Mèo bị viêm phổi

Tình trạng mèo bị viêm phổi rất thường xuyên xảy ra ở những thời điểm giao mùa trong năm, Đối với những ai đã từng nuôi mèo, thì chắc chắn không dám xem thường bệnh lý này đúng không nào? Dành cho bạn nào chưa biết thì theo thống kê hiện nay, tỉ lệ mèo bị tử vong do mắc bệnh phổi là rất cao. Đặc biệt là đối với những chú mèo con từ 1 đến 3 tháng tuổi. Nếu các bạn thực sự yêu thương và quan tâm đến sức khỏe của mèo cưng, thì đừng vội bỏ qua bài viết ngày hôm nay của Chomeocanh.com, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

meo-bi-phoi

Mèo bị phổi

Tình trạng mèo bị phổi là gì?

Các mô phổi bao gồm nhiều cụm nhỏ của phế nang hoặc túi khí. Trong đó, mỗi phế nang được lót bằng một lớp tế bào khá mỏng và được bao quanh bởi một mạng lưới gồm các mạch máu nhỏ. 

Khi bắt đầu hít vào, không khí đi xuống khí quản, đường thở lớn kéo dài từ sau họng cho đến phổi và bắt đầu lấp đầy phế nang. Lúc này các tế bào trong lớp lót và mạch của phế nang sẽ thực hiện quá trình trao đổi oxy từ không khí đi vào để lấy Carbon Dioxide. Cuối cùng là quá trình thở ra.

Đối với các loài sinh vật lạ như một số vi khuẩn, virus và những sinh vật nấm nếu không may để xâm nhập vào lỗ mũi hoặc khí quản, thì chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và viêm. Nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng phế nang.

Chưa dừng lại ở đó, chúng có thể chứa đầy chất lỏng và mủ, cố tình làm hạn chế khả năng hoạt động hiệu quả của phổi mèo. Khi mèo bị viêm phổi sẽ gây ra tình trạng khó thở và thiếu oxy trong máu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của chúng.

Các tác nhân gây ra tình trạng mèo bị phổi là gì?

Dưới đây là một số tác nhân chính dẫn đến tình trạng mèo bị phổi khá phổ biến.

meo-bi-phoi

Mèo bị viêm phổi có những biểu hiện ra sao?

Viêm phổi ở mèo do vi khuẩn

Mèo bị viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn được đặc trưng bởi sự tích tụ có trong các tế bào và chất lỏng trong phổi, phế nang và đường thở. Một số loại vi khuẩn phổ biến nhất hiện nay là Bordetella Bronchiseptica, Streptococcus, Chlamydia felis, Pasteurella,  Staphylococcus, Yersinia Pestis và Moraxella…

Bên cạnh đó, loại vi khuẩn Chlamydiae đã được xác định là tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi ở mèo. Loại vi khuẩn này thường được phát triển liên quan đến tình trạng bệnh viêm kết mạc ở mèo và viêm mũi. Tình trạng mèo bị phổi do nhiễm các loại vi khuẩn có thể bắt nguồn từ những nơi khác ở trong cơ thể hoặc có thể là sự phát triển thứ phát sau nhiễm virus hoặc nấm nào đó.

Mèo bị phổi do nấm

Mèo bị viêm phổi do nấm là một bệnh lý nhiễm trùng từ nấm phổi. Sau đó, mới là sự phát triển của viêm phổi. Hiện nay, có một số loại nấm đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phổi ở loài động vật này. Thông thường, chúng được tìm thấy ở những loài động vật có . miễn dịch đã bị tổn thương.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây bệnh cho nhiều loài động vật khỏe mạnh. Nấm có thể xâm nhập vào cơ thể của vật chủ qua nhiều con đường, nhưng phổ biến nhất là thông qua hệ hô hấp miệng hoặc ở khoang mũi. Dưới đây là danh sách của một số loại nấm phổi. Gồm có:

  • Nấm Cryptococcosis.
  • Nấm Blastomyces.
  • Nấm Histoplasma.
  • Nấm Aspergillus.

Mèo bị viêm phổi do vô tình hít phải chất lạ

Tình trạng viêm phổi ở mèo do hít phải một số chất lạ không hiếm gặp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mèo nôn hoặc cũng có thể do axit dạ dày trào ngược, hít nhầm chất kích thích (như khói) hoặc hít quá nhiều cỏ…

meo-bi-phoi

ĐIều trị mèo bị viêm phổi như thế nào?

Cách chữa trị cho mèo bị viêm phổi

Thường thì thời gian ủ bệnh viêm phổi ở mèo sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Còn đối với mèo trưởng thành bệnh sẽ kéo dài từ khoảng 10 – 12 ngày làm cho mèo cưng của bạn trông gầy gò, suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Nếu nặng có thể gây ra tử vong do mèo không thở được và kiệt sức. Một số loại thuốc thú y khuyến cáo dùng cho mèo trong điều trị bệnh viêm phổi ở mèo là:

  • Việc dùng phối hợp Penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg thể trọng. Hay Kanamycin với liều 30 mg/kg thể trọng. Chú ý, dùng thuốc cần phải phối hợp với tiêm liên tục từ 4 đến 5 ngày liền.
  • Trong trường hợp khác, cũng có thể thay Penicillin bằng Ampicillin liều dùng 50 mg/kg thể trọng. Thuốc Kanamycin thay thế bằng Gentamycin với liều 4 đơn vị/kg thể trọng. Tuyệt đối, không được dùng Gentamycin trong cùng một ống tiêm với Penicillin, Kanamycin, Ampicillin vì nó sẽ sinh ra kết tủa và làm mất tác dụng của thuốc.
  • Thuốc trợ sức tiêm Cafein, vitamin C, vitamin B1, truyền sinh lý mặn và sinh lý ngọt (5 %) khi mèo ăn ít hoặc bỏ ăn.

Lời khuyên chân thành của Chomeocanh.com dành cho các bạn Sen, đó là khi phát hiện mèo cảnh có những biểu hiện khác thường. Tốt nhất các bạn nên đưa các em ấy đến ngay cơ sở thú y gần nhất, vì tại đây chúng sẽ được chẩn đoán bệnh và cũng như được điều trị bày bản hơn. 

Đối với một số trường hợp bất ngờ không biết cách xử trí, mọi người hãy liên hệ đến Hotline của Chomeocanh.com chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn
cách xử trí tạm thời trước khi mang các em ấy đến cơ sở thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *