Lồng Chim Sơn Ca

Mua bán lồng chim Sơn Ca giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Lồng chim Sơn ca

Sơn Ca được nuôi nhốt trong lồng. Lồng nuôi Sơn Ca hình dáng cũng tương tự như lồng nuôi các giống chim hót rừng khác, có điều lạ là giữa mặt đáy nổi lên một trái “dù” còn gọi là “để” hình nấm, và lồng có nhiều hạng; thấp vừa và cao.

Lồng thấp có chiều cao khoảng 35 đến 40 phân. Loại lồng này dùng để nuôi chim con, chim bổi vừa gọn gàng, nhẹ nhàng, tiện lợi để mang chim đi dượt ở các tụ điểm chơi chim.

Lồng trung có chiều cao từ 60 đến 80 phân để treo trong nhà có trần thật cao treo mới xứng. Ngày xưa, các cụ còn dùng lồng cao hai thước, trống rất sang. Những lồng xưa này hiện nay rất hiếm, và giá bán chắc chắn là... tận chân mây! Kể ra cũng đáng đồng tiền, vì những lồng này được thọ trứ danh ngày xưa khảm, chạm, cẩn rất công phu ai nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi.

Đừng nói chi lồng xưa, ngay lồng Hồng Kông và các nước khác nhập về trước đây, nhiều kiểu cùng xinh xắn, đẹp đẽ. Những chiếc lồng đó ngày nay cũng có giá bán đến vài ba triệu trở lên chứ đâu phải ít!

Tóm lại, lông nuôi Sơn Ca có nhiều loại, nhiều giá (ngay loại lông mới hiện nay cũng vậy) ta nên tùy vào túi tiền của mình mà mua sắm, chứ đừng nên đua đòi với thiên hạ đến nỗi phải mang công mắc nợ, túng thiếu khổ thân!

Trong thú chơi chim, điều cần là có con chim quí chứ không phải là chiếc lồng đất giá, vì rằng lồng quí mà nhốt con chim không ra gì thì liệu chủ nhân dựa vào đâu mà hãnh diện và vui thú với mình?

Thế nhưng, quan miện chung của người đời xưa nay là “con chim phải nhốt vào lồng son” mới xứng, vì vậy, ai nuôi được con chim hay thì cũng mơ ước sắm được chiếc lồng thật đẹp (có nghĩa là đắt giá) mới vừa lòng!

Nhưng lồng Sơn Ca thì có nhiều mức giá. Ngay loại lồng “hiện đại” cũng có nhiều hạng, từ sáu bảy chục ngàn đến vài triệu bạc, đừng nói chi đến giá lồng chim ngoại nhập như của Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, và các lồng xưa còn lại.

Khổ nỗi đa số người đời không thích an phận, cứ được voi đòi tiền cứ “đứng núi này trông núi nọ”, nên mua được chiếc lồng tốt trong tay, nay thấy người khác có chiếc lồng khác tốt hơn, quí hơn thi mình lại đêm mơ ngày tưởng, cố xoay sở mọi cách để mua cho bằng được. Trước đây vài ba mươi năm, ở Sài Gòn có nhiều nơi làm lồng chim nổi tiếng, thật ra từ trước đo mẫu mã của họ rất giản dị, nếu không muốn nói là thô sơ nên không được khách hàng vừa ý. Nhưng, càng về sau, hàng của họ bắt chước mẫu mã của lồng chim nước ngoài như kiểu lồng Hồng Kông chẳng hạn, thậm chí còn cải tiến thêm nên giới nghệ nhân nuôi chim không còn ao ước mua lồng ngoại nhập nữa mà giá cả lại hạ hơn nhiều.

Loại lồng chim được nhiều nghệ nhân từ trước đến nay ưa dùng nhất là “lồng cầu Dừa” ở quận tư. Tiếng là lông cầu Dừa nhưng không phải chỉ có một nơi làm mà là nhiểu nơi. Theo chúng tôi được biết thì nơi đây có ba địa chỉ được nhiều người tín nhiệm đến đặt hàng nhiều nhất: người thứ nhất là anh Liểng chuyên làm lồng tre. Người thứ hai là anh Thuận chuyên làm lồng mây, và người thứ ba là anh Gù chuyên làm lông tre giả mây.

Lông Cầu Dừa có mẫu mã đẹp và bền chắc không thua kém lông nhập từ nước ngoài, giá cả cũng không cao lắm nên được đa số nghệ nhân tín nhiệm. Thường phải đặt làm cả tháng hoặc sau vài tháng mới xong, vì làm một chiêc lồng đặt tức là lồng đặc biệt đúng theo ý thích của khách hàng, nên phải qua nhiều công đoạn, tốn kém nhiều thời gian mới mong hoàn thành được. Hơn nữa, số khách hàng đâu phải là ít nên không thể giao hàng nhanh được.

Ngoài lồng Cầu Dừa ở quận tư ra, trước đây cũng có nhiều nơi làm lồng chim nổi tiếng vừa đẹp vừa bền:

Bên nhà Bè có anh Hiệp cũng nổi tiếng là người làm lông chim rất khéo tay, mà chạm khắc cũng giỏi.

Thủ Thiêm thì có anh Màn chuyên làm lồng tre mẫu mã đep và bển chắc nên cũng nổi tiếng một thời.

Ở Chợ Lớn có A Chấm, có anh em Sồi, Cẩm; ở Hòa Hưng có anh Lượng là những người làm lồng rất khéo tay, thường bắt chước mẫu mã của lông Hồng Kông lại chế tác khéo thêm nên ai cũng thích.

Khu Xóm Mới Gò vấp nổi tiếng có nhiều địa điểm làm lồng tre và mây, nhưng ít người nổi tiếng vì họ chuyên làm mỗi một loại lồng chợ để bỏ mối tại các chợ chim với giá bán bình dân.

Vùng Biên Hòa cũng có nhiều nơi làm lồng, nhưng nổi tiếng nhất có Ngọc Cẩn ở phường Tân Mai nổi tiếng nhất về loại lồng tre và lông chạm, đến nỗi nhiều nghệ nhân chơi chim ở Sài Gòn và các tĩnh lân cận cũng thường vượt đường xa đên tận nơi đặt hàng. Nơi này đặc biệt chuyên làm lồng Sơn Ca rất đẹp và chắc chắn.

Ngày nay thì gần như khắp các tỉnh thành trong nước nơi đâu cũng có nhiều điểm làm lông chim. Thường thì những tay thợ khéo này cũng là những nghệ nhân nuôi chim, nên khi làm lồng họ tạo ra nhiều mẫu mã đẹp. Họ có khả năng làm được lồng đặt và lồng chợ.

Lồng đặt là loại lồng đặc biệt được chủ nuôi chim đích thân đên đặt làm theo mẫu mã riêng của họ, hoặc yêu cầu làm cho chắc chắn và đẹp... Với lông đặt thì vật liệu phải chọn thứ thật tốt, phơi nắng kỹ để tránh mối mọt và cây không còn nhốt ở lại nữa. Vì vậy lồng đặt có giá rất cao, do phía chủ và thợ thỏa thuận trước với nhau.

Còn lồng chợ là loại lông được làm hàng loạt để bỏ mối cho các gian hàng ở chợ chim khắp nơi, lông chợ tất nhiên là không đẹp, không bền và giá cả lại bình dân, vừa túi tiền của dại đa số dân chơi chim.

Đúng ra thì tiền nào của nấy, đã rẻ liền làm sao có hàng tốt nhất muốn được!

Lồng chim dù là lông đặt hay lông chợ đều chưa đánh vecni đây không phải là công việc của người làm lồng. Tuy nhiên, nếu yêu cầu thì họ làm với công xá tính thêm. Nhưng lồng chợ thì đươc nhúng vào thuốc nhuộm để có màu đỏ do dễ coi trước khi đem bán.

Công dụng của vecni giúp lồng vừa đẹp lại vừa thêm chắc chắn, chống được mối mọt. Vì vậy, khi mua chiếc lông chim mới toanh về ai cũng nhờ thợ chuyên môn đánh vecni cho thật bóng lộn rồi mới thả chim vào nuôi. Tốt hơn là mỗi sáu tháng (hoặc sớm hơn thời hạn này) nên đánh vecni lông lại một lần, để vừa làm tăng vẽ đẹp vừa tẩy uế cho lồng...

Lồng nuôi Sơn ca không phải bất cứ thợ làm lông chim nào cũng có khả năng làm khéo được. Nên chọn thợ chuyên môn mà đặt làm mới vừa ý của mình.

Khi đến đặt lông tất nhiên ỉà ta phải phác thảo dù là bằng lời nói kiểu mẫu mà mình muốn làm ra sao, như cao thấp hay trung bình. Phải nói rõ là muốn có kích thuốc bao nhiêu, kể cả kích thước của cái dù cho chim đứng bên trong nữa. Thợ làm lồng sẽ làm đúng theo mẫu mã của khách hàng căn dặn. Cho nên giữa lồng đặt và lồng chợ có nhiều điểm khác nhau.

Quí vị đã biết trong lồng nuôi Sơn Ca có sự hiện diện một vật hình cái nấm, đó là cái dù để khi hót chim đậu lên mặt dù mà hót. Có nơi gọi dù là đế, ở Huế gọi là bồng. Bồng có hình thù hao hao giống như một cái nấm đã nở bung, đặt ở chính giữa đáy lồng.

Dù này thường có chiều cao tương xứng với chiều cao của lông chim. Với loại lồng thấp, thì dù chỉ cao khoảng năm hay sáu phân là vừa tầm để tập cho chim con biết lên dù. Lồng thấp thường để nuôi chim Sơn Ca con, và dùng để đem chim lớn đi dượt ở các tụ điểm choi chim cho gọn gàng. Với loại lồng trung có chiều cao đến bảy, tám tấc thì chiều cao của dù cũng phải từ mười lăm đến hai mươi phân mới cân xứng. Còn loại lồng cao, có chiều cao từ một thước hai mươi phân trở lên, thì chiều cao của dù phải từ ba tấc đến bốn tấc mới vừa.

Hơn nữa, lồng dùng nuôi chim con thì nên đặt làm phần mặt dù cho rộng, đường kính khoảng sau bảy phân để chim con đứng lên được vững vàng. Với chim Son Ca trưởng thành, chim lớn thì mặt dù có đường kính khoảng bốn năm phân mà thôi. Thợ làm lồng chim Sơn Ca tất nhiên họ rất rành rẽ điều này.

Lồng chim Sơn Ca cũng có điểm khác biệt hơn các loại lồng nuôi chim hót khác là đáy lồng phải vừa bằng phẳng, kín lại có thành kín đáo để lót một lớp cát mỏng cho chim cảnh đứng.

Chim Sơn Ca thích sống trên nền cát, và cũng thích “tắm khô” trong cát, nên trong lồng không rải một lớp cát không được. Thỉnh thoảng chim cứ vùi mình vào cát như kiểu gà hay bồ câu thích vùi mình vào đất, cát hay tro bếp để trừ các loại rận, mạt ký sinh sống nhờ trong lớp lông vũ của chúng vậy. Khi tắm khô, không ít thì nhiều thì chim sẽ làm văng một phân cát ra ngoài. Vì vậy, nơi treo lông Sơn Ca trong nhà, phía dưới ta không nên để đồ đạc hoặc thức ăn nước uống, vì sẽ không tránh bị cát văng vào.

Phân chim lâu ngày sẽ trộn lẫn vào cát ở đáy lồng, vì vậy ta phải thay cát luôn, trễ lắm là mỗi tuần một lần cho hợp vệ sinh.

Có nhiều nghệ nhân còn cho Sơn Ca tắm nước. Thật ra chim Sơn Ca không biết tắm nước, vì có thả vào lồng tắm nó cũng xớ rớ đứng một bên khay nước mà thôi. Chủ chim bắt nó trong tay rồi nhúng vào thau nước để chim ướt lông, sau đó giũ nhẹ cho chim ráo nước rồi thả lại vào lồng. Nếu thỉnh thoảng được tắm nước theo cách đó Sơn Ca tỏ ra khoan khoái, đứng rỉa lông rỉa cánh cẩn thận như cách làm các giống chim hót khác, sau khi tắm xong...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *