Shiba chân ngắn.

Chó Shiba chân ngắn hiện nay chủ yếu là dòng con lai giữa Shiba Inu thuần chủng và giống chó lùn Corgi. Trong phần lớn các trường hợp thì thế hệ con lai đều sở hữu bốn chân ngắn. Chính vì thế người ta còn gọi chúng là giống chó Shiba chân ngắn hoặc Shiba lùn. Góc tổng hợp dưới đây hy vọng có thể giúp bạn cập nhật một vài kiến thú vị về giống chó lai này.

Khái quát chung về giống chó Shiba chân ngắn (Shiba Inu mix Corgi)

Shiba Inu có thể lai tạo với nhiều giống chó lùn, trong đó phổ biến nhất là giống chó Corgi. Bởi thế hệ con của hai giống chó này sở hữu phần ngoại hình khá dễ thương độc đáo.

Ngoại hình dự đoán

Ảnh 1: Một chú chó Shiba chân ngắn đáng yêu
Ảnh 1: Một chú chó Shiba chân ngắn đáng yêu

Ngoại hình của chó Shiba chân ngắn không phải lúc nào cũng dễ đoán. Nhưng trong phần lớn trường hợp, thế hệ chó Shiba lai với Corgi sẽ có ngoại hình theo một vài đặc điểm cơ bản dưới đây.

  • Khối lượng cơ thể: Từ 15 pound đến 25 pound
  • Chiều cao trung bình: Từ 10 inch đến 15 inch
  • Màu lông: Màu đen, nâu, vàng nâu, trắng, xanh lông chồn,..
  • Màu mắt: Đen hoặc nâu
  • Màu mũi: Màu đen
  • Đặc điểm đôi tai: Tai hình tam giác và dựng thẳng

Xét về mặt ngoại hình, Shiba Inu chân ngắn thừa hưởng đặc điểm của cả hai giống chó cảnh. Kích thước chiều cao tương đương với chó Corgi. Trong khi đó thân hình lại có phần thon gọn hơn Corgi.

Màu lông của chúng rất khó đoán. Bộ lông cực kỳ dày, lông dạng thẳng chứ không phải lông xoăn. Lông rụng khá nhiều nên người nuôi cần chải lông mỗi ngày.

Hiện nay, giống chó này đã được công nhận bởi câu lạc bộ chó lai American Canine (ACHC).

Một số vấn đề sức khỏe của chó Shiba chân ngắn

Ảnh 2: Shiba Inu chân ngắn thường gặp một vài vấn đề về xương khớp
Ảnh 2: Shiba Inu chân ngắn thường gặp một vài vấn đề về xương khớp

Shiba Inu chân ngắn là một trong số ít những giống chó lai đạt tuổi thọ 14 năm. Thậm chí còn cao hơn nhiều dòng chó thuần chủng khác. Tuy nhiên trong suốt quãng đời, chúng vẫn có nguy cơ mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Chứng loạn sản xương hông và khuỷu chân: Một bệnh di truyền khiến các khớp xương không bị trật, không cấp lại với nhau theo tỷ lệ tự nhiên. Từ đó dẫn đến viêm khớp.
  • Thoái hóa tủy: Căn bệnh thường gặp ở những chú chó có tuổi. Lúc này, hệ xương khớp của chúng bắt đầu yếu dần, thậm chí không thể đi lại.
  • Viêm đĩa đệm: Một căn bệnh tác động đến tủy sống, dễ dẫn đến tình trạng tê liệt xương khớp.
  • Các vấn đề về mắt: Ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của chó Shiba chân ngắn.

Những căn bệnh trên chủ yếu là do di truyền. Do đó trong quá trình phối giống, chủ nuôi cần chọn lọc nguồn giống bố mẹ khỏe mạnh để không di truyền lại bệnh cho con.

Có nên nuôi Shiba Inu chân ngắn?

Việc có nên nuôi chó Shiba chân ngắn hay không tùy thuộc vào sở thích của mỗi người nuôi. Tuy vậy trong phần này, Chomeocanh.com sẽ phân tích một cách khách quan lý do nên và không nên nuôi dòng Shiba lai Corgi.

Lý do nên nuôi

Ảnh 3: Shiba Inu chân ngắn khá thông minh
Ảnh 3: Shiba Inu chân ngắn khá thông minh

Tuy rằng không phải dòng thuần chủng nhưng Shiba chân ngắn vẫn khá thông minh, dễ gần, có thể huấn luyện trông giữ nhà cửa.

  • Khá thông minh: Shiba chân ngắn không hề ngô nghê như vẻ ngoài. Chúng thừa hưởng gen thông minh của cả Shiba và Corgi. Nếu huấn luyện ngay chó Shiba lai Corgi từ nhỏ, chúng sẽ biết nghe lời hơn.
  • Thân thiện, dễ gần: Không chỉ thông minh mà giống chó Shiba chân ngắn còn rất thân thiện. Chúng đặc biệt sống tình cảm, thích gần gũi chủ nhân nhưng cũng rất tinh nghịch. Nếu yêu thích cả Shiba Inu và Corgi, bạn có thể chọn mua giống chó này.
  • Tiếp thu khá tốt các bài huấn luyện: Shiba lai Corgi thừa hưởng đặc điểm tính cách của chó Shiba thuần chủng. Mặc dù tỏ ra thân thiện nhưng chúng vẫn biết dè chừng nhất định. Chính vì thế nhiều người đã lợi dụng đặc điểm này để huấn luyện Shiba chân ngắn phục vụ hoạt động canh giữ nhà cửa.

Lý do không nên nuôi

Ảnh 4: Lông chó Shiba Inu chân rụng nhiều và thường xuyên
Ảnh 4: Lông chó Shiba Inu chân rụng nhiều và thường xuyên

Nhìn chung, nếu so với dòng Shiba thuần chủng thì dòng chó lai không thể tránh khỏi một vài nhược điểm nhất định. Giống như lỗi trong quá trình di truyền.

  • Lông rụng nhiều: Lông chó Shiba lai Corgi dày và rụng rất nhiều. Chính vì thế khi nuôi giống chó này bạn cần phải bỏ thời gian chải chuốt tắm rửa thường xuyên cho chúng hơn.
  • Có xu hướng bị thừa cân: Tương tự như Corgi, Shiba chân ngắn dễ bị thừa cân không vận động thường xuyên. Việc gia tăng cân nặng không kiểm soát chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật, giảm tuổi thọ.
  • Rủi ro từ bệnh di truyền: Thực tế cho thấy dòng chó lai thường bị mắc bệnh di truyền nhiều hơn. Trong suốt quãng đời của giống chó này, chúng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh khó chữa.

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho Shiba Inu chân ngắn

Shiba Inu chân ngắn không quá khó nuôi. Khi nuôi giống chó Shiba này, bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng

Tương tự như những giống chó khác, Shiba Inu chân ngắn cần phải được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm protein, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất.

Theo từng giai đoạn phát triển, lượng thức ăn cho chó Shiba cần linh hoạt thay đổi. Khi cún còn nhỏ, số lượng bữa ăn trong ngày có thể là từ 4 đến 5 bữa. Nhưng khi cún lớn dần trên 6 tháng tuổi, bữa ăn nên giảm xuống chỉ còn 2 đến 3 bước.

Lưu ý, bạn không nên cho Shiba chân ngắn ăn quá nhiều tránh tình trạng thừa cân béo phì. Thức ăn cần đảm bảo không ôi thiu, không chứa hóa chất gây hại.

Chế độ luyện tập

Để tránh tình trạng béo phì ở chó Shiba lai Corgi chân ngắn, bạn phải chú ý cho cuốn luyện tập ít nhất 30 lần 60 phút mỗi ngày. Ngoài bài tập chạy bộ, bạn nên kết hợp một số bài tập khác. Chẳng hạn như:

  • Tập bắt bóng
  • Bơi lội
  • Chơi đùa cùng những chú chó khác
  • Tìm kiếm đồ vật

Kết luận

Chó Shiba chân ngắn được nuôi hiện nay chủ yếu là chó Shiba lai với Corgi lùn. Nét ngoại hình và tính cách của chúng thừa hưởng từ cả 2 giống chó. Hy vọng với bài chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về giống chó lai Shiba chân ngắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *