Lồng Chim

Thú nuôi chim kiểng thật phổ biến nhưng ở mỗi người, mỗi trường phái lại có những sở thích và mục tiêu theo đuổi khác nhau. Có người say mê về bộ lông đẹp, có người lại thích tiếng hót. Nhiều nhà nuôi chim chăm chú đến việc làm tổ và sinh sản trong khi các nhà nghiên cứu lại chú ý đến việc lai tạo giống, tìm hiểu bí quyết di truyền để tạo nên những giống nuôi ưu việt hơn các tiền bối của nó.

Nhưng trước hết tất cả mọi chuyện cao siêu trong nghệ thuật nuôi chim, việc đầu tiên là phải tạo cho chúng có chỗ ở, mà không gì khác hơn là cái lồng.

Lịch sử cái Lồng Chim

Lịch sử cái lồng chim là cả một nghiên cứu dài về kỹ thuật qua nhiều thời đại ở khắp nơi trên thế giới mà hầu như mỗi nơi mỗi nước đều có một kiểu cách riêng biệt. Thổ dân Phi Châu thường làm lồng chim đơn giản bằng gỗ trang trí bằng các hình tượng chạm khắc thô sơ. Phương Đông lại có cách làm bằng tre rất công phu và tô thêm giá trị bằng các vật liệu quý hiếm. Ở Malaysia lồng chim được đan rất khéo theo hình tròn. Bắc Phi làm chuồng chim thật đẹp như một thánh đường Hồi giáo. Các nghệ nhân Nga lại tạo ra một kiểu độc đáo được gọi là Isba, còn ở Đông Á lồng chim là một chiếc lưới hình tròn.

Không chỉ ở mỗi nước mà ngay trong một nước mỗi vùng khác nhau cũng có cách làm khác nhau. Các nghệ sĩ tài tử dùng đủ mọi vật liệu và cũng đủ mọi kỹ thuật để tạo dựng nên rất nhiều kiểu loại hết sức phong phú.

Cho nên trong các bảo tàng Anh quốc người ta còn thấy các lồng chim cổ thật công phu và quý giá, nó được làm bằng gỗ như những chiếc xe kéo sợi ngày trước. Ở Tyrol còn chiếc lồng chim bằng sắt do các thổ dân Áo chế tạo. Ở Saxe nhiều lồng chim rất đẹp bằng sứ có đặt gương tô điểm rất mỹ thuật bằng nhiều bông hoa màu sắc rực rỡ. Hà Lan và Đan Mạch các lồng chim bằng đồng hết sức tinh xảo được treo trên trần nhà. Chiếc lồng hình chóp nón mà bên dưới là một mặt tròn đen trắng trên đó có những chiếc kim chỉ giờ (!) như thể là người ta vừa ngắm chim vừa coi giờ… Trong lâu đài tráng lệ Rrédériksborg gần Copahague ngày nay là bảo tàng quốc gia có rất nhiều lồng chim đẹp.

Nhưng với kiểu cách cầu kỳ như vậy chỗ dùng cho chim bị thu hẹp, ánh sáng tự nhiên cũng giảm nhiều, hơn nữa rất khó giữ được thật sạch sẽ.

Lồng chim hiện đại

Ngày nay, khoa học hơn, người ta quan tâm trước hết là tiện nghi cho chim, một chiếc lồng tốt nhất phải thích hợp nhất với đặc tính của loài chim được nuôi trong đó. Chỗ ở của “ca sĩ” không giống tổ ấm nơi chim mẹ vào mùa sinh sản.

Loài chim sống trên cây cần chiếc lồng có chiều cao hơn chiều rộng, loài chim mặt đất ngược lại, cần có chiếc lồng dài đủ chỗ chạy. Những loại lồng chim như thế không dễ kiếm ở Pháp. Nhưng ở Đức nhiều nhà chơi chim sành điệu được tổ chức thành hội hay câu lạc bộ, có xuất bản sách báo chuyên ngành. Họ còn hướng dẫn cho thợ tạo nên những kiểu lồng chim được nghiên cứu công phu mang nhãn hiệu tên Hội của họ.

Không nên coi lồng chim chỉ là chỗ nhốt chim như một nhà giam, vì chỉ một thời gian ngắn chim sẽ quen với chuồng (hay lồng) như một người nào đó quá quen thuộc với một nơi chật hẹp trong đô thị. Loài vật cũng có một tình cảm rât phát triển đối với nơi ở và vật sở hữu của chúng, với loài chim thì chiếc lồng sẽ dần dần trở thành chiếc lồng tổ ấm của nó, chiếc lồng như vậy sẽ ảnh hưởng đến nó không ít…

Ngày nay, khi mà mọi thứ trong nhà phải là mới và đẹp – Cái “mốt” đã là như vậy, người ta muốn đem vào các thứ “mỹ phẩm” của tạo hóa: hoa và cây kiểng, chim kiểng cá kiểng và nhiều loài động vật “trang trí” khác thì một chiếc lồng đặt ở Sa lon hay Studio đương nhiên phải có ít nhiều dấu ấn của nghệ thuật, phái khác với những thứ lồng thường.

Nhưng trong mọi trường hợp, dẫu làm bằng kim loại hay gỗ, cầu kỳ hay đơn giản, chiếc lồng cũng phải làm kỹ đủ mọi chi tiết. Khay kim loại phải đủ dày để chịu đựng được sự cọ rửa bằng bàn chải, cánh cửa phái khéo và không nên để dễ nhìn thấy.

Nghệ thuật chế tác, thú chơi lồng chim cảnh

Chúng tôi chưa muốn kết thúc câu chuyện về lông chim nếu chưa kể ra rằng rất nhiều mẫu đẹp ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á Đông khác mà nơi đó niềm say mê chim, cá, hoa kiểng … đã trở thành nghệ thuật từ lâu đời.

Các nghệ nhân tài hoa đã tạo nên những chiếc lồng là tác phẩm những nghệ thuật cũng như sản phẩm của những nghiên cứu tinh tế, được làm bằng gỗ sơn hay đánh vecni mà các thanh nan vót bằng tre còn nhỏ hơn sợi thép. Các cóng thức ăn bằng sứ quý và trang trí rất đẹp, chỉ riêng thanh đậu cũng đã là một tác phẩm điêu khắc chạm trổ bằng ngà.

Để cho chim được thoáng gió, người Hoa thường mang lồng chim đi dạo mát. Và còn có cả những người làm nghề “chăn chim”, đón nhận chim cảnh tại nhà đưa đi dạo rồi mang trả sau khi chim được tắm không khí trong lành.

Trong các phòng trà đặc biệt người ta thấy có tiếng hót của Sơn ca thật hấp dẫn đối với những người thưởng thức trầm lặng. Thường là Sơn Ca Mông Cổ được nuôi trong lồng treo trên cao. Phải chăng đây là một thú vui rất văn hóa và đáng trân trọng.

Ở Nhật, người ta vẫn tổ chức các chuyến tàu du lịch vào mùa xuân chuyên để ngắm cảnh Anh đào đua nở. Cũng có những chuyến tàu đêm đặc biệt để thưởng thứ tiếng hót của Họa Mi trong đêm khi thả hồn… ngắm trăng sao trên trời.

Phụ kiện lồng chim cảnh gồm những gì?

Trước khi cho chim cư trú, lồng chim cần được lắp đặt đủ “tiện nghi” chọn lọc. Trong các lồng nuôi nhiều chim, thanh đậu phải có khoảng cách đủ cho chim hoạt động vẫy cánh. Cả đến kích thước trực kính của thanh đậu cũng cần phù hợp với kích cỡ các móng chân của từng loại chim. Thanh quá nhỏ làm chim phải bấu chặt và dẫn đến đau “thần kinh”.

Cóng thức ăn và nước uống phải bằng sứ hay thủy tinh để giữ được sạch sẽ dễ làm vệ sinh. Không đặt “ bàn ăn” dưới thanh đậu. Nên đặt các máng đựng trái cây hay rau cỏ bằng lưới kim loại treo trong lồng.

Căn nhà nhỏ của chim sẽ không đủ “tiện nghi” nếu thiếu một “phòng tắm” rất cần cho chim có được bộ lông óng mượt. Rất nhiều loài chim thích tắm. Người ta thường dựng một hộp kính nhỏ treo ngay ở cửa lồng làm bồn tắm cho chim mà không làm bẩn lồng chim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *