Cách phân biệt chim Sơn Ca trống mái

Có những giống chim mới nhìn sơ qua, ta có thể phân hiệt được trống, mái một cách dễ dàng, nhờ vào việc quan sát sắc lông, hình dáng, hay một bộ phận nào đó trên thân mình của chúng.

Nhưng, cũng có những giống chim trống cũng như mái đều giống nhau như hai giọt nước, nếu không là người chuyên môn thì khó lòng phân biệt được giới tính của chúng!

– Về sắc lông: Thường thì đa số chim trống trời phú cho có bộ lông đẹp đẽ, màu sắc tươi tắn, còn chim mái thì sắc lông tôi tăm, mờ nhạt. Do đó, hai chim trống mái mà đứng cạnh nhau thì rât dễ nhận ra; bộ lông chim trống tươi tắn bao nhiêu thì trái lại bộ lông chim mái lại mộc mạc, tầm thường và quê mùa bấy nhiêu.

Thí dụ chim Chích Chòe Than trống tuy bộ lông chỉ có hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen nhánh, mà trắng thì trắng toát. Hai màu lông đó tuong phản nhau nên nhìn sơ qua đã thấy nổi bật. Trong khi đó, Chích Chòe Than mái bộ lông cũng hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen… mốc, mà trắng thì tăm tôi như xám tro, trống chẳng đẹp chút nào. Chích Chòe lửa cũng vậy con trống thì màu đen ở phần đầu, cô cánh, đuôi đều đen nhánh; phần ức và bụng lông vàng sẫm và những cọng lông trắng ở mặt dưới đuôi cũng là màu trắng tinh. Trong khi đó bộ lông của Chích Chòe Lửa mái tuy cũng mang những sắc lông nầy nhưng màu nhạt nhạt hơn, tăm tối hơn.,Sự khác biệt đó như… một trời một vực. Rõ nét nhạt là con Công, Công trống đuôi dài đến gần hai thước, lông có màu sắc lộng lẫy, lung linh ánh sắc, và trên lông nổi lên những điễm “mắt” trống rất sang cả và ngộ nghĩnh. Còn Công mái thì đuôi ngắn, bộ lông tuy cũng màu xanh nhưng sắc tôì đen so với chim trống thì rất đỗi tầm thường.

Cũng có những giống chim mà bộ lông trống mái nhìn qua thấy y hệt nhau như chim Cu gáy, Khướu, Họa Mi… đến nỗi trong nhất thời không dễ gì phân biệt được trống, mái nhưng nếu quan sát kỹ ta cũng nhận ra: sắc lông của chim trống bao giờ cũng tươi tắn, ánh sắc hơn chim mái, dù chỉ chút ít.

– Về vóc dáng: Nhìn vóc dáng của chim cũng có thể biết được con nào là trống, con nào là mái. Nhưng nếu chỉ xét qua phần vóc dáng mà đoán giới tính của chim thì không ai dám quá quyêl đúng được một trăm phần trăm! Thường thì chim trống có thân hình lớn, đầu to vai rộng, ngực nở, đòn dài và thân cao ráo. Trong khi đó, chim mái thường có thân hình nhỏ và gọn, vai hẹp, ngắn đòn, và đôi chân thấp. Nếu đặt hai chim trống, cùng một giống đứng cận kể nhau ta thấy chúng có vóc dáng chênh lệch lớn, nhỏ rõ rệt, ít khi lầm lẫn. Xét qua hình dáng bên ngoài, chim trống cao to, hùng dùng hơn chim mái.

– Về điểm dị biệt: Có những giống chim mà từ sắc lông đến vóc dáng, điệu bộ của trống, mái đều giống nhau, như hai giọt nước, khó lòng phân được đâu là chim trống chim mái. Nhưng, nếu quan sát thật kỹ, ta sẽ dễ dàng nhận ra được giới tính của nó, và trường hợp nầy thì khó trật được. Đó là nhờ chúng có những điểm dị biệt, mà chỉ có người chuyên môn mối nhận ra được mà thôi.

Chim mà sắc lông cũng như vóc dáng của trống, mái giống nhau như khuôn đúc, cũng có nhiều giống. Chẳng hạn như Yến Phụng, Khướu, Họa Mi, Bồ Câu, Cu gáy…

Thí dụ nhìn vào cặp trống, mái chim Yến Phụng, quí vị thấy chúng giống nhau như hai giọt nước, từ hình dáng cũng như sắc lông không có gì khác biệt, đến nỗi nhiều người nuôi Yến Phụng lâu năm mà không thế phân biệt được giới tính ra sao. Thế nhưng, trống, mái có điểm khác nhau là màu sắc cua miêng thịt như sáp đóng trên mũi chúng. Màu da sáp ờ mũi của Yên Phụng mái (dù là màu lông gì) cũng là màu trắng ở chim tơ và ngà sang màu ngà khi mái đã già. Riêng đối với Yến Phụng thì mũi có hai loại màu là màu hổng và màu xanh biếc. Trống cũng có mùi màu hồng là những con bộ lông trắng tuyền, vàng tuyền, vàng bông hay trắng bông. Còn mũi màu xanh biết chỉ có ở chim mang bộ lông xanh dương, xanh két, xanh đọt chuối, màu tím hay màu xám. Nói cách khác, với chim Yến Phụng, chỉ có cách nhìn vào màu sắc ở lớp da trên mũi để phân biệt chim trống, mái.

Phân biệt giới tính trống, mái bồ câu cùng căn cứ vào cục thịt ở mũi. Con trống cục thịt nầy to, đầy đặn và nở bề ngang, trong khi chim mái thì hai thớ thịt này vừa hẹp vừa dài.

Riêng Khướu và Họa Mi thì trống mái có sự khác biệt ở chùm lông đóng trên mũi. Chim Khươu trống thì chùm lông mùi vừa to vừa cao, Còn Khướu mái thì chùm lông nầy vừa nhỏ vừa ngắn…

– Về giọng hót hay tiếng gáy, tiếng gù: Nếu căn cứ vào tiếng hót, tiếng gáy, tiếng gù để phân biệt giói tính của chim là tuyệt diệu nhất, rõ ràng nhất. Nhưng, thường thì chim con phải từ vài tháng tuổi trơ lên mới bắt đầu tập gáy, tập hót, và chim đã lớn thì chỉ những lúc tâm hổn nó thật sự định tĩnh, nó mới chịu cất tiếng hót. Vậy thì trong trường họp này, chúng ta chỉ có cách chờ đợi, theo dõi một thời gian mới có thể phân biệt đuợc đâu là con trống, đâu là con mái. Ai nôn nóng thì chỉ “dục tốc bất đạt” mà thôi!

Trở lại vấn đề phân biệt giới tính của Sơn Ca, chúng ta thấy rằng, chuẩn xác nhất là phải chờ cho chim… biết hót! Nhiều nghệ nhân nuôi Sơn Ca lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhung về mặt phân biệt trống mái thì họ vẫn tỏ ra mù mờ, không ai dám chắc sự chọn lựa của mình qua vóc dáng đứng được 100 phần trăm cả! Trừ giới thương lái, vì ngày nào họ cũng thường xuyên va chạm với “thực tế”, lúc nào cũng để tâm chuyên chú vào việc lựa chọn đến bán chim cho khách hàng nên trực giác họ bén nhạy, nhìn là biết ngay, nhưng… nếu giải thích thì họ tỏ ra lúng túng… Nhiều người cho là họ giấu nghề (?) Thật ra, một khi chỉ biết được sự việc qua trực giác thì khó lòng lý giải theo cách lý luận được! Chim Sơn Ca trống mái đều có bộ lông không khác gì nhau, vì vậy không ai có tài nào mà chỉ nhìn vào sắc lông không thôi mà phân biệt được giới tính của Sơn Ca cả. Ngay người trong nghề, dù có trực giác bén nhạy cũng không thể biêt được chuyện này. Xét về vóc dáng thì giữa chim Sơn ca trống mái có nhiều điểm khác nhau, nhưng thật ra thì không được rõ nét lắm, do đó nếu căn cứ vào những chi tiết nầy để chọn lựa vẫn có khi bị lầm. Thường Sơn Ca trống có đầu to, vai lớn, chân cao. Sơn ca mái thì đầu nhỏ, vai nhỏ, mình dài chân thấp. Nhưng, thực tế vẫn có nhiều chim mái có thân hình đẫy đà hơn cả chim trống, và khó khăn nhất là trong lứa chim con, vóc dáng chúng sàn sàn như nhau thì làm sao có thể chọn lựa chính xác trống, mái được? Cách tốt nhất để phân biệt giới tính của chim Sơn Ca là phải kiên nhẫn chờ cho đến lúc… chim bắt đầu tập hót! Như vậy là phải chờ đến lúc chim được bảy tám tháng tuổi. Cũng vì lý do nầy nên giá chim con thì rẻ, mà giá chim trống dù là trống tơ đã có giá cao gấp cả… chục lần!

Chim Sơn Ca con rất chậm biết hót so với tất cả các giống chim hót rừng khác. Chim con của các giống chim khác độ tháng rưỡi tuổi đà bắt đầu tập hót, còn Sơn Ca con phải đến bảy hoặc tám tháns tuổi mới bắt đầu tập hót nhu tiếng dế kêu. Khi chim tập hót là người nuôi đã biết chắc chim nào là trống để bắt nuôi riêng. Những chim nghi ngờ là mái, nếu tiếc thì nuôi thêm một thời gian ngắn nữa, tất nhiên là phải để tâm theo dõi kỹ. Và khi biết chắc đó là mái thật thì… còn cách thả nó vào rừng để sinh sản tiếp! Chim mái Sơn Ca không hót, cũng hiếm con biết đứng trên dù. Nếu khéo nuôi thì một năm tuổi mái sẽ đẻ trứng màu trắng như viên sỏi tròn. Trước khi đẻ một đôi ngày chim mái thường hót, với giọng trầm và ngắn, so với giọng chim trống thì không hay ho gì. Từ trước đến nay, hình như chưa có nghệ nhân nào nuôi Sơn Ca để cho sinh sản, dù là nuôi để thí nghiệm. Có lẽ do số chim rừng bắt về (cả chim con lẫn chim bổi), cung ứng cho thị trường thường cao hon số cầu. Mặt khác, giống Sơn Ca quá nhát, nếu cho chúng sinh sản trong chuồng, chắc chắn phải đặt cách thật xa nơi cư ngụ của người thì mới có kết quả tốt được. Liệu lợi tức mang lại có bù đắp nổi sự phiền phức và tốn kém hay không? Gần như đa số những giống chim nhỏ kiếm ăn và có đời sống liên hệ trực tiếp đến tầng thấp nhất của cây cỏ như các ruộng vườn, nương rẫy, động cát, ven sông, đồng cỏ… chúng đều có sắc lông dù đen, hay trắng hoặc vàng cũng đều lợt lạt, u tối, lại thêm những đốm, những chấm, những sọc vằn vện trống chẳng hấp dẫn tí nào. Thế nhưng, ngẫm nghĩ lại, ta thấy đó là sự sắp đặt quá tai tình của đấng hoá công, giúp đỡ cho các giống chim nầy tránh được họa tuyệt chủng. Nhờ các sắc lông vằn vện đó, chúng mới len lỏi kiếm ăn trong cỏ cây hoa lá mà không bị kẻ thù phát hiện được. Lông của chúng tiệp với màu cây cỏ và rác rến. Hơn nữa, các giống chim nhỏ nầy lại có biệt tài lủi nhanh và ẩn núp khéo léo đến độ tài tình.

Cứ nhìn vào bộ lông của các loại Gà nước, Mỏ nhát, Choắt mỏ cong, Choắt mỏ thẳng, Dã ca…ta thấy chúng đểu có bộ lông sọc vằn vện na ná như nhau cả. Thế nhưng, thể xác to nhỏ thì mồi giống một khác, chỉ trừ có một giống có sắc lông và thân mình giống y như con Sơn Ca, mà từ trước đên nay đã có một số ít người lầm lẫn. Đó là chim Dã ca.

Mới nhìn qua ta thấy hình dáng cũng nhu sắc lông của Dã ca giống hệt như chim Sơn Ca. Đã thế, hai giống chim cảnh nầy cũng thường sống chung đụng vói nhau, cũng kiêm ăn chung trên một cánh đồng cỏ hoặc nương vuờn nên mói dễ bị bắt lầm nhất là khi chúng còn non ngày tuổi.

Khả năng lầm lẫn của người bán thì ít, nhưng với người mua còn thiếu kinh nghiệm thì dễ bị lầm lắm. Đến chừng lỡ mua rồi, về nuôi mãi không thấy chim hót thì mới biết đó là Dà ca, thì chuyện đã rồi.

Thật ra, giữa Sơn Ca và Dã Ca có nhiều điểm khác nhau, mà với người có kinh nghiệm thì không thể nào lầm lẫn được, đủ khi chim còn non ngày tuổi (bắt trong tổ) người ta cũng có thể nhận biết được một cách dễ dàng.

Sơn Ca thì có mỏ dài màu vàng, ngón chân cũng dài, và tiếng kêu giống như tiếng dế gáy. Trong khi đó, Dà Da mỏ vừa ngăn lại vừa đen, ngón chân cùng ngắn, và khi kêu thì kêu hai tiếng chíp chíp…

Đó là những điểm khác nhau giữa hai giống chim nầy. Chúng ta cần thiết để tránh bị thiểu số con buôn bất lương lừa phỉnh, và cũng tránh được trường họp khi bắt tổ Sơn Ca lại bắt lầm chin non Dã Ca, về nuôi chỉ tôn công, tốn của!

Cũng do chỉ căn cứ vào bộ lông, nên có người còn lầm chim Bách Linh với Sơn Ca. Nhưng Bách Linh thì lớn hơn và ngón chân ngắn như Dã Ca, chứ ngón chân không dài bằng ngón chân Sơn Ca.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *