Cá Đĩa – Thông tin, màu sắc, cách chăm sóc và giá bán?

Nuôi cá là một thú tiêu khiển của người đời và nó đã trở thành một thói quen vô cùng bổ ích từ rất lâu đời. Sở thích này hợp với mọi người, mọi giới và mọi lứa tuổi.

Người nuôi cá mau chóng tạo được sự thân thiện cũng như mối cảm tình đối với con cá mình nuôi. Điều này càng đúng đối với cá lớn. Đó là việc dễ hiểu vì không thể có sự thân thiết của một đàn cá Nem Tetras như là một cặp cá Đĩa. Tuy nhiên điều này không phải duy nhất dựa trên kích thước của cá Đĩa, mà còn vào lối đối xử của nó.

Thông tin về cá đĩa

Cá Đĩa là loài Cichlids, đây là loài cá có tính thích thân thiện với chủ nuôi, vì vậy nó mới trở nên một giống cá kiểng phổ biến nhất được nhiều người chọn nuôi hơn các giống cá khác. Điều này nói ra nghe có vẻ lạ tai, có thể khiến nhiều người hoài nghi, nhưng với nhữngai đã từng nhiều năm nuôi cá Đĩa, thu thập được nhiều kinh nghiệm, có thể dễ dàng xác nhận điều đó: những con Cichlids lớn tỏ ra thông minh học cách nhận biết được người hằng ngày nuôi nấng chúng là ai. Nếu được nuôi một thời gian trong hồ, cá Đĩa nhanh chóng nhận biết được chủ nuôi nó, khi chủ nuôi tiến lại gần hồ là con cá quay đầu lại tỏ ý chào hỏi. Nó như muốn quấn quít với chủ nhân, và khi chủ nuôi sắp sửa cho ăn, nó cũng đoán biết trước được điều này.

Con cá cảnh tự động bơi đến nơi nó được cho ăn hằng ngày đó là việc trở nên quen thuộc đối với nó. Điều này cho ta thấy rằng giống cá này thông minh và học được thói quen rất nhanh chóng.

Màu sắc của cá đĩa

Thị hiếu chung của đa số người đời thích nuôi cá kiểng xưa nay là cố tìm nuôi những con cá cảnh có hình dáng và màu sắc vừa lạ vừa đẹp mới vừa lòng toại ý.

Cá mà có hình dáng vừa lạ vừa đẹp bao nhiêu thì càng được nhiều người chọn nuôi bấy nhiêu. Và, dù giá bán của con cá lạ đó có khá cao so với nhiều giống cá kiểng bình thường khác đi nữa, cũng không hẳn là một trở ngại lớn đối với những ai đã ham thích nó.

Xưa nay, thứ gì cùng vậy, hễ càng quí thì càng có cái giá đặc biệt của nó, thậm chí còn vô giá nữa là đằng khác. Mà món hàng như vậy lại càng có nhiều người cố tìm chơi cho bằng được…

Nghề chơi vốn lắm công phu, tìm cho được một giống cá kiểng vừa ý mà nuôi đâu phải là chuyện dễ dàng gì! Và khi đã thích thì đâu ai còn ngại tốn tiền nữa? Một cặp cá Đĩa lứa, loại ba bốn tháng tuổi, loại đẹp, có giá vài trăm ngàn bạc. Hay một cặp cá đẻ, giá ba bốn trăm ngàn, hoặc hơn, đối với người không biết gì về cá kiểng có thể họ phải hít hà, lè lưỡi, nhưng đối với người trong nghề thì chẳng mấy ai lại tiếc tiền… Sự đam mê quá độ thường khiến người ta liều lĩnh, dù biết sau đó sẽ có lúc phải… hối hận.

Con cá Đĩa với hình dáng và màu sắc vừa lạ vừa đẹp từ những ngày đầu mới được nhập về đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của giới nuôi cá kiểng chuyên nghiệp lẫn tài tử của ta trong gần bốn mươi năm nay…

Chúng tôi nói như vậy là khoảng những năm đầu thập niên 60 ở Sài Gòn, giống cá này chỉ mới được nhập về với một số rất ít (có lẽ để thăm dò thị trường?) với giá bán… trên trời, nên chỉ những “tay chơi” thật sự giàu có mới có khả năng nuôi nổi! Đa số những người này hình như nuôi chỉ với mục đích “lấy tiếng” với thiên hạ, vì với giống cá lạ này từ vùng sông ngòi Amazone (Nam Mỹ) đem về thì chắc gì nó đã hợp với thủy thổ của ta, trong khi giá mua được tính bằng… vàng lượng chứ đâu phải tiền chục, tiền trăm! Còn thiểu số người khác thì… máu chơi thì ít, mà làm ăn thì nhiều, nên ngày đêm cứ “mày mò” tìm cách cho cá sinh sản kiếm lời! Nhưng, khổ nỗi thời bấy giờ người ta chỉ biết nhập cá về, chứ đâu ai nghĩ đến chuyện tìm hiếu giống cá này sinh sản ra sao? Ngay việc phân biệt giới tính cũng là chuyện… khó hiểu đến độ làm… điên đầu nhiều người chứ đâu phải là chuyện ai ai cũng biết được!

Chính vì số cá kiểng đó mới nhập về quá ít, nên thuở ấy rất nhiều nghệ nhân nuôi cá kiểng chưa hề thấy dáng vóc, màu mè của con cá Đĩa ra sao, vì vậy đi đến đâu cũng nghe người ta bàn tán xôn xao về… chuyện ông nọ bà kia dám bỏ ra mấy lượng vàng để mua con cá Đĩa! Còn người có con cá đẹp trong tay thì ai cũng như ai… đem cá nuôi tận trong…buồng, chứ không “triển lãm” cho mọi người chiêm ngưỡng, dù đó là bạn bè chí cốt. Thế rồi, bẵng đi một thời không thấy ai nhắc đến cá Đĩa nữa…

Sau năm 1975, cá Đĩa dược nhập về nhiều, và trong nước, nhiều nghệ nhân với thiện chí và kinh nghiệm riêng của mình đã tự tìm cách ép cá Đĩa thành công. Nhờ đó cá Đĩa mới có mặt khắp các gian hàng bán cá kiểng, và giá cả cũng được hạ dần xuống… hợp với túi tiền của đa số khách hàng.

Cá Đĩa là giống cá kiểng có hình dáng lạ thật, và màu sắc đa dạng của nó cũng đẹp đẽ thật, đến nỗi dù người khó tính đến đâu chắc cũng không thể dựa vào một điểm nào để chê bai cho được. Hơn nữa, đây là giống cá kiểng nối tiếng khắp thế giới, và ở đâu cá Đĩa cũng được nuôi với số nhiều, và giá bán cũng cao hơn đối với nhiều giống cá kiểng khác.

Ngay tại nước ta ngày nay cũng vậy, tuy không còn là mặt hàng quá hiếm như trước đây, nhưng số cung của cá Đĩa hình như chưa đáp ứng được với số cầu, nên giá cá vẫn còn cao. Do đó, đây vẫn là một ngành nghề đang được nhiều nghệ nhân sản xuất cá kiểng giống đặc biệt lưu tâm chú ý tới.

Cá Đĩa có nhiều loại, và mỗi loại mang một màu sắc khác nhau, và người ta cũng căn cứ vào màu sắc đặc biệt của nó mà đặt tên cho nó.

Giống cá Đĩa xanh lá cây

Tên khoa học là SYMPHYSODON AEQUIFASCIATA. Mình cá có màu xanh lá cây tươi dịu rất đẹp. Đó là màu nền, và nổi bật lên trên màu nền đó là những sọc màu nâu sẫm. Giống này cũng có con toàn thân màu nền nâu sẫm, và có chín vạch ngang chạy qua. Mắt cá màu nâu đỏ, và ở vi đuôi có những chấm ngời sáng khi cá di chuyển trong nước.

Cá Đĩa xanh lá cây được đánh giá là giống cá quí hiếm nhất nên được nhiều người chọn nuôi, và lúc nào cũng được bán với giá cao.

Giống cá Đĩa đỏ

Tên khoa học là SYMPHYSODON DISCUS. Mình cá có màu nâu vàng, phía hai bên hông có nổi nhiều vân ngũ sắc mờ nhạt. Phần đầu có những đường vân nhỏ màu xanh lam rực rỡ, trông chẳng khác nào chiếc mặt nạ được tô điếm trước rồi ướm vào.

Nhìn sơ qua, thì cá Đĩa đỏ có thân mình to hơn các loại cá Đĩa khác. Đó là một ưu điểm khiến nó được nhiều khách hàng ưa chuộng. Còn về màu sắc thì trông tươi tắn hơn các giống còn lại, do đó nó còn có tên là cá Ngũ sắc thần tiên. Giá bán cũng không thua sút Cá Đĩa xanh bao nhiêu.

Giống cá Đĩa nâu

Tên khoa học là SYMPHYSODON AXELRODI. Toàn thân cá nâu này là màu nâu phớt vàng làm nền, và trong đó nổi lên chín vạch ngang màu xanh, trong số đó có vạch chạy vắt ngang qua mắt. Phần đầu nổi lên những đường vân màu nhạt, xen kẽ là những chấm nhỏ. Cá Đĩa nâu thân hình dẹp ngang và tròn như chiếc đĩa, đem so với hai loại trên thì giá trị của nó có giảm hơn.

Giống cá Đĩa lam

Tên khoa học là SYMPHYSODON HARALDI. Giống cá Đĩa này lúc còn non tháng tuổi thì toàn thân màu nâu nhạt, nhưng lớn lên thì màu nâu biến mất và thế vào đó là màu lam. Đầu cá màu sẫm, có miệng nhỏ rất xinh. Thân cá cũng có chín vạch ngang sẫm màu chạy dọc từ lưng xuống bụng. Trong đó cùng có vạch chạy ngang qua mắt. Vi lưng và vi hậu môn màu đen.

Trên đây là bốn con cá Đĩa rặc giống tiêu biểu cho bốn loại Xanh, Đỏ, Nâu, Lam. Loại nào cũng có sọc chạy trên mình, không chạy ngang thì chạy dọc, và đều có sọc chạy ngang mắt cá. Nếu là sọc ngang thì chạy từ đầu đến phần đuôi. Còn nếu là sọc dọc thì chạy từ lưng xuống bụng. Chính nhờ những sọc này mới làm nổi bật cái màu nền của cá Đĩa lên trông đẹp mắt hơn.

Có điều lạ là những màu sắc này trông lợt lạt khi cá còn non tháng tuổi, và khi cá càng già thì màu sắc trên mình trở nên đậm nét và tươi tắn hơn.

Ngày nay, cá Đĩa còn có nhiều màu lạ và đẹp hơn nữa, nhờ vào sự lai tạo qua lại từ giống này sang giống khác. Đây là việc làm rất công phu và đòi hỏi nhiều thời gian, mà không phải bất cứ nghệ nhân nuôi cá nào cũng có đủ sức đủ tài để thực hiện được.

Những con cá được chọn để lai tạo giống là những con cá có những đặc tính thật tốt như sức khỏe, tuổi tác, màu sắc. Nhờ đó mà con cháu của chúng sau này mới có màu sắc phong phú hơn, có những đặc tính tốt hơn cả cá bố mẹ. Do đó, sự lai giống còn làm tăng giá trị của cá Đĩa hơn.

Cách cá Đĩa nuôi con

Sự hấp dẫn chính của cá Đĩa không còn nghi ngờ gì nữa ở cách thức chăm sóc độc đáo mà chúng tiến hành khi nuôi bầy con. Cá Đĩa nuôi con trong khoảng thời gian vài tuần và trong thời gian đó chúng nuôi cá con bằng chất dịch tiết ra từ da chứa một lượng lớn vi khuẩn: chất này kích thích sự tiêu hóa của cá bột (cá con mới nở).

Sự nuôi dưỡng con bằng thức ăn tiết từ da của cá cha mẹ là chuyện hiếm thấy ở loài cá. Tính cách nuôi con phức tạp này của loài cá Đĩa cũng làm cho việc chăm sóc cá Đĩa thật sự khó khăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người lại tỏ ra thích thú với công việc chăm sóc khó khăn này. Do đó chính là lý do vì sao mà việc nuôi cá Đĩa thành công được xem như là một thành tích của việc nuôi cá trong nhà.

Hướng dẫn nuôi cá Đĩa

Nuôi cá Đĩa, việc chăm sóc thật sự không quá cực hơn những loài cá khác. Trong hồ nuôi chung nhiều loại cá khác nhau, như Neon Tetras, Guppies, Angelfish… thỉnh thoảng ta thấy có một vài con cá bị chết, do chúng là loại cá rẻ tiền, không có giá trị bao nhiêu nên không gây cho người nuôi một sự thắc mắc lớn nào. Tuy nhiên, nếu nuôi cá Đĩa mà thỉnh thoảng có con bị chết, thì người nuôi sẽ mau chóng có sự nghi ngờ, và họ bắt buộc sẽ tuân theo những nguyên tắc trong việc chăm sóc cá tỉ mỉ hơn.

Những yêu cầu về tự nhiên:

Cá Đĩa sống trong vùng Amazone Brasil (Nam Mỹ), nơi chúng được tìm thấy ở nhiều con sông, có nhiệt độ trung bình khoảng 30°C, và độ pH ở mức ít axit. Trong những dòng sông được gọi là giòng sông đen, nơi loài cá Đĩa Heckel sinh sống, độ pH có thể nhỏ hơn 4. Khả năng dẫn điện của nó rất nhỏ và thường thấp hơn 10 micro siemens. Ta cần phải nắm vững những hiểu biết này để đưa vào việc nuôi cá trong hồ để có kết quả mỹ mãn hơn. Được biết, những vùng nước mà cá Đĩa sống cũng rất ít những loại cây sống dưới nước, vì nước này không thích hợp cho sự phát triển của cây.

Những yêu cầu về tự nhiên này đảm bảo cho việc nuôi cá Đĩa thành công, là không để tái tạo cho hồ nuôi trong nhà, chất lượng nước cũng khác biệt rất lớn. Mỗi vùng có một loại nước riêng, vì vậy tốt hơn hết là ta nên cố gắng nuôi cá Đĩa trong loại nước hồ gần giống với loại nước ở vùng ta bắt con cá đó. Nước hồ nuôi cá Đĩa không được quá lạnh, khả năng dẫn điện ít gây vấn đề hơn độ pH. Độ pH tốt nhất là trong khoảng từ 6 đến 6,5, vì giá trị này thường thấy ở những con sông vùng Amazone. Độ pH mà cao quá hay thấp quá so với con số vừa kể đều có hại cho sự sinhtrưởng của cá Đĩa.

Hồ nuôi cá Đĩa tất nhiên cũng cần chất nền. Điều này cũng phù hợp với những điều kiện sống tự nhiên. Tuy nhiên chất nền không nên quá thô, vì cá Đĩa thích “thổi” vào chất nền để tìm kiếm thức ăn. Nên dùng chất nền là cát nhỡ, có cỡ hạt từ 2 đến 3 milimét, Khi cá đẻ nên để hồ trống để dễ dàng quan sát và làm vệ sinh. Ngay rễ và cây cũng không nên để lại trong hồ.

Nuôi cá Đĩa ta nên chọn những cây có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong hồ nuôi, và phần rễ cây phải được khử mùi trước, đồng thời phải loại ra hết những vật gây ô nhiễm cho hồ cá. Ta phải trang trí hồ nuôi sao cho gần giống với điều kiện sống trong thiên nhiên của cá mới cho kết quả tốt.

Kinh nghiệm của những nghệ nhân nuôi cá Đĩa lâu năm cho ta biết rằng một cái hồ lớn thì dễ chăm sóc hơn là hồ cá nhỏ. Vì vậy, bạn nên sắm cho mình một cái hồ hơi lớn một chút, nếu điều kiện tài chánh cho phép.

Chuẩn bị và xử lý nước:

Nước là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của cá Đĩa. Phần lớn người nuôi cá chỉ dùng nước máy. Loại nước này dùng rất thích hợp nếu nước không quá cứng. Độ cứng tổng cộng của nước đo bằng đơn vị DH.

Độ cứng tổng cộng được định nghĩa là: tổng cộng những ion kiềm có sẵn trong nước.

Ion ở đây là Ca và Mg. Khoảng 80 phần trăm chất này tạo nên phần trăm rất lớn của Cation.

Ca (Calci) rất cần để xây dựng bộ xương cho cá.

Mg ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể, vì vậy cá chỉ cần một lượng nhỏ Mg mà thôi.

Quan trọng hơn, độ cứng của nước là khả năng dẫn điện. Độ dẫn điện đo bằng dòng điện trong nước. Càng có sự tập trung electron thì độ dẫn điện càng tăng.

Ví dụ: nước muối có độ dẫn điện rất tốt, và sự gia tăng diện tích có thể nguy hiểm nhiều hơn trong nước muối hơn là nước sạch.

Nước có một độ cứng DH có độ dẫn điện trung bình là 33 micro siemens trên một centimet, nhưng giá trị trung bình này chỉ để tham khảo. Nước sông ở vùng Amazone có độ dẫn điện rất thấp, thường bé hơn 10 micro siemens vì hầu như không chứa thành phần Carbonat cứng. Vùng nước đen ở Rio Negro có độ pH nhỏ hơn 4 và độ dẫn điện nhỏ hơn 10. Vùng nước này có độ tập trung axít humic rất cao, loại axít này đảm bảo độ pH thấp.

Axít humic tạo bởi những thành phần phân rã chưa đầy đủ của cây cỏ. Axít này có cùng cơ chế tạo thành như than bùn. Các axít humic và fulious tạo cho nước nuôi cá Đĩa tính chất đặc trưng có một không hai của nước đen. Tuy nhiên, không phải hầu hết cá Đĩa đều sống trong nước đen đó mà sống trong hỗn hợp nước có độ pH lớn hơn 6. Ngay cả loại nước này có độ dẫn điện thấp củng được.

Vì thế chúng ta cần nước mềm để nuôi cá Đĩa, đặc biệt cho việc sinh sản. Cá Đĩa đã đẻ được vài lứa có thể dễ dàng chịu đựng nước có độ dẫn điện và độ cứng tổng cộng khá cao. Những người nuôi cá lâu năm cho biết rằng họ đã nuôi cá Đĩa thành công trong nước khá cứng. Điều này dẫn đến kết luận là độ dẫn điện hay độ cứng của nước không phải là yếu tô quyết định cho sự thành công trong việc nuôi cá Đĩa. Những nguyên tố cần nhiều như Ca và Mg.

Một lợi điểm quan trọng của tính dẫn điện và độ cứng cao hơn của nước là độ ổn định cao hơn về độ pH. Nước cứng hơn có độ pH lớn hơn, và không có khuynh hướng thay đổi bất thường.

Mặt khác, nước khá mềm tiếp tục là nhu cầu cho việc sinh sản của cá Đĩa. Việc sinh sản thành công cũng thực hiện được trong nước, cũng như sự thành công loại này cơ thể bị ảnh hưởng do những yếu tố hoàn toàn khác nhau. Vì thế, không có cái gì bằng chất lượng nước hoàn toàn cho sự sinh sản của cá. Độ dẫn điện và độ muối xác định bằng áp suất thấm của nước.

Xét về sự thấm khác, các phân tử nước đi qua một vách ngăn bán thấm. Sự thẩm thấu có sẽ được rõ ràng nhất qua ví dụ về trứng cá Đĩa. Có một áp suất thẩm thấu bên trong trứng cá, và cũng có một áp suất như thế lớn hơn trong nước bao quanh trứng. Nếu hai áp suất này cân bằng, thì màng nhầy của trứng không bị nguy hại. Ngược lại nếu có sự khác biệt lớn thì màng nhầy của trứng sẽ bị phá hủy… Đây thường là lý do của sự thất bại trong việc gây giống cá Đĩa.

Áp suất thẩm thấu giữa trứng và môi trường gây cho trứng hoặc là bị nhăn nheo hay căng phồng lớn ra. Hầu hết trứng sống được và chịu đựng được sự lên áp suất thẩm thấu trong phạm vi nhỏ, hay sự thay đổi nhưng không gây nguy hại.

Tuy nhiên, trứng và tinh trùng lại khó sống được trong nước cứng, và vì lý do này mà sự sinh sản của cá từ những vùng nước mềm thường là không thành công khi nuôi trong hồ. Một ví dụ điển hình ở đâylà loài Non Tetra. Chỉ ấp thành công loài này trong nước tuyệt đối mềm, vì áp suất thẩm thấu phụ thuộc độ cứng toàn phần độ cứng của hầu hết can xi, nên được loại bỏ ra khỏi hồ khi cá đẻ.

Hai phương pháp hoàn toàn khác biệt làm giảm độ cứng của nước là đầu tiên trao đổi ion, và thứ hai là đảo lộn sự thẩm thấu. Nguyên lý và thiết bị để thực hiện hai phương pháp này sẽ được trình bày trong chương “Nước cho cá Đĩa”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *