấn công. Chim bị bọ chét cũng như rận mạt tấn công thì cơ thể gầy còm dần, và có thể kiệt sức mà chết.

Muốn phòng ngừa bệnh này thì nên cách ngày cho chim tắm nước, và tắm nắng, đồng thời vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, cóng thức ăn, nước uống cũng được cọ rửa và phới nắng để khử trùng. Ngay cần đậu cũng nhâ't ra cọ rửa lau chùi và phơi nắng để diệt trừ hết tuyệt trứng rận mạt bám vào...

Tốt hơn hết nên đến các hiệu thuốc thú y mua thuốc trừ bọ chét về tắm hoặc xịt thẳng vào mình chim, và các kẽ lồng... Chừng vài tháng tổng vệ sinh một lần như vậy thì không còn lo chim nuôi bị bệnh này nữa.

Bệnh suy nhược cơ thể:

Con chim suy nhược cơ thể thì lúc nào cũng bải hoải thân xác, thường ngủ ngày, biếng hót, biếng bay nhảy hoạt động... Bệnh này có thể bắt nguồn từ việc thiếu được chăm sóc kỹ lưỡng, thiếu ăn uống bổ dưỡng, tối ngủ ít giờ (thức khuya theo chủ), hoặc sau những chuồi ngày dài phải thi đâu hót quá sức…

Phải cho chim ăn uống thuốc bổ, ăn thức ăn bổ, tối trùm áo lồng cho ngủ sớm, và ngửng việc đấu hót cho đến lúc sức khỏe của chim đà thực sự phục hồi.

Mỗi ngày nên nhỏ vào họng chim một vài giọt mật ong. Mật ong là loại thuốc bồi bổ sức khỏe cho chim vo cùng hiệu nghiệm, nhưng không nên lạm dụng, mỗi ngày một giọt là vừa trừ chim suy yếu nặng thì hai giọt sáng, chiều.

Nên nhớ là bệnh suy nhược cơ thể nếu không được chữa trị sớm thì việc tử vong của chim có thể không tránh khỏi được.

Bệnh tiêu chảy:

Đây là loại bệnh mà chim thường gặp, nhẹ thì tiêu chảy, nặng là sưng ruột non tiêu nhớt. Bệnh này dễ làm chim mau suy và mau chết. Vì vậy, khi phát giác chim bị bệnh thì phải lo trị kịp thời.

Đây là bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân sinh ra thì có rất nhiều, nhưng thường là do ăn những thức ăn hư cũ, thiu thối, như thức ăn hôm trước còn dư mà hôm sau vẫn cho chim ăn lại chẳng hạn. Cũng có khi thức ăn quá bổ, chim ngon miệng lại ăn quá no nên ruột bị sưng. Nếu bệnh nhẹ thì một vùng nhỏ màng mỏng lót bên trong của ruột bị sưng, còn bệnh nặng thì cả một đoạn ruột non dài bị sưng…

Chim bị bệnh này tất nhiên phải đau đớn trong ruột. Thường thì đau đớn có cơn, lúc đau lúc lành, nhưng đã đau lại đau đến quặn ruột quặn gan, con chim cứ đứng xù lông mà chịu trận.

Nếu không chữa trị kịp thời mà để bệnh cứ dây dưa mài thì con chim sẽ sớm suy kiệt sức khỏe, không đứng nổi trên cần đậu, mà phải nằm mẹp xuống bố lồng.

Tuy nhiên, khi phát giác chim tiêu cứt cò (phân trắng như phân cò) thì chủ chim đã bắt đầu lo liệu thuôc thang. Nếu bệnh mới phát thì cứ bình tĩnh cho chim uống nước trà thay nước là. Ngày đầu pha trà lợt một chút cho chim dễ uống, mấy ngày sau pha trà đậm hơn... chim uống nước trà bệnh tiêu chảy sẽ hết.

Trưởng hợp bệnh nặng thì khó trị. Có thể dùng thuốc Carboguanidine cho chim uống: lấy một phần tám viên thuốc Carboguanidine tán nhuyễn pha với vài giọt mật ong cho chim uổng suốt ngày.

Bệnh thay lông bất định kỹ:

Thay lông bất định kỳ là thay long bât thường cũng được coi là một thứ bệnh. Đây cũng là loại bệnh nguy hiếm có thể dẫn chim đến chỗ tử vong.

Phải cố tránh mọi cách để chim khỏi thay lông bất thường. Vì như phần trên chúng tôi đã đề cập là không nên xem thường bệnh này. Con chim mỗi năm phải thay lông một lần (đúng mùa) cơ thể đã mất vài ba tháng suy yếu, nay nếu phải thay lông lại (bât thường) thì sức khỏe chim còn suy yếu đến mức nào! Nêu thay lông vài ba lần bất thường trong năm nữa thì... liệu chim còn sống nổi không?

Trong khi đó thì có hàng chục nguyên nhân nhỏ, lớn, xa, gần, dẫn đên việc thay lông bất bình thường đối với chim cả.

Chúng ta nên có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu để tránh cho chim khỏi bị thay lông bất bình thường như thế này.

Lời kết

Tóm lại, bệnh của chim tuy nhiều và khó trị, nhưng xét ra chúng ta có khả năng giúp chim tránh né được các bệnh này, bằng cách chăm sóc đúng phương pháp, hợp với vệ sinh.

Con chim nếu được sống trong sự ấm no, yên tĩnh, thì nó sẽ khỏe mạnh. Nếu ăn uống thất thường, thức ăn thiu thối, vệ sinh nơi ỏ quá tồi, chăm sóc không được chu đáo: hằng ngày phơi nắng vài ba giờ khiến chim phải há mỏ ra thở dốc, tắm nước xong đi đem lồng chim ra phơi nơi có luồng gió chướng thì bảo sao chim không cảm lạnh được?

Trong khi đó, chim sống ngoài hoang dã ít con vướng phải bệnh nguy hiểm này. Do khả năng sinh tồn, chúng biết nên ăn thứ gì đáng ăn, tắm lúc nào cần tắm, và gặp thời tiết bất thường ư? Giác quan thứ sáu đã báo cho chúng biết trước điều đó để kịp thời di cư qua vùng có khí hậu ấm áp hơn…

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là Copsychus Malabarious Indicus, là loài chim hót rừng, vừa hót hay vừa có bộ mã rất đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích.

Có nhiều người “mê” Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống chim này, dù là nuôi đến gần chục con. Có người chỉ nuôi một vài con Chích Chòe Than, nhưng lại nuôi năm ba con Chích Chòe Lửa, mặc dầu ai cũng biết nuôi Chích Chòe Lửa cũng rất công phu và nhiều tốn kém.

Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiện nay từ ba đến năm chỉ vàng. Chim nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi mùa là thời gian một năm) cũng phải bỏ ra hơn một chỉ mới mua được.

Để mua và nuôi một chú chim chích chòe lửa hót hay,khỏe mạnh, bạn cần biết những điều cơ bản về loài này. Và không phải ai cũng có thể phân biệt được trống – mái. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và các mẹo hay bạn cần nên biết khi nuôi chim chích chòe lửa. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu về giống chim chích chòe lửa nhé.

Đặc điểm chích chòe lửa

Thú vui chơi chim chích chòe lửa đã và đang là trào lưu rất hót trong cộng đồng yêu chim thời gian vừa qua.

Những người chơi chim cảnh hiện nay đánh giá vào 2 tiêu chí thứ nhất là giọng hót, thứ hai là ngoại hình. Chơi chim cảnh không chỉ để thưởng thức âm điệu do chúng phát ra mà còn chú ý tới vóc dáng, sự linh hoạt, điệu bộ, màu sắc của chúng. Điều này không khác mấy khi ta chơi cây cảnh vậy.

Hình dáng

Đây là loài có thân hình tương đối nhỏ, mảnh, đầu nâng cao và đặc biệt có đuôi phượng nên nhìn bề ngoài rất sang, không quê mùa như một số loài chim rừng khác.

Chích Chòe Lửa có hình dáng thon thả, nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim nào có thân hình nhỏ nhắn càng được ưa chuộng bấy nhiêu. Mình thon nhỏ nhưng phần đuôi lại dài nên trông con chim càng mảnh mai, yểu điệu hơn.

Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào, ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm. Tựa như màu lửa đỏ. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân, trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình. Phải nói là Chích Chòe Lửa, đẹp nhất ở cái đuôi. Khi chim múa, cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng.

Giống chim cảnh này có ba sắc lông: Đen, nâu sẫm và màu trắng.

Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm. Phần dưới đuôi chim có 8 chiếc lông trắng. Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định tạo sự sắc nét dễ coi.

Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim có lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một cô con gái đương thì. Nếu không có cái đuôi dài, chắc chắn chim sẽ mất đi phần sắc sảo.

Lông

Chích Chòe Lửa có ba màu lông trên mình: đầu, cổ, lưng, cánh và phần trên của đuôi màu đen. Mặt dưới của đuôi, và đốm nhỏ cuối lưng màu trắng, những phần còn lại như ức, bụng màu nâu sẫm. Nhìn con chim hơi “tối”, nhưng màu sắc lại được phân bổ hài hòa nên trông cũng hấp dẫn dễ coi. Chích Chòe Lửa có hai dạng đuôi: chim đuôi ngắn và chim đuôi dài. Đuôi ngắn chỉ dài chừng mười đến mười lăm phân tây, còn đuôi dài có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân tây. Tùy theo ý thích của mỗi người mà chọn nuôi loại chim đuôi ngắn hay đuôi dài. Phần nhiều chim đuôi ngắn ưa múa khi hót, còn chim đuôi dài có lẽ do cái đuôi quá nặng nên ít con chim chịu múa.

Loài này có 3 màu lông nổi bật, đặc điểm này giúp bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra loài chích chòe lửa:

  • Màu trắng: Bạn sẽ nhìn thấy màu này ở phần dưới đuôi của chim
  • Màu nâu: Màu này xuất hiện ở 2 bộ phận đó là ức và bụng dưới
  • Màu đen: Trải dài từ đầu, lưng, cánh tới đuôi chim >>> Đây cũng là màu chủ đạo của chim chích chòe lửa

3 màu sắc bố trí hài hòa trên thân hình bé nhỏ của chú chim sẽ khiến bạn cảm thấy khá ưng với ngoại hình của những chú chim chích chòe lửa này.

Khi nuôi chim chích chòe lửa bạn nên biết chu kỳ thay lông của chúng để chăm sóc được dễ dàng hơn. Thông thường chim chích chòe lửa sẽ thay lông vào khoảng tháng 7 âm lịch, cũng tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của chú chim bạn đang nuôi mà điều này sẽ diễn ra sớm hoặc muộn hơn.

Nuôi chim chích chòe lửa thi hót

Nguồn gốc của Chích chòe lửa

Nguồn gốc của cái tên này thật ra bắt nguồn từ màu sắc của lông. Mỗi khi loài chim này thay lông thì phần nâu màu nâu ở ức chim sẽ đỏ ửng lên, chính vì thế mà người ta gọi chúng là chích chòe lửa.

>>> Điều này cũng giúp chúng ta phân biệt được loài này với người anh em cùng họ đó chính là Chích chòe Than.

Xuất xứ:

Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh đích xác là Chích Chòe Lửa khởi thủy là chim cảnh của vùng đất nào, chỉ có điều hiện nay chúng đã có mặt ở nhiều nước châu Á, những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm. Đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam chẳng hạn

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không có giống chim này, vì khí hậu không thích hợp với chúng. Ngay tại miền Nam, Chích Chòe Lửa coi như là quê hương của chúng, nhưng đâu phải vùng nào cũng thấy chúng xuất hiện. Người ta chỉ bắt gặp chúng sống ở các vùng Trảng Bàng, Long Khánh, Bình Dương, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… và rải rác vài nơi ở miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền Trung. Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.

Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi. Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót. Đặc biệt, chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu. Mỗi buổi sáng, ta nghe chim Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sớm nhất, tiếp theo sau là giọng các loài chim khác. Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to, bài bản không nhiều như Chích Chòe Than. Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” mới đã lỗ tai, vì rất giàu âm điệu. Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu… Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.

Vì giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.

Nơi sinh sống

Chích Chòe Lửa thích sống xa người, ít khi làm tổ trong vườn cây trái gần nhà, mà chúng thích sống trong rừng sâu nơi có nhiều cây cao hóng cả. Tuy nhiên người ta cũng dễ dàng bắt gặp chúng sống tụ tập theo các đường xe bò, xe trâu chở gỗ trong rừng. Chúng làm tổ trên các chảng ba cây dọc theo đường rừng, với tầm cao chừng ba bốn thước.

Mỗi buổi sáng, Chích Chòe Lửa hót râm rang trong rừng và hót sớm nhất so với các giống chim khác.

Đây là loại chim rất nhạy cảm, chúng không như người anh em gần là Chích chòe Than – Sống gần gũi với con người, thường làm tổ trên các cành cây. Chích chòe lửa thì chọn những nơi xa con người như rừng sâu, khu vực thác suối, hẻo lánh, yên tĩnh, càng xa khu dân cư càng tốt.

Vì thế việc săn bắt chúng không đơn giản chút nào. Chích chòe lửa làm tổ ở những nơi cao để tránh sự dòm ngó, làm phiền của con người hay những mối nguy hiểm khác của thiên nhiên hoang dã.

Sinh sản

Đây là một yếu tố quan trọng mà người nuôi chim cần biết, hãy nắm vững kiến thức này để chăm sóc tốt cho những chú chim chích chòe lửa của bạn nha!

Thường thì hầu hết các loài chim thường chọn mùa Xuân là mùa sinh sản của chúng, bởi khí hậu lúc này tương đối ấm áp, mát mẻ.

Nhưng đối với Chích chòe lửa ở miền Nam lại khác, chúng chọn mùa sinh sản là mùa Mưa (thường là tháng 3 đến tháng 4 âm lịch). Loài chích chòe lửa này tương đối đặc biệt, mùa sinh sản của chúng không giống nhau ở mỗi vùng miền, do sự nóng lên và biến đổi khí hậu của trái đất.

Mỗi lần sinh sản, chích chòe lửa để khoảng 4 – 5 quả trứng, và thời gian ấp trứng diễn ra trong vòng 2 tuần. và nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn sẽ do Chích chòe trống đảm nhiệm, còn Chích chòe Cái chỉ việc ở trong tổ và ấp trứng.

Chọn bạn đời

Một đặc điểm khác của loài chích chòe lửa này chính là giống cái sẽ chủ động chọn chồng cho mình. Tiêu chí chọn chồng của chúng chính là giọng hót của chim đực, vóc dáng bệ vụ, lôi cuốn thì mới được để ý. Còn ngược lại thì khó lòng làm cho các cô Chích chòe cái ưng ý lắm ạ!

Phân biệt Chích Chòe lửa trống mái

Bề ngoài

Một điều cơ bản người nuôi chim đều biết chính là, giống đực hầu như sẽ bệ vệ và có vẻ ngoài cuốn hút, đẹp hơn giống cái. Và ở Chích chòe lửa cũng không khác cho lắm. Thường thì giống đực sẽ có bộ lông bắt mát, màu sắc tươi sáng hơn, không u tối, nhợt nhạt như giống cái. Cụ thể:

  • Chích chòe Lửa trống: Thân chim được bao phủ toàn bộ một màu đen óng mượt.
  • Chích chòe Lửa mái: Bạn để ý lông ở ức, sẽ thấy nó có màu xám tro đậm.

Giọng hót:

Nếu bạn mua phải chim chích chòe lửa mái hay trống cũng đừng lo lắng nha, vì cả 2 giống đều có khả năng hót. Lúc nhỏ ta sẽ khó phân biệt được giống đực hay cái, vì giọng hót của con con đang còn nhỏ, chưa đủ dài.

Nhưng đến lúc trưởng thành tầm 5 – 6 tháng, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt đó là: Chích chòe lửa mái có giọng hót đơn điệu, khả năng luyến láy sẽ không bằng Chích chòe lửa trống, giống chích chòe lửa trống giọng sẽ cao hơn, cột hơi dài hơn hẳn

>>> Đây cũng là một đặc điểm để bạn dễ dàng phân biệt được giống mái, giống trống nha.

Đây là lý do tại sao trên thị trường chim giống chích chòe trống cao hơn, có khi gấp 10 lần giống chích chòe lửa mái.

Trên đây là những hiểu biết cần thiết khi bạn nuôi chích chòe lửa. Hy vọng những điều bổ ích này sẽ giúp bạn chăm sóc chú chim của bạn thật tốt.

Chim chích chòe lửa hót

Cách nuôi chim Chích Chòe lửa

Cách nuôi chim bổi:

Chim bổi Chích Chòe Lửa cũng có hai loại: chim non bắt ở tổ về và chim hơn. Chim bổi rất nhút nhát, khó thuần hóa. Con nào đang còn “lửa rừng” thì tương đối mạnh dạn hơn, có thể nuôi một vài tuần là hót được.

Cách thuần dưỡng chim non và chim bổi Chích Chòe Lửa cũng giống như nuôi Chích Chòe Than. Thức ăn cũng giống nhau, có điều chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn Chích Chòe Than, và nó ăn ít hơn.

Cũng như nuôi các loại chim bổi khác, ta phải sắm một cái lồng lớn và cao, trước khi nhốt chim vào, phải để sẵn một cóng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng gà, một cóng sâu tươi, hay trứng kiến, một cóng đựng cào cào (đã cắt cẳng để khỏi nhảy) và cóng nước. Lúc thả chim vào lồng xong, ta phải trùm áo lồng kín mít, rồi treo lồng vào chỗ yên tĩnh mấy ngày đầu.

Tùy theo con chim đuôi ngắn hay đuôi dài mà ta chọn lồng nuôi thích hợp với chúng. Với chim đuôi ngắn, ta có thể dùng lồng nuôi chim Chích Chòe Than, tức lồng 48 đến 52 nan cũng được. Nhưng với Chích Chòe Lửa đuôi dài thì phải dùng loại lồng lớn nôm na gọi là “lồng lửa” từ 68 đến 72 nan mới vừa. Với chim đuôi dài quá khổ, người la phải đặt loại lồng đến 80 nan!

Lồng chim phải đủ rộng, đủ chiều cao để con chim dễ bề xoay trở, hay nhảy. Lồng chật quá, đuôi chim sẽ bị tưa, bị gãy làm mất giá trị con chim. Hơn nữa, con chim nuôi để hót và thi hót cần phái có bề ngoài không những lành lặn, mà còn mướt mái, đẹp đẽ.

Sau đó, ta kiểm soát để tìm hiểu tình trạng sức khỏe chim ra sao, nó thích hợp với thức ăn gì để cho ăn tiêp. Dần dần, khi chim dạn, ta hé áo lồng ra, đem chim treo vào chỗ có người qua lại, và tập chim ăn bột đậu phộng dần dần.

Có nhiều con Chích Chòe Lửa không chịu ăn bột đậu phộng trộn trứng. Trong trường hợp này, ta lấy một  ít bột đổ vào cóng, xong trộn vào đó một ít sâu tươi hay khô. Chim ăn sâu có lẫn chút bột, nên quen dần. Lần sau, ta tăng lượng bột lên dần… và thế là chim sẽ biết ăn bột.

Nuôi chim thi hót:

Chích Chòe Lửa có giọng hót hay, có hình dáng đẹp, nên nghệ nhân thường nuôi dưỡng để dự các kỳ thi hót. Nhiều nơi, người ta tổ chức thường xuyên thi hót Chích Chòe Lửa còn nhiều hơn việc tổ chức và thi hót Chích Chòe Than hay Họa Mi, một phần do số chim này được nuôi nhiều.

Như trên chúng tôi đã có dịp trình bày là thuần dưỡng chim con Chích Chòe Lửa dễ hơn và nhanh hơn việc thuần dưỡng Chích Chòe Than, nhưng muốn cho chim hót hay, hót “sống” thì phải tốn nhiều công sức mới thỏa màn ước muốn.

Thức ăn:

Chích Chòe Lửa cũng ăn bột đậu phộng trộn trứng. Ngoài ra, nó cũng ăn cào cào, sâu khô, sâu tươi, trứng kiến. Sự ăn uống của Chích Chòe Lửa cũng giống như Chích Chòe Than, có điều nó ăn ít hơn.

Nuôi thi hót, Chích Chòe Lửa được ăn loại thức ăn bổ dưỡng, lại có tính “nóng” để đủ lửa mà siêng hót. Thức ăn mỗi ngày gồm có:

  • Bột đậu phộng.
  • Sâu khô.
  • Sâu tươi
  • Cào cào.

Tất nhiên là mỗi thứ một ít, vì Chích Chòe Lửa ăn không tốn nhiều thức ăn như các giống chim khác.

Bột đậu phộng là loại đậu phộng rang rồi cán nhuyễn thành hột. Cỡ một lon hột như vậy trộn với năm hay sáu lòng đỏ trứng gà, rồi phơi hoặc sấy khô, trộn thêm một muỗng nhỏ đường cát. Hỗn hợp nhiều thứ đó gọi là hột đậu phộng trộn trứng. Mỗi con Chích Chòe Lửa mỗi ngày chì ăn hết nửa muỗng cà phê bột là nhiều.

Nhưng một lon bột trộn trứng như vậy, còn phải trộn với một lon (có thể nửa lon cũng được) sâu khô. Sâu khô cũng hóp nhuyễn trộn chung với bột, bỏ vào hộp đậy kín cho chim ăn dần. Số sâu trộn càng nhiêu càng thúc giục chim siêng hót. Sâu tươi và cào cào có thể bữa ăn bữa nghỉ hoặc vài ba ngày ăn một lần cũng được.

Trở lại phần bột đậu phộng, chúng tôi xin được lưu ý là nếu chim đang thời kỳ thay lông thì đậu phộng chỉ rang vừa chín tới, sâu khô trộn với tỉ lệ thật thấp, nhưng tăng cường lượng cào cào và sâu tươi nhiều hơn.

Trái lại, khi chim đã thay lông xong, càn thúc cho chim đủ lửa để thi đấu, đậu phộng phải rang thật vàng (gọi là vàng cháy) nhưng không được cháy. Sau đó trộn nhiều sâu khô, với tỉ lệ cao chừng nào tốt chừng nấy. Có người tăng lượng sâu khô lên đến một trăm phần trăm, tất nhiên như vậy sẽ đem lại kết quả tốt nhưng lại tốn nhiều tiền. (Thông thường thì từ tháng mười; âm lịch, Chích Chòe Lửa bắt đầu thay lông, và đến tháng ba âm lịch là thay lông hoàn tất).

 

Thức ăn bán sẵn cho chim khướu

Lồng chim và cách chăm sóc:

Nuôi Chích Chòe Lửa bằng lồng tre hay lồng mây, nhưng phải dùng lồng loại đặc biệt. Lồng ít nhất là 72 nan, có đường kính đáy phải 35 phân trở lên, chiều cao của lồng tốỉ thiểu là 60 phân. Phải nuôi lồng lớn như vậy, Chích Chòe Lửa mới xoay trở dễ dàng, vì đuôi nó quá dài. Nhiều nhà rộng rãi có chỗ treo, người ta dùng đến loại “lồng thể lực” đường kính 60 phân và cao một thước.

Có con, lông cũ chỉ trong một tuần là rụng trông thảm não, rụng ào ào như vậy thì lông mới mau ra, thời gian thay lông ngắn lại. Có con thay lai rai, mỗi ngày chỉ rớt một hai cọng, nên thời gian thay lông kéo dài bốn, năm tháng. Gặp con “suy lông” một năm thay đi thay lại đến mấy lần.

Với con chim suy lông, ta nên cho ăn uống bổ dưỡng hơn, và tốt hơn hết là không nên thay đổi thức ăn suốt năm.

Chim nào cũng vậy, việc ta thay đổi thức ăn cho chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Mỗi lần thay đổi thức ăn là mỗi lần thay lông. Chim ở nhà người ta thay lông xong, mình mua về cho ăn thức ăn khác, dù tốt hay xâu hơn, chim cũng thay lông lại.

Trong suốt thời gian chim thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, thức ăn nước uống đầy đủ, nên trùm áo lồng cả đêm lẫn ngày, và vẫn cho chim tắm.

Lợi dụng lúc chim đang tắm, ta lo vệ sinh lồng, bằng cách thay bố mới sạch sẽ, dùng cọ sơn quét sạch đáy lồng rồi mới cho chim vào.

Tóm lại, việc chăm nom và săn sóc cho Chích Chòe Lửa không có gì khó khăn cả.

Trong thời gian chim thay lông, có thể ta không nên cho ăn sâu, đỡ được phần nào tốn kém. Nhưng không thể dẹp khẩu phần cào cào của nó. Khi chim thay lông xong, ta tiếp tục cho ăn sâu tươi và khô trở lại cũng không muộn.

Nuôi chim mái:

Theo kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân thì Chích Chòe Lửa phải có chim mái kèm mới sung chim.

Chim Chích Chòe mái có thân hình nhỏ và màu lông xấu hơn con trống. Chích Chòe Lửa mái có cặp mắt vừa to, vừa tròn, trong khi chim trông có con mắt hơi méo.

Chích Chòe Lửa mái cũng cho ăn uống như chim trống. Có thể chỉ cho ăn cào cào, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo cách xa và khuất mắt chim trống. Tuy nhiên, khoảng cách không nên quá xa, làm sao mà tiếng “xùy” của con mái phải đến tai chim trống mới được.

Trống nghe tiếng mái “xùy” sẽ hăng lên, hót ngay. Mái càng siêng “xùy”, trống càng siêng hót.

him trống nuôi con rất giỏi. Ngay như chim trống mình nuôi lâu năm trong nhà, nếu ta thả vào lồng một con Chích Chòe non. Chim trống vẫn sốt sắng làm tròn bổn phận của người cha nuôi một cách chu đáo.

Tắm chim:

Việc tắm chim nuôi hót hay nuôi thi hói vần ở mức bình thường, vài ngày tắm một lần cũng được. Nhưng, tắm nắng thì dứt khoát mỗi ngày mồi phải làm. Mỗi sáng, vào khoảng tám chín giờ, ta nên đem lồng chim treo ngoài nắng độ nửa giờ để chim được đón nhận vitamin D qua ánh nắng mặt trời buổi sáng. Sau đó đem lồng chim vào treo nơi mát mẻ, miễn là không có gió lùa là được.

Dượt chim:

Chỉ lúc nào chim thực sự đủ lửa ta mới tính đến chuyện cho chim cảnh thi hót.

Cũng như Họa Mi và nhiều loại chim hót khác, Chích Chòe Lửa cũng có tính ưa bắt chước giọng hót của các chim xung quanh mà nó nghe được. Vì vậy, tốt hơn cả là ta nên cho chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để giọng chim mình sẽ giàu âm điệu hơn.

Nếu tập cho chim nghe băng nhạc, trong đó có tiếng kèn đồng, hay đờn vĩ cầm, đờn Hạ Uy Đi, tiêu,  sáo… thì chắc chắn giọng chim sẽ tràn ngập nhiêu điệu mới.

Chim Chích Chòe Lửa có tính bắt chước rất nhanh những giọng hót (cũng như những âm thanh lạ tai) của các chim treo chung quanh mà nó nghe được. Vì vậy muốn cho chim có nhiều giọng hót hay và lạ, ta nên mang chim đen các tụ điểm nuôi chim, mỗi ngày hoặc cách nhật để chúng được đấu hót với chim lạ.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra một hai giờ là đủ. Khi về chim sẽ sung hơn, hay hót và hót hay hơn. Quí vị sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấv rõ được điều này, và vì vậy, tuy tốn nhiều thì giờ, nhưng bù lại ta sẽ có con chim sung sức và hót hay.

Ngoài cách dượt chim ra, có thể cho chim nghe băng cassette, trong đó thu tiếng chim Chích Chòe Lửa bậc thầy để chim nhà nghe mà bắt chước. Những băng này tuy ngoài thị trường không có bán, nhưng ta có thể hỏi mượn ở các nghệ nhân nuôi chim lão luyện trong nghề để về sang lại. Mỗi ngày, ta cho chim nghe máy độ mươi làm phút hoặc nửa giờ, chim sẽ sung lên và hót đấu theo.

Ta cũng có thể nuôi Chích Chòe Lửa mái, để khi mái “xùy* chim trống sẽ hăng hái mà hót say mê hơn

Chích Chòe Lửa mái có than hình nhỏ và sắc lông lợi hơn chim trống, đuôi cũng ngắn hơn. Ngoài ra, chim mái có cặp mắt to hơn, tròn hơn, trong khi mắt chim trống nhỏ và hơi méo. Nếu nuôi mái thì chim mái phải treo xa con trống độ năm mười thước và hai con không thấy mặt nhau. Nếu thấy được mái, trống sẽ không hót, trái lại còn bớt sung.

Tuy nhiên, không phái ngày nào ta cũng để cho chim Chích Chòe Lửa trống nghe mài tiếng “xùy” của chim mái. Chỉ nên cho chim trống nghe tiếng mái độ một tuần, rồi gởi chim mái đến nơi khác, độ một đôi tháng sau đó mới đem về… Nghĩa là hễ chim trống sung độ, đủ lửa thì “giựt” chim mái ra, để trống giữ vững phong độ của mình.

 Website: https://chomeocanh.com/

 Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop

 Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/

 Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/

  • 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
  • Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

 

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Địa chỉ liên hệ:
  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chomeocanh.com quận 10
Chó Phốc sóc tại Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Chomeocanh.com Petfarm
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Chomeocanh.com
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Chomeocanh.com quận 1, Tp Hcm.

Block "88770" not found

HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI
NẾU BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *