Chim Vành Khuyên hót đấu như nào, cách chăm sóc Khuyên líu?

Chim Vành Khuyên còn gọi là chim Khoen, có tên khoa học là ZOSTERPODIDEA, trông tựa như con chim sâu từ hình dáng cho đến sắc lông. Do chim có vòng khoen màu trắng bao xung quanh mắt nên người ta gọi là chim Khoen cho dễ nhận.

Trước đây vài thập niên, người mình ít ai thích nuôi giống chim này. Chỉ có người Hoa là nuôi nhiều nhất. Gần như ở phòng khách của những phụ gia, Trung Hoa đều hiện diện vài chiếc lồng chim này, vừa để chủ nhân nghe “líu” và cũng làm vật trang trí cho sang.

Thỉnh thoảng họ cùng rủ nhau tổ chức thi chim Khoen hót, thế nhưng, do không thấu hiểu được những đặc điểm ưu việc của con chim có thân hình nhỏ nhắn này nên người mình cũng ít ai quan tâm học hỏi cách nuôi ra sao.

Vì thế, một thời giống chim Khoen được coi như là thú tiêu khiển riêng của người Trung Hoa, và họ cũng không dại dột chỉ vẽ thú chơi này cho người ngoài hay biết.

Mãi mấy thập niên gần đây, người Việt mình mới bắt đầu làm quen với chim Khoen: tìm bắt, nuôi dưỡng và biết thưởng thức tiếng líu của chúng… Tuy nhiên, đến nay số người lành nghề nuôi giống chim này của ta vẫn chưa được bao nhiêu, tài nghệ vẫn thua sút người Hoa.

Xuất xứ:

Chim Khoen được nuôi hiện nay là chim của nước ta, chúng sống ở hai miền Nam Bắc, vừa để nuôi vừa có giọng líu rất hay. Đúng ra, hiện nay nghệ nhân của ta đang nuôi bốn giống chim Khoen: hai giống ở miền Nam và hai giống ở miền Bắc.

Hai giống Khoen ở miền Nam là:

Khoen Vàng: Có tên khoa học là ZOSTEROPS PALPEBROSA, phần lông ở mỏ, ngực và bụng màu vàng óng.

Khoen Xanh: Có tên khoa học là ZOSTRTOPS JAPONICA SIMPLE, phần lông ở ngực và bụng màu vàng lục.

Khoen vàng sinh sống ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ Duyên Hải, sinh đẻ vào đầu mùa mưa, và làm tổ ở độ thấp. Còn Khoen Xanh thì sống trên những cây cao, và làm tổ ở độ cao. Khoen Xanh sống trong thành phố, trên những cây cổ thụ trong Thảo Cầm Viên, và dọc các đại lộ lớn.

Vì vậy, bắt Khoen Vàng dễ hơn bắt Khoen Xanh, một đằng có thể dùng đường bộ, đường sông, bắt chim ở độ thấp. Một đằng phải trèo lên những cây cao đặt bẫy hoặc bắt chim non ở tổ trên những độ cao cheo leo. Do đó, giá Khoen Xanh lúc nào cũng đắt hơn Khoen Vàng. Mặt khác, nghệ nhân nuôi chim cũng chuộng Khoen Xanh hơn Khoen Vàng, vì Khoen Xanh có giọng “líu” hay hơn.

Hai giống Khoen ở miền Bắc là:

Khoen Xanh: cũng một giống Khoen Xanh ở miền Nam. Chúng cũng sinh sống trên những cây cao bóng cả như vậy.

Khoen Xanh (Trung Quốc). Có tên khoa học là ZOSTEROPS ERYTH ROPLEURA SWINHOE. Đây là giống chim Khoen xứ lạnh, sống nhiều ở Trung Quốc đến vùng Sibérie của Nga. Người ta cũng gặp giống chim Khoen Xanh này ở Mông cổ, Triều Tiên…

Vì là chim ở xứ lạnh nên hai giống sau sống thích hợp với khí hậu miền Bắc. Vào Nam, chúng có vẻ không thích hợp phong thổ nên nuôi không được như ý.

Hình dáng:

Con chim Khoen có thân mình nhỏ nhắn, chỉ nhỉnh hơn con chim Sâu một chút, chân cao hơn và mình cũng dài hơn. Nếu người chưa nuôi, nhìn qua hai loại này có thể khó phân biệt.

Cái khó thứ hai của việc nuôi chim Khoen là khó lòng phân biệt trống mái. Ngay những nghệ nhân nuôi lâu năm cũng có khi chọn lâm. Họ thường căn cứ vào những đặc điểm sau đây mà phân loại trống mái:

  • Trống mình thon, đòn dài, chân cao, hàm dưới bạnh lớn ra.
  • Mái thì thân bầu bĩnh, chân thấp, đầu nhỏ.
  • Trống có tiếng kêu gắt, siêng kêu và có âm cao.
  • Mái có tiếng kêu trầm, ít kêu và âm thấp.

Ai cũng biết, chim Khoen kêu “chép chép” liên hồi, tiếng kêu lại nhỏ nên khó phân biệt đâu là âm cao, âm thấp, đâu là tiếng gắt, tiếng trầm… Hơn nữa cái tiếng “chép chép” đó dù có phân tích kỹ càng thì tiếng kêu của chim mái là chim trống trong thời kỳ chưa đủ lửa cùng giống nhau y hệt!

Đó là lý do chính đáng khiến ít người chịu nuôi chim Khoen.

Cách nuôi chim bổi:

Chim Khoen bổi rất nhát người, do đó mới bắt về ta nên nhốt chim vào lồng nhỏ lồng đặc biệt dành cho chim Khoen, trong đó có để sẵn thức ăn, nước uống rồi bên ngoài trùm áo lồng thật kỹ, tránh chim khỏi nhát sợ.

Thức ăn của chim Khoem gồm có các thứ sau đây:

  • Bột đậu xanh trộn trứng.
  • Cào cào non.
  • Chuối sứ chín.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

Dùng 100grs đậu xanh loại tốt ngâm nước hai giờ, sau đó vớt ra đải vỏ sạch rồi hấp chín. Xong, đem đậu này ra phơi khô. Đậu khô đem xay nhuyễn, trộn vào hột từ 6 đến 10 lòng đỏ trứng gà và mội muỗng cà phê đường cát trắng. Hỗn hợp đậu và trứng này cần được đem phơi nhiều nắng cho thật khô để dành cho chim ăn dần…

Vì chim thuộc loại chim nhỏ nên chỉ ăn được cào cào non, vừa mềm vừa nhỏ. Nuôi Khoen mà ít cho ăn cào cào thì chim dễ bị suy, biếng hót.

Còn chuối, ta phải cho chim ăn loại chuối sứ thật chín. Nên cho chim ăn chuối vào buổi sáng, và ngày ăn ngày nghỉ cũng được.

Chim Khoen bổi nuôi cũng lâu dạn dĩ, thường phải mất ba bốn tháng chim mới chịu hót. Và nuôi trên năm tháng chúng mới bắt đầu “đi chuyện” rỉ rả, sau đó mới chịu “líu”…

Chim Khoen chịu “líu” là chim đã “nổi” “Líu” là sự luyến láy thần tình của giọng hót, là một lối hót có bài bản nghe thật sướng tai.

Khi “líu” con chim Khoen không nhảy lồng như lúc kêu hoặc hót. Nó đứng yên một chỗ, cái mỏ tí hon hé mở ra để tuôn ra đủ thứ âm điệu khoan nhặt, trầm bổng liên tục một hơi thật dài như không muốn đút.

Người nuôi chim Khoen với bao nhiêu công khó bỏ ra, giờ phút nghe chim “líu” cảm thấy như được đền bù trọn vẹn và xứng đáng với công sức và liền của của mình tốn kém cho chim.

Con chim khi đã biết “líu” là con chim đã đủ lửa, đã thoát qua giai đoạn “chim bổi” để trở thành chim thuộc, nên giá trị của nó cũng tăng dần… Nuôi được con chim Khoen biết “líu” tất nhiên ai cũng quý, nên dù mua với giá thật cao chắc cũng không ai chịu bán cho mình.

Chăm sóc:

Chim Khoen rất thích tắm, dù là chim bổi mới bắt về. Mỗi ngày ta cũng nên cho chim tắm nắng, bằng cách treo lồng chim ra chỗ có nắng sáng chiếu vàomỗi ngày độ nửa giờ. Tắm nắng vào buổi sáng, tắm nước vào buổi trưa.

Ngoài ra, ta còn phải vệ sinh cho lồng chim cho sạch sẽ. Nên treo lồng vào nơi mát mẻ, tránh kiến và muỗi hòng làm hại sức khỏe của chim cảnh.

Luyện chim thi hót:

Chim Khoen tuy nhỏ nhưng lại có khả năng bắt chước giọng hót và “líu” của chim đồng loại. Vì vậy, cho chim đi dượt hằng ngày tại các tụ điểm nuôi chim Khoen là việc cần làm. Xin lưu ý: nên treo chim cùng độ sung như nhau gần nhau mới có lợi, nếu không thì chim hót hay sẽ “đè” chim hót dở, có khi vì dở mà chim hót dở sẽ suy luôn không dám mỏ mồm thi thố tài năng với chim nào nữa cả.

Càng cho chim đi dượt thường xuyên chim dở rồi cũng sẽ trở thành chim hay. Mỗi ngày đi dượt về, chim sẽ sung sức hơn, hót và “líu” nhiều hơn với nhiều giọng lạ hơn.

Cách thi hót chim Khoen:

Thỉnh thoảng vẫn có những cuộc thi hót chim Khoen. Cuộc thi thường kéo dài đến 2 giờ. Các nghệ nhân tham dự cuộc thi phải đăng ký số chim dự thi của mình là bao nhiêu với Ban Tổ Chức. Chim dự thi cũng treo trên sào như cách tổ chức thi các loài chim hót khác. Thi hót chim Khoen có điều đặc biệt là những chim vào thi được năm mười phút mà chưa chịu hót vẫn không bị loại ra khỏi cuộc thi. Những con hót trễ chưa phải là chim dở, chúng có thể trổ tài sau đó, và người ta dành cho chúng cơ hội tốt đẹp này.

Chấm thi hót chim Khoen cũng căn cứ vào ba yếu tố chính như đối với các loại chim hót khác:

  • Giọng hót: Đánh giá chim dự thi siêng hót hay không, giọng dài hay ngắn, “líu” nhiều hay ít, và “líu” có hay hay không. Chim Khoen hay dở là do ở tiếng “líu”, nếu “líu” dở thì coi như bị loại.
  • Vóc dáng: Xem chim có mượt mà hay không, có đẹp hay không.
  • Điệu bộ: Chim Khoen khi hót hay khi “líu” không múa cánh hoặt đuôi như những giống chim khác, nhưng khi “líu” điệu bộ mỗi con một khác. Con nào chịu đứng yên mà “líu”, điệu hộ, cách biểu diễn xuất thần chừng nào thì đưực đánh giá cao chừng nấy.

Có nơi còn có lệ thi lồng chim. Tất nhiên các loại lồng ngoại, lồng xưa, lồng chạm đắt tiền được chấm cao điổm, còn loại lồng chợ tầm thường thì được ít điểm. Điều này chúng tôi nghĩ không đem lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc thi, trái lại còn làm cho nhiều người phật ý, vì có sự… phân hiệt giàu nghèo. Nên đánh giá tài năng của con chim, chứ không nên đánh giá cái lồng tốt xấu.

Và cũng do người nuôi chim Khoen thì nhiều mà rành rẽ về nó thì ít, nên sau những cuộc thi hót, thường có những lời dị nghị, nhưng nổi bất bình, cho rằng Giám Khảo thiên vị, không công bằng… Thực ra, đánh giá đúng mức tài năng của một con Khoen, nhất là so sánh con này với nhiều con khác, trong nhất thời không phải là chuyện đơn giản…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *