[Mô hình] Cách Nuôi Chim Bồ Câu Thịt đúng kỹ thuật, hiệu quả

Bồ câu từ lâu đã là món ăn bổ dưỡng được người Việt Nam yêu thích. Trong bài viết này, Chomeocanh.com sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp nuôi chim Bồ Câu thịt để tham khảo. Hãy cùng đón đọc nào!

Thế nào là chim Bồ Câu thịt?

Nói đến “Bồ câu thịt” chúng ta nên hiểu là Bồ câu con khoảng 25 ngày tuổi, còn gọi là “Bồ câu ra ràng”.

Bồ câu ra ràng còn non yếu, lông mình và lông cánh mọc chưa đầy đủ, nó cũng chưa tự biết ăn mà còn hã mỏ chờ chim cha mẹ đút mồi. Bồ câu thịt ở tuổi này cũng chưa biết đi, thân mình nó béo tròn béo trục, cân nặng gần bằng chim cha chim mẹ.

Người sành ăn thích ăn loại chim non ngày tuổi này vì nhiều thịt, mềm xương, và rất bổ. Do đó giá con chim ra ràng thường ngang giá với chim cha mẹ (nếu đem bán thịt). Có khi chim cha mẹ không mấy ai mặn mua vì cứng xương, ít thịt và nhiều người cho là có phong (?).

Chúng tôi không hiểu điều này có đúng không, nhưng từ xa xưa ông bà mình thường cho rằng, thịt Bồ câu già cũng giống như thịt gà, thịt bò, người có phong ăn vào sẽ bị dị ứng ngứa ngáy khó chịu, do đó người ta chỉ thích ăn chim ra ràng.

Sản xuất Bồ câu thịt là lứa chim con nào vừa lứa tuổi ra ràng là bắt bán ngay lứa đó. Vì nếu để qua một tháng tuối trở đi thì chỉ còn cách… bán nuôi chứ không bán thịt được, mà dù có bán được cũng mất giá…

Kỹ thuật, cách nuôi Bồ câu thịt

Cách nuôi: Nuôi Bồ câu thịt thường nuôi số lượng nhiều, ít lắm cũng từ năm chục cặp, còn nuôi nhiều thì có thể lên đến số trăm, số ngàn, hàng chục ngàn cặp… Và nuôi nhiều như vậy thì thường được nuôi tập thể, nhốt chung nhiều cặp với nhau.

Nuôi tập thể thì phải nuôi bằng chuồng, nhỏ thì nhốt năm chục cặp. Nếu nuôi số lượng chim nhiều, lại có sẵn mặt bằng rộng rãi, mỗi chuồng như vậy có thể nuôi một vài trăm cặp. Nhiều chuồng liên kết với nhau gọi là trại.

Nuôi tập thể đỡ tốn tiền chuồng, lại đỡ tốn mặt bằng. Trong khi nếu nuôi lồng, mỗi lồng nhốt một cặp thì tốn phí nhiều hơn, chiếm nhiều đất đai hơn. .

Cái lợi và cái hại của cách nuôi tập thể ra sao, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở đoạn sau cuốn sách này.

Chọn con giống Bồ câu thịt: Bồ câu thịt được cung cấp cho các tiệm ăn, nhà hàng, và các nơi này đòi hỏi các tiêu chuẩn như sau: chim con khỏe mạnh, mập mạp, không thương tật và phải có trọng lượng từ nửa ký trở lên. Vì vậy chọn Bồ câu giống để sản xuất thịt phải là loại Bồ câu lớn con.

Trước đây năm bảy thập niên, người mình quan niệm giống nuôi Bồ câu thịt là loại sẽ nhỏ con, tức là giống nội địa của mình. Nhưng, khoảng bốn năm mươi năm trở lại đây thì nhu cầu của các nhà hàng là chỉ mua Bồ câu ra ràng lớn con, nên Bồ câu sẽ coi như là giống chim bị thoái hóa nên không ai nuôi thịt nữa.

Các giống chim Bồ Câu thịt

Giống Bồ Câu thịt thường là giống lai giữa Bồ câu King (người Hoa gọi là Bồ câu Thính) và Bồ câu Thơ, Hoặc King lai với Xiêm, hay Bồ câu Pháp (như French Mondain) lai với Bồ câu Thơ hoặc Xiêm…

Các giống King và Pháp lớn con phối với Bồ câu Thơ và Bồ câu Xiêm tuy nhỏ con hơn chút đỉnh nhưng lại là các giống sinh sản tốt và nuôi con giỏi.

Cũng xin được lưu ý quí vị là khách hàng của Bồ câu thịt chi đòi hỏi chim nhiều thịt, nặng cân, chứ cha mẹ chúng là giống gì, màu lông ra sao người ta không cần biết đến. Tuy nhiên, những giống chim ”thịt thừa” (Les Pigeons caronculés) như các giống Bagadais Allement, hay Dragon (còn gọi là Bồ câu Chạp) có những cục thịt thừa nổi lên ở mũi, ở mắt thì… không ai dám ăn!

Đầu ra cho chim Bồ Câu thịt

Thị trường nước ta đòi hỏi Bồ câu ra ràng nặng khoảng 500g là vừa, nhưng ở nước ngoài thì con số đó được đòi hỏi cao hơn, chẳng hạn phải 700g trở lên. Vì vậy, Bồ câu làm giống của họ phải là những chim thuộc nòi lớn con, như Bồ câu King chẳng hạn.

Và cũng do nhu cầu của thị trường không đòi hỏi chim con phải rặc giống nên họ thả chung lộn nhiều giống nuôi chung với nhau để tránh sự đồng huyết, và trọng lượng chim ra ràng mới đạt đúng chuẩn.

Nên hay chăng khai thác tối da sự sinh sản của Bồ câu thịt cha mẹ?:

Trung bình, Bồ câu cứ bốn mươi ngày đẻ một lứa. Tính ra nó mất ba ngày để đẻ xong hai quả trứng, cộng thêm 16 ngày ấp và khoảng  21 ngày nuôi con. Vì Bồ câu con được ba tuần tuổi, trẻ lắm là 23 hoặc 24 ngày là chim mẹ đã đẻ sang lứa khác.

Nếu sự sinh sản đó cứ để hợp với tự nhiên như vậy thì một đôi chim cha mẹ có thể sinh sản tốt được từ bốn đến sáu năm.

Nhiều người chăn nuôi hám lợi cho rằng mỗi lứa mất hết 40 ngày là quá nhiều, và họ tự “rút” xuống còn khoảng 25 ngày! Tức là thời gian 80 ngày để đẻ hai lứa thì có thể “tranh thủ” thành ra ba lứa!

Cách sinh sản chạy theo “nước rút” này được tính như sau: 3 ngày đầu để đẻ xong hai trứng.

16 ngày kế tiếp để ấp.

5 ngày nuôi con.

Quí vị cũng biết, trong năm ngày đầu mới nở chim con sống nhờ sữa chim mẹ mớm cho, Và thời gian sau đó chim cha mẹ dùng thức ăn sẳn có trong chuồng để mớm lại cho chim con.

Người nuôi chim chỉ cần hết thời gian mớm sữa là tách chim con ra úm riêng (như cách úm gà con) và hàng ngày bơm thức ăn lỏng để vỗ béo nó.

Nuôi theo cách này thì trước mắt chủ nuôi có nhiều điều lợi như rút ngắn gần phân nửa thời gian chim con do được vỗ béo nên mau lớn (hai mươi ngày đã đem bán thịt được). Nhưng có điều hại là do ép chim sinh sản nhanh quá nên không tránh được cảnh thỉnh thoảng có một lứa… thiếu cồ, và cách ba bốn lứa chim lại… đẻ chậm một lứa, có lẽ do buồng trứng “làm việc” không kịp. Tai hại nhiều nhất là một đôi chim cảnh cha mẹ thay vì khai thác được từ bốn đến sáu năm, thì chì vài ba năm chúng đà… bất lực !

Câu hỏi “Nên hay chăng khai thác tối đa sự sinh sản của chim Bồ cầu cha mẹ?” chắc quí vị đã dễ dàng tìm được câu trả lời rồi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *