Chim Yến Phụng giá bao nhiêu? Mua bán vẹt Yến Phụng non

Chim Yến Phụng (tên gọi khác:Perruche Ondulée, tên khoa học: MELOPSITTACUS UNDULATUS) là một loại chim có nhiều màu sắc phong phú, không thể chê vào đâu được. Loại chim cảnh này nếu biết nuôi đúng phương pháp thì sinh sản rất nhanh. Trước thập niên 50, người Hoa gần như “độc quyền” nuôi loại chim này, họ chiếm lĩnh thị trường trong nước. Người Việt mình cũng nuôi nhưng hầu hết đều bị thất bại, do không biết phương pháp chăn nuôi lại quá chủ quan. Mặt khác, tài liệu chăn nuôi trong nước lại không có, mà sách vở nước ngoài nhập vào lại chỉ bàn về… những chuyện bên lề, không bổ ích gì cả. Nhưng “thất bại là mẹ thành công”, dần dần người ta cũng nuôi được, cũng sinh sản nhiều. Qua bài viết này, hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu về thông tin, đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và giá bán chim Yến Phụng nhé!

Thông tin về chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng

Yến Phụng là chim gì? Yến Phụng có biết nói không? Những thắc mắc này của các bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây

Nguồn gốc xuất xứ

Chim Yến Phụng là một loại vẹt có kích thước nhỏ, tên khoa học là Melopsittacus Undulatus. Ban đầu, Yến Phụng là một loại chim rừng, sống ở miền Nam châu Úc, thuộc họ két. Nguyên thủy nó chỉ có một màu vàng mắt đỏ, sống từng đàn, làm tổ trong những hốc cây rừng. Người phát giác ra giống chim qui này là mọt người Anh, tên Perruche (do đó, sau này người ta gọi Yến Phụng bằng tên Perruche). Từ thế kỷ thứ 18 Yến Phụng được phân bổ đi khắp các lục địa châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Đến đâu, loại chim màu sắc đẹp đẽ nay cũng được nhiều người ưa thích. Và khoảng hai trăm năm nay, qua sự lai tạo giống của các nhà điểu học nổi tiếng trên thế giới. Yến Phụng ngày nay đã có những bộ lông màu sặc sỡ. Từ màu vàng nguyên thủy, ngày nay ta đã có màu xanh nước biển, màu xanh đọt chuôi, màu tím màu trắng, màu xám, những con chim vàng bông, trắng bông, những con chim màu sắc mới lạ hài hòa không bút mực nào tả hết được cái đẹp rực rỡ của nó. Hiện nay, màu đỏ và màu đen tuyền vẫn còn là những màu mà người ta dù mong muốn vẫn chưa thể lai tạo được.

Đặc điểm

Các chú chim Phụng Yến có kích thước khá nhỏ. Khi trưởng thành, các bạn ấy có chiều dài trung bình là 18cm. Con số này đã tính cả chiều dài đuôi. Tuổi thọ của Yến Phụng từ 7-8 năm. Chim có phần đầu tròn, kích thước tương ứng với tỉ lệ cơ thể nên nhìn rất cân đối, bắt mắt. Các bạn ấy có một chiếc mỏ cứng. Phần mỏ sát miệng dày hơn và có chiều hướng quặp xuống đất. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh. Phía đỉnh đầu có một chiếc mào được tạo lên từ các sợi lông mao mềm mại. Chim có cổ to và dày, phần cổ khá tròn trịa.

Ngực nở và lưng thẳng là điều dễ nhận thấy ở các bạn Yến Phụng. Đây là loài chim vẹt có dáng vóc rất thanh thoát. Đôi chân hơi ngắn nhưng rất linh hoạt. Các ngón chân vừa to vừa dài. Bộ móng vuốt chắc chắn và cứng, là công cụ hữu hiệu giúp ích cho chim rất nhiều. Đuôi chim tương đối dài.

Đặc điểm của vẹt Yến Phụng
Đặc điểm của vẹt Yến Phụng

Đặc điểm ấn tượng nhất của Yến Phụng có lẽ là bộ lông. Họ nhà vẹt thường khoác lên mình chiếc áo sặc sỡ, nhiều màu sắc. Chim Yến Phung cũng không ngoại lệ. Lông của các bạn ấy có rất nhiều màu và cách phối màu mỗi loài cũng khác nhau. Tùy vào các giống lai tạo ở từng nơi mà các loài Yến Phụng tuy tương đồng về hình dáng, kích thước nhưng lại khác nhau về màu lông. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho loài chim Yến Phụng. Hiện trên thế giới có đến khoảng 50 loài vẹt Yến Phụng khác nhau.

Để phân biệt giữa chim trống và chim cái, các bạn hãy căn cứ vào màu sắc mũi của chim. Các anh chàng chim trống sẽ có màu hồng hoặc xanh. Trong khi các cô chim mái lại có màu trắng ngà. Nếu chim còn non sẽ khó mà phân biệt được. Các bạn chỉ có thể khẳng định giới tính của chim khi các bé ấy trên 2 tháng tuổi.

Phân loại chim Yến Phụng

Có nhiều loại Yến Phụng
Có nhiều loại Yến Phụng

Chim vẹt Yến Phụng có 3 loại phổ biến nhất:

  • Yến Phụng đuôi dài – xanh nhạt: Đây là loài Yến Phụng được chọn nuôi nhiều nhất. Bộ lông của các bạn ấy mang màu sắc chủ đạo là xanh nhạt. Phụ họa vào bộ lông này là các đường vân màu đen. Yến Phụng đuôi dài có chiếc mỏ màu xám và đôi chân cũng màu xám nhưng đậm hơn. Xung quanh viền mắt có màu trắng trong khi phần trán lại được tô bởi màu vàng nhạt. Mũi của chim đực khi trưởng thành sẽ có màu xanh dương.
  • Vẹt đuôi dài Lutino: Các bạn Lutino là dòng vẹt đột biến gen được tìm thấy vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các bạn ấy có bộ lông màu vàng nhạt. Đôi mắt màu đỏ không lẫn vào loài chim nào. Mũi chim trống trưởng thành có màu đỏ tía trong khi chim cái có màu trắng đục ngả sang màu nâu.
  • Vẹt xanh da trời cánh xám: Đây là các bạn Yến Phụng lần đầu được tìm thấy vào năm 1918. Như tên gọi, lông của chim có màu xanh dương và cánh thì có các sọc màu xám. Lông đuôi và lông cánh của chim rất dài, màu vàng chanh tươi sáng. Khi chim trưởng thành thì trên đỉnh đầu có màu trắng.

Ngoài 3 loài Yến Phụng đại diện này thì còn rất nhiều loài Yến Phụng phổ biến khác như: Đuôi dài xám xanh, xanh mặt vàng, đuôi dài có mào, đuôi dài vàng cốm,… Và đặc điểm nhận diện của từng loài đã được tiết lộ ở ngay cách gọi tên.

Đặc tính

Đặc tính của loài vẹt được đánh giá cao hơn các loài chim khác chính là khả năng ngôn ngữ. Yến Phụng là loài vẹt nói liên tục, nói rất nhiều khiến người nuôi nhiều khi cảm thấy phiền hà. Tuy nhiên, để các em ấy nói được như vậy là cả một quá trình huấn luyện đầy kiên trì. Các bạn Yến Phụng được đánh giá là không được nhanh nhạy bằng các dòng vẹt khác. Vì vậy huấn luyện mất nhiều thời gian và công sức hơn. Bù lại, khi học nói được rồi, các em ấy sẽ “phát huy hết công lực” bằng cách nói liên tục suốt ngày.

Bên cạnh nói thì như các loài chim khác, Yến Phụng cũng biết hót. Chim Yến Phụng hót rất hay nếu được huấn luyện bài bản. Các bạn có thể thu âm lại tiếng hót của các chú chim giống hót hay để chim Yen Phung hot theo.

Cách chọn trống mái:

Nuôi Yến Phụng được thành công là ghép đúng con trống với con mái. Có trống có mái mới sinh sắn được. Trước đây, người mình phần đông thường có tính chủ quan, hễ mua chim là chỉ chú trọng vào màu sắc, “ra lệnh” cho người bán bắt con này để ghép với con kia, mà quên rằng có trông có mái là điều cần cho việc sinh sản. Do đó, ta mới thường gặp cảnh nuôi chung hai trống hay hai mái thì làm sao sinh sản được. Thế là sinh nản chí và bỏ cuộc.

Đặc điểm của chim trống:

Muốn biết chim trống hay mái, ta phải quan sát ở phần mũi của nó. Con trống có hai màu mũi: màu xanh biếc và màu hồng.

a) Mũi màu hồng: Ở loại chim trắng mắt đỏ (trắng tuyền) vàng mắt đỏ (vàng tuyền), trắng bông, vàng bông.

b) Mũi màu xanh: Ở loại chim màu xanh két, xanh dương, xám, xanh đọt chuối hoặc màu tím.

Xin lưu ý: Màu xanh ở mũi này chỉ lộ rõ khi chim trống được hai tháng tuổi trở lên, chứ lúc một tháng thì có màu hồng. Do đó, với người có thị lực kém, hay không chuyên môn, có thể bị lầm lẫn.

Đặc điểm của chim mái:

Chim Yến Phụng mái thì rất dễ nhìn, vì mang màu lông nào trên mình cũng có sắc mũi màu trắng cả.

Cách ghép cặp:

Mỗi ngăn lồng chỉ nuôi được một cặp Yến Phụng. Không thể nuôi một trống hai mái. Ta chọn một trống một mái cùng cỡ tuổi với nhau, màu sắc ra sao tùy ý thích của mỗi người. Màu sắc không góp phần vào việc đánh giá con chim con sau này. Điều cần là nên nuôi chim tơ, đừng nuôi chim già. Chim đẻ được năm sáu năm, ta nên loại bỏ, vì đẻ không sai, trứng nhỏ lại ít cồ, nở không đều, nuôi con dở… Tuy nhiên ta có thể lựa trống già một vài năm tuổi ghép với mái tơ, hay mái già đẻ được năm mười lứa ghép với trông tơ cũng được.

Xin lưu ý: chim già dù trống hay mái, con mắt nhỏ lại, trong khi chim tơ thì con mắt lớn ra. Chim già thì mũi sù sì, trong khi chim tơ mui nhẵn, bóng lưỡng.

Chim Yến Phụng sinh sản như thế nào?

Yến Phụng sinh sản nhiều nhất vào mùa hè
Yến Phụng sinh sản nhiều nhất vào mùa hè

Yến Phụng sinh sản quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè. Các chú Yến Phụng mắn đẻ nên số lượng chim luôn dồi dào. Trong thời kì này, cả hai vợ chồng nhà Yến Phụng sẽ cùng tham gia vào việc xây dựng tổ ấm. Tổ chim Yến Phụng thường là những thân cây được khoét lỗ, vừa chắc chắn lại an toàn.

Yến Phụng mái đẻ trứng như gà vịt, mỗi lần một quả. Khi số lượng trứng đạt 4-8 quả thì chim mái sẽ ngừng đẻ để tiến hành ấp trứng. Các bạn có biết Yến Phụng ấp bao nhiêu ngày không? Giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng 18 đến 22 ngày, tùy thuộc vào thời tiết cũng như quá trình ấp của chim. Không chỉ chim mái ấp trứng mà chim trống cũng tham gia vào quá trình này. Chim Yen Phung non mới nở có màu vàng nhạt, lúc này còn rất yếu ớt. Lông mọc thưa thớt và sẽ hoàn thiện khi các chú chim đạt 3 đến 5 tháng tuổi.

Chim bố mẹ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng các con trong khoảng từ 1-2 tháng tuổi cho cứng cáp. Các chú chim non vẫn được mẹ ấp ủ bảo vệ. Đến khi lứa chim con có thể tự lập cuộc sống riêng, chim bố mẹ sẽ dời đi để tiếp tục cho mùa sinh sản tiếp theo.

Môi trường sống

Các chú chim Yến Phụng sống theo cặp rất thủy chung son sắt. Từng cặp chim thường kết lại thành bầy lớn để cùng chung sống. Do có nguồn gốc từ Hồng Kông nên những nơi có khí hậu tương đương Hồng Kông sẽ là môi trường sống lý tưởng nhất. Vẹt thích nghi được ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Với điều kiện này, Việt Nam chính là môi trường sống lý tưởng.

Nuôi chim Yến Phụng

Cách nuôi chim Yến Phụng
Cách nuôi chim Yến Phụng

Yến Phụng là loài chim dễ nuôi, dễ chăm sóc và có sức khỏe cũng khá tốt. Để chăm một em Yến Phụng, các bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau.

Lồng chim và nơi đặt lồng:

Nuôi Yến Phụng phải chú ý đến lồng chim và nơi dặt lồng, đây không phải là việc đơn giản, mà chính là bí quyết để được thành công.

Khi nuoi chim Yen Phung, các bạn nên chọn một chiếc lồng chim bằng kim loại thay vì chiếc lồng gỗ. Vì những chú Yến Phụng có chiếc mỏ rất khỏe và chắc chắn để đục thân cây làm tổ. Một chiếc lồng bằng kim loại là lựa chọn hợp lý nhất nếu bạn không muốn chú chim của mình “phá tường vượt ngục”. Một điều nữa là chiếc lồng bằng kim loại sẽ dễ dàng vệ sinh hơn. Các bạn đặt lồng chim ở những nơi thoáng mát, có thể treo lên một cành cây to cho gần gũi với thiên nhiên.

Phía bên trong lồng đặt đầy đủ dụng cụ đựng thức ăn và nước uống, cũng như giá đứng cho chim. Trong thời gian sinh sản thì bạn làm thêm một chiếc ổ bằng gỗ mỏng, lót mùn cưa bên dưới và đặt luôn trong lồng.

Lồng chim:

Yến Phụng thuộc họ Két (Perroquet) nên có mỏ quắp và sắc bén. Nó lại ưa dùng mỏ quập vào nan lồng để leo trèo, do đó nuôi lồng tre không được, mà phải nuôi bằng lồng sắt. Lồng có thể làm riêng từng cái, nếu nuôi ít, hoặc làm có nhiều ngăn. Mỗi ngăn như vậy phải có kích thước: ngang 50 phân, chiều rộng và chiều cao 45 phân. Nếu lồng có nhiều ngăn thì vách ngăn phải kín. Có như vậy mới bảo đảm sự có cồ đầy đủ cho ổ trứng. Nếu vách ngăn là lưới hoặc chấn song để hai bên có thể thấy nhau được, thì khi cặp bên này “đạp mái” con trống bên kia sẽ đạp vào vách “ghen” ngay, khiến cặp bên kia sẽ bỏ dở cuộc “mây mưa”. Vì vậy, nếu không có cơ hội thuận tiện để phôi giông kỹ càng, thì cái trứng ngày hôm đó có thế sẽ không cồ!

Phụ kiện của lồng:

Bên trong lồng Yến Phụng phải có đầy đủ những phụ tùng sau đây: một cái ổ đế, một chai nước, một máng ăn, một cóng khoáng, và bên dưới là máng phân.

a) Ổ đẻ:

Ổ đẻ của Yến Phụng làm bằng ván mỏng chừng một phân, nên dùng loại ván dầu cho chắc. Ổ có hình hộp chừ nhật, chiều dài 25 phân, chiều rộng và chiều cao độ 10 phân. Bên trên ổ là một cái nắp (1) có gắn bản lề để khi cần mở ra mà kiểm soát trứng hoặc chim con, và làm vệ sinh cho ổ. Mặt tiền ổ khoét môt lỗ tròn, đường kính 4 phân (2) để làm nơi cho chim chui vào ổ. Đáy ổ thì chia làm hai phần, giữa có một thanh gỗ nhỏ, chiều cao độ 2 phân, chiều dài 8 phân. Hai phần này, một phần dừng làm phòng đẻ trứng, một phần dùng làm nơi chim cha mẹ vào đút mồi cho con. Phần làm nơi cha mẹ đút mồi bao giờ cũng cùng phía với cửa (2) ra vào, còn phần kia thì khoét một lòng chảo để trứng quy tụ vào một chỗ cho chim mẹ ấp (3). Ở mặt trước và mặt sau của ổ, ta nên tạo thêm một lỗ nhỏ để thông hơi.

Xin lưu ý là ổ Yến Phụng đễ không cần rơm rác, trứng nở là hoàn toàn do thân nhiệt của chim mẹ toát ra. Chim trống không biết ấp, và lắm trống cũng biếng nuôi con.

b) Chai nước:

Nếu có ống bằng nhựa theo kiểu của ngoại quốc thì rất tốt. Còn không thì ta nên lấy một cái chai có nắp thiếc hay nhựa, dung tích từ 10 phân khối trở lên. Giữa nắp có một lỗ nhỏ vừa đút lọt một cọng căm xe đạp đế nước rỉ ra khi chim đút mỏ vào uố Chai này đổ đầy nước rồi trút ngược xuống, treo vào lồng bằng một sợi dây kẽm. Chiều cao từ đáy lồng đến miệng chai chừng 7 phân là vừa. Nêu treo chai nước cao quá, chim sẽ khó với tới mà uống nước.

Tuyệt đối không nên dùng chai giác hơi, chai chao làm cóng nước, vì chim dễ trượt chân dọng đầu vào cóng mà chết ngạt.

c) Máng ăn:

Máng ăn của Yến Phụng nên đóng bằng gỗ, theo hình hộp chữ nhật, bề đáy 12 phân x 7 phân, cao 5 phân. Không nên dùng máng bằng nhựa vì chim sẽ cắn hư.

Miệng máng nên đóng những cái nẹp làm viền để làm sao cho miệng máng nhỏ hơn chiều đáy, để thức ăn bớt rơi vải ra ngoài.

d) Cóng khoáng:

Cóng khoáng có thể làm bằng thiếc, tốt hơn hết là chai giác hơi, có móc kẽm gắn chắc vào thành lồng. Nuôi Yến Phụng cần phải có khoáng chất, thiếu chất này con chim sẽ chậm lớn, chim mẹ không đẻ (cách chế biến khoáng chất sẽ trình bày rồ ở phần cuối sách).

e) Máng phân:

Mỗi ngăn lồng đều phải có một máng phân bằng thiế Đây là nơi không những chỉ chứa phân mà còn chứa vỏ hạt do chim nhằn thải ra, phải vệ sinh máng hàng ngày.

Vị trí đặt lồng chim:

Chim Yến Phụng là giống chim mẫn xúc (sensible), tức là dễ xúc cảm, trái ý một chút là bị “sốc” ngay. Do đó, ta phải chọn một vị trí đặt lồng lý tưởng cho chim. Chỗ đặt lồng là một chỗ nhất định, sau này không nên di chuyển. Một lần di chuyển là một lần chim bị “sốc”, có thể ngừng đẻ một thời gian dài. Nơi đặt lồng lý tưởng là nơi phải thoáng khí, có nắng ban mai rọi vào. Tuyệt đối tránh đặt lồng cạnh bếp, chim sợ khói, sợ ẩm và sợ chỗ tối tăm. Ta cũng nên tránh đặt lồng ở chỗ có gió lùa, nắng chiều, hay bị mưa tạt. Nên nuôi chim ở một nơi riêng biệt, thật sự yên tĩnh, không có chó, mèo và trẻ con nô đùa, và cho chim ngủ sớm thì chim sẽ đẻ sai, việc chăn nuôi sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt.

Do đó, có nhiều người nuôi chim tại phòng khách khang trang lại thất bại, trong khi những kẻ khác nuôi chim ngoài vườn, gần gũi với thiên nhiên, chim lại đẻ sai, nuôi con giỏi!

Tốt hơn hết, chỗ nuôi Yến Phụng không nên để người lạ vào quấy nhiễu, nhất là trẻ con nghịch ngợm và chó mèo rình rập chồm phá chim.

Chim Yến Phụng ăn gì? Yến Phụng non ăn gì?

Yến Phụng ăn gì?
Yến Phụng ăn gì?

Yến Phụng ăn gì? Thức ăn cho chim Yến Phụng khá đa dạng. Yến Phụng trong thiên nhiên ăn tạp, tùy vào loại thức ăn mà chim kiếm được. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bạn nên cho chim ăn 3 loại thức ăn chính là hạt ngũ cốc, rau củ quả và thức ăn bổ sung.

  • Hạt ngũ cốc: Các loại hạt khô như thóc, gạo, ngô, kê,… Trong đó chim thích ăn nhất là hạt kê vàng.
  • Rau củ quả: chọn những loại rau củ quả chín, tươi cho chim ăn như rau muống, ra xà lách, rau cải, trái ổi, trái táo,… Chú ý không cho ăn các loại rau có vị đắng hay trái cây còn xanh.
  • Thức ăn bổ sung: Là những loại thức ăn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Các bạn có thể cho chim phụng ăn thêm bột vỏ sò, bột bỏ trứng, muối và hạt sạn. Bột vỏ sò và bột vỏ trứng sẽ cung cấp thêm canxi cho chim. Muối cung cấp lượng muối khoáng cho cơ thể. Còn các hạt sạn tuy không mang lại dinh dưỡng nhưng lại giúp chim tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Yến Phụng ăn các loại hột. chúng nhằn vỏ để ăn ruột của hột. Thức ăn của Yến Phụng la lúa, hột kê, rau, bắp non.

Lúa:

Yến Phụng ăn lúa vẫn sống, vẫn sinh sản nhưng kêt quả không tố Thứ nhất là chim tơ chậm đẻ, chim đẻ thì ít trứng, chim con không bụ bẫm, không lớn con, và tệ hơn là khoảng cách giữa hai lứa thay vì khoảng 50 đến 60 ngày lại kéo dài ra khoảng tháng rưỡi, có khi hơn.

Hột kê:

Yến Phụng ăn hột kê là tốt nhất: chim tơ mau đẻ, chim mẹ đẻ sai, chim con mau lớn, bụ bẫm, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 50 ngày.

Kê pha lúa :

Cho ăn theo cách này tốt hơn là ăn lúa 100%, nhưng lại không bằng ăn kê 100%. Cách này chỉ nên áp dụng trong trường hợp chim con mất giá, hoặc kê lên giá, cho ăn kê 100% không lời.

Khi đã làm ăn, tất nhiên ai cũng phải để tâm tính toán việc lời lỗ. Theo kinh nghiệm của người nuôi Yến Phụng lâu năm thì: giá tiền mua một kí kê ngang với giá tiền bán một chim con thì người nuôi đã có lời. Từ câu nói đó, ta suy ra… sẽ biêt sự lời lỗ của mình ra sao.

Rau:

Yến Phụng rất thích ăn rau. Một đôi chim có thể ăn mõi ngày 3 lá rau xà lách. Nếu nuôi chim con, ta nên tăng lượng rau lên. Trường hợp chim cha mẹ hay chim con tiêu chảy (phân ướt) thì cho bớt rau lại, hoặc cho ngưng rau lại vài ngày. Ta có thể thay xà lách bằng rau muống cũng được.

Bắp non:

Bắp non hay bắp sữa không phải là thức ăn hoàn toàn bổ dưỡng. Người ta chỉ cho Yến Phụng ăn bắp non khi chúng đang nuôi con, nhất là phải nuôi đến 5 hay 6 con trong ổ. Chỉ có bắp non mới giúp cho chúng đủ thức ăn để đút mồi cho con kịp thời. Do đó sau khi hết nuôi con thì ta nên ngừng cho ăn bắp.

Nước uống:

Trong thời gian chim đẻ và ấp, chim ăn rất ít và uống rất ít. Nhưng, trong thời gian nuôi con, thì thức ăn và nước uống, ta phải cung cấp đầy đủ cho chim. Thiếu nước, chim con mau mất sức và chết yểu.

Khoáng chất:

Khoáng chất tưởng không cần thiết cho Yến Phụng, vì bình thường ít khi thấy chúng mò đến cóng đựng khoáng. Nhưng đến thời rụng trứng, chim mái ngày nào cũng cắm cúi ăn khoáng, ta biết là chim sắp đẻ. Thời gian nuôi con, chim liên tục đút khoáng cho chim con. Do đó, thiếu khoáng trong những giai đoạn này là điều nguy hiểm, chim con sẽ èo uột và chết yểu.

Cách trồng kê: Nói đến việc nuôi Yến Phụng là phải nghĩ đến việc trữ kê. Thiếu kê, hay không lo nổi khoản kê thì xin đừng tính đến việc nuôi Yến Phụng. Mỗi cặp Yến Phụng trung bình mỗi tháng ăn hết 600 gr kê. Nếu nuôi con thì mỗi tháng phải hết một kg kê. Do nếu một vài cặp thì không có gì đáng lo, nhưng nêu nuôi số nhiều, năm bảy chục cặp Yến Phụng trở lên thì phải trữ kê từ đầu mùa mới được.

Trữ kê:

Do cây kê chỉ trồng được vào mùa nắng nên mỗi năm, nhà nông chỉ trồng được hai đên ba vụ là cùng. Từ đó dẫn đến sự biến động của thị trường kê. Từ tháng hai âm lịch đến tháng tư âm lịch được tính là đầu vụ mùa, lúc này giá kê rất hạ. Qua tháng năm âm lịch, giá kê bắt đầu lên dần, và đắt nhất là tháng giáp hạ. Nhiều năm, đầu mùa mua 4 ngàn một kg, mà tháng giáp hạ lại tăng đến 20 ngàn đồng hoặc có khi đắt hơn. Vì vậy, nếu nuôi nhiều, ta phải trữ kê ngay từ đầu mùa, sao cho đủ ăn cho đến mùa tới. Có đủ khả năng tính được,như vậy thì việc chăn nuôi Yến Phụng mới nắm chắc phần lời.

Trồng kê:

Đối với nhà nông chuyên nghiệp thì việc trồng kê là việc dễ dàng, chẳng khác gì cách trồng lú

Trước hết, ta cũng tạo một nương mạ. Đất phải làm thật tơi, thật nhuyễn, sau đó vảy kê lên nương mạ. Lấy rơm phủ một lớp thật mỏng ở bên trên để giữ độ ẩm cho hạt giống nảy mầm. Khi cây mầm lên cao độ vài phan, ta bắt đầu tưới bằng thùng bông sen mỗi ngày ba lần. Khi mạ kê mọc cao chừng 15 phân, ta bắt đầu cấy ra ruộng. Khoảng cách giữa hai cây mạ chừng 15 phân. Ruộng cấy, phải chia líp, bề ngang của mỗi líp chừng một thước rưỡi, giữa có lối đi để tiện tưới hàng ngày. Cứ thế, mỗi ngày ta tưới ba lần, chia ra sáng, trưa và chiều, thỉnh thoảng nhổ cỏ dại. Cấy chừng một tháng thì kê trổ đòng đòng, trước sau thì đúng hai tháng rưỡi là kê chín. Nên nhớ, kê bắt đầu chín là khỏi phải tưới nữa. Kê chín, ta dùng liềm gặt như gặt lúa, về vò ra rồi đem phơi cho thật khô. Sau đó phải sàng sảy cho hết rác và bụi bặm, rồi đố vào lu khạp, cất vào nơi mát mẻ trong nhà để cho chim ăn dần.

Xin lưu ý: trồng kê phải trồng vào mùa nắng, phải chăm tưới, vì kê thiếu nước cũng như ruộng mạ bị hạn, khô queo như cỏ cháy. Mặt khác, trồng kê phải canh giữ gà vịt, chim chuột phá hoại.

Săn sóc chim đẻ :

Yến Phụng được sáu tháng tuổi thì đẻ. Có con đẻ sớm hơn bình thường một vài tháng, nhưng điều đó không có gì đáng mừng. Những con chim đẻ sớm thường nuôi con không ra gì, cũng như người mẹ còn quá trẻ thì thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc làm mẹ. Đó là chưa nói đến việc cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên đẻ sớm thì sớm suy.

Chim lứa chưa đẻ lần nào, thường chịu trông hàng tháng trước khi đẻ. Khi sắp đẻ, cả trống lẫn mái thường lăng xăng trong ổ, vợ chồng lúc nào cũng ríu ra ríu rít, cùng mớm mồi cho nhau, thỉnh thoảng đưa nhau ra cầu đậu đế đạp mái.

Thường thì trước khi dẻ cái trứng đầu đời, chim mái thường nằm suốt một đêm. Cũng có con trước khi đẻ thì gây gổ với chim trông, cấm cửa không cho chim trống vào ổ đẻ. Đây là những mụ vợ khó tính, ta nên để tâm theo dõi về sau. Chim mẹ đẻ mỗi lứa từ 4 đến 6 trứng, có con đẻ tới 10 trứng. Thường thì chim tơ đẻ nhiều trứng hơn chim già. Khi đã đẻ thì chim mái đẻ liên tục, mỗi ngày một trứng. Có khi đẻ đôi ba trứng lại nghỉ một ngày. Ngày nào nghỉ đẻ thì ngày hôm sau chim đẻ thật sớm. Chỉ một mình chim mẹ ấp trứng 18 ngày sau thì trứng nở.

Yến Phụng đẻ cái trứng đầu tiên là ấp luôn, nghĩa là từ trứng thứ hai trở đi thì vừa ấp vừa đẻ. Vì vậy, trứng nào đẻ trước thì nở trước, dẫn đến việc có khi con nở trước đã mọc đủ lông ống mà con nở sau mới khẻ mỏ!

Dĩ nhiên, trong trường hợp này, chim mẹ vẫn nuôi con cẩn thận. Con nào nở trước thì đút hat to, con nào mới nở thì đút chất lỏng như sữa.

Tuy nhiên, nếu ta nuôi nhiều, thì ta nên xử lý kịp thời đế tránh trường hợp cha mẹ “ham con” mà đạp chết con, hay anh chị chim lớn đè bẹp em nhỏ chết. Cách xử lý có hai giai đoạn:

Giai đoạn còn là trứng:

Trứng chim ấp độ năm sáu ngày, ta có thể soi lên ánh sáng mặt trời, hoặc ánh sáng đèn điện để biết trứng có cồ hay không. Nếu trứng có cồ thì ta bỏ vào cho âp, các trứng khỏng cồ ta loại ra ngoài. Tốt hơn, ta nên để chim đẻ được mười ngày rồi sẽ rọi vì sợ những trứng đẻ sau chưa tới ngày tượng hình.

Nếu sau khi rọi, ta thấy số trứng có cồ quá nhiều (trung bình một ổ nên để tối đa là 5 trứng vì khả năng một cặp chim chỉ nuôi 3 đến 4 con là vừa, ép nuôi nhiều con quá chim con sẽ ốm yếu không ra gì, có khi lại bị chết yểu) thì ta nên chừa lại trong ổ chừng 5 trứng, số trứng có cồ dư ra ta tìm ổ nào ít trứng gởi vào. Chim được gởi trứng lạ không hề phản ứng gì cả.

Giai đoạn đã nở con:

Nếu ta nuôi số nhiều, trong nhà lúc nào cũng có vài chục cặp đang nuôi con, thì ta chọn những con cùng ngày tuổi giao cho một mẹ nuôi, như vậy chúng không xô lấn giành ăn nhau, cũng không đè nhau khiến con nhỏ nhất bị chết ngạt.

Trường hợp gởi trứng thì không sao, nhưng trường hợp gởi con, ta phải để ý xem phản ứng của chim mẹ. Nếu trong thời gian một buổi mà êm thì tốt, nhưng, nếu gặp chim mẹ quá dữ, nó có thể giết những chim con lạ, có khi giết cả ổ chim con nó, và trong trường hợp đó, chim mẹ sẽ bị “sốc” một thời gian dài mới chịu đẻ lại lứa sau.

Đúng ra trường hợp tai hại trên ít khi xảy ra, nhưng nếu ta theo dõi từ đầu, nếu thấy có sự khác lạ thì xử lý kịp thời cũng vẫn còn kịp. Cách xử lý khôn ngoan nhất là mẹ nào con nấy.

Khi biết trong ổ đã có chim con thì ngày nào ta cũng kiểm soát ổ con một vài lần. Công việc này nên làm nhẹ tay, nên thận trọng để khỏi làm kinh hoàng chim mẹ. Nếu thấy chim non bị chết thi nên bắt bỏ ra ngay. Nếu để chim con chết sình thúi thì chim mẹ sẽ bỏ ổ ra ngoài, không nuôi con nữa. Phân chim con thường khô, ta nên giữ lại trong ổ, việc này có hai điều lợi:

  • Hơi phân sẽ sưởi ấm cho chim con.
  • Chim con đứng trên phân khô không bị dạc cẳng (đi chàng hảng). Chim bị dị tật cẳng thì chỉ bỏ đi.

Trong trường hợp thấy phân trong ổ bị ướt thì ta phải lau chùi chỗ chim con nằm thật khô, và ngưng ngay việc cho ăn rau trong một vài ngày. Đồng thời kiểm soát lại cóng khoáng, xem có hư không, phải thay ngay nếu khoáng bị hư.

Chúng ta có thể xử lý bằng cách lấy phân khô ở trong ổ chim con khác để vào ổ chim tiêu chảy này để chim con được ấm.

Về nhiệm vụ của chim trông trong thời gian nở con: Chim Yến Phụng trống không biết ấp trứng. Trong thời gian chim mái ấp trứng thì thỉnh thoảng chim trống chui vào ổ mớm mồi cho vợ. Khi có con, chim trong cũng góp sức với chim mái mớm mồi cho con. Một đôi khi, chim trông mớm mồi cho con mái để chim mái quay vào ổ mớm mồi lại cho chim con. Khi chim nở được hơn ba tuân thì chim mẹ sửa soạn đẻ trứng lứa sau.

Trong trường hợp này, ta hạ ổ cũ xuống dưới, và thay vào lồng một ổ mới, miễn là lỗ hộp đẻ phải cùng một phía với ổ cũ. Hoặc ta bắt chim con sang một ổ mới, xong cạo sạch ổ cũ đế chim mẹ chui vào đê đẻ lứa sau. Chim mẹ khi đã đẻ lứa sau thì giao nhiệm vụ đút mồi lứa trước lại cho chim trống. Thời gian chim trống đút mồi cho con cũng chỉ độ một tuần, vì lứa này chim con đã khôn lớn có con đă biết đi lẩm chẩm vào máng kiếm ăn.

Trong thời gian chim mái ấp trứng và nuôi con, nếu nó bị “sốc” vì chuột vào lồng chạy tứ tung làm chim sợ thì có thể chim bỏ ổ không ấp nữa hoặc không nuôi con.

Mùa đẻ và mùa thay lông:

Thường thường loại chim nào cũng có mùa thay lông trong năm. Đây là lúc chúng rủ bỏ lớp lông cù để thay lớp lông mới khác. Hết mùa thay lông là mùa đẻ. Thế nhưng, với Yến Phụng đẻ quanh năm dù trong mùa nắng hay mùa mưa, dù tháng nóng hay tháng lạnh, chim vẫn đẻ. Có điều chúng tôi nhận thấy:

  • Nửa năm đầu, tức sáu tháng dầu năm, chim đế lứa nào cùng tốt, chim con ra rất nhiều, con nào cũng bụ bẫm cả.
  • Sáu tháng cuối năm, chim nở ít, nhiều ổ chỉ nuôi được một vài con, số còn lại bị chết yểu.

Đã thế, có nhiều chim mẹ bị suy yếu sức khỏe, lườn chim nhô ra mỏng dính như lưỡi dao. Trong trường hợp chim mẹ bị suy, ta nên lấy ổ ra khỏi lồng đẻ cho chim mẹ tạm ngưng đẻ một thời gian.

Yến Phụng không có mùa thay lông. Hình như cứ một lần đẻ hoặc ấp trứng, nó thay lông một ít, vì ta thấy có nhiều lông ở trong ổ, giống như kiểu chim nhổ lông đế lót ổ cho con vậy.

Từ việc này, ta có thể rút một kinh nghiệm là muôn dành chim con lại để tăng bầy, ta nên chọn những lứa chim đẻ vào sáu tháng đầu năm, vì thời này chim con đều mập mạp, khỏe mạnh.

Vệ sinh:

Yến Phụng dù nuôi nhiều cũng không bị hôi hám bao nhiêu, vì phân khô. Tuy nhiên nếu vệ sinh lồng nuôi, hay chuồng trại thường xuyên thì vẫn tốt hơn.

Vệ sinh ổ đẻ:

Sau khi nuôi con xong một lứa, ta phải lấy ổ ra ngoài, cạo thật sạch lớp phân dính dưới đáy ổ cho thật sạch rồi đem phơi nắng. Sau đó, đem ổ đặt vào chỗ cũ cho chim đẻ lại lứa sau.

Vệ sinh máng phân:

Máng phân của lồng là nơi chứa chất những vỏ kê hoặc lúa, cùng phân chim. Ta nên làm vệ sinh vài ngày một lần để tránh kiến, gián, chuột chui vào máng ăn thức ăn rơi rớt của chim, có thể làm cho chim sợ hãi. Chuột chui xốông máng lồng cũng gây ra điều tai hại là chúng sẽ rút chân chim con vừa biết đi chập chững xuống mà ăn. Hễ chuột ăn thịt chim con một lần thì lần sau nó quen mùi ăn mãi. Vì vậy, nuôi chim Yến Phụng là phải trừ chuột, không để cho chuột đến gần lồng.

Về phòng bệnh:

Chim Yến Phụng miễn nhiễm về bệnh dịch, chúng không bị chết hàng loạt như gà vịt. Nhưng, chúng có thể mắc vài chứng bệnh sau đây:

Bị mạt cắn:

Tuy ổ đẻ không rơm rác, nhưng Yến Phụng vẫn bị mạt. Con mạt hút máu chim làm cho chim ốm và có thể chết dần mòn. Để phòng ngừa, ta nên vệ sinh ổ đẻ, máng phân, nuôi chim trong lồng sắt để con mạt không có chỗ máng phân, nuôi chim trong lồng sắt để con mạt không có chồ nương tựa. Ngoài ra, ta phải nuôi chim xa chỗ nuôi gà hoặc bồ câu để tránh mạt lây lan sang. Nếu chim bị mạt thì ta đến nơi bán thuốc thú y mua thuốc trừ mạt về pha với nước, xịt vào chuồng vào chim, cũng như trừ cho gà vịt vậy.

Bệnh tiêu chảy:

Chim bị bệnh tiêu chảy thì xù lông, thân mình chóng gầy còm. Nên bớt cho ăn rau một thời gian, chim sẽ hết.

Chân và mũi bị sùng:

Những con chim già thường bị chứng lớp da sần sùi ở chân và mũi. Bệnh này không lây. Nếu bệnh nhẹ thì ta rửa chân chim bằng thuốc tím pha loãng trong vài lần thì chim sẽ bớt dần. Còn nếu bệnh nặng thì ta nên loại bỏ.

Bí quyết nuôi Yến Phụng:

Nuôi Yến Phụng không có gì khó, nêu ta nắm vững được những bí quyết sau đây :

Không thay đổi ổ:

Như ở phần đầu bài, chúng tôi đà trình bày là chim Yến Phụng rất mẫn xúc, rất nhạy cảm, nó đẻ ổ nào thì cả đời cứ thích đẻ mãi trong ổ đó. Vì vậy, mua chim đang đẻ của người ta, mình phải mua luôn cái ố của nó. Nếu trong ổ đang có trứng hoặc đang có con nhỏ, ta đem ổ của nó về, nó sẽ tiếp tục ấp trứng hoặc nuôi con. Nếu lấy trứng hoặc đem chim con về để vào một ổ mới thì chắc chắn chim mẹ sẽ bỏ ổ, dứt khoát không chịu chui vào.

Mỗi ổ có một cái lỗ làm cửa cho chim vào đẻ:

nếu chim mẹ đã quen cửa ổ nằm về phía nào thì cứ chọn ổ có cửa trổ về phía ấy cho nó. Ví dụ, chim đã quen ổ có cửa trổ về phía trái, thì nếu có muốn thay ổ, ta cũng phải lựa ổ nào có cửa trổ về phía trái, thì chim mới chịu chui vào. Nếu ta chọn ể có cửa trố theo phía khác thì chim sẽ bị “sốc”.

Xin lưu ý là chim mái khó tính hơn chim trống, hễ mái chịu chui vào ổ thì chim trông mới vào theo. Chỉ trừ trường hợp chim trống quá sung, và chim mái quá mắn đẻ thì ta thay ổ nào cũng được.

Cách xử trí khi gặp chim mái quá dữ:

Phần nhiều chim Yên Phụng mái rất “ham con”. Chim mẹ luồn luôn ở lì trong ổ với con, thỉnh thoảng mới chịu chui ra kiếm mồi vào đút. Hễ chim trống vào ổ là chim mái đánh đuổi ra ngay. Có khi con mái rượt đuổi đánh chim trống đến chết. Con chim trống coi vậy mà rất dễ chết. Chim mái đè xuống cắn vào đầu vào mắt một hồi là chim trống mềm nhũn như một nắm lông.

Trong trường hợp chim mái quá dữ, ta biết thế nào cùng đánh giết chim trống, thì việc làm tốt hơn hết là bắt chim trống ra nuôi riêng một thời gian, mặc cho chim mái nuôi bầy con một mình. Chờ lúc nào cho chim con khôn lớn, bắt ra nuôi riêng, thì ta mới thả chim trống vào lồng như cũ. Tuy nhiên ta cùng phải theo dõi trong một vài giờ xem động tĩnh ra sao để xử lý kịp thời.

– Có trường hợp chim mái đang ấp hoặc đang nuôi con mà chim trống chết hay bị sổ lồng thì ta đừng vội vả thay vào lồng con trống mới. Cứ để cho chim mái tự nuôi xong lứa con đó rồi mới ráp cặp cho nó sau. Nếu vội vã thay trống khác ngay thì thế nào chim trống đó cũng bị chim mái đánh chết.

Cách gởi chim con nhờ nuôi vú:

ổ chim nào nở được nhiều con, ta phải gởi số con dư qua chim khác nuôi vú hộ. Mỗi ổ trung bình nuôi bốn con là vừa. Con nào dư ra, ta tìm những ổ ít con, nhưng cùng một lứa nhờ nuôi hộ. Nên gởi con vào ban đêm là tốt nhất. Nếu gởi ban ngày thì phải để tâm theo dõi xem chim mẹ có phản ứng bất lợi hay không, nếu chim mẹ cứ nằm yên trong ổ tức là nó tỏ ý “bằng lòng”. Nếu chim mẹ không  bằng lòng thì nó sẽ giết chết chim con trong ổ trong chốc lát.

Tránh để cho chim bị sốc vì quá hoảng sợ:

Vì tiếng động lớn như pháo nổ, hoặc để chuột nhắt chui vào lồng, chạy trốn trong ổ thì chim mẹ có thể bỏ ổ không ấp, không tiếp tục nuôi con. Vì vậy, ta nên nuôi chim ở nơi thật yên tĩnh, tránh chó mèo, chuột bọ đến quấy rầy làm chim hoảng sợ.

Không phải cặp chim nào cũng đẻ tốt, cũng nuôi con giỏi.

Vì vậy, cặp nào sinh sản không ra gì thì nên loại bỏ.

Có trường hợp cặp chim đẻ lứa nào cũng tốt, nhưng lại xen kẽ vào một lứa hoàn toàn trứng không cồ:

Điều đó không có gì đáng lo, cứ tiếp tục nuôi cặp chim ấy, lứa sau sẽ tốt trở lại.

Nuôi riêng một cặp thì vừa chậm đẻ, vừa đẻ thưa.

Trong nhà càng nuôi nhiều, chim càng đẻ sai. Hình như tiếng chim non kêu “chíp chíp” có tác dụng kích thích sự động dục của những cặp chung quanh.

Loại vàng mắt đỏ sinh sản rất yếu:

thường phải nuôi bảy tám tháng mới bắt đầu đẻ, mà nuôi con cũng không giỏi bằng các loại Yến Phụng màu khác. Nhất là chim mái màu vàng tuyền lại thường bị kẹt trứng vào các lứa thứ tư, thứ năm mà chết. Do vậy ta nên ghép cặp trống vàng mắt đỏ (tức vàng tuyền) với chim mái màu khác sẽ cho kết quả tốt hơn.

Tránh cho chim mái đẻ sớm:

mà phải nhờ chim 6 tháng tuổi mới cho đẻ. Muốn vậy, chim tơ sau khi lựa chọn trống mái xong, ta nên nuôi theo lối tập thể: mái nuôi chung một lồng, trống nuôi chung một lồng. Chờ cho chim được 5 tháng tuổi, ta mới cho ghép cặp; độ tháng sau, chim bắt đầu đẻ. Chim mái đẻ sớm nuôi con cũng chẳng ra gì, mà lại chóng kiệt sức, đẻ được vài năm là tàn.

Chim con để giống:

Nên chọn con khỏe mạnh, bụ bẫm, không bệnh tật, còn màu sắc không nên đặt thành vấn đề.

Chim lứa bốn năm tháng tuổi có hiện tượng vào máng kê nằm xoáy khiến kê văng tung tóe là hiện tượng sắp đẻ, ta nên ghép cặp hoặc đặt ổ đẻ vào cho nó là vừa.

Nuôi Yến Phụng tập thể

Ở các nước phương Tây, từ lâu, người ta đã nuôi Yến Phụng theo cách tập thể, có kết quả rất tốt. Nuôi tập thể thì nuôi được số nhiều, có thể tùy theo khả năng mà nuôi các cặp, hoặc hàng chục ngàn cặp. Nuôi như vậy là nuôi bằng trại chứ không phải nuôi bằng lồng, đỡ tốn kém mà cũng đỡ tôn công chăm sóc.

Chúng tôi cùng xin trình bày ra đây để quí vị tham khảo, hầu tùy nghi sử dụng.

Cách làm chuồng trại:

Tùy theo số chim nuôi nhiều hay ít mà ta lập chuồng trại lớn hay nhỏ. Chuồng trại nuôi Yến Phụng tập thể gồm có hai phần: Phần nhà và phần sân chơi.

Phần nhà:

Nhà đây là nhà tường, từ nền đến mái đều không có kẽ hở nào để chim lọt ra ngoài. Nhà có hai cửa: Một cửa sau để người chăm sóc bước vào, và cửa trước rộng ăn thông với sân chơi. Nhà này dùng để chứa ổ chim đẻ. Nếu nuôi một ngàn cặp là nhà phải đủ chỗ để máng vào vách, vào kệ sao cho vừa đủ chỗ một ngàn cái ổ để chim vào đẻ.

Cái quan trọng là làm sao thiết kế được cái cửa vào nhà, mà khi vào cũng như khi ra, chim không thể lọt ra ngoài được con nào. Muốn vậy, ta phải làm hai lần cửa. Khi vào, ta mở lớp cửa ngoài rồi đóng lại, sau đó mở lớp cửa trong mới bước hẳn vào nhà, rồi lại đóng kín lại. Nếu có con chim nào lọt ra lần cửa thứ hai này thì nó cũng kẹt ở khoảng giữa hai lần cửa, ta bắt ngay lại dễ dàng.

Cửa trước của nhà thì không cần đóng, vì ăn thông với sân chơi của chim.

Sân chơi của chim:

Sân chơi của chim nối liền với căn nhà chứa ổ đẻ. Dĩ nhiên sân phải rộng được bao bọc các phía trên và chung quanh bằng loại lưới nhỏ, mà chắc, tránh chim khỏi lọt ra ngoài. Chiều cao của khung lưới phải trên hai thước, còn diện tích rộng hẹp là còn tùy ở số chim nuôi tập thế nhiều hay ít. Trong sân, ta thiết kế những rảnh nước, những hồ nhân tạo cho chim xuống tắm và uống nước, phải tạo những cây giả, hoặc những cây sào dài để chim đậu. Điều cần là phải tạo những khoảng rộng để chim bay thoải mái. Một góc sân chơi nào đó là nơi chứa kê, chứa khoáng cho chim ăn thoải mái. Tóm lại, sân chơi là nơi sinh hoạt của đàn chim, được sống tự do với thiên nhiên. Còn phần nhà bên trong là nơi chim sinh sản. Con nào có nhiệm vụ đẻ, ấp, nuôi con thì vào trong đó, còn con nào không vướng bận gì thì cứ vui chơi.

Cách điều hành chuồng tập thể:

Công việc điều hành chuồng hay trại chim tập thể thường có các việc như sau: tiếp tế lương thực cho chim thật đầy đủ, kiểm soát ổ đẻ và vệ sinh chuồng trại.

Tiếp tế lương thực:

Như ta đã biết, mỗi ngày một cặp chim ăn tốn khoảng 20gr kê. Nếu chim đang nuôi con thì mỗi ngày một gia đình nhà chim ăn hết 40gr kê. Lấy con số đó nhân cho số cặp chim nuôi trong trại, ta sẽ có số lượng kê (hay lúa) phải tiếp tế hàng ngày. Nếu nuôi nhiều thì ta phải đặt nhũmg máng kê dài sao cho đủ chỗ để số chim nuôi trong trại có chỗ đứng ăn thoải mái, khỏi phải giành giật tranh nhau ăn. Nước uống phải có đủ cho chim uống và lúc nào nước cũng phải sạch. Ngoài ra, khoáng chất cũng phải cung cấp đầy đủ, vì thiếu khoáng, chim sẽ còm và sinh sản kém dần.

Kiểm soát ổ đẻ:

Chim thả vào trại tập thể lần đầu, ta nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi với nhau, để sau này nuôi được bảy tám năm ta loại bỏ hẳn một lần rồi thay vào lứa chim mới. Vì sau bảy năm, chim đã tới tuổi già, sinh sản kém, nên loại bỏ.

Nếu nuôi một ngàn cặp chim, ta phải treo săn 1.100 cái ổ, để chim khỏi phải tranh giành cắn mổ nhau. Ổ phải đánh số thứ tự 1, 2, 3…. để sau này dễ theo dõi cặp nào nuôi con dở mà loại bỏ, cặp nào nuôi con tốt thì giữ lại. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi cặp đều có một trang trong sổ để theo dõi sự sinh sản hàng tháng ra sao.

Người lo việc kiểm soát ổ đẻ còn có nhiêm vụ loại bỏ những trứng không cồ, rồi tùy theo đó mà dồn trứng, dồn con sao cho hợp lý (như phần trên đã trình bày), ổ nào chim con đã đúng tuổi “ra ràng” thì bắt vào lồng đem đi bán. Xong, làm vệ sinh ngay chỗ đó để chim mẹ tiếp tục vào đẻ lứa khác.

Xin lưu ý là tuyệt đối không được dời vị trí ổ đẻ. Ổ nào trước để ở đâu thì năm bảy năm sau cũng cứ nằm y nguyên chỗ ấy. Nếu dời ổ thì cặp chim đó thế nào cũng bị “sốc” , và có thể từ đó mà làm sốc thêm những cặp chim khác.

Vệ sinh chuồng trại:

Trong nghề chăn nuôi, việc vệ sinh chuồng trại bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu. Chuồng trại mất vệ sinh là mầm mống gây bệnh tật cho thú nuôi. Thú nuôi mà chết thi chủ nuôi bị sạt nghiệp. Nuôi Yến Phụng tuy không dơ bẩn, ô uế như nuôi gà vịt, nhưng chỗ nào có đồ ăn thức uống rơi vãi thì chỗ đó tất có ruồi bọ. Vì vậy, ta nên quét dọn hàng ngày mọi nơi mọi chốn ở trong khuôn viên trại.

  • Ổ nào bắt con bán xong, phải cạo rửa sạch sẽ, đem ra phơi nắng một lúc rồi đem máng vào chỗ cũ.
  • Rau xà lách cho chim ăn phải rửa sạch sẽ và ngâm vào thuốc tím pha loãng để diệt trứng ký sinh trùng.
  • Máng ăn, máng uống phải cọ rửa sạch sẽ, luôn luôn thay nước mới, tinh khiết.

Ngoài ra, mỗi ngày, người lo vệ sinh chuồng trại nên quan tâm đến sức khỏe của bầy chim. Hễ phát giác có con chim chết trong khuôn viên trại là phải xem đó là chim trống hay chim mái. Nếu là chim mái thì phải bắt một con chim mái nuôi dự trữ ở ngoài đem thả ngay vào khu tập thể (tự nó sẽ tìm ra con trống góa vợ mà bắt cặp sau này). Dĩ nhiên, sau dó, ta phải tìm hiểu xem tại sao con chim đó bị chết, để tìm cách lo liệu cho cả bầy chim.

Thường thì chim nuôi theo dạng tập thể đều mạnh khỏe, vì chúng được tự do bay nhảy sống hòa hợp với tự nhiên, chứ không yếu ớt như chim nuôi nhốt trong lồng. Tuy nhiên, sự chết chóc vì lý do này hay lý do khác vẫn phải xảy ra. Nếu chỉ là số ít, ta không nên quan tâm đến.

Một điều cùng cần xin nhắc nhở là chúng ta phải thường xuyên kiểm soát xem trong sân bao lưới có chỗ hở nào khiến chim theo đó mà bay ra không. Vì Yến Phụng đã ra khỏi lồng là bay thẳng, vô phương bắt lại.

Nên nhớ để mất một con chim đẻ là coi như mất một cặp đẻ. Vì gầy lại một cặp chim đẻ tốt không phải là chuyện dễ dàng, đầu hôm sớm mai mà có.

Trong mùa mưa bào, chim đều trú trong nhà, vì vậy ta nên nghĩ đến việc lo chỗ cho chim đủ đậu, và lo chỗ ăn uống cho chim ở ngay trong nhà.

Tóm lại, “chim no thì người no, chim mạnh thì người khỏe”. Ta có thể dùng câu nói đó làm phương châm chăn nuôi cho mình.

Ổ chim đẻ theo cách nuôi tập thể.

Ổ chim đẻ theo cách nuôi tập thể của chim Yến Phụng cũng đóng bằng gỗ, có hình dáng và kích thước như sau:

Đó là một hình hộp dựng đứng, có bề cạnh đáy cỡ 12 phân, và chiều cao 20 phân. Mặt đáy có khoét một lồng chảo đường kính khoảng 9 phân (4) để trứng chim tụ lại cho chim mẹ ấp. Phần trên cùng là nắp đậy (1), có bản lề mở ra đóng lại dễ dàng hầu kiểm soát chim con và vệ sinh ổ đẻ. Mặt trước ổ, phần trên khoét một lỗ tròn (2) có đường kính khoảng 4 phân để làm cửa ra vô cho chim mẹ vào đẻ và đút mồi cho con. Dưới cái cửa tròn đó, gắn thẳng góc với ổ một khúc cây tròn bằng ngón tay trỏ (3) độ mười phân để làm cầu chim đậu, trước khi chui theo lỗ tròn vào ổ.

Đây là kiểu ổ không phải của tác giả bầy ra, mà là do sự thiết kế của các nhà điểu học nước ngoài, và họ đã áp dụng thành công mỹ mãn.

Cái lợi của loại ổ này là chim con không thể rớt ra khỏi ổ được. Chim con bên trong mà tự ra được khỏi ổ là chim đã biết bay rồi, do đó, dù ổ có treo cao, chim cũng không thể chết được.

Trong khi đó, kiểu ổ nuôi lồng (ổ đẻ theo chiều ngang), chim non thường lọt ra khỏi ổ bằng hai cách, một là tự nó ra, hai là do nó bám vào chim mẹ, khi chim mẹ ra khỏi cửa ổ là vô tình mang nó ra theo. Chim non rớt xuống đáy lằng, nếu ta không phát giác kịp bắt bỏ vào ổ trở lại thì dễ bị chết: một là chết lạnh, hai là do chuột ở máng phân ăn thịt.

Chim bố mẹ thấy con rớt khỏi ổ chỉ nhìn với cặp mắt bàng quan.

Lợi và hại của cách nuôi tập thể:

Ở đời trước khi bắt tay vào làm một việc lớn nhỏ gì, người ta cũng tính toán đến chuyện lợi hại ra sao rồi mới làm. Chăn nuôi cũng vậy, cũng phải tính toán hơn thiệt thật kỹ rồi mới dám bỏ vốn ra.

Ở đây, nếu so sánh việc nuôi Yến Phụng bằng lồng, và nuôi theo lối tập thể, ta thấy có những điều lợi như sau:

  • Nuôi nhiều mà đỡ tốn lồng. Tiền đóng lồng gấp mấy lần tiền lưới bao quanh sân chơi của chim.
  • Kiểm soát và vệ sinh chuồng trại dễ dàng, ít tốn công hơn là nuôi lồng. Thử hỏi mỗi ngày kiểm soát đẻ và làm vệ sinh một ngàn cái lồng tốn bao nhiêu công phu.
  • Tiết kiệm được một phần năm lương thực cho chim hằng ngày. Ai nuôi Yến Phụng cũng biết, chim ăn mười hột thì đã rơi vãi ra ngoài vài ba hột. Nhưng hột rơi vãi này sẽ bị bỏ đi. Còn nuôi tập thể thì ta không hao tốn một hột nào, vì chim rất thích nhặt những hột rơi vãi bên ngoài máng mà ăn.
  • Tiết kiệm được công lao cho ăn cho uống. Nuôi một ngàn cặp chim trong lồng, mỗi ngày phải lo đổ đầy một ngàn chai nước, một ngàn máng ăn. Còn nuôi tập thể chỉ cần đổ ào vào máng một lần là xong chuyện.
  • Đỡ choán diện tích chuồng trại, vì tìm chỗ đặt một ngàn cái lồng phải chật năm căn nhà, trong khi nuôi tập thể một ngàn cặp chim chỉ tốn diện tích bằng phân nửa.

Cái lợi của việc nuôi tập thể có thề còn nhiều, nhưng bây giờ ta hãy nói về những điều hại:

  • Nuôi tập thể khó kiểm soát được sự sinh sản của từng cặp chim. Nuôi bằng lồng, cặp chim nào sinh sản ra sao ta đều biết tường tận, còn nuôi tập thể, dù để tâm theo dõi, nhưng vẫn không có kết quả bằng.
  • Nuôi tập thể, con chim tuy mạnh, nhưng đẻ không sai bằng chim nuôi lồng. Ví dụ chim nuôi lồng một năm được sáu lứa, thì nuôi tập thể, nhiều cặp chỉ đẻ được bốn. năm lứa mà thôi. Như vậy có thề tính số thiệt hại về chim con đẻ ra từ 20 đến 30% so với việc nuôi lồng.

Bây giờ, so sánh giữa cái lợi và cái hại của việc nuôi lồng và nuôi tập thể, ta nhận rõ việc nuôi tập thể bao giờ cũng lợi hơn, mặc dù bị mất đên 30% số chim con thu được.

Yến Phụng nhờ vào sắc lông nhiều màu lộng lẫy của nó; nên lúc nào cũng có giá trên thị trường quốc nội lẫn quốc ngoại. Nếu có vốn và có đất đai vườn tược rộng ta có thể bắt tay vào việc khai thác mặt hàng này.

Chăm sóc sức khỏe

Chim có sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, nếu chủ quan mà không chăm sóc tốt, chim vẫn có thể mắc một số bệnh. Các bạn hãy dọn dẹp chuồng chim thường xuyên để giữ vệ sinh, rửa các khay đựng thức ăn và nước uống sạch sẽ. Các bạn tắm cho chim 1 lần/2 ngày vào mùa hè. Còn mùa đông thì chỉ nên tắm vào những ngày có nắng ấm. Chim Yến Phụng là loài chim thích tắm ngập nước. Vì vậy khi tắm xong hãy lau khô hoặc sấy khô lông chim ngay để tránh bị nhiễm lạnh.

Dạy chim nói

Như đã nói ở bên trên, dạy Yến Phụng nói là một quá trình cần đầu tư thời gian và công sức. Khi chim được 2-3 tháng tuổi là có thể bắt đầu huấn luyện. Mỗi ngày, bạn dành ra một chút thời gian để nói chuyện với các bạn ấy, để Yến Phụng tập nghe cho quen. Sau đó dạy những từ ngữ cơ bản, từ ngắn trước. Khi chim thuộc rồi mới dạy đến từ khác. Nếu có thể thì hãy cho chim nghe giọng của các vùng miền khác nhau để chim có thể bắt chước giọng nhiều vùng miền.

Yến Phụng giá bao nhiêu? – Địa chỉ bán chim Yến Phụng

Địa điểm bán chim Yến Phụng uy tín
Địa điểm bán chim Yến Phụng uy tín

Chim Yến Phụng là những chú chim đẹp, bắt mắt nên nhu cầu mua chim Yen Phung để làm thú vui rất cao. Vì số lượng nhiều và được bán phổ biến nên giá chim Yến Phụng khá là mềm. Bạn có thể tìm mua ở bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước, ở các cửa hàng chim cảnh hay các trại chim lớn. Giá vẹt Yến Phụng dao động từ 180 đến 400 nghìn. Tuy nhiên, cần lưu ý với các mặt hàng Yến Phụng giá rẻ để tránh mua phải các chú chim không có chất lượng, chim bị dị tật hoặc bị bệnh từ trước. Các bạn hãy đến những cơ sở ban chim Yen Phung uy tín như Chomeocanh.com Petshop để được bảo hành chất lượng.

1 những suy nghĩ trên “Chim Yến Phụng giá bao nhiêu? Mua bán vẹt Yến Phụng non

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *