Cách tẩy giun cho mèo

Cách tẩy giun cho mèo hiệu quả đảm bảo an toàn cho mèo và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang người hoặc thú cưng khác. Cơ thể mèo dễ nhiễm nhiều loại giun: móc, sán dây, chỉ và đũa. Vì vậy, việc xổ giun cho mèo đều đặn tránh hậu quả nghiêm trọng. Bạn cùng Chomeocanh.com đọc bài viết này để biết cách tẩy giun cho mèo tại nhà nhé!

Vì sao chúng ta cần tẩy giun cho mèo?

Giun sán là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của mèo ở mọi độ tuổi. Để bảo vệ thú cưng khỏi nguy cơ này, người nuôi cần chăm sóc và phòng ngừa bệnh từ sớm.

Ngoài hạn chế cho mèo tiếp xúc với động vật mang bệnh, phân và bọ chét thì chủ nuôi cần tẩy giun đều đặn. Nếu bạn không tẩy giun kịp thời thì loại ký sinh này sẽ phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mèo.

Nếu áp dụng cách tẩy giun cho mèo không đúng yêu cầu thì mèo có thể đối mặt các vấn đề liên quan sức khỏe. Chẳng hạn: đau bụng, ói mửa, biếng ăn, phát triển chậm,… Trường hợp giun bám vào thành ruột và hút máu, cơ thể mèo dễ bị thiếu máu hoặc bụng căng phồng khó chịu. Hơn nữa, vấn đề hô hấp bị ảnh hưởng khiến mèo gặp khó khăn khi thở.

Tìm hiểu lịch tẩy giun cho mèo đúng yêu cầu

Cách sổ giun cho mèo hiệu quả và an toàn yêu cầu bạn tuân theo lịch trình phù hợp từng giai đoạn. Nếu bạn quan tâm cách xổ giun cho mèo thì đọc hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Giai đoạn mèo từ 3-8 tuần tuổi: Chúng ta tẩy giun theo chu kỳ 2 tuần/lần. Lần đầu thực hiện khi mèo 3 tuần tuổi mang lại hiệu quả cao. Sau đó, lặp lại thời điểm 5-7 tuần tuổi.

Mèo từ 2-6 tháng tuổi: Liên quan tẩy giun cho mèo lúc nào mang lại kết quả cao? Giai đoạn này, chúng ta thực hiện tẩy giun 1 tháng/lần. Sau lần tẩy giun đầu tiên ở 7 tuần tuổi, chúng ta nên tẩy giun mỗi tháng đến khi mèo 6 tháng.

Giai đoạn 6-12 tháng tuổi: Theo hướng dẫn của chuyên gia thú y về cách tẩy giun cho mèo, bạn hãy áp dụng 1 lần khoảng cách 2-3 tháng. Khi mèo bắt đầu 6 tháng tuổi, chúng ta tiếp tục tẩy giun đều đặn vào kỳ 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng tuổi.

Mèo từ 1 tuổi trở lên: Đối với mèo từ 1 tuổi trở đi, người nuôi thực hiện tẩy giun 6 tháng một lần. Bạn cần duy trình đến khi kết thúc vòng đời để bảo vệ sức khỏe của mèo. Dẫu ở giai đoạn phát triển nào thì bạn đừng cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều.

Nhớ rằng, cách cho mèo con uống thuốc tẩy giun đúng lịch đảm bảo sức khỏe của mèo. Đồng thời, ngăn chặn sự lây lan của giun trong cơ thể Meo Meo hiệu quả.

Tẩy giun cho mèo con rất quan trọng

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho mèo đúng yêu cầu

Nếu bạn áp dụng cách cho mèo uống thuốc giun không đúng thì thuốc phát huy hiệu quả không cao. Vậy nên, chủ nuôi đảm bảo mèo luôn khỏe mạnh hãy tẩy giun đúng cách. Trước khi sổ giun cho mèo, bạn hãy ghi nhớ và áp dụng theo hướng dẫn dưới đây!

Trước khi thực hiện tẩy giun sán cho mèo, bạn hãy để mèo nhịn ăn nửa buổi. Điều này tăng hiệu quả của việc cho mèo uống thuốc giun. Thông thường, bạn nên giảm nửa lượng thức ăn cho mèo vào buổi tối trước khi bắt đầu.

Sau một đêm ngủ dài, sáng hôm sau là thời điểm lý tưởng để cho mèo uống thuốc sổ giun. Về cách cho mèo uống thuốc xổ giun, bạn có thể đặt trực tiếp thuốc vào miệng hoặc pha trộn vào thức ăn. 

Theo hướng dẫn cách cho mèo uống thuốc sổ giun, bạn nhớ tuân thủ liều lượng thuốc in trên bao bì. Nếu bạn cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều thì mèo có thể phản ứng bất thường dẫn đến tình trạng sốc nguy hiểm.

Trước khi tẩy giun cho mèo, bạn cần xem xét và đánh giá đúng thể trạng của mèo. Bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn mục đích hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Việc này rất cần thiết đối với mèo gặp vấn đề về đường huyết. Đồng thời, bộ phận tiêu hóa của mèo cải thiện sau khi tẩy giun.

Mèo uống thuốc tẩy giun xong, bạn hãy giảm lượng thức ăn cho mèo nên chỉ cho ăn một ít. Vào ngày tiếp theo, bạn hãy trở lại chế độ ăn bình thường.

Hoặc, bạn có thể nghiền nhuyễn rồi trộn vào thức ăn yêu thích của mèo. Tiếp theo, bạn pha loãng với nước rồi dùng ống tiêm không kim bơm thuốc vào cổ mèo. Dẫu theo cách nào, bạn dùng đúng liều lượng thuốc tẩy giun cho mèo mang lại hiệu quả cao.

Mèo sau khi tẩy giun cần được chăm sóc như thế nào?

Khi mèo đã loại bỏ hết giun, việc chăm sóc mèo yêu đóng vai trò quan trọng. Đây là yếu tố đảm bảo sức khỏe và tránh tác dụng phụ xảy ra từ thuốc. Sau khi xổ giun mèo, mèo yêu thường không phản ứng gì. Lưu ý khi tẩy giun cho mèo, nó có thể xuất hiện một số dấu hiệu: ủ rũ, nằm nhiều, ói mửa, tiêu chảy nhẹ, bỏ ăn hoặc mất năng lượng.

Trước phản ứng này, bạn đừng lo lắng nếu mèo trở lại bình thường sau khi được ăn uống. Tuy nhiên, bạn cần đưa mèo đến thăm khám bác sĩ thú y khi tình trạng bỏ ăn kéo dài.

Sau khi loại bỏ giun, việc chăm sóc mèo đúng cách giữ vai trò quan trọng. Bạn cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của mèo yêu. Để đảm bảo sức khỏe mèo, bạn hãy bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng.

Mèo tẩy giun có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc gặp vấn đề tiêu hóa khi tình trạng sức khỏe không tốt. Trong trường hợp này, bạn hãy thêm men tiêu hóa vào thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nếu mèo sổ giun gặp vấn đề tiêu chảy thì bạn bổ sung đủ nước. Tình trạng tiêu chảy kéo dài, bạn hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y thăm khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Tẩy giun là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe mèo. Bạn hãy áp dụng cách tẩy giun cho mèo chuẩn xác để mang lại hiệu quả tốt nhất. Qua thông tin chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng giúp bạn chăm sóc mèo cưng một cách an toàn.

Cửa hàng thuốc tẩy giun cho chó mèo đặc trị hiệu quả gần đây TP.HCM, Hà Nội?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Giun là ký sinh trùng sống trong đường ruột mèo và các loại động vật nói chung. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ máu thông qua mao mạch ruột. Chính vì vậy, để một chú mèo phát triển khỏe mạnh thì việc tẩy giun định kỳ là cực kỳ quan trọng. Cùng Chomeocanh.com tìm hiểu các loại giun ở mèo và cách tẩy giun tại nhà đúng cách nhé!

Điểm mặt các loại giun kí sinh ở mèo phổ biến nhất

Dưới đây là các loại giun ở mèo phổ biến nhất, cùng xem để biết cách điều trị hiệu quả nhất nhé!

Giun đũa - Loại giun phổ biến nhất ở mèo

Giun đũa được biết đến từ sớm và là loại giun thường gặp nhất ở mèo, chúng có kích thước lớn, dài từ 7 - 12cm, hình dạng giống như sợi mì Ý.

Giun đũa lây truyền khi mèo tiếp xúc trực tiếp với thú nuôi bị bệnh, hoặc thông qua thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun.

Sán dây ở mèo

Sán dây có cơ thể dẹt và dài, chia làm nhiều đốt nhỏ, chiều dài có thể lên đến 20cm.

Sán dây có cơ chế tự bám chặt vào ruột non của mèo bằng các khoang miệng tựa như móc câu.

Những chú mèo thường xuyên chơi đùa ngoài trời dễ có nguy cơ nhiễm sán hơn, hoặc trứng sán có trong thức ăn, nước uống của mèo.

Giun móc - Loại giun nhỏ nguy hiểm

Giun móc là loại giun nhỏ, thường ký sinh ở ruột non của mèo, nơi có thành ruột mỏng nhất.

Khác với các loại giun sán kể trên, giun móc chỉ phát triển đến chiều dài 3cm với nguồn dinh dưỡng chính là máu.

Chúng gây ra bệnh thiếu máu, đe dọa đến tính mạng của mèo cưng, thậm chí, giun móc có thể lây sang con người.

Giun roi - Loài giun nguy hiểm nhất

Giun roi thường trú ngụ ở ruột kết và manh tràng, gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận này.

Đây được xem là loài giun nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mèo bởi tốc độ bệnh tiến triển nhanh.

Trứng giun roi được tìm thấy trong thức ăn, nước uống, thậm chí là trong môi trường đất. Vì vậy, cách duy nhất để phòng ngừa loại giun này chính là thường xuyên tẩy giun cho mèo.

Giun tim ở mèo

Không như với các loại giun sán trên, giun tim sống ở tim và động mạch phổi. Chúng lây lan nhờ muỗi nhiễm bệnh, chứ không truyền từ mèo sang mèo. Giun tim di chuyển khắp cơ thể mèo từ  5 - 6 tháng, trước khi ký sinh tại hệ tuần hoàn của vật chủ.  Mèo có thể tử vong vì giun tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tại sao phải tẩy giun định kỳ cho mèo

Giun sán là loài ký sinh trên cơ thể động vật sống, chúng không chỉ không có lợi mà còn gây hại cho vật chủ.

Mèo không được tẩy giun sán định kỳ và đúng cách sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ như:

- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, viêm ruột và dạ dày.

- Mèo chậm phát triển, không tăng ký dù vẫn ăn nhiều, ốm yếu.

- Giun sán hút máu từ thành ruột, dẫn đến thiếu máu, giảm protein gây tình trạng chướng bụng, khó chịu cho mèo.

- Mèo nhiễm giun sán thường gặp phải các vấn đề về hô hấp, do chất dịch trong ổ bụng đè lên cơ hoành, từ đó thu hẹp dung tích phổi.

Ngoài ra, các loại giun ở mèo còn có thể lây sang con người, đặc biệt là trẻ em và người già có sức khoẻ yếu.

Lịch tẩy giun cho mèo chuẩn khoa học

Mèo cần được tẩy giun định kỳ đúng lịch để đảm bảo sức khỏe và đem lại hiệu quả thuốc tốt nhất.

Lịch tẩy giun cụ thể cho mèo cưng mà bạn có thể tham khảo:

- Mèo con dưới 2 tuần tuổi: không cần sổ giun

- Mèo từ 2 tuần - 2 tháng tuổi: sổ giun 2 tuần/lần

- Mèo từ 2 tháng - 6 tháng tuổi: sổ giun 1 tháng/lần

- Mèo từ 6 tháng - 1 năm tuổi: sổ giun 2 tháng/lần

- Mèo trưởng thành trên 1 tuổi: 6 tháng sổ giun 1 lần và lặp lại mỗi năm

Việc tẩy giun phụ thuộc vào nhiều giai đoạn phát triển của mèo, bạn nên chia thuốc theo trọng lượng để đảm bảo thuốc phát huy được tối đa hiệu quả loại bỏ giun sán.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được bán trên thị trường, nếu mèo cưng không gặp vấn đề bệnh lý về đường tiêu hoá thì bạn có thể an tâm cho mèo uống thuốc tại nhà.

Chomeocanh.com hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm thuốc tẩy giun chất lượng, được các bác sĩ thú y hàng đầu khuyên dùng. Bên cạnh đó, Chomeocanh.com còn có . thú y Chomeocanh.com , đạt tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh, giúp con sen hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé cưng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể. Hi vọng qua bài viết này, Chomeocanh.com đã giúp bạn biết thêm về các loại giun ở mèo, đồng thời nắm được lịch tẩy giun định kỳ, để phòng bệnh cho mèo cưng hiệu quả. Chúc bạn và gia đình cùng mèo cưng luôn khỏe mạnh và vui vẻ nhé!

Mèo bị giun sán là tình trạng không hề hiếm gặp. Đây là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm khiến cho sức khỏe của mèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí có thể làm mèo tử vong. Vậy làm thế nào để nhận biết mèo bị nhiễm giun sán? Những dấu hiệu mèo bị giun sán là gì? Cùng Chomeocanh.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu mèo bị giun sán

Khi mèo bị nhiễm giun sán ở dạng nhẹ thì khó mà phát hiện được bởi lúc này mèo có thể hoàn toàn không có triệu chứng rõ rệt nào. Thế nhưng, sau một thời gian bệnh nặng hơn thì mèo sẽ có các dấu hiệu rõ rệt. Dưới đây là các dấu hiệu mèo bị giun thường gặp phổ biến nhất:

Mèo phình to bụng

Khi mèo có phần bụng phình to tuy nhiên không có mỡ quanh xương chậu hay cột sống thì có thể cơ thể mèo đang chứa quá nhiều giun. Mèo bị phình bụng do bị giun sán khác với mèo mập đó là phần còn lại của cơ thể sẽ khá còi cọc, ốm yếu.

Mèo bị mắc bệnh viêm phúc mạc - Bụng phình to

Mèo chứa quá nhiều giun sán thường có phần bụng phình to

Lông mèo bị bết dính

Thức ăn được cung cấp vào cơ thể giúp mèo của bạn mập mạp và khỏe mạnh. Thế nhưng, khi mèo bị giun sán ký sinh trùng đường ruột sẽ hút hết chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé. 

Điều này có nghĩa thú cưng của bạn sẽ không được cung cấp các chất như đạm, vitamin, khoáng để duy trì bộ lông đẹp. Khi bộ lông của mèo bạn có các đặc điểm dưới đây thì chứng tỏ bé đang bị nhiễm giun:

- Lông khô xơ, xỉn màu.

- Lông không bóng.

- Lông rối và luôn bết dính

Mèo xuất hiện u dọc sống lưng

Khi lướt ngón tay trên sống lưng của chú mèo khỏe mạnh, bạn sẽ cảm nhận được những đệm mỡ của mèo như các cục u dọc theo xương sống, không có xương góc cạnh lồi lên. Thế nhưng, mèo bị nhiễm giun nặng sẽ không có những miếng mỡ này. Khi vuốt xương sống và xương chậu của chúng, bạn sẽ thấy nhọn và góc cạnh.

Dấu hiệu mèo bị giun sán

Mèo sẽ có thể ói hoặc bị tiêu chảy

Giun sán quá nhiều có thể gây khó chịu niêm mạc ruột và dạ dày của mèo, gây ói mửa và tiêu chảy. Trường hợp mèo nhiễm giun nặng có thể bị tắc đường ruột, gây nôn mửa nặng, và gây nguy hiểm đến tính mạng. Mèo cũng có thể nôn ói ra giun, như các sợi mì đang ngoe nguẩy.

Cơ thể mèo có bọ chét

Bọ chét mang theo trứng sán dây, vậy nên khi mèo liếm lông nó có thể ăn cả con bọ chét và mang trứng sán dây vào cơ thể. Nếu bạn phát hiện thú cưng mình có phân bọ chét hoặc bọ chét, thì cần điều trị ngay cho bé đồng thời phải xử lý môi trường xung quanh để không còn nơi sống cho chúng.

Cách tẩy giun tại nhà đúng cách cho mèo

Việc tẩy giun cho mèo tại nhà cũng khá đơn giản. Thế nhưng, nếu tẩy giun không đúng cách thì hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thú cưng của bạn.

Mèo cần giữ bụng đói khoảng một buổi trước khi tẩy giun. Tốt nhất bạn nên cho mèo ăn ít hơn bình thường một nửa và nhịn đến buổi sáng hôm sau rồi cho bé sổ giun. Bạn có thể cho mèo uống thuốc tẩy giun bằng các cách dưới đây:

-  Nghiền nát thuốc tẩy giun sau đó trộn vào thức ăn yêu thích của mèo hoặc có thể hoà vào nước cho uống hoặc dùng xi lanh bơm trực tiếp vào miệng mèo.

- Đặt nguyên viên thuốc vào lưỡi mèo, sau đó dùng tay bóp chặt miệng để mèo trực tiếp nuốt thuốc vào bụng và cho bé uống thêm nước.

Sau khi đã cho mèo tẩy giun hãy cho mèo ăn ít hơn 1 nửa ở bữa tiếp theo. Ngày hôm sau có thể cho mèo ăn uống lại như bình thường.

Cách tẩy giun tại nhà đúng cách cho mèo

Với một số chú mèo có hệ tiêu hóa yếu thì sau khi cho uống thuốc sổ giun bé dễ bị nôn ói hoặc tiêu chảy rồi tỏ ra mệt mỏi, khó chịu. Trường hợp này thì bạn nên bổ sung thêm men tiêu hoá vào thức ăn của nó ở bữa ăn sau nhé.

Lời kết

Việc tẩy giun định kỳ cho mèo là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bé nhà bạn luôn đảm bảo sức khỏe tốt và tránh bị ốm yếu, bệnh tật. Khi sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo bạn cũng nên chú ý lựa chọn sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn được các bác sĩ thú y hàng đầu khuyên dùng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc tẩy giun hiệu quả cho bé nhà mình thì Chomeocanh.com là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Ngoài ra, chúng mình còn có . thú y đạt tiêu chuẩn hàng đầu giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của thú cưng nhà mình. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể nhé.

Hi vọng qua bài viết này, Chomeocanh.com đã giúp bạn biết được những dấu hiệu mèo bị giun thường gặp nhất để bạn kịp thời phát hiện, chăm sóc và tẩy giun cho mèo của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên bé mèo của mình!

Ở loài mèo chúng có thể bị nhiễm bất kỳ loại ký sinh trùng đường ruột nào. Phần lớn trong số đó loại ký sinh mà loài mèo thường mắc phải là giun đũa. Mèo bị nhiễm giun ở đường ruột có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau. Điều đáng nói là tình trạng này ở mèo biểu hiện ít hoặc chúng không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy mèo cưng của bạn đang bị nhiễm trùng bên ngoài. Chính vì thế, vô tình khiến các Sen không chủ động nhận biết rõ được để đưa mèo của mình đi khám kịp thời. 

Làm gì khi mèo bị nhiễm giun?

Mèo bị nhiễm giun phổ biến nhất ở loại ký sinh trùng nào?

Đầu tiên, Chomeocanh.com xin giới thiệu đến các bạn về một số loại ký sinh trùng phổ biến gây ra tình trạng mèo bị nhiễm giun. Chúng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những chú mèo.

Giun móc

Giun móc có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các loại giun tròn, nhỏ hơn khoảng một inch dài và chúng chỉ sống chủ yếu ở ruột non. Vì chúng ăn máu của các loài động vật, giun móc có thể gây ra tình trạng thiếu máu và đe dọa đến cả tính mạng của mèo cưng bạn. Trứng của giun móc thường có trong phân và chúng dần nở thành ấu trùng. Đối với một con mèo có thể bị nhiễm bệnh qua những đường tiêu hóa hoặc cũng có thể do tiếp xúc với da. 

Giun tròn

Mèo bị nhiễm giun tròn là dạng ký sinh trùng nội phổ biến nhất ở của loài này. Giống như spaghetti, giun trưởng thành có chiều dài lên đến bốn inch. Có một vài nguyên nhân khiến mèo cưng bị nhiễm bệnh giun tròn. Đó là do mèo con khi bú sữa mẹ chúng bị lây nhiễm giun tròn có ở bên trong sữa của mèo mẹ đang vô tình bị mắc bệnh. Còn đối với những con mèo trưởng thành, thì chúng có thể bị lây nhiễm bằng cách ăn trứng từ phân của các con mèo không may bị nhiễm phải bệnh này.

Những loại giun mà mèo hay nhiễm phải

Sán dây 

Mèo bị giun sán dây là một loại ký sinh trùng dài, phẳng, chúng phân đoạn có chiều dài từ 4 đến khoảng 28 inch. Sự nguy hại của sán dây ở loài mèo thường gây ra tình trạng nôn hoặc giảm cân. Mèo bị lây nhiễm sán dây do vô tình ăn phải một vật chủ trung gian, như là những con bọ chét bị nhiễm bệnh hoặc các loài gặm nhấm khác. 

Mặt khác, khi những chú mèo cưng vô tình bị nhiễm bệnh, sán dây phân đoạn có thể được nhìn thấy dễ dàng. Vì chúng trông giống như hạt gạo xuất hiện trên bộ lông xung quanh ở phần đuôi và quanh những khu vực hậu môn của mèo.

Giun phổi 

Mèo bị nhiễm giun phổi thường sẽ không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng, nhưng một trong số đó có thể bị ho. Ốc sên và sên là những vật chủ trung gian phổ biến của loài ký sinh trùng này, nhưng mèo bị nhiễm giun phổi thường là do vô tình ăn một con chim hoặc loài gặm nhấm đã ăn nhầm vật chủ trung gian ở trên. Tức là việc nhiễm giun phổi ở mèo không phải trực tiếp, thường bị thông qua vật chủ trung gian khác.

Mặc dù phương tiện lây truyền khác biệt nhau, một trong những cách chính có thể khiến mèo của bạn có khả năng cao đã bị nhiễm giun là thông qua việc ăn nhầm sản phẩm phân của những con mèo đã bị nhiễm bệnh hay xuất phát từ những con mèo mẹ.

Một số triệu chứng giúp các bạn nhận biết được mèo bị nhiễm giun

Một số triệu chứng của mèo nhiễm giun:

  • Mèo đi ngoài tiêu chảy
  • Kiểm tra và phát hiện giun ở khu vực hậu môn của mèo
  • Đi ngoài trong phân có dính máu
  • Phần bụng mèo bồng bềnh, tròn và phình to bất thường.
  • Giảm cân
  • Nôn
  • Mèo đi ngoài bị táo bón
  • Thiếu máu
  • Ho
  • Mèo gặp tình trạng khó thở.

Cách thức điều trị cho mèo bị nhiễm giun

Xin đừng cố gắng tự điều trị cho Boss của bạn tại nhà. Mà hãy để chúng được điều trị kịp thời cho những loại giun cụ thể mà nó đang bị nhiễm phải. Nếu mèo cưng của bạn không được điều trị đúng cách, thì tình trạng nhiễm giun ở mèo sẽ không được khắc phục triệt để hoặc tệ hơn là gây ra sự bùng phát một cách nhanh chóng, điều này sẽ rất khó mà lường trước được hậu quả về sau cũng sẽ rất nghiêm trọng.

Không phải tất cả các loại thuốc tẩy giun đều diệt trừ tất cả các loại giun kể trên được. Các bác sĩ thú y sẽ xác định cụ thể từng loại giun đang ký sinh bên trong cơ thể của các chú mèo và quy định hướng điều trị sao cho tốt nhất. Bác sĩ thú y cũng sẽ cho bạn biết nếu cần tẩy giun và nó nên được lặp lại khi nào.

Mặt khác, không phải tất cả các loại thuốc khi dành cho cún đều là an toàn cho mèo. Một số loại thuốc tẩy giun khi không được kê đơn rõ ràng còn có thể gây hại nếu không được sử dụng đúng cách.

Chomeocanh.com là địa chỉ mua Corgi uy tín

Chomeocanh.com - Đơn vị đồng hành cùng các hộ gia đình trong việc nuôi dạy thú cưng

Qua những chia sẻ của Chomeocanh.com, mong rằng các bạn gia chủ cần có thêm sự trang bị về kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các Boss. Nếu gặp khó khăn các bạn đừng ngại liên hệ với chúng tôi, để được nhận hỗ trợ tốt nhất nhé!

Tình trạng mèo bị mắc giun sán không hề hiếm gặp. Thế nhưng, nhiều chủ nuôi vẫn chưa thật sự hiểu rõ về bệnh này để có thể chăm sóc tốt nhất cho mèo của mình. Mèo bị giun sán có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa giun sán cho mèo hiệu quả? vẫn là thắc mắc của nhiều người. Vậy thì, hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu những thông tin cần biết về bệnh giun sán ở mèo qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân mèo bị giun sán

Hiện nay mèo là một loài động vật được nhiều người lựa chọn làm thú cưng bởi sự dễ thương và gần gũi của chúng. Có nhiều nguyên nhân làm cho mèo bị giun sán, vậy nên người nuôi phải tìm hiểu rõ để có cách điều trị tốt nhất. 

Giun sán ở mèo được gây bệnh bởi một loại ký sinh trùng có tên là Toxocara. Chúng thường được hình thành và phát triển trong hệ tiêu hóa của mèo. Giun đẻ ra trứng, sau đó phát tán trong phân của động vật nhiễm bệnh và làm cho đất bị ô nhiễm.

Trứng giun sán này sau 10-21 ngày sinh là bắt đầu có khả năng truyền nhuyễn. Trứng giun lẫn vào trong cát, đất gây ô nhiễm nếu mèo chơi đùa, ăn phải thì chúng đi vào trong cơ thể.  Cụ thể là trứng giun vào ruột, nở ra sau đó phát triển thành ấu trùng đi khắp các cơ quan trong cơ thể mèo ký sinh thành giun sán gây bệnh.

Nguyên nhân mèo bị giun sán

Những dấu hiệu cho thấy mèo bị mắc giun sán

Bệnh giun sán ở thời kỳ đầu thường rất khó để phát hiện. Khi mèo bị nhiễm giun sán một thời gian lúc bệnh nặng mới có các dấu hiệu rõ rệt. Người chủ có thể nhận biết một số dấu hiệu mèo bị giun như sau:

- Bụng mèo bị phình to do bên trong chứa nhiều giun và sán ký sinh lâu ngày

- Lông mèo bết dính, không được sạch sẽ và mượt mà 

- Mèo xuất hiện u dọc theo sống lưng, sờ vào lưng không có xương góc cạnh lồi lên trên

- Mèo bị tiêu chảy, nôn mửa nhiều, đau bụng, khó chịu đường ruột

- Mèo nôn ra giun sán

- Mèo hay kêu la bất thường, lộ vẻ mệt mỏi, không linh hoạt, chạy nhảy, nô đùa như bình thường

- Chân răng mèo bị chảy máu 

- Mèo đi ra giun sán, đồng thời phân có màu đen hoặc phân chảy theo máu.

Những dấu hiệu mèo bị mắc giun sán

Cách điều trị, phòng ngừa giun sán cho mèo hiệu quả

Để loại bỏ giun sán ra khỏi thú nuôi của bạn là điều không dễ dàng. Khi mèo của bạn có các dấu hiệu bị mắc giun sán thì cách tốt nhất là nên liên hệ với bác sĩ thú y để đặt lịch khám cho bé.

Bạn nên lấy mẫu phân mèo bị bệnh mang đi cùng để làm xét nghiệm. Bác sĩ thú y sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất cho thú cưng của bạn. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh giun sán cho mèo chính là thực hiện một chế độ tẩy giun sán thích hợp và thường xuyên cho bé yêu từ khi còn nhỏ.

Tẩy giun thường xuyên phòng ngừa mắc giun sán

Điều trị phòng ngừa là cách tốt nhất để đảm bảo mèo cưng của bạn luôn được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc này còn giúp giảm được việc lây lan trứng và ấu trùng giun sán ra môi trường bên ngoài gây nguy hiểm cho các vật nuôi khác và gia đình bạn.

Một số lưu ý giúp điều trị, phòng ngừa giun sán cho mèo hiệu quả

- Đảm bảo nơi ở và giường ngủ của mèo luôn sạch sẽ, thoáng mát

- Dọn dẹp sạch phân và chất thải 

- Thực hiện các biện pháp phòng trị bọ chét thường xuyên

- Cho mèo ăn các loại thức ăn đã được nấu chín

- Diệt vật chủ có thể là trung gian truyền bệnh như chuột 

Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?

Khi mèo bị giun sán ký sinh trong cơ thể thời gian lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường ruột, tiêu hóa và các cơ quan khác. 

Từ đó, khiến cho mèo suy giảm sức khỏe, chán ăn, gầy yếu và có thể mắc các bệnh khác nữa. Vậy nên, mèo bị giun sán là bệnh nguy hiểm và bạn phải hết sức nghiêm túc chữa trị cho bé để mèo cưng của mình luôn khỏe mạnh nhé.

Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?

Tại Chomeocanh.com, bên cạnh việc chúng mình có các chú mèo cực kỳ xinh đẹp, dễ thương thuộc nhiều loài khác nhau thì còn cung cấp các sản phẩm thuốc tẩy giun đảm bảo chất lượng cùng . thú y đạt tiêu chuẩn hàng đầu sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé mèo nhà mình.

Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tẩy giun và chăm sóc sức khỏe cho mèo uy tín thì hãy đến với chúng mình nhé. Hi vọng qua bài viết này, Chomeocanh.com đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Mèo bị giun sán có nguy hiểm không? từ đó có thêm kiến thức để chăm sóc cho bé yêu nhà mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên chú mèo cưng của mình!

Mèo bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng là một vấn đề về sức khỏe rất thường gặp. Xong ít ai ngờ rằng, đây cũng được xem là một dạng bệnh nguy hiểm ở mèo. Bởi khi có quá nhiều giun sán bám kín thành ruột, chúng sẽ cắn phá và gây nhiều tổn thương cho nội tạng nói chung. Từ đó, mèo không hấp thu được dinh dưỡng, suy yếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lây nhiễm, hoặc tự sinh ra nhiều bệnh tật khiến mèo tử vong. Vì vậy, Chomeocanh.com sẽ giúp bạn biết các loại giun sán ở mèo nguy hiểm cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, và tiêu diệt chúng hiệu quả nhất hiện nay.

Các loại giun sán ở mèo phổ biến nhất hiện nay

Mèo là loài động vật rất dễ nhiễm giun sán, ký sinh trùng qua đường ăn uống, và môi trường sống thiếu vệ sinh. Do đó, một con mèo bé hoặc mèo trưởng thành cũng có thể mang trong mình nhiều loại giun sán, ký sinh trùng khác nhau. Và mỗi loại giun ở mèo lại có một hình dạng riêng, mức độ gây nguy hiểm cũng khác nhau. Vì vậy, sau là một số mô tả về các loại giun sán ở mèo nguy hiểm nhất hiện nay, để bạn có thể dễ dàng nhận biết và tiêu diệt chúng ngay.

Loại giun tròn ở mèo

Một trong số các loại giun thường gặp ở mèo và nguy hiểm nhất hiện nay là giun tròn. Loại giun này khi đã trưởng thành sẽ có đường kính chiều dài đạt từ 4,62 đến 12,7cm. Chúng có thân hình tròn và dài dài tương tự như sợi mì ý. Giun tròn có khả lây nhiễm từ mèo mẹ sang mèo con qua đường sữa, qua phân, hoặc qua những hành động như cọ xát, liếm lông. Ngoài ra, mèo tiếp xúc với loài động vật khác có giun tròn cũng sẽ bị lây nhiễm.

Loại giun sán dây ở mèo

Giun sán dây ở mèo có hình dạng thân đốt được phân khúc ra từng đoạn ngắn, hoặc dài và thẳng. Từng đoạn thân đốt ngắn của giun sán dây tương tự như hạt gạo. Loại giun này có chiều dài cơ thể là 20,32cm. Những con giun sán dây trưởng thành thường sống trong ruột non của mèo. Ấu trùng sán dây sống ký sinh ở hầu hết loài động vật có vú và nhanh chóng trường thành chỉ sau vài tuần. Vì vậy, sán dây là một trong các loại giun sán ở mèo phổ biến nhất hiện nay, vì có tần suất sinh sôi nảy nở nhanh và mức độ truyền nhiễm rộng từ các loại động vật có vú.

Loại giun móc ở mèo

Giun móc là loại giun có kích cỡ bé nhất so với tất cả các loại giun sán thường gặp ở mèo. Dù có thân hình nhỏ bé nhưng giun móc rất nguy hiểm, chúng thường làm tổ trong ruột non của mèo để phát triển. Khi trưởng thành, loài giun này có đường kính dài tối đa là 2,5cm.

Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất ở giun móc là chúng có khả năng hút máu, dẫn đến tình trạng mèo bị thiếu máu hoặc xuất huyết đường ruột. Tình trạng này có thể gặp ở mèo con và cả mèo trưởng thành đều có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu mèo con bị nhiễm giun san sẽ nguy hiểm hơn so với mèo trưởng thành. Đặc biệt, giun móc còn có khả năng lây nhiễm sang người, hoặc sang những động vật khác thông qua đường phân của mèo mắc loại giun này.

Loại giun tóc ở mèo

Khi đề cập các loại giun sán ở mèo nguy hiểm nhất thì chắc chắn không thể không nhắc đến giun tóc, không chỉ phổ biến ở loài mèo và các loại động vật có vú khác. Mặc dù giun móc chỉ có độ dài là 0,6cm, và với chiều dài như vậy chúng được xem là loại giun có chiều dài ngắn nhất so với các loại giun khác ở mèo. Thế nhưng, chúng cũng được coi là loại giun vô cùng nguy hiểm và gây hại cho nhiều cơ quan nội tạng.

Vì ruột già, đại tràng của mèo là nơi trú ngụ lý tưởng để giun tóc phát triển và sinh sản. Và dĩ nhiên, khi sống trong các cơ quan quan trọng này trong cơ thể mèo, chúng sẽ gây ra rất nhiều tổn thương nghiêm trọng cho ruột già và đại tràng của mèo.

Loại giun tim ở mèo

Giun tim cũng là một trong các loại giun sán ở mèo nguy hiểm nhất hiện nay mà ít ai biết, và có thể nhiều người dễ bị nhầm lẫn với loại giun kim ở người. Xong, đây là loại giun thường sống ở tim hoặc động mạch phổi của mèo, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các bộ phận quan trọng này. Mèo bị nhiễm giun tim là do ruồi, muỗi mang ấu trùng giun tim truyền nhiễm qua vết cắn và các vết thương hở. Hoặc cũng có thể do mèo ăn các động vật sống như chim, cá, chuột có chứa trứng giun nên bị lây nhiễm.

Cách điều trị và phòng ngừa các loại giun sán ở mèo hiệu quả

Hiện nay, chúng ta có 2 cách để đối phó với các loại giun sán ở mèo là tiêu diện giun sán khi chúng đã phát triển, hoặc phòng tránh không để chúng hình thành trong cơ thể mèo. Sau đây là cách điều trị và phòng chống giun sán hiệu quả nhất hiện nay, giúp bạn có thể lựa chọn phương án trị giun sán phù hợp với tình trạng bệnh và độ tuổi của từng bé mèo

Cách tẩy giun sán cho mèo

Khi mèo có những biểu hiện như đi ngoài có giun, nôn mửa, chướng bụng, sình bụng, chậm lớn, kén ăn,... Đây là triệu chứng mèo đã mắc một trong các loại giun nào đó, và số lượng giun trong cơ thể mèo đã sinh sản ra nhiều nên mới có các biểu hiện ra bên như vậy. Lúc này, bạn cần cho mèo uống thuốc tẩy giun ngay và theo đúng chế độ thời gian phù hợp với từng độ tuổi mèo. Cụ thể như sau:

  • Mèo con dưới 3 tháng tuổi thì cần tẩy giun 15 ngày 1 lần.
  • Mèo được 6 tháng tuổi thì 30 ngày tẩy giun 1 lần.
  • Mèo trên 6 tháng tuổi thì tẩy giun 3 tháng một lần.
  • Mèo trên 12 tháng tuổi thì mỗi năm tẩy giun 2 đến 3 lần, tùy vào số lượng giun ở mèo nhiều hay ít.

Hiện nay, các rất nhiều dạng thuốc đặc trị các loại giun sán ở mèo được bán ở mọi nơi, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên mua thuốc ở thú y để được bác sĩ căn dặn sử dụng đúng liều lượng và đảm bảo chất lượng thuốc.

Cách đề phòng giun sán ở mèo

Nếu mèo không có biểu hiện nhiễm giun sán và vẫn ăn khỏe, phát triển bình thường thì bạn chỉ cần cho mèo uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng, 1 lần. Bên cạnh đó, bạn thỉnh thoảng kiểm tra phân mèo xem có giun không, hạn chế cho mèo ăn thịt cá sống. Bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp môi trường sống của mèo được sạch sẽ, để không tiềm ẩn ấu trùng của giun sán.

Như vậy, Chomeocanh.com đã chia sẻ cùng bạn về các loại giun sán ở mèo nguy hiểm nhất hiện nay và cách điều trị đặc hiệu. Qua đó, bạn có thể tiêu diệt các mầm mống giun sán ngay từ trong trứng nước, để giúp bé mèo được phát triển khỏe mạnh và không mắc những bệnh về giun sán, ký trùng.

Nhiễm giun xảy ra khi mèo ăn phải trứng giun hoặc ký sinh trùng giun sán, chúng phát triển và cư trú tại thành ruột, thậm chí là các cơ quan nội tạng quan trọng. Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm giun ở mèo, bạn phải đến thú y để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Dưới đây là những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị giun ở mèo. cùng Chomeocanh.com theo dõi nhé!

Nguyên nhân mèo bị nhiễm giun

Có rất nhiều loại giun ở mèo và mỗi loại đều có những nguyên nhân lây nhiễm khác nhau, dưới đây là một số loại giun phổ biến thường hay gặp nhất:

Giun chỉ / giun tròn

Đây là loại giun phổ biến nhất ở mèo, chúng đặc biệt nguy hiểm khi ký sinh trong phổi mèo. Giun chỉ thường lây từ sữa mẹ nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với phân chứa trứng giun của động vật khác.

Nguyên nhân mèo bị nhiễm giun

Giun móc câu

Giun móc thường kí sinh trong ruột non, nơi có thành mạch mỏng để hút máu và sinh sản phát triển. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của mèo, đặc biệt là mèo con. Nguồn lây nhiễm phổ biến nhất của loài giun này là thức ăn lẫn trứng giun móc.

Giun sán 

Nếu bạn thường thấy mèo của mình nôn mửa, đặc biệt là vào sau khi ăn thì rất có thể bé cưng đã bị nhiễm sán dây. Nhiễm sán khiến mèo không thể hấp thu thức ăn, thiếu dinh dưỡng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Vật chủ trung gian gây nhiễm sán ở mèo là bọ chét, mèo thường có thói quen liếm lông nên việc ăn phải bọ chét là điều không thể tránh khỏi

Giun phổi

Ký sinh trong hệ hô hấp của mèo, thường gặp nhất ở phổi. Mèo nhiễm giun phổi do ăn phải chuột hoặc ốc sên bị giun phổi ký sinh.

Dấu hiệu nhiễm giun ở mèo thường gặp

Chìa khóa quan trọng khi nuôi mèo và bảo vệ mèo trước mọi bệnh tật chính là cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm giun sán

Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm giun ở mèo thường gặp là:

- Giảm cân kèm theo sự tăng giảm đột ngột cảm giác thèm ăn ở mèo

- Bụng trướng to, đầy hơi, căng cứng

- Hay nôn mửa, nhất là khi quá đói hoặc quá no

- Tiêu chảy, phân mềm thời gian dài

- Ho kéo dài, kèm theo tiếng khò khè trong cổ

- Rụng lông kèm theo triệu chứng viêm da, dị ứng

- Lết 2 chân sau để gãi ngứa ở hậu môn

- Xuất hiện phân đoạn sán dây, giun tròn trên da, lông hậu môn, chân sau và phân mèo

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mèo nhiễm giun mà không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nhận biết nào. Khi nghi ngờ có giun ở mèo, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị đúng nhất.

Lý do nên tẩy giun định kỳ cho mèo

Giun và sán là những ký sinh trùng có thể “tấn công" mèo mọi lúc, mọi nơi. Một chú mèo con có thể nhiễm giun sán qua sữa mẹ, hay mèo trưởng thành có thể nhiễm qua bọ chét hoặc những loại động vật khác. 

Lý do bạn nên tẩy giun định kỳ cho mèo

Giun ở mèo thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì giun sẽ hút hết chất dinh dưỡng mà mèo hấp thụ được từ thức ăn, khiến mèo bị suy dinh dưỡng, thiếu máu trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, giun ở mèo cũng dễ lây cho con người, người bị nhiễm giun cũng rất khó điều trị và có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, vậy nên việc tẩy giun cho mèo trở thành vấn đề rất quan trọng.

Khi nào nên tẩy giun cho mèo

Tẩy giun định kỳ là điều bắt buộc khi nuôi mèo, nếu không muốn chú mèo của mình trông ốm yếu và dễ mắc bệnh tật. 

Mèo con dưới 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời, chúng thường thích chạy nhảy và tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh nên sẽ có nguy cơ nhiễm giun cao nhất. Vì vậy, bạn nên tẩy giun cho mèo con mỗi 2 tuần 1 lần, đi đôi với việc tiêu diệt bọ chét thường xuyên.

Mèo trưởng thành dễ nhiễm nhiều loại giun khác nhau, tùy thuộc vào lối sống của chúng, mèo có thể cần tẩy giun mỗi tháng 1 lần hoặc 2 đến 6 tháng 1 lần, miễn là mèo ít ra ngoài và không có bọ chét.

Tẩy giun định kỳ là điều bắt buộc khi nuôi mèo

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mèo cưng và gia đình của mình, hãy liên hệ với các bác sĩ của thú ý Chomeocanh.com ngay khi phát hiện những dấu hiệu nhiễm giun ở mèo

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn những thông tin hữu ích để có thể điều trị và phòng chống các loại giun sán nguy hiểm gây hại cho mèo cưng. Chomeocanh.com chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bé mèo xinh xắn và dịch vụ chăm sóc thú cưng chất lượng ngoài mong đợi.  

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình sẽ có được những bé mèo khỏe mạnh.

Mèo bị sán dây thực chất là mèo bị một loại ký sinh trùng đường ruột có khả năng làm cho những con mèo bị bệnh. Tuy nhiên, để tìm được cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, thì đòi hỏi các bạn gia chủ cần phải có kiến thức chi tiết về loại ký sinh trùng này. Điển hình như dấu hiệu của sán dây ở mèo là gì? Đâu là dấu hiệu để các  bạn nhận biết mèo cưng của mình đang mắc bệnh? Hãy yên tâm, vì tất cả những câu hỏi trên đều sẽ được Chomeocanh.com giải đáp thông qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng sán ở mèo là gì?

Một số thông tin quan trọng bạn cần biết về mèo bị sán

Trước khi đi tìm hiểu cách để phòng ngừa và điều trị khi mèo bị sán. Chomeocanh.com xin chia sẻ một vài thông tin quan trong về loại ký sinh trùng này. 

Sán dây là loại ký sinh trùng như thế nào?

Sán dây là loại giun dài, dẹt và màu trắng có thể sống trong ruột non của mèo và cún. Chúng cũng chứa cả cơ quan sinh sản nam và nữ, chúng còn sử dụng thêm các bộ phận giống như hình lưỡi câu, để giúp chúng có thể neo vào bên trong thành ruột của các loài động vật. Hiện nay, có ba loại sán dây có thể gây lây nhiễm ở mèo:

  • Dipylidium caninum
  • Loài Taenia
  • Loài Echinococcus

Cả ba loại ký sinh trùng trên thường sử dụng các động vật khác, được gọi là các vật chủ trung gian, để chúng có thể sống kí sinh vào.

2 loại sán dây Taenia và Echinococcus có thể dễ dàng lây nhiễm cho các loài gặm nhấm hoang dã và thỏ, ngoài nhưng con vật nuôi trong nhà. Khi mèo ăn những con mồi đã bị nhiễm bệnh này, ký sinh trùng sẽ nhân cơ hội lây nhiễm qua cho mèo cưng của bạn. Những loại sán dây phổ biến nhất được tìm thấy ở các giống mèo cưng là Dipylidium hoặc sán dây bọ chét.

Dành cho bạn nào chưa biết, thì ký sinh trùng đường ruột này đã kiếm được biệt danh trên là do nó hay sử dụng bọ chét để làm vật chủ trung gian. Rồi từ đó chúng mới xâm nhập vào cơ thể của thú cưng bạn.

Những con mèo có thể vô tình bị nhiễm sán dây khi ăn phải ấu trùng và nhiễm trứng sán dây khi ăn những con bọ chét trưởng thành. Cũng có thể từ các vật có khả năng truyền nhiễm khác, mà do mèo vô tình ăn phải. Nó bao gồm như thỏ, chim và động vật gặm nhấm. Bởi vì, rác bẩn cũng có thể khiến sẽ mèo bị nhiễm sán dây.

Triệu chứng cho thấy mèo bị sán là gì?

Triệu chứng cho thấy mèo bị sán dây là gì?

Hầu hết, những con mèo không có những dấu hiệu bị bệnh do nhiễm sán dây. Khi chúng bị nhiễm bọ chét nặng thì mới có nhiều khả năng kết thúc với một lượng lớn sán dây phát hiện trong ruột và có khả năng những con mèo này gặp phải các dấu hiệu như sau:

  • Mèo bị sán thường hay nôn mửa 
  • Mèo bị sán dây hay đi ngoài tiêu chảy
  • Mèo bị sụt cân
  • Mèo bị sán thường biếng ăn và hay bỏ bữa.

Các bạn cũng có thể phát hiện ra những phân trứng sán dây có trong thùng rác của mèo hoặc gần khu vực hậu môn của chúng. Chúng có màu vàng nhạt và có thể chuyển động, các proglottids Dipylidium đi ra theo cùng với phân của mèo, nhưng các phân đoạn cũng có thể được di chuyển từ hậu môn của mèo nhà bạn mà không cần có thêm sự hiện diện của phân.

Thông thường, loại ký sinh trùng này chỉ dài khoảng một phần tư inch khi còn tươi và đang căng ra, nhưng bắt đầu khô sau khi chúng bị rời khỏi cơ thể và trở nên rất khó nhìn. Khi khô, chúng có phần hơi giống với hạt vừng. Những đoạn tươi hoặc khô đôi khi có thể được nhìn thấy nằm mắc kẹt vào lông xung quanh ở khu vực hậu môn hoặc được di chuyển trên bề mặt của phân tươi.

Chưa hết, các đoạn sán dây khi di chuyển đến khu vực hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể dẫn đến việc quét mông hoặc khiến mèo liếm liên tục ở vùng hậu môn.

Thật ra, điều khiến cho việc chẩn đoán mèo bị sán trở nên khó khăn là bởi vì một số tập tính của mèo. Vì chính chúng có thể làm sạch cơ thể của mình và chôn giấu phân vào thùng rác, trước khi để bất cứ ai có cơ hội nhìn thấy bằng chứng về việc chúng đang bị nhiễm trùng.

Cách điều trị sán dây ở mèo

Việc điều trị loại bỏ sán dây trưởng thành sẽ được thực các bác sĩ thú y thực hiện tại cơ sở ngoại trú, bằng cách tiêm hoặc cho chúng dùng thuốc. Tất cả quá trình điều trị nên được thực hiện ở tại thú y uy tín, để nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các boss yêu của bạn.

Năm loại giun thường gặp ở mèo

Một số lưu ý giúp các Sen phòng bệnh sán dây cho Boss

Như người xưa vẫn nói, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Điều đó chắc chắn đúng khi nói về việc để mèo nhiễm sán dây. Cảnh giác và kiểm soát các con bọ chét hiệu quả cho mèo của bạn là bước đơn giản đầu tiên trong việc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng từ sán dây, Dipylidium. Hãy thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho mèo cưng và tạo ra môi trường sạch sẽ cho mèo được vui chơi.

Bên cạnh đó, hãy mang những chú mèo của bạn đến gặp các bác sĩ thú y ít nhất ba tháng một lần, để xét nghiệm ký sinh trùng ở đường ruột và thường xuyên tẩy giun cho dù có những triệu chứng gì hay không.

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Chomeocanh.com về chủ đề ngày hôm nay. Hy vọng sẽ giúp các bạn gia chủ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc và nuôi dưỡng các Boss nhé. Đừng quên các bạn không chỉ một mình, mà Hotline của Chomeocanh.com luôn sẵn sàng đồng hành cùng mọi người nha.