Sán dây ở mèo

Mèo bị sán dây thực chất là mèo bị một loại ký sinh trùng ở trong đường ruột  và chúng có khả năng làm cho những con mèo bị bệnh. Tuy nhiên, để tìm được cách phòng ngừa và có thể điều trị kịp thời, thì đòi hỏi các Sen cần phải có kiến thức chi tiết về loại sán dây ở mèo này. Điển hình như dấu hiệu sán dây ở mèo là gì? Đâu là dấu hiệu để các bạn nhận biết mèo bị sán dây? Hãy yên tâm, vì tất cả những câu hỏi trên đều sẽ có câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay của Chomeocanh.com. Hãy cùng theo chân chúng tôi đến cuối bài viết nhé!

Khi mèo bị nhiễm sán dây cần lưu ý những gì?

Sán dây là gì?

Sán dây là loại giun dài, dẹt và màu trắng có thể sống trong ruột non của mèochó. Chúng cũng chứa cả cơ quan sinh sản nam và nữ, chúng còn sử dụng thêm các bộ phận giống như hình lưỡi câu, để giúp chúng có thể neo vào bên trong thành ruột của các loài động vật. Hiện nay, có ba loại sán dây có thể gây lây nhiễm ở mèo:

  • Dipylidium caninum
  • Loài Taenia
  • Loài Echinococcus

Cả ba loại ký sinh trùng trên thường sử dụng các động vật khác, được gọi là các vật chủ trung gian, để chúng có thể sống kí sinh vào.

2 loại sán dây Taenia và Echinococcus có thể dễ dàng lây nhiễm cho các loài gặm nhấm hoang dã và thỏ, ngoài nhưng con vật nuôi trong nhà. Khi mèo ăn những con mồi đã bị nhiễm bệnh này, ký sinh trùng sẽ nhân cơ hội lây nhiễm qua cho mèo cưng của bạn. Những loại sán dây phổ biến nhất được tìm thấy ở các giống mèo cưng là Dipylidium hoặc sán dây bọ chét.

Dành cho bạn nào chưa biết, thì ký sinh trùng đường ruột này đã kiếm được biệt danh trên là do nó hay sử dụng bọ chét để làm vật chủ trung gian. Rồi từ đó chúng mới xâm nhập vào cơ thể của thú cưng bạn.

Những con mèo có thể vô tình bị nhiễm sán dây khi ăn phải ấu trùng và nhiễm trứng sán dây khi ăn những con bọ chét trưởng thành. Cũng có thể từ các vật có khả năng truyền nhiễm khác, mà do mèo vô tình ăn phải. Nó bao gồm như thỏ, chim và động vật gặm nhấm. Bởi vì, rác bẩn cũng có thể khiến sẽ mèo bị nhiễm sán dây.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết mèo bị sán dây

Hầu hết, những con mèo không có những dấu hiệu bị bệnh do nhiễm sán dây. Khi chúng bị nhiễm bọ chét nặng thì mới có nhiều khả năng kết thúc với một lượng lớn sán dây phát hiện trong ruột và có khả năng những con mèo này gặp phải các dấu hiệu như sau:

  • Mèo bị sán thường hay nôn mửa 
  • Mèo bị sán dây hay đi ngoài tiêu chảy
  • Mèo bị sụt cân
  • Mèo bị sán thường biếng ăn và hay bỏ bữa.

Các bạn cũng có thể phát hiện ra những phân trứng sán dây có trong thùng rác của mèo hoặc gần khu vực hậu môn của chúng. Chúng có màu vàng nhạt và có thể chuyển động, các proglottids Dipylidium đi ra theo cùng với phân của mèo, nhưng các phân đoạn cũng có thể được di chuyển từ hậu môn của mèo nhà bạn mà không cần có thêm sự hiện diện của phân.

Thông thường, loại ký sinh trùng này chỉ dài khoảng một phần tư inch khi còn tươi và đang căng ra, nhưng bắt đầu khô sau khi chúng bị rời khỏi cơ thể và trở nên rất khó nhìn. Khi khô, chúng có phần hơi giống với hạt vừng. Những đoạn tươi hoặc khô đôi khi có thể được nhìn thấy nằm mắc kẹt vào lông xung quanh ở khu vực hậu môn hoặc được di chuyển trên bề mặt của phân tươi.

Dấu hiệu nhận biết mèo nhiễm sán dây là gì?

Chưa hết, các đoạn sán dây khi di chuyển đến khu vực hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể dẫn đến việc quét mông hoặc khiến mèo liếm liên tục ở vùng hậu môn.

Thật ra, điều khiến cho việc chẩn đoán mèo bị sán dây trở nên khó khăn là bởi vì một số tập tính của mèo. Vì chính chúng có thể làm sạch cơ thể của mình và chôn giấu phân vào thùng rác, trước khi để bất cứ ai có cơ hội nhìn thấy bằng chứng về việc chúng đang bị nhiễm trùng.

Một số lời khuyên dành cho các Sen để phòng chống và điều trị cho mèo bị sán dây

Tiếp theo, Chomeocanh.com xin chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bạn đọc giả, về cách phòng ngừa và điều trị cho mèo bị sán dây.

Một vài lời khuyên cho các Sen để giúp các Boss phòng ngừa sán dây

Như người xưa vẫn nói, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Điều đó chắc chắn đúng khi nói về việc để mèo bị sán dây. Cảnh giác và kiểm soát các con bọ chét hiệu quả cho mèo của bạn là bước đơn giản đầu tiên trong việc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng từ sán dây, Dipylidium. Hãy thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho mèo cưng và tạo ra môi trường sạch sẽ cho mèo được vui chơi.

Bên cạnh đó, hãy mang những chú mèo của bạn đến gặp các bác sĩ thú y ít nhất ba tháng một lần, để xét nghiệm ký sinh trùng ở đường ruột và thường xuyên tẩy giun cho dù có những triệu chứng gì hay không.

Cách thức điều trị cho mèo bị sán dây

Việc điều trị loại bỏ sán dây trưởng thành sẽ được thực các bác sĩ thú y thực hiện tại cơ sở ngoại trú, bằng cách tiêm hoặc cho chúng dùng thuốc.

Tất cả quá trình điều trị nên được thực hiện ở tại thú y uy tín, để nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các boss yêu của bạn.

Chomeocanh.com – Đơn vị chuyên đồng hành và hỗ trợ các Sen trong việc chăm sóc thú cưng

Trên đây là những lưu ý quan trọng của Chomeocanh.com về chủ đề ngày hôm nay. Hy vọng các bạn đọc giả sẽ có thêm cho mình một vài kinh nghiệm quý báu, để giúp các Boss của mình phòng tránh loại ký sinh trùng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *