Mèo bị giun

Mèo có thể có khả năng bị nhiễm bất kỳ loại ký sinh trùng đường ruột nào. Trong số đó loại ký sinh mà mèo thường mắc phải là giun đũa. Mèo bị giun ở đường ruột có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Đôi khi tình trạng này ở mèo biểu hiện ít hoặc không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy mèo cưng đang bị nhiễm trùng bên ngoài và vô tình khiến các Sen không chủ động nhận biết được để đưa các Boss đi khám kịp thời và mang lại hậu quả xấu. Đây cũng chính là chủ đề mà Chomeocanh.com muốn nhắn gửi đến bạn thông qua bài viết dưới đây.

Mèo bị giun có nguy hiểm gì hay không?
Mèo bị giun có nguy hiểm gì hay không?

Một số loại ký sinh trùng gây ra tình trạng mèo bị giun phổ biến nhất hiện nay

Đầu tiên, Chomeocanh.com xin giới thiệu đến các bạn về một số loại giun ở mèo phổ biến. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mèo cảnh nhà bạn.

Giun tròn

Mèo bị giun tròn là dạng ký sinh trùng nội phổ biến nhất ở loài mèo. Giống như spaghetti, giun trưởng thành có chiều dài từ ba đến bốn inch. Có một số nguyên nhân khiến mèo cưng có thể bị nhiễm bệnh. Do mèo con khi bú sữa mẹ chúng có nguy cơ bị lây nhiễm giun tròn có ở trong sữa của mèo mẹ đang mắc bệnh. Còn đối với những con mèo trưởng thành có thể bị lây nhiễm bằng cách ăn trứng từ phân của những con mèo không may bị nhiễm bệnh.

Giun móc

Giun móc có kích thước nhỏ hơn nhiều so với giun tròn, nhỏ hơn khoảng một inch dài và chúng sống chủ yếu ở ruột non. Vì chúng ăn máu của động vật, giun móc có thể gây thiếu máu và đe dọa đến tính mạng của mèo cưng bạn. Trứng của giun móc được truyền vào trong phân và dần nở thành ấu trùng và một con mèo có thể bị nhiễm bệnh qua các đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc với da. 

Sán dây 

Mèo bị giun sán dây là một dạng ký sinh trùng dài, phẳng, phân đoạn có chiều dài từ 4 đến khoảng 28 inch. Một sự phá hoại của sán dây ở loài mèo có thể gây ra tình trạng nôn hoặc giảm cân. Mèo bị lây nhiễm sán dây do ăn phải một vật chủ trung gian, như những con bọ chét bị nhiễm bệnh hoặc loài gặm nhấm. Khi những chú mèo cưng bị nhiễm bệnh, sán dây phân đoạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng giống như hạt gạo xuất hiện trên bộ lông xung quanh phần đuôi và quanh khu vực hậu môn của mèo.

Giun phổi 

Mèo bị giun phổi thường sẽ không có dấu hiệu bị nhiễm rõ ràng, nhưng một số có thể bị ho. Ốc sên và sên là những con vật chủ trung gian phổ biến của loại ký sinh trùng này, nhưng mèo thường bị nhiễm bệnh sau khi vô tình ăn một con chim hoặc loài gặm nhấm đã ăn phải vật chủ trung gian trên. Tức là việc nhiễm giun phổi ở mèo thường bị thông qua vật chủ trung gian.

Mặc dù phương tiện lây truyền có thể khác biệt nhau, một trong những cách chính khiến mèo của bạn có khả năng cao bị nhiễm giun là thông qua việc ăn nhầm phân của những con mèo bị nhiễm bệnh hay xuất phát từ mèo mẹ cũng có thể truyền giun cho những chú mèo con.

Triệu chứng nào giúp bạn nhận biết mèo bị giun?
Triệu chứng nào giúp bạn nhận biết mèo bị giun?

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết được dấu hiệu mèo bị giun

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng và vị trí mà chúng gây nhiễm, nhưng một số dấu hiệu lâm sàng có thể giúp các nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Mèo bị tiêu chảy
  • Giun có thể dễ dàng nhìn thấy trong phân hoặc giun có thể được nhìn thấy gần khu vực hậu môn của mèo
  • Phân có dính máu
  • Phần bụng mèo bồng bềnh hoặc tròn, phình to bất thường.
  • Giảm cân
  • Nôn
  • Mèo đi ngoài táo bón
  • Thiếu máu
  • Ho
  • Mèo bị khó thở.

Nếu các bạn nghĩ rằng mèo cưng của mình có thể đang bị nhiễm giun, thì điều quan trọng là hãy đưa nó đến bác sĩ thú y để người ta có thể xác nhận sự hiện diện của giun một cách chính xác. Tránh tự tự ý chẩn đoán, vì mèo bị giun không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết, nhìn thấy cụ thể được.

Cách thức điều trị nhiễm giun ở mèo

Xin đừng cố gắng tự điều trị cho thú cưng của bạn. Mèo của bạn nên được điều trị kịp thời cho những loại giun cụ thể mà nó đang nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, thì tình trạng nhiễm giun ở mèo sẽ không được khắc phục một cách triệt để hoặc tệ hơn đó chính là gây ra sự bùng phát nhanh chóng hơn, điều này sẽ khó mà lường trước được hậu quả nghiêm trọng về sau.

Không phải tất cả các loại thuốc tẩy giun đều có thể diệt trừ tất cả các loại giun. Các bác sĩ thú y sẽ xác định loại giun đang ký sinh bên trong cơ thể của những chú mèo của bạn và quy định hướng điều trị tốt nhất. Bác sĩ thú y của cũng sẽ cho bạn biết nếu cần tẩy giun nên được lặp lại và khi nào thì các bạn cần phải tẩy giun trong lần kế tiếp.

Mặt khác, không phải tất cả các loại thuốc dành cho cún đều an toàn khi sử dụng cho mèo. Một số loại thuốc tẩy giun không được kê đơn rõ ràng có thể gây hại nếu không được sử dụng đúng cách.

 Bạn tiêm phòng, sổ giun đầy đủ cho mèo 
Bạn nên tiêm phòng, sổ giun đầy đủ cho mèo

Nắm rõ những mấu chốt trong bài viết này, Chomeocanh.com tự tin rằng các bạn sẽ đúc kết được riêng cho bản thân mình thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc các Boss. Đừng quên Hotline của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *