[Q &A] Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản, đẻ trứng đúng kỹ thuật?

Hành động của gia đình cá Đĩa là một nỗi sợ hãi và niềm thích thú đối với những người nuôi cá Đĩa lần đầu tiên ấp cá trong hồ nuôi cá đĩa. Những con cá bố mẹ mới, cả cá cha và mẹ luôn theo sát những con cá bột. Cả cá cha và mẹ nuôi dưỡng cá con trong những ngày đầu. Chỉ một sự quang hợp không thể cân bằng vẽ đẹp của hành động này.

Xem một đàn cá Đĩa bơi lội gần cá cha mẹ là một khung cảnh không thể quên. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu cách nuôi cá đĩa sinh sản trong bài viết sau đây nhé

Môi trường thích hợp:

Trong chương này, chúng tôi sẽ cung cấp những mẹo vặt theo kinh nghiệm của mình. Đầu tiên, hãy quan sát hồ nuôi cá đẻ. Ta phải tạo một chiều cao cho hồ cá. Cá Đĩa sinh sản ở độ cao từ 90 phân đến 120 phân, tính từ đáy hồ. Theo kinh nghiệm, cá không báo cho mình biết khi đã sẵn sàng ở độ cao này. Điều này có liên quan đến phạm vi góc chiếu sáng. Một con cá Đĩa lo sợ sẽ không nghĩ gì đến chuyện sinh đẻ. Đôi khi cá sống trong hồ nghèo nàn không được trang trí làm chúng cảnh giác đến độ lao nhanh vào thành hồ, và có thể chết vì bị chấn thương. Điều này có thể thấy được ở cá vào lúc ba tháng tuổi.

Cá Đĩa nhận biết người chủ, và quen với những bước đi của chủ. Khi có khách lạ đến thăm, điều yêu cầu đầu tiên là phải thật yên lặng. Những con cá cảnh khoẻ mạnh sẽ tò mò lại gần khi có khách xuất hiện. Trong suốt thời gian cho ăn chúng sẽ hầu như ăn bên ngoài tay bạn. Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng bởi hồ nuôi cá đẻ nên không có cây, do đó, ánh sáng phải mờ hơn hồ cá trồng cây. Chọn tông màu ấm, tạo được nhờ đèn tuýp, như là Gro-lux. Khi cá mẹ dẫn dắt cá con, hoặc từ thời gian đẻ trứng, bạn nên để một bóng đèn nhỏ suốt đêm cho cá. Khi bạn bật đèn vào buổi sáng, bạn sẽ thấy cá Đĩa ngủ, nó nằm không chuyển động dưới đáy hồ. Nếu ngay lúc đó bạn cho cá ăn thì cá không ăn được gì cả. Hãy chờ tối thiểu 15 phút đến 30 phút mới cho cá ăn, vì lúc đó cá mới bắt đầu hoạt động và sẵn sàng ăn. Khi bạn quan sát thấy cá chuẩn bị đẻ, hãy tắt ngay máy lọc cho đến khi cá đẻ, nhưng không tắt lâu hơn một giờ. Dòng nước mạnh sẽ gây khó khăn cho cá suốt thời gian đẻ trứng, và mặc dầu có những ý kiến khác nhau, và điều này có thể làm trứng không được thụ tinh đầy đủ. Đối với cá Đĩa hoang dã, chúng sinh sản trong vùng nước yên tĩnh.

Chuẩn bị hồ cho cá đẻ:

Hầu hết những người nuôi cá Đĩa thường dùng hồ đơn giản. Mục đích là để cho cá đẻ. Vì thế, một quá trình chuẩn bị như sau nên được tiến hành. Bạn có sự lựa chọn để đạt được mục tiêu hay chưa? thật ra thì có hai phương pháp tốt, mỗi phương pháp đều có lợi điểm.

Phương pháp thứ nhất là dùng hồ riêng lẻ, trong mỗi hồ được trang bị như nhau. Phương pháp thứ hai là các hồ được chuẩn bị cho cá đẻ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nhưng hình thức bạn chọn còn tùy thuộc vào ý thích, và cả túi tiền của bạn nữa.

Phương pháp thứ hai thì trang bị tốn kém hơn nhưng phụ thuộc vào kích cỡ cơ bản nhất của quá trình thực hiện gây giống cá cảnh, thật sự có thể ít tốn kém hơn nếu so về thời gian.

Lựa chọn lọc riêng lẻ:

Một vài loại cá được đặt trên kệ. Kích thước của những hồ này thường dài từ 50 đến 70 phân, chiều rộng như chiều cao khoảng 50 phân. Một vài sự sai biệt về kích thước có thể chấp nhận được. Bởi vì loại hồ này không bao giờ đổ đầy nước, nó chứa khoảng 150 lít, khá đủ nuôi hai con cá lớn.

Hình thức lọc nào là tốt nhất đối với loại hồ này? Bên trong máy lọc có các lõi lọc bằng bọt biển là có hiệu quả nhất. Một cái bơm không khí công suất lớn sẽ cung cấp năng lượng cho lọc bằng bọt biển và những máy lọc gắn bên trong, cho bốn đến năm hồ nuôi cá. Một mô tơ kéo, loại nhỏ gắn ở bên ngoài của bộ lọc công suất lớn cũng có bán trên thị trường. Những máy lọc này được treo bên ngoài và điều khiển bởi một mô tơ điện. Nếu trong giai đoạn cá mẹ nuôi cá con thì cần giảm tiết diện ống hút để cá con không bị hút vào máy lọc. Gắn những cái nút bằng bọt biển vào đầu ống là tốt nhất.

Nên có đủ một số lượng hồ cá để bắt đầu. Lợi điểm của cái hồ cá đẻ riêng lẻ là rõ ràng. Mỗi hồ có khuynh hướng tách riêng ra. Một luồng nước đặc biệt dẫn vào từng hồ.

Dùng thêm thuốc trong mỗi hồ. Đặt một miếng các tông ở giữa mỗi hồ để cá không trông thấy được nhau. Khuynh hướng chăm sóc của những con cá ăn trứng hiển nhiên bị kích thích, nếu có kẻ thù dưới dạng một con cá Đĩa khác nấp mình ở hồ cá bên cạnh. Vì thế, trong thời gian này quang cảnh quanh hồ là khả năng riêng tư. Nói rõ hơn, là phải giữ yên tĩnh.

Lựa chọn lọc chung;

Một hướng thứ hai là thiết kế thành . kín, các hồ được xếp liên tiếp nhau, nhưng được nối với bộ lọc chung. Tất cả các ống dẫn nhựa bằng PVC, cũng như đĩa hút những đoạn gốc, đoạn chữ T, đầu nối đều có bán đủ. Bạn có thể xây dựng một . hoàn chỉnh bằng những ống này. Các lổ có kích thước thích hợp do những người thợ kính khoan ở mặt kính sau của hồ. Các ống tràn đặt nghiêng một góc thích hợp được gắn vào các lổ đó. Để an toàn, chỗ uốn bên trên mặt nước có khoan một lỗ trong phần đính để ngăn không cho tất cả nước tháo ra ngoài.

Trong trường hợp mất điện, không khí tràn vào ống tràn làm cho nước không vào máy lọc nữa, nước thoát ra ở dưới hồ đi vào ống và từ dòng chảy qua lọc thô vào bộ lọc của hồ. Một cái chảo làm bếp khá lớn trong đó có hai lớp bọt có thể dùng làm lọc thô. Nước từ tất cả các hồ tụ trong buồng lọc thứ nhất. Đây là nơi lọc tốt nhất bằng vải sồi, trong ngăn thứ hai nước chảy trên sỏi và ngăn thứ ba trên những ống sứ nhỏ. Cái bơm, dùng để bơm nước ngược vào hồ, là ngăn cuối cùng. Với những cái bơm này, người ta nuôi cá được thuận lợi từ những tấm chắn trang trí. Gần đây, có những loại bơm nước với công suất nhỏ đã có bán trên thị trường. Nếu đặt một trong những cái bơm này dưới hồ 70 phân trong buồng lọc, thì nó có thể cung cấp nước cho ba đến nhiều hồ nuôi cá với thể tích cung cấp là 250 lít. Nếu hồ lọc cao bằng hồ cá thì có thể phục vụ cho năm đến sáu hồ với loại bơm này mà không có vấn đề gì. Nước lọc chảy qua ống từ bơm trở vào . ống nhựa. Ống này được đặt trên hồ. Bằng các ống T và vòi cũng bằng nhựa, đường ống nhựa chạy vào từng hồ. Nhờ đó mỗi hồ có đầu vào riêng. Dòng nước có thể điều chỉnh được vào từng hồ là như nhau. Nhờ phương pháp này vòng luân chuyển của nước lọc được khép một lần nữa.

Những hồ này có lợi điểm là ít tốn công sức. Việc cung cấp nước là liên tục. Khuyết điểm của phương pháp này là gây bệnh truyền nhiễm lên tất cả các hồ, vì lý do này mà bạn nên dùng thêm với đèn cực tím. Vi khuẩn sẽ bị giết nhờ đèn cực tím này. Các đèn cực tím có hai đầu nối với nước và được lắp vào vòng tuần hoàn nước sau máy lọc, nhờ thế nước được khử trùng trước khi vào hồ.

Trong những hồ cá có lắp . lọc này, tất nhiên cũng có sự nguy hiểm, đó là cá bột sẽ bị hút vào trong máy lọc. Vì thế, cần có thiết bị bảo vệ. Vì lý do này, bạn phải mua một miếng lưới kẽm mạ điện có lỗ nhỏ. Cắt một miếng hình chữ nhật có kích thước vừa phải uốn cong thành hình tròn bịt ở phía trước và lắp vào đầu ống tràn hở. Tuy nhiên vì lý do này ống hút dài trong hồ để cái miếng lọc rút áp chặt vào lổ khoan ở thành kiếng phía sau. Bạn có thể điều chỉnh tấm lưới với kích thước cá biệt trong hồ.

Chỗ cá đẻ:

Cá Đĩa đẻ trứng trên những bề mặt phẳng, thẳng đứng. Hầu hết những người nuôi cá đẻ dùng ống hình côn để trứng. Cá sẽ dùng ống hình côn nhưng nên dùng lá cây, thành bên hồ cá hay thậm chí ống làm nóng. Tuy nhiên, những hình đất sát là được nhiều người dùng nhất. Đảm bảo những hình mà bạn mua có chiều cao tối thiểu là từ 20 đến 25 phân. Nếu bình bị nghêng hay đáy không thẳng bạn nên dùng ximăng Silicon trám chung quanh toàn bộ đáy và sau đó để bình yên trên một mảnh giấy báo. Chờ xi măng khô, bạn có thể lấy tờ giấy báo ra bằng cách nhúng vào nước. Bây giờ đáy hình đã mềm, và đàn hồi sẵn sàng cho việc sinh đẻ của cá.

Kích thước sinh sản:

Thay đổi một lượng nước lớn thường là một yếu tố kích thích cần thiết, nhưng đối với người nuôi cá thì đó là sự miễn cưỡng. Thay nước là một cách tốt thường được áp dụng. Thay đổi độ pH từ 1 đến 2 phần 10 cũng có lợi. Sự điều chỉnh này giống như ảnh hướng những cơn mưa lớn ở sông Amazone, thường kích thích sự sinh đẻ.

Như chúng tôi đã đề cập, thức ăn tươi sống giúp cá sinh đẻ tốt. Bạn đừng quên yêu tố quan trọng này đối với việc trông nom cá Đĩa.

Đối với nấm:

Nhiều người nuôi cá đẻ chống lại sự tấn công vào trứng. Tuy nhiên phương pháp dùng thuốc diệt nấm có thể gây khó khăn trong việc tạo những thức ăn cần thiết cho cá cha mẹ. Vì thế một sự khác nhau ở đây là cần thiết. Thứ nhất tại sao trứng cá Đĩa thỉnh thoảng lại bị tấn công? Một lý do là cá đực chưa ấp trứng. Tuy nhiên điều này hiếm, một lý do khác là tinh dịch không tới được trứng. Sau khi đẻ trứng, tinh dịch chỉ có hai phút để tiến vào và thụ tinh cho trứng trước khi trứng nở trong nước và đóng lại lối vào này. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ bị nấm tấn công. Trong thiên nhiên, cá đẻ trứng trong vùng nước yên tĩnh. Điều này cho phép tinh dịch có cơ hội thụ tinh trứng trước khi lấy đi. Chúng ta phải tạo sự thuận lợi cho tinh trùng bằng cách tắt các . lọc trong suốt thời gian đẻ trứng hơn. Coi như là khi cá mái đẻ trứng một chuổi trứng, và cá đực tiết tinh dịch, nhưng nó bị cuốn đi do dòng nước được tạo bởi máy lọc và rằng hai phút có thể trôi đi trước khi cá mái quay lại. Hậu quả là những quả trứng đóng lại và tinh dịch không có cơ hội tiến vào. Chẳng hạn với trứng cá hồi, chúng có thời gian nở chừng vài tuần, hoàn toàn phụ thuộc nhiệt độ nước. Nước càng ấm trứng nở nhanh. Đối với cá Đĩa cũng vậy, ở 28°C trứng có thời gian để nở là 65 giờ. Ở 31°C, trứng nở giảm xuống còn 55 giờ. Còn ở nhiệt độ 25°C thì trứng nở 72 giờ.

Ở nhiệt độ cao trên 29°C trứng bị tấn công bởi nấm nhiều hơn là ở nhiệt độ thấp, và cũng tái tạo nhanh hơn trong điều kiện đó. Vì chúng có thể xuất hiện trong bất kỳ nơi đâu trong hồ, nên cần tiêu diệt chúng.

Những người nuôi cá hồi đẻ, họ thực hiện điều này rất đơn giản, bằng chắt oxalate có màu xanh của malachite, người ta dùng một tuần một lần để ngâm cho trứng đã thụ tinh. Với cách này trứng cá sẽ được xử lý sáu lần tương ứng với thời gian nở là sáu tuần. Phương thức tương tự cũng áp dụng được đối với cá Đĩa. Bạn đeo găng tay cao su vào hòa tan 1,5 gam chất oxalate màu xanh này trong 6 lít nước. Cho hai giọt dung tích này vào 4 lít nước hồ nuôi cá đẻ, và nên thực hiện ngay sau giai đoạn đẻ trứng. Nếu sau 12 đến 18 giờ không có quả trứng nào, hay chỉ một vài trứng bị nấm tấn công, thì việc xử lý bằng chất malachite xanh hoàn tất. Nếu thấy có nhiều trứng bị nấm tấn công thì bạn hãy làm lại với một nửa hàm lượng như lần trước. Tuy nhiên lần thứ hai này tiến hành không trễ hơn sau cuối ngày thứ nhất hay bắt đầu ngày thứ hai. Chất malachite xanh không được cho vào hồ cá sau đó, vì có thể làm cản sự tạo thành skin slime (màng nhầy của da). Nếu có cơ hội bạn có thể lọc chất malachite bằng than hoạt tính khi cá con đã nở.

Một lý do khác mà cá bị tấn công bởi nấm là do sự tập trung muối quá cao trong nước. Màng của trứng cá Đĩa được so sánh với da bao phủ quả bóng, ngoại trừ màng bị thủng. Ruột quả bóng giữ không khí, tương ứng với lớp màng trứng mỏng. Lớp màng này nửa thấm. Sự tập trung muối cao không thể xuyên qua lớp màng. Nói cách khác, các phân tử nước nhỏ có thể đi vào, bởi vì màng nửa thấm ngăn các phân tử muối lớn trong tế bào không cho chúng ở lại mặt trong của tế bào, khi chúng cố gắng cân bằng sự tập trung muối. Các phần tử nước đi vào mặt trong của tế bào từ bên ngoài đến nơi có độ tập trung muối thấp hơn, bên trong tế bào.

Quá trình này tiếp diễn cho đến khi áp suất tạo ra bên trong tế bào ngăn thêm nhiều phân tử nước từ bên ngoài vào. Đây là áp suất thẩm thấu. Khi có nhiều muối hòa tan trong vùng nước chung quanh trứng, việc cân bằng mật độ muối bên ngoài tế bào đạt được nhờ rút nước ra khỏi trứng. Trứng bị nhăn lại, và không nở được nữa. Kết quả rõ ràng là trứng phải được cho vào phểu đẻ trứng. Nói một cách khác, trứng không chỉ bị tấn công bởi nấm mà còn bị hủy hoại do nước mặn nữa. Một cách thức duy nhất là khử muối cục bộ hay toàn phần. Gầy đây có nhiều bộ thẩm thấu ngược với kích thước nhỏ bán trên thị trường. Bằng bộ thẩm thấu hầu hết nước hồ được khử muối.

Cá giống cá Đĩa có thể lai giống với nhau. Điều này có nghĩa là với việc lai giống các loài cá Đĩa khác nhau thì những loại mới, với những đặc tính riêng sẽ được tạo thành. Bằng cách lai giống ngược lại với cùng loài, sự giao phối thân thuộc có thể tiến hành. Mục đích của việc gây giống cá Đĩa là tạo nên những đàn cá có hình dạng và màu sắc cố định để tạo nên những đời con cháu như ý mong muốn qua một thời gian dài.

Điều này có thể nếu hai con cá giống nhau từ hai đàn cá khác nhau được lai giống với nhau. Việc gây giống thế này thì các đặc tính của hai loài ban đầu được tối ưu hóa. Với việc lai giống thuần khiết, các giống cá giống cha mẹ xuất hiện thường xuyên.

Trong việc lựa chọn đàn cá giống trưởng thành, người nuôi cá đẻ có thể dễ dàng ước lượng những đặc tính của con cá, vì hiển nhiên là chúng hiện diện ở dạng cuối cùng của chúng. Màu sắc, hình dáng, vây là cơ thể có thể đánh giá được. Do đó, với ai có cơ hội mua được 3 hay 4 con cá phát triển hoàn toàn từ hai đàn cá Đĩa họ hàng hay gần như nhau, người đó có cơ hội tốt để tạo thành một hay vài cặp cá Đĩa tốt.

Đàn cá đẻ:

Việc sinh sản của cá Đĩa trong phạm vi nhỏ không gây khó khăn cụ thể nào, và cũng không mắc phải một rắc rối lớn nào về di truyền. Tuy nhiên, công việc lại khác nếu bạn có ý định gây giống một đàn cá Đĩa thuần chủng. Hiện nay có rất nhiều sắc thái khác nhau về màu sắc cá Đĩa đến nổi không thể giữ được tên cụ thể là gì. Vì theo nguyên tắc tất cả cá Đĩa có thể lai giống với nhau, vì thế một sự đa dạng về màu sắc là rất lý thú, nhưng hậu quả là không còn những giống thuần chủng.

Nếu bạn muốn có một sự đa dạng về màu sắc với số lượng lớn, bạn phải chịu tốn tiền, vì phải tốn nhiều hồ. Một giống cá Đĩa theo đuổi những mục đích xác định thì không thể chỉ xây dựng trong một hay hai hồ mà được.

Trong việc gây giống cá Đĩa, việc gây giống theo nhiều loại hay gây giống trong cùng họ cần được phân biệt rõ.

Gây giống theo nhiều loài:

Gây giống theo nhiều loài làm ổn định đồng hợp tử trong đàn cá hiện có, với sự quan tâm đặc biệt có thể tạo nên những đặc tính mong muốn như màu sắc, tính cách hay kích thước thân mình. Những đặc tính này là mục tiêu của việc gây giống. Theo kiểu này, hai con cá Đĩa không có quan hệ họ hàng cho giao phối với nhau. Cả hai loài cần những đặc tính tương đối giống nhau. Cặp cá được tạo thành là duy nhất vì là chung cả hai loài. Điều này có nghĩa là cá cha mẹ thứ nhất luôn luôn từ một loài. Và cá cha mẹ thứ hai là từ một loài thứ hai. Điều này ngăn nhừng ảnh hưởng có hại cho việc gây giống trong cùng một họ.

Tuy nhiên, gây giống theo nhiều loại, đồng thời cá Đĩa cần không gian hồ rộng lớn. Hãy tưởng tượng rằng cá cha mẹ đẻ khoảng 100 con cá bột. Một trăm con cá bột này được nuôi dưỡng ít nhất đạt kích thước từ 5 đến 7 phân. Chỉ cần 50 phần trăm cá bột đó cũng gây ra cho bạn rắc rối, chúng sẽ bị chật chội, vì chúng càng ngày càng lớn… Lúc này sự rõ ràng về màu sắc mới có thể cảm nhận được. Bây giờ, hình dáng thân cá và những đặc tính mong muốn khác mới có thể thấy được. Vậy cần xem xét xem phải cần bao nhiêu không gian cho 50 con cá có kích thước 15 phân mỗi con? Vì nếu hồ chật chúng sẽ chậm phát triển. Đồng thời lại có 50 con khác từ dòng cá gây giống khác cần được nuôi dưỡng khi đạt kích thước 15 phân. Và khoảng 8 đến 10 tháng tuổi, một nửa khác hay 2/3 số cá này cần được chọn ra. Phần còn lại của mỗi loài được nuôi dưỡng cho đến khi lớn hoàn toàn để làm cặp cá giống. Do vậy, cần thiết phải nuôi tối thiểu 15 đến 20 con cá thuộc mỗi loài. Muốn vậy, bạn phải cần rất nhiều không gian, cần sự hiểu biết và sự kiên nhẫn, cũng như mọi chi phí nữa…

Bây giờ chỉ chọn ra 30 đến 40 con cá lớn cho đàn cá giống sau này. Người nuôi cá đẻ rất quen thuộc với những con cá mà anh ta chăm sóc. Vì thế, anh ta có thể phân biệt cá trống với cá mái với độ chính xác cao, và ghép chúng thành cặp không khó khăn gì. Cá Đĩa từ hai loài được kết hợp theo cách này sẽ cho ra những con cá Đĩa, thừa hưởng những đặc tính ổn định của cá cha mẹ. Qua vài thế hệ, màu sắc của cá được tăng cường và ổn định qua nhiều lần chọn lựa. Một đàn cá Đĩa giống được tạo thành, và tiếp tục hình thành theo cách này sẽ cho ra những đời cá tốt hơn, từ năm này qua năm khác.

Gây giống trong cùng một họ:

Một khả năng khác trong việc gây giống cá Đĩa là gây giống trong cùng một họ. Việc gây giống tiến hành với cá cha mẹ hay anh em. Ví dụ như cá đời F1 cho gây giống với cá cha mẹ hay anh em. Kỹ thuật này có thể đạt đến trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau bốn đến năm đời, khuyết điểm về màu sắc và chất lượng thường xuyên xuất hiện. Gây giống trong cùng một họ có thể củng cố những đặc điểm cụ thể nhanh chóng, nhưng sau đó nên chuyển sang giống khác loài.

Lựa chọn cặp cá

Trong việc lựa chọn cặp cá cần phân biêt giới tính cá Đĩa trong cùng một bầy. Cá mái thường nhỏ hơn và hình mỏng hơn với những con cá trống cùng họ trong cùng một bầy. Đầu vây là một điểm để ta phân biệt vì đầu vây của cá trống thon và tụ lại thành một điểm, trong khi cá mái đầu vây tròn hơn.

Nên có 8 con cá Đĩa lớn trong một hồ lớn để kết thành cặp. Tuy nhiên, ta cũng cần kiên nhẫn vì chúng không kết đôi với nhau ngay. Đương nhiên tối thiểu hai ống phểu sinh sản cần phải có. Một lựa chọn khác là mua tối thiểu 10 con cá bột từ bầy cá, và nuôi chúng một nhóm thứ hai giống như cá bột từ dòng thứ hai. Rõ ràng là công việc này cần nhiều thời gian hơn. Một con cá Đĩa mất khoảng một năm để đạt đến tuổi sinh đẻ. Trong bầy cá khoảng 20 con, bạn có thể chọn 10 con hay 12 con tốt nhất sau 6 tháng, và nuôi chúng cho đến lúc trưởng thành. Nên để lũ cá tự chọn con cá làm bạn chung với nó, vì sau đó ta mong muốn rằng chúng cũng sẽ chịu đựng nhau trong suốt thời kỳ bầy cá được chăm sóc.

Điều này thực hiện rất đơn giản bằng cách cho cặp cá vào một hồ cá. Nó có phải là một cặp cá thực sự hay không là điều thật sự rất khó xác định. Nếu hai con cá chịu đựng lẫn nhau thì có thể là thành công. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng có thể là một cặp cá đẻ. Với cá tai tượng, đặc biệt là cá Đĩa, thì con cá trong cặp phải tương ứng với nhau. Chỉ có nhốt chung chúng với nhau thì không đạt được điều gì cả,

Chúng tôi đã thực hiện những cố gắng như thế này, nhưng không phải tùy ý. Khi con cá trống của cặp cá bị chết, chúng tôi nuôi chúng với con cá mái mạnh khoẻ – con cá này vẫn tiếp tục nuôi con – ba con cá trống khác nhau liên tiếp, nhưng không có con nào được chấp nhận. Mặc dầu chúng sống chung với nhau tối thiểu hai tháng, nhưng không có sự chuẩn bị nào cho việc sinh sản.

Một cặp cá đẻ có một sự kết hợp hài hòa. Vì cá Đĩa không sinh sản liên tục suốt năm, nên người nuôi cá cần có tính kiên nhẫn. Ta nên để yên cặp cá của mình, đừng tách chúng riêng ngay sau đó. Nếu được một cặp cá thì chúng chưa xây tổ trong vòng vài tuần. Theo xây tổ lý tưởng thì cặp cá Đĩa thường lãnh đạo và trông nom toàn bộ bầy cá. Thỉnh thoảng ta thấy cá cha mẹ tấn công cá bột, và như vậy cả bầy cá bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Tách một cá cha hay cá mẹ ra cũng có thể giải quyết được nhưng cũng có thể gây ánh hưởng ngược lại. Một khi cá bột đến tuổi tự kiếm ăn được thì ta có thể tách một cá cha hay cá mẹ ra. Nếu cá cha mẹ tấn công tổ hay trứng cá lạ còn khó khăn hơn. Một vài cá Đĩa thường nổi danh là loài ăn trứng cá.

Xác định giới tính:

Cá Đĩa không có những đặc điểm về giới tính đáng tin cậy. Chỉ trong quá trình sinh ản thực thụ mới có thể phân biệt được giới tính dựa trên hình dạng của núm sinh sản. Núm sinh sản của cá Đĩa trống thì ngắn và nhọn hơn, trong khi cá mái thì dài và cùn hơn.

Những người nuôi cá Đĩa có kinh nghiệm có thể phân biệt giới tính của cá chính xác. Sự phân biệt lại dễ dàng hơn nếu cá xuất phát từ cùng một bầy, có thể đem so sánh với một con thuộc bầy khác. Một đặc điểm giới tính phổ biến, tuy nhiên không đáng tin cậy lắm là sự rõ ràng ở phần đầu của cá trống. Nếu cá có vùng đầu rõ ràng hơn có thể là một cái bướu nhỏ, thì đó là cá trống. Khi nhìn từ phía trước, ta thấy đầu cá trống rộng và tròn. Cá mái, nếu nhìn từ trước thấy đầu hẹp hơn. Cá có môi nhô ra cũng là cá trống. Một đặc điểm đáng tin cậy nữa là hình dáng của vây đuôi và bụng. Phần đuôi của những vây này tròn là cá mái, trái lại đuôi vây nhọn là cá trống.Vây đuôi cá trống cũng uốn cong ở phần đỉnh và vây bụng thì uốn cong ở đáy. Bề rộng của vây đuôi cũng giúp ta xác định giới tính: ở cá trống nó rộng hơn.

Cách cư xử trong hồ nuôi cùng cho biết giới tính của cá, nhưng điều này không đúng lắm. Cá trống luôn có tính thống trị, và cá mái, ngay cả những con nhỏ hơn cá trống, cũng có ý thống trị.

Cá mái có những vạch ngang màu tối hơn cá trống. Điều này có lợi khi quan sát cá trong một thời gian dài và nghiên cứu chúng kỹ lưỡng. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được giới tính dựa vào tính cách và những đặc điểm bên ngoài. Điều này làm giảm việc lựa chọn và sống với nhau như một cặp cá đẻ thật sự. Cách cư xử của cá sẽ cho biết việc lựa chọn đúng hay không.

Một cặp cá đẻ thật sự sẽ tự biểu lộ thông qua lối cư xử lẫn nhau của cá. Bây giờ, sự tấn công giảm bớt rõ rệt: hai con cá chăm sóc lẫn nhau mà không bị trở ngại gì. Một con cá trống có tính thống trị sẽ tất nhiên kích thích cá mái sinh sản, và có trường hợp cá trống sẽ dùng áp lực…

Chúng là cặp cá cha mẹ tốt, nuôi dưỡng thành công nhiều bầy con. Trong thời gian nữa những lần chuẩn bị sinh sản, cá mái thường tỏ ra chịu đựng cá trống. Cá trống thì luôn luôn muốn vợ sinh sản càng sớm càng tốt, nhưng cá mái thì chưa thể. Cá trống tỏ ra hung bạo liên tục đâm đầu vào mình cá mái và dồn cá mái vào góc hồ. Tuy nhiên, vào lúc ăn thì cá mái được tự do, nhưng sau đó phải quay lại góc hồ. Nhưng sau vài tuần thì cá mái bắt đầu đẻ trứng, tình hình lại thay đổi đột ngột. Cá mái bơi lượn trong hồ và tự cho phép mình ve vãn. Bây giờ thì cá trống không còn húc đầu vào cá mái nữa mà chỉ bơi vòng xung quanh tỏ vẻ âu yếm. Điều này không diễn ra lâu trước khi chúng đẻ, chăm sóc tận tình, quyết định xây tổ và tạo ấu trùng.

Gây giống cá Đĩa thành công:

Một khi bạn đã chọn cho mình một cặp cá đẻ, thì chúng sẽ sinh sản. Màu sắc cá thay đổi trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh sản. Màu cá trở nên tối hơn, thường ở phần thân sau, bốn vạch ngang cuối cùng trở nên rõ ràng hơn, trong khi những sọc ngang ở phần thân trước lại biến mất hoàn toàn, chỉ có những sọc ngang ở mắt là còn như cũ.

Con cá ở phểu đẻ và bắt đầu run sợ. Thể hiện có sự co rúm, run sợ, trong giai đoạn đầu. Giai đoạn thứ hai của việc sinh sản đang hình thành, con cá hút mạnh bùn trong phểu sinh sản. Việc dọn dẹp hối hả này cho thấy núm sinh sản của cá sắp diễn ra. Nếu quan sát kỹ ta thấy việc sinh sản của cá mái, tức cơ quan đẻ trứng bắt đầu hiện rõ. Cái cơ quan to rộng này thấy rõ ràng vì nó lộ hiện ra đến ba bốn li (cơ quan sinh sản của cá trống thì ngắn và hơi nhọn). Một lát sau, cá mái kiểm tra nơi đẻ trứng. Nó xem xét phểu đẻ trứng từ dưới lên trên. Bây giờ hy vọng rằng cá trống sẽ không còn tự cho phép mình được chống đỡ, và sẽ chờ cá mái kiểm tra xong nơi đẻ trứng. Việc này kéo dài cả giờ, và sau đó cá mái mới đẻ trứng.

Cá mái bơi lên trên phểu đẻ từ đáy và đẻ một hàng trứng. Bây giờ là lúc cá trống bơi ngay sau cá mái và thụ tinh cho trứng. Cá mái bơi càng lúc càng nhanh hơn, và tiếp tục đẻ trứng từ hàng này đến hàng khác. Những tổ có kích thước trung bình chứa từ 150 đến 200 trứng. Những tổ lớn nhất có thể được hơn 500 trứng. Quá trình sinh sản diễn ra khoảng một giờ.

Hãy quan sát trong khi cá đang đẻ trứng: chúng “vẽ” một bức tranh cân đối hoàn hảo. Tất nhiên, giới tính rất dễ phân biệt vào lúc này, và điều này rất có lợi sự cho thay đổi của cặp cá sau này.

Sau khi đẻ trứng xong, cá cha mẹ ở bên cạnh trứng và quạt trứng liên tục bằng vây ngực của chúng. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc cá suốt giai đoạn này, nhưng tuyệt đối không nên cho chúng ăn quá nhiều, vì dễ làm bẩn hồ nước. Đúng ra vào lúc này cá không chịu ăn nhiều như lúc bình thường. Tuy nhiên, nếu không cho cá ăn suốt trong thời gian chúng sinh sản là điều sai.

Trứng cá Đĩa hoàn hảo thì trong. Ấu trùng nở ra sau khi đẻ trứng là 60 giờ. Thời gian này có thế ít hơn nếu nhiệt độ của nước là 30 đến 32°C. Nhiệt độ sinh sản nên là 29 đến 31°C. Sau thêm độ 50 giờ, ấu trùng bắt đầu bơi ra tự do.

Khi ấu trùng nở, chúng được cá lớn rút ra và thường di chuyến chung quanh tổ. Chúng treo ở đó bằng những sợi dây bầy nhầy. Các ấu trùng bơi chung quanh cá bố mẹ.

Với công việc này, dường như cá cha mẹ ăn cá bột, nhưng sau đó lại đưa con cá lạc đàn vào bầy và phun nó vào đàn với anh chị em ruột. Ngay từ khi cá bột bơi tự do điều quan trọng là chúng bơi với cá bố mẹ. Nhờ lý do này mà ta biết được việc gây giống đã thành công.

Sự chăm sóc của cá cha me:

Trong bốn hay năm ngày đầu, cá bột sống nhờ màng ở da bố mẹ. Thật sự cá bột tiêu hóa toàn bộ lớp da biểu bì sẽ thấy cá con dùng năng lượng để xé những miếng mồi như thế nào.

Trong bộ máy tiêu hóa của cá bột, mọi thứ chúng ăn tìm thấy có thể tiêu hóa nhiều hay ít: những tế bào biểu mô, tế bào tiết chât nhầy, và nhừng vi khuẩn sống trên da của cá cha mẹ. Cũng có các loại thức ăn cho cá đĩa khác như là tảo cát. Do đó, đối với ruột, ngay cá ở giai đoạn đầu không những chứa slime của cá cha mẹ, mà còn cả thức ăn của hồ cá.

Sự chăm sóc của cá cha mẹ là một trong những khám phá của thiên nhiên mà được xem như những tiến bộ của loài này. Nó gia tăng hiệu quả của việc chăm sóc bầy cá, giảm bớt sự chia rẽ những con cá nhỏ, và mở đường cho những bầy cá nhỏ. Đây là một sự phát triển, tuy vậy cũng có sự trở ngại. Khả năng của cá Đĩa cung cấp thức ăn cho bầy con chúng làm cho chúng yếu sức đi. Lớp da chúng không còn là vũ khí kháng cự nữa, lại còn dễ bị nguy  hại trước sự tấn công của vi khuẩn và vật kí sinh. Đó là lý do vì sao cá Đĩa phải được nuôi trong những nơi hoàn toàn sạch. Bạn nhớ rằng ngoài chất slime của cá mẹ, cá bột còn sống được nhờ vào những vi khuẩn sống trên những hồ này, loại “sữa cho cá Đĩa” này là độc nhất và không thể có thức ăn thứ hai đối với cá bột. Nếu bạn nghĩ một lợi điểm mà đứa bé thơ có được nhờ sự chăm sóc của cả bố mẹ, bạn sẽ thấy được có rất nhiều thuận lợi đặc biệt đối với hệ miễn nhiễm. Sự phát triển của chất slime được kích thích bởi hoóc môn. Hoạt động của hệ thông hoóc môn được ảnh hưởng mạnh mẽ nhờ sức khỏe và chế độ ăn uống. Khi quá hoảng sợ cá Đĩa không thể tạo ra thức ăn cho cá bột. Vì vậy, ta nên giữ cho ổ cá đẻ được yên tĩnh, và hạn chế tối đa khách khứa đến tham quan nơi nuôi cá.

Chăm sóc cá bột:

Cả Đĩa có đủ sức thuyết phục thường không còn là vấn đề. Một cặp cá tốt đảm đương mọi công việc, khi trứng đẻ ra, nở, và mau chóng phát triển tự bơi được. Lúc này là lúc công việc của người nuôi cá đẻ thực sự bắt đầu.

Cho cá bột ăn:

Sau bốn hay năm ngày tuổi, cá bột có thể bơi tự do và ăn ấu trùng Artemia mới nở. Lúc này bạn có thể dùng thức ăn làm sẵn cho cá con ăn, hoặc ăn Moina (loại bọ nước Daphnia nhỏ bé), nhưng thỉnh thoảng vẫn nên cho ăn Artemia. Với thức ăn này cá bột sẽ chóng lớn. Sau bốn tuần ta có thể tách chúng khỏi cha mẹ, và từ sáu đến tám tuần tuổi ta có thể bắt ra bán được.

Nuôi dưỡng cá bột:

Sau bốn tuần, cá Đĩa nhỏ đạt đến kích thước 2 phân và cần tách chúng ra khỏi cha mẹ. Bây giờ, vấn đề khó khăn thật sự của việc nuôi cá Đĩa bắt đầu, đó là sự nuôi cá bột thành công. Một hồ cá có những con cá tham ăn thì rất khó chăm sóc. Cần phải theo dõi nước hồ thường xuyên, và cần thay đổi nước cục bộ đều đặn, và điều này không có nghĩa mỗi tuần một lần, mà là mỗi ngày một lần. Cá Đĩa bột trong giai đoạn phát triển này phải được ăn uống vài ba lần một ngày, và nên cho ăn loại thức ăn tốt nhất. Phải có sự kết hợp hài hòa giữa các loại thức ăn tốt nhất và thay nước cục bộ đều đặn, như vậy cá mới chóng lớn được. Bằng sự thay đổi nước, những thức ăn thừa, chất bài tiết từ cá được tống khứ ra ngoài. Đối với việc nuôi cá đẻ ở Đông Nam Á, có 70 phần trăm đến 80 phần trăm nước được thay hằng ngày trong hồ nuôi cá đẻ. Điều này lại cho chúng ta một năng lượng thật sự, nên thay từ 10 đến 20 phần trăm nước mỗi ngày khi cá bột có mặt. Nước nuôi dưỡng cá không cần phải làm mềm, mà nước cứng trung bình vẫn có thể dùng được. Độ pH cũng có thể gia tăng an toàn đến mức trung tính. Nhiều người nuôi cá Đĩa đẻ có nhiều kinh nghiệm xác nhận rằng cá bột của họ phát triển mạnh trong nước cứng trung bình hơn nước mềm. Chúng tôi nghĩ rằng hàm lượng muối khoáng cao hơn trong nước có ảnh hưứng tốt đến sự phát triển của cá. Cũng không cần thiết nuôi dưỡng cá Đĩa bột ở nhiệt độ 30°C. Nhiệt độ 27 đến 28°C khá thỏa mãn trong những mục đích nuôi dưỡng.

Cá cần muối khoáng, nguyên tố vi lượng và vitamine không chỉ trong thức ăn  mà còn trực tiếp thông qua việc tiếp xúc với nước cứng trung bình. Những chất này rất quan trọng đối với sự phát triển của cá. Trong bất kỳ trường hợp nào thức ăn cung cấp phải bổ sung những nguyên tố vi lượng và vitamine.

Vitamine và các hợp chất muối khoáng có bán sẵn trên thị trường. Nếu bạn tự làm lấy hỗn hợp thức ăn cho riêng mình, trong bất kỳ trường hợp nào bạn nên cung cấp nguồn muối khoáng và vitamỉne đầy đủ bằng việc quản lý các nguồn thức ăn này. Nhưng cung cấp quá liều lượng là không được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *