Giun móc chó mèo

Giun móc chó mèo có thể gây bệnh cho người theo hai đường nhiễm khác nhau, đó là qua da và qua đường tiêu hóa. Trong đó gặp nhiều nhất là tình trạng nhiễm giun qua da. Bệnh không chỉ gây tổn thương ở da và phổi, mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Chính vì thế, thông qua bài viết ngày hôm nay Chomeocanh.com muốn chia sẻ đến các bạn đọc giả chi tiết về tình trạng nhiễm giun móc ở chó mèo. Từ đó, giúp các bạn có cách phòng tránh hiệu quả và an toàn nhất.

Nhiễm giun móc chó mèo có nguy hiểm đến sức khỏe?

Giun móc chó mèo là gì?

Đầu tiên, Chomeocanh.com xin giới thiệu đến các bạn độc giả về thông tin của giun móc chó mèo. 

Nguyên nhân nhiêm giun móc chó mèo?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gây nhiễm giun móc chó mèo là do những con chó mẹ bị nhiễm giun móc, rồi truyền cho những chú chó con trong quá trình đang mang thai và cho con bú, hay cũng có thể là do con vật ăn phải thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng Các loại ký sinh trùng sẽ xâm nhập trực tiếp thông qua những móc bám vào da của cơ thể vật chủ.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun móc chó mèo là gì?

Khi bị nhiễm giun móc chó mèo thì sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Mệt mỏi hay ủ rũ
  • Ăn nhiều hơn bình thường
  • Niêm mạc mũi, môi và tai bị tái nhợt.

Nếu ấu trùng xâm nhập vào trong phổi, thì sẽ gây ra tình trạng ho cho chó mèo và các triệu chứng khác. Bao gồm trong đó có cả  tiêu chảy hoặc bị táo bón. Nghiêm trọng hơn là chó có thể bị tử vong nếu quá trình điều trị bị chậm trễ.

Giun móc chó mèo có lây bệnh cho người?

Giun móc ở chó mèo thường sống ký sinh ở trong ruột chó, mèo và ở một số loài động vật hoang dã khác như: khỉ, mèo rừng, báo, cầy giông, hổ… Khi con người tiếp xúc với phân của chó, mèo và các loài động vật hoặc tiếp xúc với đất hay nước có mầm bệnh, thì những ấu trùng của giun móc ở chó mèo sẽ bắt đầu xâm nhập cơ thể để gây bệnh.

Do ấu trùng của giun móc chó, mèo không có khả năng đi sâu vào bên trong cơ thể của người. Chúng chỉ chủ yếu bò quanh quẩn ở mô dưới da và tồn tại ở đó trong nhiều tuần và là tác nhân gây nên hội chứng ấu trùng có thể di chuyển dưới da rất kinh tởm. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất hoặc cát đã bị ô nhiễm từ phân chó, mèo có ấu trùng dễ mắc bệnh. Căn bệnh này thường gặp ở những người hay đi làm vườn, trẻ em chơi nghịch đất cát, người đi chơi hay ngồi ở các bãi biển… Ấu trùng giun móc chui qua da, thường là ở các bộ phận tay, chân.

Chính vì ấu trùng giun móc chó, mèo không có men phân hủy thành những mạch máu người nên chúng không thể nào xâm nhập vào máu, để có thể đi khắp cơ thể như các loại ấu trùng giun khác. Chủ yếu chúng chỉ di chuyển ở các mô dưới da và gây ra tình trạng xuất hiện các đường nổi ngoằn ngoèo dưới da.

Giun đũa ở chó từ đâu mà có?

Điều trị nhiễm giun móc ở chó mèo có dễ dàng?

Cách điều trị, chữa giun móc ở chó mèo

Khi đã phát hiện ra triệu chứng của căn bệnh, để diệt ấu trùng giun móc chó, mèo có ở trong da. Các bạn cần phải dùng các loại thuốc chống giun như flubendazole, thiabendazole, albendazole. Thông thường sử dụng các loại thuốc thiabendazol với liều lượng 25mg/kg cân nặng mỗi ngày, chỉ nên dùng từ 2 đến 3 ngày và nên kết hợp với các thuốc chống bị dị ứng, nhằm giảm ngứa cho bệnh nhân đang điều trị. 

Bên cạnh đó, việc điều trị tại chỗ bằng phương pháp đông lạnh các ấu trùng với khí nén freon (cryofluorane) hoặc có thể bằng thuốc mỡ chứa lindane 1% hoặc dùng kem hexachlorocyclohexan (HCH) để thoa lên đường hầm ấu trùng đang di chuyển ở trong da.

Phòng ngừa tình trạng nhiễm giun móc ở chó mèo

Do ở cùng nhà, con người và những loài động vật nuôi như chó, mèo… thường tiếp xúc với nhau nên sẽ có nhiều cơ hội để giun móc ở chó mèo lây nhiễm. Vì vậy, việc phòng bệnh vẫn là vấn đề hết sức cần thiết và mong mọi người hãy quan tâm để có thể chủ động phòng tránh. Nhất là đối với nhà nào có nuôi chó mèo thì sàn nhà, sân vườn ở đó có thể dễ bị ô nhiễm ấu trùng giun móc ở chó mèo.

Do đó, các bạn muốn phòng bệnh phải chú ý đến 2 biện pháp chính. Đó là có phương tiện bảo vệ khi tiếp xúc với đất cát xung quanh và hạn chế nuôi chó mèo ở trong nhà. Người lao động khi làm vườn hoặc đi làm nương rẫy… tiếp xúc nhiều với đất, cát phải có dụng cụ và phương tiện bảo vệ như mặc quần áo dài, đi ủng và đeo thêm găng tay.

Cha mẹ cũng cần quản lý trẻ em, không để những đứa trẻ nghịch nơi đất, cát. Không nên để trẻ em đi chân đất hoặc là thường xuyên ngồi bệt dưới đất, cát. Người nuôi chó, mèo cần định kỳ tẩy giun cho chúng, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm các ấu trùng giun móc ở chó mèo ra môi trường xung quanh.

Ảnh 6: Chó Golden tại Chomeocanh.com đã trải qua tiêm chủng và tẩy giun đầy đủ

Chomeocanh.com – Đơn vị chuyên đồng hành cùng các gia chủ trong việc nuôi dưỡng thú cưng

Trên đây là tất cả những thông tin mà Chomeocanh.com muốn chia sẻ đến các bạn đọc giả. Từ đó, giúp các bạn tự tin hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc thú cưng của mình. Đồng thời, cũng biết cách để phòng tránh tình trạng nhiễm ký sinh trùng giun móc ở chó mèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *