Kỹ Thuật Nuôi Trăn đẻ, sinh sản? Cách nuôi trăn con, cảnh?

Việc nuôi trăn cảnh tuy mới phát triển trong thời gian gần đây nhưng đã trở thành một phong trào đáng được khuyến khích. Tùy từng người và tùy theo từng địa phương đều có kinh nghiệm và cách nuôi riêng của mình, ở đây chúng tôi muốn giới thiệu một số nguyên tắc chung và những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết.

CẤU TRÚC CHUỒNG TRẠI:

Con Trăn ngoài tự nhiên ưa sống ở ven rừng, đồi cỏ, các cánh đồng bỏ hoang, đầm lầy, ruộng cỏ năng… Môi trường sống tự nhiên rất rộng rãi, nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Do có trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cố gắng thỏa mãn càng nhiều càng tốt những nhu cầu về mặt sinh thái nhằm giúp cho con vật có thể phát triển một cách bình thường. Để giải quyết vấn đề đó, cấu trúc chuồng trại và chế độ thức ăn là hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống và sự phát triển của trăn.

Tùy theo mục đích nuôi trăn để khai thác da và thịt hay nuôi trăn để cho sinh sản cung cấp giống và tùy theo quy mô nuôi mà cấu trúc và kiến thức của chuồng trại có khác nhau.

Chuồng nuôi gia đình:

Đối với việc nuôi trăn nhằm khai thác da và thịt thì cấu trúc chuồng nuôi khá đơn giản. Có thể dùng cây nẹp và ván đóng thành một cái lồng kích thước cao 0,8m (không kể chân), rộng 0,5m và dài 11m, có một mặt lưới để dễ theo dõi và kiểm soát các hoạt động của trăn. Với kích thước chuồng như vậy có thể nuôi các cỡ trăn với số lượng như sau :

Một vài kiểu chuồng nuôi trăn trong gia đình

  • Trăn con mới nở-0,5kg     :           8 – 12 con
  • Trăn 1kg – 2kg                    :           4 – 6con
  • Trăn 2kg – 5kg                    :           2 – 4    con
  • Trăn trên 5kg                      :           1 – 2    con

Đây là mật độ tối đa, còn nếu có điều kiện thì chuồng càng rộng càng tốt. Tuy nhiên nếu quá rộng sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát và chăm sóc.

Đối với chuồng nuôi trăn sinh sản cần phải cỏ kích thước tương đối lớn và kiên cố hơn. Trong mỗi một chuồng chỉ nuôi một con, đến mùa trăn hội cho trăn đực vào giao phối sau đó bắt trăn đực ra để cho trăn cái đẻ và ấp trứng.

Chuồng nuôi quy mô lớn:

Nếu nuôi với quy mô lớn đòi hỏi phải có hai khu riêng biệt: khu nuôi trăn đẻ và khu nuôi bán tự nhiên.

  • Khu nuôi trăn đẻ: Được xây dựng thành một dãy dài phân ra nhiều ô, mỗi ô có kích thước cao 1m, rộng 0,8m, dài 1,2m. Mặt trước của mỗi ô được bịt lưới để có thể theo dõi theo dõi hoạt động của trăn. Mặt đáy có thể lát gạch hay nện đất cho chắc chắn để chuột khỏi đào hang, trăn theo đó bò đi. Khi trăn cái đẻ cần lót thêm bên dưới một lớp đất mịn hoặc lá cỏ khô hoặc mùn cưa để giữ nhiệt độ và độ ẩm cần thiết cho trứng phát triển.
  • Khu nuôi bán tự nhiên: Đòi hỏi phải có kích thước tương đối rộng, có tường bao bọc xung quanh và tạo các sinh cảnh tự nhiên cho trăn sinh sống. Với số lượng khoảng 50 con có thể nuôi trong một khu vực có kích thước dài 15m, rộng 4m, cao 2,5m. Trong chuồng cần có một hồ nước cho trăn tắm và bơi lội, cắm các thân cây hay gốc cây cho trăn leo và tạo các hang hôc (hang đá) cho trăn trú ẩn. Xung quanh khu vực nên trồng cây râm mát che bớt mưa nắng cho trăn.

Đến mùa sinh sản bắt trăn cái thả chung với trăn đực cho chúng giao phối, sau đó bắt trăn cái nuôi riêng trong khu nuôi trăn đẻ, còn khu này tiếp tục để nuôi trăn đực và trăn chưa tới tuổi thành thục.

TÌM NGUỒN TRĂN GIỐNG

Trong lúc chúng tôi đang viết tài liệu này thì một độc giả của báo Khoa học phổ thông viết thư về Chomeocanh.com, nội đung có đoạn sau đây :

“Hiện nay, tại địa phương tôi – Hồng Ngự, Đồng Tháp – nghe nuôi trăn phát triển rất mạnh. Người ta đua nhau đóng chuồng nuôi trăn, nói với nhau rằng nuôi trăn lời hơn nuôi heo vì trăn rất dễ nuôi, không bệnh hoạn gì, năm sáu bữa mới ăn một lần, không cóăn cũng được không sao, mỗi tháng lột da một lần và lớn ngó thấy… Thời gian vừa qua, có một số người mang trăn về đây bán, trăn nặng từ 1 – 1,5kg giá khoảng 2.000 – 2.500đ (tiền mới) một con. Qua sự dò hỏi những người nuôi trăn này, thì ngoài một số tăng trưởng tốt, còn có mội số khác không ăn mồi và chết.

Gần đây, thị trường trăn lại xuất hiện một loạt trăn mới nở với những lời quảng cáo: Trăn này là trăn giống, lượm trứng ở Đồng Tháp đem về ấp, mua nuôi thì chắc ăn. Nhìn những con trăn giống bé tí tẹo, dài khoảng 0,4-0,5m giá 1.400-1.500đ, đa số bà con muốn nuôi đành ngao ngán bỏ cuộc…”

Đó là nỗi ngao ngán hay đúng hơn là nỗi băng khoăn của bạn Huỳnh Long Sơn và đa số bà con muốn nuôi trăn: làmsao để có được trăn giống, hơn thế nữa phải là một con trăn tốt, khỏe mạnh và nuôi mau lớn.

Bắt trăn ngoài thiên nhiên:

Ở đồng bằng Nam Bộ trước đây có những người chuyên sống bằng nghề bắt trăn, bắt rắn. Kinh nghiệm của họ được truyền từ đời cha qua đời con và xem như bí quyết nhà nghề. Bên cạnh đó, đa số bà con cũng biết bắt trăn bằng các phương pháp thông thường sau đây:

Dùng chó đi săn:

Chó là một động vật có khứu giác phát triển tốt, hoạt động nhanh nhẹn và nếu được huấn luyện thì có khả năng sử dụng để đi săn rất tốt. Chó có thể lung sục vào các bụi bờ có cây cỏ rậm rạp và phát hiện đối phương nhanh chóng, báo hiệu cho chủ săn.

Đốt đồng:

Theo lối canh tác cổ truyền thì vào cuối mùa khô người ta thường hay đốt đồng để chuẩn bị đất cho vụ canh tác mới. Khi bị đốt nóng, các loài chuột, rùa, rắn, trăn… đều phải chạy ra mé bìa đồ Người ta chỉ viện đón bên dưới ngọn gió và chận bắt các con vật còn sống sót bò ra.

Cần nói thêm rằng phải chấm dứt ngay lối khai thác nguy hại này vi rất nhiều động vật bị chết thiêu ngay trong đám cháy, những con tẩu thoát được thì cũng trầy da tróc vẩy, trong khi đó một số động vật đang trú khô nằm bên dưới mặt đất cũng bị thiêu hủy luôn. Hơn thế nữa, từ những đám cháy nhỏ có thể lan tràn thành nạn cháy rừng!

Tìm theo dấu vết của trăn: Những người bắt trăn chuyên nghiệp thường có kinh nghiệm phát hiện trăn qua vết bò và phân của chúng. Vết bò của trăn thường lớn và hằn sâu hơn vết bò của rắn, đường bò ít ngoằn ngoèo hơn và cũng căn cứ vào vết bò, người ta có thể đoán được kích thước của tră Phân của trăn bài tiết ra vón lại thành cục, hơi dài to bằng đầu tay cái, có một phần trắng như vôi cục và một phần màu vàng đất sét, thường có lông chim hay lông chuột. Căn cứ vào phân, người thợ săn có thể biết được trăn to hay trănnhỏ, trăn đã đi xa hay còn quanh quẩn gần đây.

Giăng lưới:

Đây là cách bắt trăn có tính cách quy mô và đạt hiệu quả cao, được áp dụng ở vùng Đồng Tháp Mười vào mùanước nổ Người ta lợi dụng lúc nước lên trăn phải tìm đến những gò đất cao để trú rồi phỏng đoán hướng di chuyển của trăn mà giăng lưới. Lưới trăn có thể dài 50-70m hay hơn tùy địa hình, một phần nằm dưới nước, một phần lộ lên trên. Khi trăn lội đụng phải lưới sẽ lặn xuống và bị mắc lưới quấn chặt lại.

Với các cách bắt trên đây, chúng ta có thể chọn những con trăn lớn kích thước 2,5m trở lên đem khai thác, còn những con trăn nhỏ giữ lại để nuôi. Chúng tôi trong những năm qua trong khi thu mua đã chọn những con trăn cái đang mang trứng giữ lại cho đẻ rồi ấp trứng. Bằng cách này chúng tôi đã gây dựng được một đàn trăn khá tốt và cung cấp giống cho nhiều nơi.

Mua:

Tìm được trăn ngoài thiên nhiên và bắt được chúng không phải là việc dễ dàng. Do đó, tốt nhất là đi mua trăn từ những nguồn khác nhau, có thể mua một con trăn ngoài chợ, hoặc trong một tiệm chuyên mua bán động vật. Cũng có thể tình cờ có người mang một cái bị với vài ba con trăn tới bán cho bạn… Trong trường hợp có nhiều con để chọn lựa, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây. Trước hết bạn hãy xem hình dạng bề ngoài của trăn có mập mạp, khỏe mạnh, có bị xây sát hay thương tích không. Kế đó phải xem khả năng hoạt động của trăn có bình thường không (vì có trường hợp trăn bị đánh gãy xương sống mà ta khó quan sát được), có bị lở miệng và ký sinh trùng ngoài da không. Sau khi đã chọn được một con trăn theo ý muốn, bạn không nên thả ngay vào chuồng đã nuôi những con cũ mà phải nhốt riêng ở một chuồng để cách ly, theo dõi các tập tính của nó. Một con trăn được coi là đã thuần hóa khi nó chịu sống yên trong chuồng, không tìm cách tẩu thoát ra ngoài và chịu ăn đều đặn. Trong trường hợp phát hiện ra các bệnh tật, phải xử lý xong rồi mới nuôi chung với các trăn khác.

Xin tiết lộ với các bạn rằng, những con trăn con bao giờ cũng dễ nuôi hơn những con trăn đã lớn. Có nhiều trường hợp đem những con trăn rừng đã trưởng thành về nuôi, chúng kiên quyết cự tuyệt không ăn cho tới lúc kiệt sức rồi chết.

CHĂM SÓC:

Chăm sóc trăn nuôi để khai thác:

Để có thể khai thác trăn một cách nhanh chóng, có nghĩa là phải làm sao nuôi cho trăn mau lớn trong một khoảng thời gian ngắn nhất đòi hỏi phải cỏ sự chăm sóc chu đáo.

Trước hết phải kể đến chế độ dinh dưỡng vả cách thức cho ăn. Một quan niệm rất sai lầm cho rằng trăn tiêu hóa chậm vì vậy nó có thể nhịn đói nhiều ngày, thậm chí hàng tháng. Ngược lại, dịch tiêu hóa của trăn có khả năng phân hủy protein khá mạnh và trăn có khả năng ăn một lúc khá nhiều. Chính vì vậy mà ta phải cho trăn ăn thường xuyên và ăn đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể. Trăn nuôi trong chuồng ăn liên tục suốt cả năm mà không có giai đoạn trú khô như trăn ngoài thiên nhiên, vì vậy nó có khả năng mau lớn hơn. Thành phần thức ăn của trăn gồm chủ yếu là các động vật máu nóng như chuột, gà, vịt, chim muông và các loại tiểu gia súc. Theo thói quen, trăn chỉ ăn mồi sống còn cử động nhưng trong chuồng nuôi chúng ta có thể tập cho chúng ăn mồi chết bằng cách dùng một cái kẹp (pince) kẹp mồi làm cho nó di động. Từ đó chúng ta có thể tận dụng được các phế liệu của lò ấp gà vịt hay vật nuôi trong nhà, trại chăn nuôi bị chết. Lượng thức ăn nhiều hay it tùy thuộc vào lứa tuổi và trọng lượng của trăn và vào đặc tính riêng của từng con một. Qua thực tế, chúng tôi đã áp dụng lượng thức ăn cần thiết cho từng cỡ trăn như sau :

  • Trăn con từ 1 tháng tuổi – 0,5 kg : một tháng ăn hết 0,5 kg thức ăn và nên cho ăn từ 3 – 4 lần.
  • Trăn từ 1 – 5 kg: một tháng ăn hết 2 kg thức ăn và nên cho ăn 2 – 3 lần.
  • Trán từ 6 – 10 kg: một tháng ăn hết 3kg thức ăn và nên cho ăn hai lần.
  • Trăn từ 10 kg trở lên: có khả năng ăn 3 – 5 kg thức ăn: Nếu ăn no một lúc thì 20 ngày sau mới cho ăn lại.

Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, một con trăn có thểtăng trọng từ 4 – 5 kg trong một năm. Cũng có trường hợp trăn biếng ăn hay bỏ ăn, ta cần tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị. Có thể bắt trăn bỏ ra ngoài cho nó hoạt động hoặc thay đổi các loại thức ăn khác nhau. Trong trường hơp cần thiết có thể cho uống thuốc xổ (nếu xét thấy có ký sinh trùng trong phân) hoặc chích thuốc kích thích tiêu hóa hoặc thuốc trợ lực (nếu thấy cơ thể quá yếu). Ngoài lượng thức ăn thông thường, cũng cần phải cho trăn thêm mộtlượngVitamin cần thiết giúp trăn tăng trưởng tốt và cỏ khảnăng chống lại bệnh tật.

Cần lưu ý là không nên nhốt quá nhiều trăn trong một chuồng nuôi vì trăn có tập tính hay nằm dồn đống chồng chất lên nhau; những con yếu dễ bị đè chết. Mặt khác cũng không nên nhốt những con có kích thước quá chênh lệch vì những con lớn thường giành ăn hết mồi của những con bé. Có trường hợp con bé đang ngậm mồi lại bị con lớn lôi ra khỏi họng. Trong sự giằng co dễ làm cho răng bị gẫy. Vì vậy trong điều kiện lý tưởng, nên nuôi mỗi con trong một chuồng riêng biệt và cho ăn vào một giờ nhất định để tiện việc theo dõi.

So với một số động vật khác thì nước không phải là một nhu cầu lớn đối với trăn tuy nhiên cũng rất cần thiết. Thường sau khi ăn xong một con mồi, trăn cũng thích uống nước. Và đặc biệt là khi trăn sắp lột xác, nó rất thích trầm mình trong nước. Chính vì vậy trong chuồng nuôi trăn hao giờ cũng phải đặt một chậu nước. Kích thước của chậu làm sao cho lớn vừa đủ đề trăncó thể bò vào nằm trong đó. Nên thường xuyên thay nước vì trăn cố thể cảm nhận được chất lượng của nước nhờ lưỡi: nếu nước sạch trăn sẽ uống thường xuyên hơn.

Chăm sóc trăn đẻ

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho trăn sinh sản được là cấu trúc của chuồng trại và chế độ thức ăn hằng ngày phải phù hợp với những điều kiện tự nhiên của nó. Thông thường trăn có khả năng sinh sản vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 4 (kể từ khi mới nở), song trong thực tế điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra. Đã có trường hợp tới 17 năm sau khinuôi trăn mới bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.

Trăn chuẩn bị đẻ có trứng phát triển dồn về phần dướicủa bụng làm cho thân hình của nó trở nên mập mạp hơn bình thường. Biểu hiện của hiện tượng sinh sản là trăn bòqua bò lại trong chuồng nhiều hơn mọi ngày, đuôi thường lật qua lật lại biểu hiện sự đau đớn. Khi sắp đẻ, trăn bò tròn, đặt đuôi vào chính giữa và đẻ liền một lúc, trứng này cách trứng kia lừ 10 – 15 phút. Thời gian trăn đẻ lâu hay mau phụ thuộc vào số lượng trứng đẻ nhiều hay ít và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con mẹ. Đẻ xong trănrút đuôi ra và dùng thân mình khoanh tròn bao bọc lấy trứng.

Trong tư thế đó, trăn nẳm ấp liên tục khoảng 55 2 ngày thì nở thành con. Trong suốt thời gian ấp trăn không ăn nhưng cần uống nước, do đó trong chuồng nuôi trăn phải đặt một chậu nước tluường xuyên ngay gần bên chỗ trăn nằm. Với phương thức ấp tự nhiên này, tỉ lệ nở rất thấp, do đó chúng tôi đang nghiên cứu đưa trứng trăn vào ấp nhân tạo nhằm tăng tỉ lệ nở lại vừa bảo vệ sức khỏe cho tràn mẹ. Trong suốt thời gian ấp trứng trăn mẹ hầu như không ăn nên sau khi ấp xong trăn mẹ thường gầy rạc kiệt sức, khả năng tiêu hóa kém. Muốn cho trăn mẹ hồi phục trở lại cần cho ăn từ từ với khối lượng thức ăn nhỏ và cho ăn làm nhiều lần trong một tháng. Nếu thấy trăn đói mà cho ăn ngay một lượng thức ăn quá lớn, trăn sẽ bị ói và có khả năng chết.

Chăm sóc trăn mới nở đến một tháng:

Khi trăn con mổ vỏ trứng chui ra cũng là lúc trăn mẹ nới vòng quấn và bỏ ổ nằm qua chỗ khác. Chúng ta cần nhanh chóng bắt trăn con (cùng với những trứng không nở) đem ra ngoài. Trăn con được nhốt riêng trong một chuồng nuôi có lưới ô vuông 1cm2 hay nhỏ hơn. Có trường hợp trăn con đã mổ vỏ song không chui ra được vì bị sát. Do đó người nuôi trăn phải theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời. Có một điều cần lưu ý là, khi xé vỏ trứng nếu thấy khối noãn hoàng (lòng đỏ) chưa tiêu hóa hết thì không nên bóc tiếp vì những con trăn nào chưa tiêu hết khối noãn hoàng sau này sẽ rất yếu và dễ bị chết.

Trăn mới nở có khả năng hoạt động ngay nhưng chưa cần cho ăn vì chất dinh dưỡng dự trữ có khả năng nuôi sống nó từ 5 – 10 ngày. Lúc này chủ yếu là cần có nước cho trăn uống. Phải sau lần lột xác đầu tiên ta mới bắt đầu cho trăn ăn, khối lượng thức ăn nhỏ song phải cho ăn nhiều lần. Trăn khỏe mạnh bình thường cho ăn 4-5 lần/tháng, trăn yếu cho ăn 10 lần/tháng. Thức ăn thích hợp với trăn lúc này là thằn lằn, nhái con, thịt heo nạt, chuột bạch, chim có kích thước nhỏ hoặc các loại thịt nạt xắc nhỏ. Bước đầu cho ăn ta phải đút.

Cách cho ăn: Dùng một que nhỏ vót tà đầu ghim vào miếng mồi, tay trái cầm đầu trán, tay phải cầm que đưa thức ăn vào miệng trăn. Không được thọc que vào sâu trong họng dễ gây thương tích. Sau khi đã cho mồi vào miệng trăn, không được rút ngược que ra mà gạt ngang que về phía mép trăn, để miếng mồi lại. Trong quá trình thao tác cần phải hết sức nhẹ tay để tránh làm gẫy răng hoặc đánh rơi trăn từ trên cao xuống đất.

Quá trình chăm sóc trăn đòi hỏi phải hết sức chu dáo và kiên trì để đảm bảo tỉ lệ trăn sống cao. Khó nuôi nhất là giai đoạn từ lúc mới nở cho đến mội tháng tuổi, sau đó trăn có khả năng tự bắt và nuốt mồi như trăn lớn. Hàng ngày nên cho trăn ra đất bò trườn tự do một lúc rồi cho vào chuồng. Tốt nhất là chuồng nuôi trăn con nên cho một lớp đất và cỏ mềm phơi khô, có cành cây cho trăn leo trèo. Hàng ngày cho trăn tắm nắng và tắm nước. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc mùa có gió hanh nên tưới nước vào chuồng tạo độ ẩm thích hợp. Đảm bảo nuôi dưỡng tốt tỷ lệ sống của trăn con có thể đạt trên 80 %.

Vệ sinh chuồng trại:

Vệ sinh chuồng trại là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của trăn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuồng nên đặt ở nơi thoáng mát, tránh hướng gió và ánh nắng trực tiếp rọi vào. Hàng ngày tiến hành dọn dẹp một lần lấy phân và thức ăn còn lại mà trăn không sử dụng hết, thay nước. Nếu là chuồng có đáy bằng lưới hay cây nẹp, có thể lấy vòi nước xịt rửa mỗi tuần một lần. Nếu là chuồng có đáy bằng cỏ khô hay mạt cưa, có thể tiến hành thay cỏ và mạt cưa hai tuần lễ hoặc một tháng một lần. Sau một thời gian nhất định (vài ba tháng, đặc biệt là nếu có dịch xảy ra) cò thể tổng vệ sinh chuồng trại bằng cách di chuyển trăn sang một khu vực khác và tiến hành tẩy uế bằng cách phun các chất sát trùng (formol, iode,…) sau đó vài ngày quét dọn sạch và thả trăn trở lại. Nếu phát hiện thấy có trăn mắc bệnh phải cách ly để điều trị.

Làm tốt công tác vệ sinh, chúng ta sẽ diệt được các mầm bệnh và tránh các nạn dịch cho loài bò sát cảnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *