Chích Chòe Đất

Nói đến Chích Chòe Than không thể không đề cập đến Chích Chòe Đất. Sở dĩ có tên gọi là Chích Chòe Đất là vì giống chim hót này có thói quen làm tổ dưới đất hoặc trong các lùm bụi sát mặt đất và môi trường song của chim cũng ở tầng thấp nhất của cây coi trong rừng.

Giới thiệu về loài chim Chích Chòe Đất

Giống chim cảnh này trái ngược với Chích Chòe Than ở nhiều điểm. Chích Chòe Than thì làm tổ trên cao, chọn nơi cao nhất mà đứng hót…

Người ta thường gặp chim Chích Chòe Đất ở những trảng tranh, những khu rừng chồi, hoặc vùng cổ nhiều lau sậy. Chim sống riêng lẻ từng con, ít khi gặp bầy đàn năm bảy con. Vào mùa Xuân, sau Tết Nguyên Đán là mùa sinh sản nên chúng sống có đôi, cặp kề nhau thoắt hiện thoắt biến từ lùm bụi này sang lùm bụi khác để tìm sâu họ…

Chích Chòe Đất đẻ rất sớm, thường thì các loại chim khác đẻ vào đầu mùa mưa, qua tháng tư mới có chim con, nhưng với Chích Chòe Đất thì sau Tết là đã có chim con bán rải rác ở chợ chim rồi.

Chích Chòe Đất có hình dáng giống như Chích Chòe Than, có điều thân hình nhỏ hơn, tròn trĩnh một túm lông nhỉnh bằng ngón chân cái là cùng. Tuy bé nhưng lại là bé hạt tiêu, nó có giọng hót to, chỉ một tám một mười với chim Chích Chòe Than mà thôi. Nhiều người lạc vào các trảng tranh hay dọc bờ lau sậy, bất chợt nghe Chích Chòe Đất hót thì tưởng lầm là Chích Chòe Than, vì giọng hót của chúng giống nhau, không sao phân biệt nổi.

Trước đây ba bốn thập kỷ, dân chơi chim hót ở Sài Gòn ít ai chịu nuôi Chích Chòe Đất, vì chê nó nhỏ, lại khó nuôi. Có lẽ lúc đó người ta chưa đánh giá đúng mức giá trị giọng hót của nó nên một người chê thì… nhiều người ngại không nuôi. Nhưng, càng về sau, nhất là vào lúc này chúng tôi thấy số người ham mê nuôi Chích Chòe Đất càng nhiều, nhất là các bạn trẻ. Đến nỗi giá một con Chích Chòe Đất hót hay bây giờ ngang ngửa, có khi còn cao giá hơn Chích Chòe Than. Một con hót khá, nuôi được vài ba mùa, giá đến gần cả chỉ vàng chứ không phải rẻ.

Sự thực, Chích Chòe Đất cũng có nét sắc sảo riêng của nó. Thân hình tuy nhỏ nhưng lanh lợi gọn gàng, khi hót thường xòe cánh, nhún đuôi trông cũng ngộ nghĩnh.

Xuất xứ:

Chích Chòe Đất sống nhiều ở các tỉnh miền Đông, ở Bà Rịa, Long Thành, Long Khánh, và một vài tỉnh ở miền Trung, từ Khánh Hòa trở vào, nhưng chỉ là số ít. Ở đâu có lau sậy, tranh mọc nhiều là nơi ở lý tưởng của Chích Chòe Đất. Dân bẫy chim thường lên những vùng này để bẫy chim lớn và bắt chim con về nuôi.

Hình dáng:

Thân hình Chích Chòe Đất nhỏ hơn Chích Chòe Than, nhưng có nét hao hao giống nhau. Nó chỉ lớn hằng ngón chân cái, mình phủ lông đen, kể cả mắt mỏ, nhưng hai cánh nó dán lông trắng, và chòm lông vũ ở hậu môn cũng trắng. Thỉnh thoảng ta cũng gặp nhiều con mình trổ nhiều đốm trắng bông rất đẹp, kể cả đầu, cổ và ức…

Tuy nhỏ nhưng hình vóc của chim cân đối, thân hình mũm mĩm, đuôi ngắn vừa phải nên trông cũng xinh.

Phân biệt chim trống mái:

Chích Chòe Đất trống và mái dễ phân biệt. Con trống thì mỏ mắt đều đen, thân hình cũng phủ lông đen huyền, cánh có lông trắng và đít cũng có đốm lông trắng, có con mình tổ toàn bông. Còn chim mái thì toàn thân màu đen pha xám tro, cánh không có lông trắng.

Nuôi Chích Chòe Đất không cần nuôi chim mái để “sùy” như nuôi Họa Mi và vài loại chim hót khác.

Thuần dưỡng:

Ít ai bắt chim bổi (chim già) về nuôi, vì giống Chích Chòe Đất rất nhát, nhát hơn Chích Chòe Than. Vì nó là giống chim sống xa người, trong khi Chích Chòe Than lại thích sống gần người, làm tổ trong vườn tược cây cối của người nên dạn người hơn. Vì vậy ai bền chí lắm mới nuôi được Chích Chòe Đất bổi. Tất nhiên cách thức nuôi chim bổi giống này cũng như cách nuôi Chích Chòe Than bổi: nhốt chim vào lồng, trong đó có treo sẵn cóng nước, cóng sâu tươi, cóng bột đậu phộng, và ngoài lồng phủ kín áo lồng. Sau đó ta treo lồng vào một nơi yên tĩnh. Ít có người qua lại, và cùng xa đường cái để tránh tiếng nổ của động cơ xe cộ qua lại. Cuộc sống tuy bị tù hãm, nhưng được cái yên ổn, nên chim đói thì ăn, khát thì uống, độ năm ba ngày sẽ quen dần với môi trường sống mới… Tuy nhiên, cũng có nhiều con quá nhát, nên không chịu ăn uống mà chết.

Chính vì gặp nhiều trở ngại như vậy, nên người ta thường chỉ thích nuôi chim con mà thôi. Nuôi chim con thi phải đút mồi, tuy vất vả vài ha tuần, nhưng chim mau dạn, dễ nuôi. Mỗi đút cho chim non là cào cào, sâu, hoặc bột đậu phộng trộn với lòng đỏ trứng gà luộc chín bò viên nhỏ như bột bắp mà đút. Ban ngày, mỗi giờ chịu khó đút mồi cho chim một lần, và nên cho chim ăn vừa đủ no mà thôi. Xin lưu ý là chim non rất háu ăn, nhưng nếu ăn nhiều quá sẽ bị bội thực mà chết. Được bốn tháng tuổi, chim con đã ra đủ lông, cánh và tự biết mổ thức ăn mà sống.

Cách tập cho chim dạn thì mỗi người có một cách riêng. Có người cho chim sống gần gũi với mình bằng cách cho tay vào lồng để vuốt ve nó, hoặc treo chim gần với nơi có đông người thường xuyên qua lại. Có người thì đội nón, mang kính mỗi khi lại gần cho chim ăn, để chim quen dần mà không sợ hãi. Nên nhớ là bản tính chim rừng rất ntái, mà khi chúng hoảng sợ thì lâu lắm chúng mới dạn dĩ trở lại.

Dạy chim hót hay:

Chích Chòe Đất có giọng hót véo von như Chích Chòe Than, nhưng giọng chỉ nhỏ hơn chút đỉnh. Chim nào “đủ lửa” tiếng hót cũng khá to. Nuôi chim non ba bốn tháng tuổi đã băt đầu “mỏ miệng”, nhưng giọng hót không hay. Đúng ra là chúng đang tập hót. Phải nuôi vài ba mùa trở lên, chim mới hót hay, và lúc này nó mới thực sự là con chim hót có giá trị. Cũng như Chích Chòe Than, con Chích Chòe Đất muốn có giọng hót hay, hót được nhiều giọng thì chủ nhân của nó phải năng cho chim đi tập dượt tại các Câu Lạc Bộ nuôi chim. Nơi đây nghệ nhân thường mang chim đến để chim có dịp tốt nghe giọng hót của nhau mà bắt chước cho giàu âm điệu. Ta cũng có thể để chim lại nhà nhưng thỉnh thoảng cho chim nghe băng cassette, có ghi tiếng hót của chim bậc thầy để chúng bắt chước. Xin lưu ý các bạn, là loài chim hót có khả năng bắt chước những âm thanh lạ ở chung quanh, như tiếng gió thổi, tiếng suối reo, tiếng gà gáy, và tiếng những loài chim khác. Vì vậy, nuôi chim hót, bất cứ loại gì, người ta cũng thích được nghe giọng rừng nguyên thủy của chúng, vì rất giàu âm điệu lạ tai. Cũng chính vì lẽ đó nên người nuôi chim nào cũng rất quan tâm đến việc luyện tập cho chim có giọng hót thật hay mới vừa ý. Công việc này mất rất nhiều thì giờ, do đó, nếu không bền chí thì dễ bị bỏ cuộc nữa chừng.

Thức ăn:

Chích Chòe Đất thích ăn sâu họ, cào cào, trứng kiến, đậu, mè… nhưng, để giản tiện, chúng ta tập cho chúng ăn bột đậu phộng trộn trứng (theo công thức của Chích Chòe Than in ở chương cuối sách). Ngoài ra ta còn cho chúng ăn thêm cào cào, sâu qui (có thể thay bằng trứng kiến). Với bột đậu phộng trộn trứng được coi là thức ăn chính, phải cho ăn đầy đủ thường xuyên, tuy nhiên một đợt thức ăn chỉ cho ăn vài ngày, thức ăn thừa nên đổ bỏ. Cào cào và sâu tươi có thể một tuần cho ăn vài lần cũng đủ chất.

Lồng chim:

Lồng nuôi chim Chích Chòe Đất là loại lồng nhỏ, đường kính từ 20 đốn 25 phân là vừa. Chích Chòe Đất thường đứng lồng, không bay nhảy nhiều, do đó nuôi trong lồng lớn trông không được thẩm mỹ mặc dầu vô hại.

Chăm sóc và vệ sinh lồng: Để giúp chim mạnh khỏe, tránh rận mạt và có đủ Vitamine D, mỗi sáng ta nên treo lồng chim ra sáng độ nửa giờ, sau đó đem chim vào chỗ im mát. Trong mùa nắng ta nên cho chim tắm mỗi ngày, hoặc vài ngày một lần, để chim tắm mỗi ngày, hoặc vài ngày không tắm thì bộ lông sẽ còi cọc và chim dễ bị suy. Mùa mưa, vài ngày hoặc một tuần tắm một lần, và tắm vào lúc có nắng. Trong khi sang lồng chim tắm ta nôn tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, bằng cách lau chùi bụi bặm, thay bố mới và giặt bố cũ. Việc làm này càng cẩn thận bao nhiêu càng giúp cho chim nuôi được mạnh khỏe bấy nhiêu. Vì như phần trên chúng tôi đã nói, cần phải bền chí mới nuôi được Chích Chòe Đất.

Từ trước đến nay, người nuôi chim cảnh chỉ có thói quen tổ chức thi hót và thi đá Chích Chòe Than, chứ chưa mấy ai nghĩ đến tổ chức việc thi hót một cách quy mô rộng rãi con Chích Chòe Đất. Điều này có thể là một thiếu sót chăng? Chích Chòe Đất không những hót hay mà lại hay hót nữa, hơn nữa khi hót, chim lại có điệu bộ múa may rất vui mắt, trông nhí nhảnh hơn cả Chích Chòe Than.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *