Chim Chích Chòe Lửa Mồi là gì? Cách luyện Chòe Lửa Mồi?

Con chim mồi là con chim dữ. Chim mồi càng hay thi tính nó càng dữ.

Thế nhưng, con chim hót hay, đá giỏi, thậm chí đậu được giải nhất, đoạt giải huy chương vàng trong các cuộc thi hót, thi đá cũng chưa hẳn… đem ra làm mồi được!

Chim Chòe lửa mồi là gì?

Chim mồi cũng không hẳn là con chim con nuôi lên. Cũng không hẳn do chim bổi được nuôi lâu năm đă thuần thuộc. Nó là con chim có sẵn những đặc tính để làm chim mồi. Tất nhiên còn có công huân luyện của chủ nuôi đóng góp vào mớỉ trở nên con chim mồi đúng nghĩa được.

Vậy, thế nào mới gọi là con chim mồi?

Xin thưa, chim mồi phải hội đủ những yếu tố chính sau đây:

– Chịu đứng trong lục: Ai cũng biết cái lục để bẫy chim có câu trúc vừa lạ lẫm vừa chật hẹp, thế mà con chim mồi lại chịu sống ở trong lục như được sống trong chiếc lồng rộng rãi quen thuộc nhiều năm với nó. Đó là điều kiện quan trọng đầu tiên để biến con chim đó trở thành chim mồi.

Trong khi đó, ai cũng biết, nếu bắt một con chim thuộc lâu năm thả vào lục, thì có thể mười con cả mười đều tỏ ra hoảng hốt, bay nhảy loạn xạ lên đến lỗ đầu tét trán, thương tích đầy mình…

– Treo lục ở vùng xa lạ nào nó cũng chịu cất tiếng hót ngay: Điều này chứng tỏ con chim có đức tính tự tin cao độ, không biết kiêng sợ là gì. Thực ra, vì là thú rừng nên nó thừa biết rõ chuyện “Rừng nào cọp nấy”; hót sang sảng như vậy có khác gì cố tình thách đố chim lạ!… Xưa nay, chỉ cố chim mồi mới dám mau mồm mau miệng như vậy má thôi. Vì vậy, bẫy được con chim chúa tể ở thung (vùng đất rộng) này xong, đem lục treo qua thung khác, chim mồi lại tiếp tục hót và đá với con chim chúa tể… mà không chút e dè, sợ sệt.

– Vào rừng không sợ chim lạ: Con chim hay con gà nòi dù dữ, dù hăng đến đâu, khi gặp đối thủ lạ cũng phải có thời gian vừa “sửa bộ” vừa dò xét để… cướp tinh thần lẫn nhau. Nhưng với con chim mồi thì không cần phí phạm thì giờ đến như vậy. Chưa thấy đối thủ là nó cất tiếng hót líu lo “mời gọi”, nhiihg chừng thấy rồi là sẵn sàng giao chiến không chút run sợ nào. Bằng chứng là đánh bắt con chim bổi này xong, nó lại sẵn sàng nghinh chiến với con chim bổi khác. Và như quí vị đã biết khi con chim bổi bị vướng lưới, nó hoảng hốt bay loạn xạ lên nhưng con chim mồi vẫn bình tĩnh và còn tìm chỗ sơ hở của con chim bổi mà tiếp tục cắn mổ và đá bồi thêm. Để bắt con chim bổi ra cái lục được nhấc xuống, treo lên, nhưng chim mồi vẫn tỏ ra bình chân như vại, không hề biết sợ sệt là gì!

– Có phong độ: Có thể đánh bắt chim bổi bất cứ giờ nào, buổi nào trong ngày. Đó là chim mồi hay. Bất kỳ buổi sáng, trưa, hay chiều, thậm chí gần hoàng hôn, hễ xách lục ra rừng là chim mồi sẵn sàng “làm việc” sốt sắng đem lại hiệu quả tốt cả. Nếu mồi chưa thuộc thì có thể hăng vào buổi sáng, còn những buổi khác trong ngày thì tỏ ra nhát trước chim lạ.

Với mồi hay, có thể theo chủ đi đánh bẫy vài ba ngày liền mà vẫn giữ phong độ tốt, mặc dầu ăn uống có phần thiêu thốn, kham khổ hơn…

Cách tập chim Chòe Lửa làm mồi

Ta có thể tập chim làm mồi được. Việc này không khó nhưng phải kiên tâm trì chí thì công việc mới có kết quả tốt:

– Trước hết phải chọn cho được con chim dữ, lì đòn, và biết “mau mồm mau miệng”, treo lồng ở đâu cũng dạn dĩ hót ngay.

– Sau đó, tập chim đứng trong lục một thời gian. Chim nào không chịu sống trong lục, dù cố ép nhiều lần cũng không được, thì chim đó không thể dùng làm mồi sau này được. Chỉ những chim chịu đứng trong lục, sinh hoạt bình thường trong lục, như chịu ăn uống, chịu hót mới hy vọng tiêp tục làm chim mồi.

– Xách lục đi dượt tại các tụ điểm chơi chim cho chim quen dần… Việc này phải tập hàng tháng, chứ không phải đôi ba lần mà được. Chỉ khi nào con chim trong mọi tình huống mà chịu đứng yên trong lục thì ta mới yên tâm để tiếp tục phần tập luyện…

Lục đánh Chích Chòe Lửa cũng như lục bẫy Chích Chòe Than, có khác một điều là nó rộng hơn một chút, vì Chích Chòe Lửa có chiếc đuôi dài, xoay trở khỏi bị vướng bận.

– Phải tập cho con chim đi rừng nhiều lần để nó quen dần với quang cảnh lạ, với cách sống của chim lạ ngoài rừng… Bằng cách mỗi lần đi bẫy chim, nên đem theo những con mồi “học trò” này theo để cho nó có cơ hội tốt mà tập sự. Thực tế cho thay có nhiều chim mới tỏ ra dạn dĩ ở nhà, nhưng khi vào rừng lại nhát. Vì vậy, ta phải tập tành sao cho chúng bỏ hẳn cái tính nhát này, nếu không thì cũng chỉ bẫy được vài con bổi thì chim mồi trong lục đã sợ hãi mà bay loạn xạ.

Xin được lưu ý quí vị là chim mồi đã gọi là hay, tức chim có đủ khả năng lại có phong độ, không sợ bât kỳ đối thủ gan lì nào. Đã thế, chúng còn biết khôn khéo thúc giục chim lạ vào đá cho bằng được mới nghe. Vì rằng, có những chim bổi khi bay gần lục thì dừng lại trên một cành cây nào đó mà… nhởn nha như là khách bàng quang du ngoạn. Những lúc đó mà con chim mồi có bản lãnh chịu cất tiếng hót thúc lên thì con chim bổi bên ngoài tất phải nhào vào “cầu nhảy” để “nộp mạng” ngay. Ngược lại, chim mồi dở, con chim lạ bên ngoài lặng thinh, bên trong nó cũng lặng thinh, thì chỉ gây cho chủ chim mồi ngồi ngoài tiếc rẻ hùi hui mà thôi!

Vì vậy, đi bẫy chim mà có được đôi ba con chim mồi tốt trong tay thì không còn gì sướng thỏa cho bằng. Ngược lại, gặp chim mồi dở, không có khả năng dụ địch, vào rừng chỉ biết đưa mắt trâng tráo nhìn ngắm khắp nơi mà không chịu cất lên tiếng hót nào thì quả thật là bực! Nhất là khi trước mặt nó con chim cảnh bổi cứ chuyền cành qua lại chỉ chờ con mồi hót khiêu chiến là nó xân lại ngay! Đúng là con mồi “khôn nhà dại chợ”.

Chích Chòe Lửa làm mồi thật hay, có giá rất cao: bốn, năm chỉ vàng là thường…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *