Chim Sơn Ca giá bao nhiêu, cách nuôi, mua bán chim con

Thật là buồn chán khi trong nhà chỉ văng vẳng âm tai mỗi tiếng tivi, nồi niêu xoong chảo hay vài mẩu chuyện vu vơ, hết chuyện ngôi nhà trở lại không khí tĩnh lặng như ban đầu. Thế sao bạn không sở hữu cho mình một chú chim Sơn ca với tiếng hót thánh thót xóa tan sự buồn tẻ, im ắng trong căn nhà của bạn. Khiến cuộc sống trở lên yêu đời hơn, sau mỗi giờ làm việc ta càng muốn phóng nhanh về căn nhà yêu thương nghe tiếng chào mỗi ngày.

Trước khi có ý định tậu về cho mình một chú chim sơn ca, bạn cần tìm hiểu về loài chim này, để chọn được chú chim ưng ý và nuôi chim thật tốt.

Vài nét về chim Sơn Ca

Sơn Ca và Họa Mi, ai là giọng ca vàng của thế giới loài chim?

Tất nhiên, giọng mỗi chim có một làn điệu khác nhau nhưng khi đã được nghe qua thì chắc chắn ai cũng ngợi khen, và muốn được nghe mãi.

Một con thì ở núi rừng, một con thì ở đồng ruộng thế nhưng chim nào cũng nhát người. Chúng còn có một điểm giống nhau nữa là tuy có giọng hót nổi tiếng như nhau, nhưng bộ lông của chúng lại xấu như nhau. Có thể nói bộ lông của Họa Mi màu vàng cháy, quê mùa nhưng trông còn đẹp, còn bộ lông của Sơn Ca thì dù người dễ tính đến đâu cũng không dựa vào cớ nào để khen được: bộ lông của Sơn Ca màu xám lọt, trên lưng và cánh lại có nhiều sọc đen y như bộ lông của chim Mỏ Nhát tức Rẽ Gium (Kapella gallinago gallinago), hoặc như chim Choắt mỏ thẳng (Limosa limosa melanuroides). Thật ra trời sinh cho Sơn Ca bộ lông lấm lem này là để cho chúng dễ lẫn lộn trong bờ trong bụi, trong đám cỏ rác mà không bị kẻ thù phát hiện. Thế nên nhiều người mới gọi Sơn Ca là chàng Trương Chi của thế giới loài chim.

Hai giống chim này trong nước mình đều có, và với số lượng nhiều, thế nhưng từ trước đến nay người ta chỉ chú trọng nhiều đến việc nuôi Họa Mi, chứ chim Sơn Ca thì số người nuôi rất ít.

Lý do là nhiều người nghĩ rằng giống chim này khó nuôi, đồng thời họ lại đánh giá sai lầm về tài nghệ của Son Ca trong nước, cho rằng có giọng hót tầm thường không bằng chim của Hồng Kông chẳng hạn. Do đó, dù biết giá chim nhập rất cao mà thiên hạ cũng đổ xô nuôi chim nhập!

So sánh giữa Sơn ca nhập và Sơn Ca Việt nam

Người ta nhập chim, đồng thời cũng nhập luôn lồng, nghĩ rằng con chim tài danh quí hóa như vậy phải được nuôi trong lồng ngoại mới xứng với nó. Tất nhiên thú chơi này một thời là thó chơi của nhũng người giàu có, vì có nhiều tiền lắm bạc người ta mới có khả năng nhập chim và lồng từ nước ngoài về!

Quả thật, bốn năm mươi năm trở về trước, những thợ làm lồng trong nước mình ít có mấy ngưòi có tay nghề cao chạm trổ được chiếc lồng Sơn Ca vừa ý như lồng của Hồng Kông vậy. Mãi sau này, nhiều người mới bắt chước kiểu cách của lồng ngoại để làm ra chiếc lồng vừa đẹp vừa bền vừa có kiểu dáng mới không thua kém gì hàng ngoại.

Trở lại vần đề Sơn Ca trong nước thì càng ngày giới nuôi chim mới đánh giá đúng mức được từng giống chim từ Nam chí Bắc, và phải nhìn nhận Sơn Ca nước mình có giọng hót không thua kém chim của Tàu. Và từ đây họ không mơ ước đến việc nuôi chim ngoại nhập nữa, chỉ tốn tiền vô ích mà thôi.

Chim Sơn Ca trong nước vừa rẻ lại vừa nhiều, dọ đó không cần phải nhiều tiền lắm bạc mà giới bình dân cũng đủ sức nuôi được.

Tuy nói là từ Nam chí Bắc đều có, nhưng không phải vùng nào trên khắp đất nước cũng có giống chim này sinh sống cả.

Sơn Ca tập trung sống từng vùng, nơi nào có đồng cỏ có ruộng đồng nương rẫy, nghĩa là có người trồng trọt hoa màu là chúng đến cư ngụ. Người ta cũng thấy chúng xuất hiện ở các đồi núi và các động cát dọc theo bờ biến…

Ở thì tập trung một nơi, nhưng khi kiếm ăn thì chúng phải tỏa đi khắp. Thức ăn của chúng là các loại côn trùng nhỏ như giun dế, cào cào non… mà những loại côn trùng này thì chỉ có nhiều ở nơi trong hoa màu hay ở các dồng cỏ.

Sơn Ca thì sống nhiều vùng, nhưng không phải nơi nào chúng cũng hót hay cả. Nhiều nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề chơi Sơn Ca lâu năm đều đánh giá Sơn Ca của Quảng Ninh (Bãi Cháy) có giọng hót hay nhất không thua gì Sơn Ca của Trung Hoa.

Giống Sơn Ca Bãi Cháy vừa lớn con vừa đẹp mã, nên từ lâu đã được các nghệ nhân nuôi Sơn Ca trong nước chọn nuôi.

Sơn Ca sinh sống ở Huế giọng hót cũng hay, lớn con và vóc dáng không thua gì chim ở Bãi Cháy. Lông Sơn Ca Huế màu vàng nghệ, trán có vân vảy cá nhìn là phân biệt được ngay. Đặc biệt là giống ở Huế nuôi mau dạn, nên ai cũng ưa chuộng.

Đà Nẵng cũng có giống Sơn Ca trán có vân khía. giọng hót cũng khá hay.

Trong Nam thì có giống Sơn Ca ở vùng Bà Điểm Hốc Môn giọng hót rất hay, nhưng nhiều người ngại nuôi vì quá nhát, nuôi lâu dạn người, mà bộ lông cũng không được sắc sảo như các giống vừa kể trên.

Tuy ai chê cứ chê, giống Sơn Ca Bà Điểm ngày nay cũng được nhiều nghệ nhân chọn nuôi, và giá cả nó tương đối thấp.

Cách chọn chim Sơn ca

Nếu bạn chọn những chú chim Sơn ca già thì bạn xác định rằng việc thuần chúng là rất vất vả, tốt nhất bạn nên chọn những chú chim Sơn ca non, để về chăm sóc và thuần chúng nghe theo chỉ đạo của mình.

Một đặc điểm khác những loài chim khác là những chú chim sơn ca được xem là đẹp và hót hay thì có đốm nổi bật ở trên người, chim thường vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên vậy, hai cánh của chúng không nằm hai bên mà bắt chéo trên lưng. Nghe giọng hót bạn sẽ thấy chúng rất điệu, luyến láy và đổi giọng liên tục, từ thấp lên cao, mỗi lần như thế sẽ kéo dài khoảng 30 phút.

Thường chim mái và chim trống rất khó phân biệt vì chúng có màu lông tựa tựa như nhau. Tuy nhiên vẫn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây để phân biệt: chim mái sẽ có phần đầu, vai, ngực nhỏ hơn chim trống. phần lườn của chim mái ít lông hơn, phần ngực chim trống chẻ đôi, bạn quan sát khi chúng di chuyển sẽ thấy con chim nà hay thò lên thụt xuống thì đó chính là chim trống bạn nhé.

Bạn nên mua chim Sơn Ca ở đâu để được giá tốt, đảm bảo chất lượng???

Bạn muốn sở hữu một chú chim Sơn ca nhưng chưa biết tìm mua chúng ở đâu phải không? Mình sẽ chỉ cho bạn nơi bán chim sơ ca tốt nhé!

Bạn có thể mua ở chợ

Chợ là nơi giao thương, có rất nhiều người mua bán trao đổi các loại chim cảnh khác nhau. Bạn sẽ có nhiều cơ hội ngắm nghía, chọn lọc rất nhiều giống chim khác nhau, từ đắt đến rẻ đều có hết.

Tuy nhiên bạn nên cần có một sự hiểu biết rộng và sâu về các loài chim thì khi bạn mua chim Sơn ca ở chợ, bạn mới chọn được cho mình một con thật ưng ý. Tại đây chú chim của bạn sẽ không được đảm bảo về mặt sức khỏe, chất lượng khi “tiền trao cháo múc”. Đã qua tay rồi thì người buôn sẽ chả còn trách nhiệm gì với chú chim của bạn nữa cả. Đôi khi việc không hiểu biết về giá cả sẽ khiến bạn trả giá cao hơn rất nhiều vì bị đòi thách.

>> Anh em nên suy nghĩ về việc chọn mua chim ở chợ nhé!

Mua chim trên mạng

Việc mua chim trên mạng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ. Với những shop uy tín và có trách nhiệm như Chomeocanh.com, ngoài sở hữu 1 “kho” chim chuẩn đã qua chọn lọc bởi các chuyên gia, Chomeocanh.com Petshop còn tư vấn giúp bạn chọn được chú chim như yêu cầu của bạn đặt ra, chia sẻ với những kinh nghiệm nơi và phòng tránh những trường hợp dễ gây hại đến chim >>> ĐIều này không phải ở shop nào cũng có thể làm được.

Chomeocanh.com shop còn có trách nhiệm quan tâm săn sóc đến chú chim Sơn ca của bạn khi bạn đã chọn mua chúng. Với tiêu chí hàng đầu về chất lượng, uy tín, niềm đam mê về chim Chomeocanh.com sẽ giúp bạn sở hữu được một chú chim Sơn ca đẹp, chuẩn và tốt nhất, giá cả cực kỳ cạnh tranh.

Giọng hót của chim Sơn Ca

Sơn Ca có giọng hót thật hay, và cách phô diễn giọng hót của nó cũng rất đặc biệt. Khi bàn đến giá trị của giọng hót Sơn Ca, chắc chắn người ta phải nghĩ ngay đến cách phô diễn này.

Trước hết xin bàn đến giọng hót. Giọng của Sơn Ca không chan chát như giọng Họa Mi mà rất thanh tao mặc dầu cũng có âm vút cao nhưng rồi lại thanh tao êm nhẹ. Cái hay của giọng Sơn Ca là rất giàu âm điệu, lắm tiết tấu lại được chim khéo léo luyến láy rất tài tình.

Giọng của chim Sơn Ca hót ngoài đồng nội, nếu được may mắn nghe hết trọn khúc hót của nó thì ai cũng say mê, có thể nó còn quyến rủ hơn khi chim hót ở trong lồng.

Đó là giọng hót, còn cách phô diễn giọng hót thì rất đặc biệt.

Ở ngoài đồng nội, Sơn Ca chỉ sống chui róc trong các lùm cỏ để kiếm ăn, đồng thời cũng trốn lánh kẻ thù giết hại cho nên ít khi chim đứng dưới đất mà hót. Khi hót, chim cất cánh bay bổng lên trời, và cứ thế vừa bay vừa hót. Giọng hót của nó hòa quyện với gió, tràn ngập trong không gian, cho nên tiếng hót cứ rền ngân trong gió nghe như gần như xa… Cho đến khi cánh chim chìm khuất trong mây mà âm thanh giọng hót của nó như còn phảng phất cả một góc trời. Chắc chắn ai được nghe Sơn Ca tung cánh lên mây hót thoải mái ngoài trời như vậy, dù chỉ một lần cũng không dễ gì quên được.

Nuôi trong lồng, Sơn Ca cũng tìm một chỗ cao nhất ở trong lồng là mặt để đứng hót. Khi cao hứng chúng còn chấp chói cánh bay lên bay xuống trong khoảng trống từ đế lồng lên đến nóc lồng rất nhiều lần để hót. Cách biểu diễn này quả thật là độc đáo, chúng ta không thể tìm thấy được ở bất cứ một giống chim hót rừng nào.

Và cũng chính vì mong được thưởng thức nét biểu diễn độc đáo này nên nhiều người mới mê nuôi Sơn Ca.

Sờ dĩ chúng tôi nói như vậy là như bạn đã biết là nuôi Sơn Ca không dễ như nuôi các giống chim khác. Điều này sẽ xin trình bày vào những trang sau.

Các loại thức ăn cho chim

Sống ngoài trời, Sơn Ca ăn các loại côn trùng mà sống, nhưng khi nuôi trong lồng thì người ta tập cho chim ãn thức ăn mới do chủ nuôi chế biến ra.

Có người cho Sơn Ca ăn tấm gạo rang trộn trứng như thức ăn của Họa Mi hay chim Khướu mà chúng tôi đã trình bày ở đoạn trên.

Có ngưòi lại dùng ruột kê trộn trứng, theo công thức một kí lô ruột kê thì trộn với hai mươi lòng đỏ trứng gà (hay trứng vịt). Tất nhiên ta cũng rang kê cho vàng rồi mới bóp nhuyễn tròng đỏ trứng gà với kê rồi đem phơi khô.

Hai loại thức ăn này cho Sơn Ca ăn đều đem lại kết quả tốt cả.

Ngoài thức ăn chính đó ra, bạn nên cho chim ăn thêm cào cào non, hoặc sâu tươi, hay trứng kiến nữa. Những thức ăn phụ này nếu được cho chim ăn mỗi ngày thì rất tốt. Trong trường hợp tìm không ra cào cào hay sâu tươi, thì bạn có thể thay thế bằng thịt bò vụn. Chim Sơn Ca vốn thân mình nhỏ nên ăn thức ăn không nhiều, do đó ta cần phải bồi bổ thường xuyên cho nó để chim lúc nào cũng sung sức.

Chim Sơn ca cũng không khó nuôi và thức ăn của chúng dễ tìm như: cào cào non, kiến cánh, mối, các côn trùng nhỏ và các loại bông cỏ. Khi chim bắt đầu tập ăn thì bạn trộn cám cò, cám gà với trứng, nếu thời gian đầu chim cảm thấy khó ăn thì có thể trộn thêm ít kiến cánh, sau một thời gian chim sẽ quen dần với việc ăn cám, lúc đó mình giảm dần lượng kiến đi.

Khác với loài chim khác, chim Sơn ca nếu được cho ăn quá nhiều sâu tươi, dế hay cấm mất chất sẽ khiến chim không tiêu hóa tốt, thậm chí là chết. Bạn nên lưu ý cám cho chim ăn phải có nhiều chất xơ để chim có thể tiêu hóa được tốt hơn.

Tắm cho chim

Một việc mà nuôi bất cứ loài chim nào cũng cần phải thực hiện chính là việc tắm táp cho chim, sau đây mình sẽ chỉ cách tắm cho chim Sơn ca của bạn sao cho tốt.

Bạn chú ý nha, loài chim này không tắm bằng nước đâu bạn nhé, chúng chỉ tắm bằng cát thôi. Bạn nên chọn loại cát mịn để thay thường xuyên cho chi để chim tránh bị rận, tối thiểu mỗi tuần phải thay một lần bạn nhé, đừng để quá lâu, chim sẽ bị bệnh.

Ngoài tắm cát thì mỗi sáng bạn chú ý tắm nắng cho chim, thời gian tắm khoảng từ 2 – 3 tiếng, sau đó mang vào chỗ mát, vì chim Sơn ca rất sợ bóng tối.

Để giữ vệ sinh sạch sẽ cho chim thì trong vòng 1 tuần bạn nên rửa sạch chân của chim với nước sạch có pha thêm chút muối để khử trùng, cắt dũa móng chân nếu bạn thấy đã dài.

Lồng chim Sơn ca

Lồng nuôi Sơn Ca là loại lồng đặc biệt, nó khác với lồng nuôi các giống chim hót rừng khác, ở kích thước cũng như kiểu dáng. “Nhà” của những chú chim này phải chắc chắn và có đáy cao để đựng cát, nấm để chim tắm và đứng. Bạn nên chọn loại nấm có nhiều nấc để chim có thể tập đứng lên thuần thục.  Đối với những chú chim mới được mua về thì bạn cũng chỉ nên chọn lồng thấp khoảng 75cm và có nấm thấp

Thường thì người ta nuôi Sơn Ca bằng ba kiểu lồng sau đây:

  • Loại lồng thấp cao khoảng bốn mươi phân, dùng để nuôi chim con.
  • Loại lồng trung, có chiều cao khoảng sáu, bảy tấc để nhốt chim lớn. Kể ra loại lồng có chiều cao này vẫn chưa đủ sức cho chim bay, nhưng nếu trần nhà bạn quá thấp thì tạm dùng loại lồng trung này vậy.
  • Loại lồng cao có chiều cao từ thước hai, thước năm, thậm chí có người đặt làm đến thước tám, hai thước. Đó là những nhà có trần quá cao, nên treo lồng này mơi xứng hợp. Lồng càng cao thì con chim sống càng thoái mái, chứ không gây trở ngại gì cả cho sự sinh sống của nó.

Đó là sự khác lạ về kích thước, còn sự khác lạ về kiểu dáng là giữa lồng có gắn một vật hình nấm từ đáy lồng nhô cao lên gọi là “đế”, có nơi gọi là “dù”. Cái đến này có chiều cao có thể năm phân (dành cho chim con), một tấc (dành cho chim có tháng tuổi lớn hơn) và vài ba tấc dành cho chim lớn, trưởng thành.

Chiều cao của dù còn tùy thuộc ở chiều cao của chiếc lồng đang nuôi chim nữa. Hễ lồng thấp thì dù phải thấp, và lồng cao mới dùng loại dù cao mới cân xứng. Khả năng của Sơn Ca có thể lên được dù cao đến bốn, năm tấc.

Dù hay đế là nơi chim thường đúng lên đó để hót, thay vì bay lên cao. Mà chim khi hót có bay lên cao cũng đứng từ đỉnh dù mà bay lên bay xuống nhịp nhàng. Do đó, lồng chim Sơn Ca mà không thiết kế cây dù này thì không đúng cách.

Mặt khác, lồng nuôi Sơn Ca còn một điểm khác lạ nữa là do đáy lồng trải cát (thay vì lót bố) nên phần dưới của lồng là vách kín, có chiều cao độ năm sáu phân để khi chim vùi vào cát (tắm cát) cát sẽ được giữ lại không văng tung tóe ra ngoài.

Chim Sơn Ca không có thói quen tắm nước, nó cũng như gà, chỉ biết vùi mình vào cát một hồi sau đó đứng dậy rũ lông cho sạch là lấy làm thích thú lắm.

Cách nuôi Chim Sơn Ca con

Do bản tính chim Sơn Ca bổi quá nhát người, nên nguời ta mới thích nuôi Sơn Ca con. Mặc dầu ai cũng biết nuôi Sơn Ca con rất khó nhọc, tốn nhiều công của mà kết quả có thể không ra gì.

Ít ai có tài đoán trước được bầy chim Sơn Ca con trước mặt con nào là trống nào là mái, nên khi nuôi Sơn Ca con ai cũng nuôi số nhiều. Kẻ nuôi ít lắm cũng vài ba con, người nuôi nhiều thì cả chục con, để sau này lựa lại.

Sơn Ca con cứ lớn dần nhưng đến tháng tuổi thứ bảy trở đi chúng mới chịu mở miệng hót. Con nào hót sớm thì tháng thứ năm đã chịu lên cầu đứng hót rồi, nhưng cũng có con kém môi kém mép đến chín mười tháng tuổi, hoặc hơn mới chịu tiết lộ cho chủ biết giới tính của mình.

Giống Sơn Ca chim trống mới hót, còn chim mái thì không. Vì vậy, hễ con nào biết hót thì đó là chim trống được bắt nuôi riêng. Con nào chưa thấy hót thì chủ cứ ráng nuôi thêm với hy vọng may ra đó là chim trống… Chim Sơn Ca mái thì chỉ thả vào rừng cho nó tiếp tục sinh sản, chứ không ai nuôi cho tốn kém.

Với Sơn Ca còn non tháng tuổi bạn nên nuôi chung với nhau. Chim còn non ngày tuổi thì ta làm tổ nhân tạo để chúng ngủ được ấm áp. Bạn nhớ đút mồi cho chim đầy đủ để lúc nào chim cũng đươc ăn no ngủ âm, và như thế mới mau lớn được.

Mồi đút cho Sơn Ca con là cào cào non, hay thịt bò xắt nhỏ để cho chim dễ nuốt. Chim có ngày tuổi gần một tháng thì nên nhúng cào cào hay thịt vào kê trứng đễ tập cho chim quen dần với thức ăn mới. Việc đút mồi và cho chim uống nước phải lo chu đáo, vì chim con sẽ suy sức nếu bị đói khát, dù chỉ trong một buổi mà thôi. Chừng nào chim Sơn Ca con đã tự biết ăn thì công việc này của chủ nuôi mới ngưng hẳn được.

Nuôi Sơn Ca con muốn được dạn người, thỉnh thoảng bạn nên lại gần lồng và cho tay vào ve vuốt chúng để tạo sự thân thiện. Việc làm này phải áp dụng từ lúc chim còn non tháng tuổi, nếu để hai tháng mới tìm cách tiếp cận với chim con thì e rằng đã trễ, vì Sơn Ca con được hai tháng tuổi đã biết sợ người rồi!

Từ tháng tuổi thứ hai trở đi, Sơn Ca con được nuôi vào loại lồng thấp, có sẵn dù để chúng tập nhảy lên. Mỗi lồng nên nuôi vài ba con là nhiều, có như vậy bạn mới dễ kiểm soát chúng. Bạn cần theo dõi để biết chúng sinh sống có tốt không, đã tập lên được dù chưa, có con nào đã biết hót hay chưa biết hót.

Nên như Sơn Ca lớn tháng tuổi, nhất là khi đã biết hót rồi mà không biết lên dù thì giá trị của nó sẽ rất thấp, không được ai ưa chuộng. Nói cách khác, khi hót mà chim chỉ đứng dưới cát mà hót, dù giọng có thật hay, sắc vóc có đẹp đi nữa thì con Sơn Ca đó cũng mất giá trị. Điều đạt yêu cầu khi hót là chim phải đứng trên dù mà hót hoặc tốt hơn nữa là bay lên bay xuống mà hót.

Do đó mà khi thấy chim con biết đứng trên dù thì chủ chim rất hài lòng.

Khi Sưn Ca biết hót, thì chúng được nuôi riêng mỗi con một lồng để được tập hót cho giọng khởi sắc hơn.

Cách nuôi chim Sơn Ca bổi

Son Ca bổi là chim lớn tuổi đời nên rất nhát. Cả đời chúng đâu sống gần người, cứ tìm cách lẩn tránh người, nên khi bị bắt nhốt trong lồng bảo sao chúng không khiếp vía lên được.

Thực tế ở ngoài thiên nhiên ít ai trông thấy được rõ ràng hình dáng chim Sơn Ca ra sao, vì chúng vừa thấy dáng người đi lại từ xa đã vội vàng tìm cách lẩn trốn vào bụi vào bờ hoặc nép mình dưới các bụi cỏ dại. Hơn nữa giống chim này lúc nào cũng lầm lũi trong cỏ chứ đâu có qua lại nghênh ngang ngoài đường, dù là lối mòn cũng vậy, thì ai tài nào thấy được nó.

Vì vậy, bắt chim Sơn Ca bổi cần phải đi nhiều người để tiện bề lùa chúng về một hướng mà mình định sẵn, mà tại đó đã có tấm lưới dài vây sẵn. Mọi người cứ dàn hàng ngang với sào dài hay gậy gộc để lùa chúng đi tới. Và việc này phải tổ chức vào ban đêm tiện hơn ban ngày. Ban đêm chim bị quáng mắt, không biết tìm hướng để bay nên chỉ còn cách tránh tiếng động phía sau mà lầm lũi chạy về phía trước.

Sơn Ca bổi bắt về lắm con bị thương tật. Tất nhiên những chim đó phải được loại bỏ, và chỉ nuôi những chim lành lặn mà thôi.

Sơn Ca bổi rất nhát người, do đó nếu không biết cách dưỡng nuôi thì khó sống lắm. Bạn thả chim vào loại lổng thấp, bên trong treo sẵn cóng sâu tươi hoặc trứng kiến, là những thức ăn thích khẩu của nó. Ngoài ra còn có cóng nước, và nên phủ áo lồng để chim bớt sợ.

Bạn nên treo chim vào nơi yên tĩnh nhất trong nhà, nơi vắng cả tiếng người nói chuyện lao xao đừng nói chi đến tiếng ca hát trong máy truyền thanh truyền hình vọng lại. Những thứ âm thanh lạ đó do trong đời chúng chưa từng nghé, nên càng nghe càng thêm sợ hãi.

Nếu chim chịu ăn mồi là chim chịu sống, lúc đó bạn trộn thêm chút ít kê trộn trứng vào sâu hay trứng kiến để Sơn Ca bổi tập ăn quen dần với thức ăn mới mà trong đời chúng chưa hề được ăn…

Tóm lại, về việc này, nuôi Sơn Ca bổi cũng giống như cách nuôi các giống chim hót bổi khác.

Sơn Ca bổi càng nuôi lâu năm càng dạn dần ra, nhiều con cũng chịu mau mồm mau miệng, chưa thuần dưỡng được bao lâu chúng đã chịu mở miệng hót. Tất nhiên giọng hót của chim bổi bao giờ cũng hay hơn giọng của Sơn Ca con, vì giọng hót của nó là chất giọng rừng.

Đây là lý do chính khiến nhiều người chịu nuôi chim Sơn Ca bổi.

Nuôi dưỡng chim Sơn ca suy

Người ta ở đời còn nay đau mai mạnh, không biết đâu mà lường trước được. Lúc mạnh thì sức khỏe dồi dào tưởng chừng vật trâu cũng nổi, nhưng khi ôm đau thi cơ thể yếu đuối, sức trói gà cũng không chặt, cả ngày chỉ nằm có một chỗ như người sắp chết đến nơi. Chim chóc cũng đâu khác chi nguòi, khi mạnh khỏe thì suốt ngày bay nhảy trong lồng, miệng hót líu lo ca hổ như không hề biết mệt, còn lúc ốm đau thì sức suy kiệt, xù lông đứng như trời trồng một chỗ đến nỗi thức ăn ngon dâng tận miệng cũng không màng.

Sơn Ca có nhiều lý do để suy. Ta nên cố gắng tìm hiểu cho được ngọn nguồn của nguyên do đó thì mới mong chừa trị cho chim chóng lành được.

Thường thì chim cảnh suy do những nguyên nhân chánh sau đây:

– Do thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường, nhâì là lúc giao mùa. Ngày thì nóng quá, đêm lại trở nên lạnh quá khiến chim trở nên bần thần, uể oải rồi lười biếng ăn uống nhiều ngày nên dễ sinh bệnh.

Ban ngày nên treo lồng vào nơi mát mẻ, đêm nên phủ kín áo lồng để chim được ngủ ấm áp. Khi thấy chim có triệu chứng bị suy lơ là trong việc ăn uống, thì ta nên tăng lượng cào cào hay sâu tươi nhiều hơn lên, vì đây là thức ăn rất thích khẩu của Sơn Ca. Khi suy, Sơn Ca có thể chê món kê trứng, nhưng không thể chê món cào cào và sâu tươi đâu. Cũng như người ta đau ốm thì chê cơm, nhung bánh trái lặt vặt thì ăn cũng thấy ngon miệng.

– Do ăn uống thất thường: Nhiều người dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng về nhà lại lơ là đến khâu cho chim ăn uống, đến nỗi bữa đói bửa no. Đừng tưởng cho ăn kê trộn trứng không thôi là đã đủ sức bổ dưỡng! Thức ăn của chim mà thiếu đạm động vật, tức là thức ăn tươi như cào cào, sâu tươi, trứng kiên thì sức khỏe không tốt. Tệ lắm mỗi tuần cũng nên cho chim ăn loại thức ăn nầy một đôi lần, thay vì hằng ngày mới tốt. Nếu vài ba tuần mới bổi bô cho chim một bữa, dù là thừa mứa thì kết quả cũng chẳng ra gì.

Với những chim do suy yếu thức ăn thì cũng không thể vực sức khỏe lên được, miễn là chim đừng ở trạng thái quá suy kiệt. Phải cố gắng bồi dường liên tục cho chim suốt một thời … gian dài. Đến khi nào thấy chim mập mạnh, có bộ lông mướt mát và nó siêng hót trở lại thì ta mói yên tâm.

– Do thiếu chăm sóc: nuôi chim Sơn Ca việc chăm sóc không đòi hỏi tốn nhiều công sức lắm. Cố gắng treo lồng ở noi yên tĩnh, đừng để chó mèo vồ chụp, và người lạ đến gần, khiến chim vốn nhát lại càng nhát thêm. Sơn Ca không tắm nước, nhưng hằng ngày thiếu tắm nắng là chim dễ bị suy. Trong khi các giống chim hót khác, mỗi sáng tắm nắng (đem lồng chim ra phơi nắng) độ nửa giờ đến bôn mươi lăm phút là nhiều, thì Sơn Ca cần gấp đôi thời gian đó, nghĩa là một giờ hay giờ rưỡi cũng được. Giống chin nầy có khả năng chịu nắng rất giỏi.

– Do bệnh: Tuy nuôi nhốt trong lồng, thức ăn nước uống đều tinh khiết bổ dưỡng, nhưng Sơn Ca cũng bị nhuốm nhiều thứ bệnh, bệnh nhẹ có mà hiểm nghèo cũng có:

– Bệnh cảm hàn (Ảnh hưởng đến thời tiết bất thường bên ngoài, thường hót giọng khàn).

– Bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

– Bệnh viêm phế quản (một hình thức hen suyễn) khiến chim thở khò khè, thỉnh thoảng vặc mạnh mỏ để ray nước bọt ứa ở mép.

– Bệnh suy nhược (thường thấy ở chim lớn năm tuổi) ca thể ốm yếu, bồi bổ cho lắm cũng không mập mạnh lên được.

– Bệnh ghẻ ở chân và các ngón chân (bảo vệ chân chim bằng cách giữ cát dưới nền lồng sạch sẽ, thây bẩn là thay ngay. Lâu lâu phải bắt Sơn Ca ra ngoài để rửa sạch đôi chân. Nêu bị ghẻ thì rửa vết thương bằng oxy già rồi bôi thuốc xanh vào một vài lần sẽ lành.

– Bệnh bọ chét: Nêu tắm nắng hằng ngày thì Sơn Ca ít có con bị bệnh rận mạt, trừ trường hợp nơi treo lồng gần nai gà ấp trứng hay chuồng nuôi bồ câu. Có thể dùng thuốc Frontline xịt thẳng vào bộ lông chim (tránh xịt vào mắt); nếu không thì nhúng chim vào nước muối, nhưng phải tắm như vậy nhiều ngày mới hết được.

Con chim bị suy là con chim đang bệnh, nó cần được sự chăm sóc chu đáo, cần được ăn uống no đủ và bổ dưỡng và được sống nơi yên tĩnh.

Chim đang suy không thể đem đi tập dượt, và cũng không nên treo lồng gần những chim đang căng lửa khác. Giống Sơn Ca khi mạnh thì không ngại chim khác hót đẻ, nó không chạy mặt theo cách nầy, nhưng khi suy thì vẫn bị ảnh hưởng.

Do thuốc men đặc trị bệnh của chim nuớc mình chưa có nhiều, cho nên gặp con chim suy ai cũng lo láng. Mà quả thật nếu lơ là trong việc chăm sóc nuôi nấng thì chim có thể tử vong dễ dàng.

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nuôi chim ngay từ đầu ta phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chim. Việc nầy làm tốt thì mọi tật bệnh cũng khó có cách để xâm nhập vào chim được.

– Nên cho chim ăn thức ăn thật tốt mỗi ngày: Kê trứng phải chế biến sạch sẽ với kê tốt, trứng tốt, và được bảo quản tốt không bị hôi mốc. Ngoài ra còn cho Sơn Ca ăn thêm cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến.

– Thỉnh thoảng nên cho chim đi tập dượt tại các tụ điểm chơi chim để nó đưọc sung sức lên, hăng hái lên.

– Nên cho tắm nắng sáng hằng ngày với thời lượng độ một giờ, và rắm khoảng tám giờ sáng mới tốt.

– Tối trùm kín áo lồng rồi treo lồng vào nơi yên lĩnh để chim được ngủ no giấc.

– Nên vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ, và tránh cho chim phải sống nơi có môi trường ô nhiễm…

Nếu từ đầu, chủ nuôi biết cách “rào trước đón sau” chu đáo như vậy, thì ta đã cho chim tránh được nhiều bệnh, và ta cũng đỡ lo lắng và vất vả hơn.

Nuôi chim Sơn Ca không tốn nhiều công chăm sóc lắm, nhưng với người chưa kinh nghiệm thì cũng gặp nhiều khó khăn ít ra trong thời gian đầu.

Chim nuôi mà được chăm sóc chu đáo thì đời sống của chim tránh được nhiều bệnh tật, đó là điều mà chủ chim nào cũng mong muốn cả.

Trong việc chăm sóc chim Sơn Ca, có nhiều điều cần làm sau đây:

– Tập chim dạn từ nhỏ: Sơn Ca vốn là giống chim rất nhát. Ngoài thiên nhiên ít ai có cơ may chạm trán gần với nó, vì nhác thấy bóng người từ xa chim đã trốn nhủi vào vạt cỏ um tùm rồi. Chim Sơn Ca con lúc còn non ngày tuổi thì khờ khạo thấy chủ lại gần là há mỏ đòi đút mồi, nhung lớn lên nêu không tạo dịp gần gũi thường xuyên thì nó vẫn nhát, vì vậy, tập cho chim Sơn Ca dạn dĩ với người coi như là một công khó, ít ai thực hiện được.

Muốn tập cho chim dạn thì người nuôi phải tìm dịp gần gũi với chim luôn. Lúc nhỏ thì tới bữa đút mồi và ôm chim vào tay để vuốt ve cho nó dạn. Chim lớn lên tập dạn bằng cánh thỉnh thoảng ghé lại bên lồng để đút từng con cào cào cho nó. Giống chim rất khôn, nếu cho ăn hằng ngày, con chim sẽ dễ dàng nhận ra được ai là người nuôi nó, và tỏ nhiều thiện cảm đôi với người đó. Nhưng đồng thời nó cũng chóng quên, nếu bẵng đi một thời gian khá lâu ta không gần gũi với nó.

Với những chim tương đối dạn người, mỗi lần cho chim ăn uống, hay làm một công việc gì có tính chăm sóc cho nó, ta nên cố tình nân ná thêm một thời gian. Đó là cách biểu tỏ tình cảm của mình đối với nó để nó dạn dĩ thêm.

Con chim Sơn Ca hót hay lại thêm dạn dĩ thì ai cũng quí mà đi thi hót cũng được thêm một số điểm.

– Tập chim lên dù: Sơn Ca chỉ bay cao lên trời xanh mỗi khi nó hót, còn kiếm ăn và làm tổ thì ngay sát mặt đất, và khi gặp động tĩnh gì thì lủi trốn vào cỏ, để thoát thân. Con nào dạn lắm mới dám đứng trên những mô đất thấp.

Nuôi nhốt trong lồng, nhiều con cùng chỉ quẩn quanh dưới sàn lổng, ít con chịu ỉeo lên dù mà đứng. Chim mà chỉ quanh quẩn ở sàn lổng không được ai ưa chuộng, vì vậy ta phải tập chim biết đứng trên đù.

Nếu lồng nuôi chim con tập thể, hễ thấy chim nào biết lên dù sớm, ta nên bắt nó ra nuôi riêng. Những chim còn lại thì tập cách lên dù bằng cách hạ thấp chiều cao của dù xuống một chút (khoảng bôn năm phân là vừa), đồng thời làm rộng mặt dù ra để chim đó là mặt bằng rộng mà nhảy lên.

Mặt dù nên bôi lớp hồ mỏng để rải cát lên cho dính để những con chim nhát nầy tin rằng trên dù cũng như dưới sàn cùng một “địa thế” như nhau. Để dụ chim dạn thêm, mỗi lần cho ăn cào cào ta rắc cào cào lên mặt dù cho chim lên đó mà ăn. Nếu có dịp bay lên bay xuống nhiều lần như vậy chim sẽ có một thói quen không còn cho việc lên dù là chuyện phải đắn đo bỡ ngỡ nữa!

– Cho chim đi dượt: Sống tù túng trong lồng cả chục năm, chim Sơn Ca (và cả những giống chim hót khác) vẫn chịu đuợc. Nhưng, nếu lâu ngày không cho chúng đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim (hoặc treo lồng gần những chim lạ khác) để nó có dịp đấu hót với chim lạ khác thì chim dễ bị suy. Bằng chứng cho thấy lâu ngày không đem lồng đi dượt, chim dù đang hót căng cũng dần biếng hót. Trái lại, những con biếng hót mà cho đi dượt về nó lại tỏ ra sung sức và hót căng hon. Con chim đi dượt như được bạn bè “hà hơi tiếp sức” cho nên trống mạnh dạn hẳn lên.

Việc dượt chim không tốn kém gì, nhưng mất nhiều thì giờ, nên phần đông nghệ nhân đểu… ngại, nhất là những người bận rộn nhiều công việc. Nhưng, dù sao thì quí vị cũng nên cho chim đi dượt mỗi tuần một lần mới tốt. Hoặc gởi chim đên nhà bạn bè thân quen (cũng nuôi Sơn Ca) vài ngày để chim có dịp học hỏi giọng hót của nhau.

– Cho chim tắm nắng: Sơn Ca rất thích tắm nắng và chỉ có tắm nắng chứ không hề tắm nước. Đây cũng là chuyện lạ. Giống chim cả đời chỉ biết lặn lội trên mặt đất để kiếm ăn, thế mà lại sợ nước đến nỗi không dám tấm như các loại chim trời khác. Nuôi nhốt trong lồng, mỗi sáng ta nên cho chim sưởi nắng khoảng một thời giờ hoặc hơn cũng được. Nếu lâu ngày không được tắm nắng chim sẽ bị suy.

– Vẫn cho Sơn Ca tăm nước: Tuy Sơn Ca không có thói quen tắm nước, nhưng thỉnh thoảng ta cung nên bắt chim rồi nhúng vào nước đủ để ướt lông, sau đó giũ nước cho khô rồi thả vào lồng cho chim thỏa thích rỉa lông rỉa cánh. Mục đích chính của việc tắm nầy là để rửa sạch chân cẳng cho chim khỏi bị dơ bẩn, khỏi bị bệnh nấm hay ghẻ tác hại.

– Thay cát hàng tuần: Lớp cát phủ dươi nền lổng chỉ dày khoảng năm đến bảy li. Ta có thể dùng cát ở sống hay biển cũng được, nhưng trước khi dùng phải rửa sạch, bỏ hết rác rên và phơi khô. Nhiều người còn bắc chảo rang lên để khử trùng. Chim đi, đứng và thích vùi mình vào cát nầy nhiều lần trong ngày, vì vậy ta nên thay luôn, trễ lắm là mỗi tuần một lần. Nếu để lâu cát sẽ dơ bẩn và lẫn lộn nhiều phân chim, lẫn cả thức ăn vương vãi.

– Cắt móng sau: Ngón chân của chim Sơn Ca rất dài nhờ đó mà chim đi đứng vững vàng trên mọi thế đất. Nếu để móng chân mọc quá dài (nhất là móng của ngón sau) thì chim đi đứng khó khăn. Trung bình vài ba tuần nên cắt bốt móng sau một lần. Khi cắt móng cần phải thận trọng, tránh phạm phải gân máu ở bên trong.

– Vệ sinh thức ăn, nước uống: Thức ăn của Sơn Ca là kê trộn trứng, đây là thức ăn khô, nhưng cũng đong lường sao chỉ cho chim đủ ăn trong một đến hai ngày mà thôi. Thức ăn còn dư nên đổ bỏ. Nước uống nên thay mỗi ngày, và mỗi lần thay nước mới nên rửa cóng cho sạch. Nên cho chim ăn lượng cào cào hay sâu tươi vừa đủ, cứ cho ăn từ từ nêu thiếu cho nó ăn thêm. Cuối ngày số cào cào còn dư nên lấy ra vứt bỏ…

Tóm lại, việc chăm sóc chim Sơn Ca không có gì gọi là nhiều khê và cũng không tốn nhiều công sức lâu lắm. Trừ việc dượt chim, mỗi ngày ta chỉ cần bỏ ra mươi lăm phút để chăm sóc cho chim quá đủ.

Luyện Sơn Ca hót hay

Sơn Ca con nuôi mãi đến tháng thứ bảy thứ tám mới biết hót. Những con hót là con trống, chủ chim phải lựa ra nuôi riêng mỗi con một lồng để dễ chăm sóc và tập luyện.

Trong những tháng đầu chim mới tập hót, giọng hót của chúng chẳng khác gì tiếng dế kêu, nghe không hay ho gì cả. Nhưng dần dần giọng chim to dần và bắt đầu khởi sắc hơn. Trong dịp này bạn có thể dùng kinh nghiệm của mình để chọn lựa ra những chim có giọng hót trội nhất, do tài năng bẩm sinh của nó, đế nuôi riêng, hy vọng sau này nó sẽ trở thành những chim có giọng hót bậc thầy, trội hơn những con khác cùng lứa.

Nuôi Sơn Ca con, bạn không nuôi chung đụng vói những giống chim hót rừng khác, vì sợ nó ảnh hưởng đến giọng hót của chim khác mà hót không hay. Chim Sơn Ca vốn có biệt tài bắt chước rất nhanh giọng của chim khác, nhất là Yến Hót, nên những người nuôi chim Sơn Ca chuyên nghiệp, rất kỵ đến việc nuôi chim Sơn Ca chung với Yến Hót, đồng thời cũng không nuôi những giống chim khác trong nhà.

Và cũng biết đến biệt tài bắt chước giọng chim khác của Sơn Ca mà người ta mới nghĩ đến việc nuôi những chim Sơn Ca bậc thầy về dạy cho chim nhà bắt chước hót theo.

Kết quả cho thấy việc tập luyện này thường đem lại kết quả rất tốt, có thể rút ngắn thời gian được một, hai năm. Vì như bạn đã biết, một con Sơn Ca con nuôi lên, nếu không được tập luyện đúng mức thì đến năm tuổi thứ ba, thứ tư giọng hót của nó mới đánh giá là hay được.

Nuôi con chim đến ba bốn năm mới nghe được giọng hót chuẩn quả thật là điều không ai muốn, vì thời gian chờ đợi đó quá lâu dài, hơn nữa lại quá tốn kém.

Những con chim bậc thầy tuy hay nhưng cũng chỉ nên sử dụng trong một thời gian năm ba tháng rồi lại phải thay chim khác. Vì chim nhà được cho nghe mãi một giọng cũng sinh nhàm chán.

Bạn cũng biết một con Sơn Ca hót hay đến độ được tôn là chim thầy thì có giá đến vài ba triệu bạc chứ đâu có rẻ rúng gì. Do đó giới chơi chim Sơn Ca thường kết bạn với nhau để trao đổi những con chim hay hầu tạo dịp cho bầy chim nhà học hỏi thêm những giọng lạ.

Bạn cũng có thể dùng băng cassette thâu giọng những con Sơn Ca nổi tiếng hót hay để về phát lại cho bầy chim nhà nghe mà bắt chước. Cách này thì đỡ tốn tiền, nhưng để có kết quả tốt, chừng một thời gian nào đó, cũng nên cho chim học hỏi những băng khác…

Trong trường hợp không thế thực hiện được những phương cách trên, thì bạn chỉ còn cách đem chim đi dượt tại các tụ điểm chơi chim nào ở gần nhà, nếu ở các tụ điểm này có khu dành riêng cho Sơn Ca học hỏi giọng của nhau.

Sơn Ca cũng như nhiều giống chim hót khác, dù chim đã hót hay, nhưng nếu lâu ngày không được đi tập dượt, hoặc không có cơ hội gần gũi với các chim đồng loại khác thì nó cũng bị “xuống” giọng, không còn hót hay như trước nữa.

Song song với việc tập luyện cho chim hót hay, bạn cũng nên chú ý đến việc nuôi dưỡng chim đầy đủ thức ăn bổ dưỡng và chăm sóc cũng như vệ sinh nơi ăn chốn ở của chim được chu đáo và sạch sẽ hơn.

Mùa sinh sản của chim Sơn ca

Mùa sinh sản của Sơn Ca thường sớm hơn các giống chim khác độ một vài tháng. Ở trong Nam thì Sơn Ca bắt đầu sinh sản từ tháng hai âm lịch.

Chúng tuy không sống thành bầy đàn như sắc Ô, Két… nhưng đến mùa sinh sản lại rủ nhau làm tổ kề nhaụ tập trung lại quanh một vùng để trông coi lẫn nhau, cũng có nghĩa là để họp lực để chống lại kẻ thù theọ phương thức của chúng.

Kẻ thù của Sơn Ca: Đó là rắn, chuột, chồn, kỳ đà, cò, diều hâu, cắt… khi đã phát giác ra nơi chim Sơn Ca làm tổ, thì những con thú dữ này liền tìm đến để ăn trứng và ăn cả chim con. Còn phản ứng của Sơn Ca cha mẹ là chỉ còn cách báo động cho nhau để dẫn lũ con chui rúc xuống các bụi cỏ mà trốn tránh.

Chính vì kẻ thù hung tợn quá nhiều như vậy, nên số Sơn Ca con còn sống sót sau mùa sinh sản thường không được bao nhiêu.

Giống chim này khi hót thì tung mình bay lên trời cao để thả ra từng câu hót, nhưng khi làm lổ lại làm ngay sát mặt đất cho nên ổ con, ổ trứng mới dễ làm mồi cho rắn, cho chuột và nhiều loài bò sát khác.

Tổ chim Sơn Ca rất đơn sơ, chúng chỉ chọn những lõm đất có sẵn như lỗ chân trâu, rồi tha rác rến về xây một chiếc tổ mong manh, khi gặp gió to có thể cuốn tổ phăng đi một cách dễ dàng ! Một cái tổ như vậy đôi khi còn dùng đi dùng lại đẻ đến vài ba lứa con, bằng cách đẻ xong một lứa, chim cha mẹ lại tha rác về tấp lên trên thêm một lớp mỏng nữa để chim mẹ vào đẻ lứa con sau…

Chỉ những khi bị kẻ thù đến tấn công quá mức thì Sơn Ca mới rủ nhau tìm một nơi an toàn khác mà làm tổ, còn nếu cảm thấy an bình thì mùa sinh sản năm tới chúng cũng rủ nhau về chỗ cũ để làm tổ.

Kẻ thù nguy hiểm nhất của Sơn Ca mà chúng tôi chưa nói đến đó là con người. Người ta đi săn bắt Sơn Ca không phải kiếm thịt để ăn, vì Sơn Ca còn ít thịt hơn con chim sẻ. Họ bắt Sơn Ca bổi và Sơn Ca con để về nuôi hót. Con người khi đã ra tay thì vô cùng tàn bạo, họ bắt bằng lưới, và môi lần bố ráp là huy động cả nhóm đông người.

Thế nhưng, bắt được tận tổ của Sơn Ca không phải là việc dễ dàng mà bất cứ ai ai cũng làm được!

Con Sơn Ca ngụy trang nơi làm tổ của chúng rất kheo và tài tình, nhiều khi ta còn phải học hỏi sự khôn ngoan của nó nữa. Khi ra khỏi tổ để đi kiếm mồi phương xa, Sơn Ca không bay vút lên trời ngay mà phải lầm lũi chui rúc cách xa tổ một đoạn khá xa có khi đến vài mươi thước mới cất cánh bay lên. Và khi trở về tổ, chim cũng khôn ngoan không nhắm hướng tổ mà bay thẳng xuống. Nó đáp xuống một quãng xa, rồi mới lầm lũi chui rúc trong cỏ mà lần mò về tổ.

Nhiều người bẫy Sơn Ca thường hiểu lầm, cứ nhắm đúng nơi Sơn Ca cất cánh bay lên và nơi Sơn Ca đáp xuống để tìm tổ mà bắt thì đời nào thấy được! Chừng tìm ra được nơi làm tổ của nó thì gia đình Sơn Ca đã tìm cách trốn lủi vào bụi bờ từ lâu rồi!

Trời sinh ra giống Sơn Ca cũng rất khôn, chim cha mẹ đã tinh ranh mà chim con cũng khôn trước tuổi. Chim con độ một hai tuần tuổi đã khôn ngoan, chúng nó chưa đủ lông đủ canh để bay, nhưng khi gặp biến cũng bươn bả chui rúc theo chim cha mẹ vào những nơi an toàn để trốn tránh kẻ thù. Khi yên ổn, chim cha mẹ có cách riêng để rít gọi bầy con trở về tổ lại.

Cách phòng chữa bệnh phổ biến ở chim Sơn ca

Trong giai đoạn nuôi chim có thể sẽ không tránh khỏi những căn bệnh phổ biển ở chim, lúc này bạn cần có những kiến thức cơ bản để chữa trị tốt cho chú chim của bạn nha

  • Sơn ca rất hay bị kén mép sưng, để đề phòng căn bệnh này bạn cần bổ sung thêm vitamin A có trong dầu cá.
  • Bạn nên vệ sinh lồng, cóng nước, cóng thức ăn của chim thường xuyên để tránh các bệnh về đường ruột như tiêu chảy do ở trong một môi trường nấm mốc, do bẩn.

Kỹ thuật chăm chim Sơn ca hay hót và hót hay

Các chú chim Sơn ca sẽ phải trải qua 1 kỳ thay lông, sau đó vài tháng thì chim mới bắt đầu hót những tiếng “bập bẽ” đầu tiên. Do đó giai đoạn này bạn cần chăm sóc kỹ càng để chú chim của bạn có đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh cũng như căng lửa.

Đặc điểm của những chú chim Sơn ca lúc hót là thường bay lên cao rồi giăng cánh ra vừa rơi xuống vừa hót, sau đó lại tiếp tục bay lên, thời gian chim hót là vào khoảng 16- 17h chiều mát. Đây cũng là thời điểm cuối ngày, sau 1 ngày dài miệt mài với công việc người ta thường muốn tìm đến thiên nhiên để thư giãn đầu óc.

Những giống chim Sơn Ca ở Việt Nam

Trước đây, có nhiều nghệ nhân đánh giá sai lầm về các giống Sơn Ca trong nước, cho rằng số lượng không nhiều, lại chỉ có trong một vài vùng nào đó; và vóc dáng, sắc lông cũng như giọng hót chỉ đạt ở mức tầm thường, vì vậy nên có ít người chịu nuôi… các giống chim “nội địa”.

Hơn nữa, do con chim Sơn Ca có thân mình nhỏ hon chim Sẻ lại quá nhút nhát, khó bắt, nên những người chuyên nghề săn bắt chim thịt cũng không màng nghĩ đến nó. Mặc dầu ai cũng biết giống chim nầy có giọng hót thật hay, và đặc biệt rõ vừa bay vừa hót, khiến tiếng hót vang xa đến nỗi người đứng cạnh đó vài trăm thước vẫn còn nghe…

Vì quan niệm sai lạc như vậy nên một thời, nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca chỉ chuộng nuôi Sơn Ca Hồng Kông đã tốn nhiều tiền mà chưa chắc đã tôt hơn một số giống chim có sẵn trong nước!

Ngày nay thì không ai còn có tư tưởng “vọng ngoại” đó nữa. Ngay giống Sơn Ca vùng Hóc Môn, Bà Điểm trước đây nhiều người chê là xấu thì ngày nay lại được nhiều nghệ nhân chọn nuôi, và thường tâm tắc khen là nhiều con có giọng hót không thua gì giống chim Sơn Ca Hồng Kông nhập về trước đây nữa! Âu đó cũng là một điều mừng. Ai nghĩ “bụt nhà không thiêng” là sai lầm lớn, ít ra là trong trường hợp này.

Chim Sơn Ca là giống chim cảnh có giọng hót hay nổi tiếng mà trong nước ta, từ Nam chí Bắc gần như vùng nào cũng có.

Chúng sống rất nhiều dọc theo bờ biển, đồi núi, và các nương rẫy ruộng đồng. Noi nào có đồng cỏ, có trồng trọt hoa màu là lơi đó có Sơn Ca sinh sống. Nhiều người còn bắt gặp chúng ở những vùng có nước ngập, chúng qui tụ sinh sống và làm tổ ở những mô đất cao, và bờ đê, bờ đập…

Có điều do bản tính quá nhút nhát như các giống Đa Đa, Cút rừng, Mỏ nhát, Óc Cao… hễ thoáng thấy bóng người từ xa nó đã tìm cách chui nhủi mất tăm nên ít ai phát hiện được. Thỉnh thoảng người ta mới bắt gặp chúng từ một đám ruộng nào đó vụt bay lên cao, vừa bay vừa hót, hoặc từ đấu trên cao bất thân lao xuống và vội lủi mất!

Tuy khi hót thi bay lên trên độ cao tít, nhung đời sống của Sơn Ca lại ở ngay trên mặt đất, chứ không phải trên cây như nhiều giống chim rừng khác. Nó tìm kiếm sâu bọ trong các cánh đồng cỏ, những trảng tranh, khắp các ruộng đổng nương rẫy, nên Sơn Ca được đánh giá là giống chim có ích cho nhà nông.

Trước đây, người mình cũng biết Sơn Ca được phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng lại nghĩ rằng đây là giống chim định cư chỉ sống ở nhiều tỉnh miền Bắc và vào tới Đà Nẵng mà thôi. Sau này, thì chúng ta mới biết được rằng, từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng có mặt giống chim nầy sinh sống cả, chỉ có nơi ít nơi nhiều mà thôi.

Tuy nhiên, số lượng thì không được nhiềụ, vì như quí vị đã biết, do giống chim nầy làm tổ dưới đất nên đa số trứng và chim non thường bị làm mồi cho các loài thú dữ ăn thịt khác.

Có điều kỳ thú là cùng một giống chim, nhưng mỗi nơi dân địa phương lại gọi nó bằng một cái tên khác, đôi khi nghe… xa lạ làm sao! Thường thì những người miền biển thì gọi nó là Sơn Ca, còn dân miệt đồng có nơi gọi là Thăng Ca. Có vài địa phương ở Thừa Thiên thì đặt cho nó cái tên là Bời Lời. Và cũng có nơi lại gọi nó bằng cái tên Chiền Chiện.

Thật ra chim Chiền Chiền là một giống chim khác, nó cũng là loại chim nhỏ, cũng đậu và kiếm ăn ả dưới đất như Sơn Ca, nhưng phần đuôi của Chiền Chiện thường nhấp lên nhấp xuống, chứ đuôi không xuội lơ như chim Sơn Ca. Mà người ta lầm cũng phải vì bộ lông Chiền Chiện cũng có sọc giống như lông chim của Sơn Ca vậy.

Sơn Ca thuộc họ nhà Sẻ (Passeriformes) mà nhìn sa thì vóc dáng nó cũng từa tựa như chim sẻ, có điều thân mình Sơn Ca nhỏ hơn và phần đuổi ngắn hơn.

Gần như chim mỗi vùng đều mang trên mình một sắc lông hai khác nhau. Nhưng nhìn chung thì ta thấy phần ức và bụng có bộ lông màu vàng lọt: các phần đầu, cổ, cánh, nổi lên nhiều sọc màu đen như lông chim Chiền Chiện, Mỏ nhát, Cúm Núm…

Đúng ra Sơn Ca có thần mình và sắc lông không đẹp, nếu không muôn nói là quá xâu, không tương xứng với giọng hót quá hay của nó. Mà so sánh với các giống chim hót khác kể cả Họa Mi vôn là con chim có bộ lông vàng cháy quê mùa thì Sơn Ca cũng không thể sánh bằng!

Nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca lâu năm, do xuất phát từ lòng yêu quí con chím, nên họ thường đem chuyện này ra bàn cãi với nhau, và ai cũng lây làm tiếc…

Thật ra nếu Sơn Ca không được trời phú cho có giọng hót hay, lại nếu nó không biết biểu diễn hót kết hợp với múa khi đứng trên dù, hoặc không biết vừa hót trong lồng, thì chắc trước mắt mọi người Sơn Ca chỉ là con chim tầm thường nhất. Ngay cả việc bắt về nương chả chắc cũng không ai màng đến, vì đâu có bỏ bèn gì, vì chỉ vơi tí thịt trên mình chim thì chỉ ngại tốn công, tốn sức mà thôi.

Thế nhưng, khi con chim đã được nuôi thuần thuộc đã chịu lên dù đã biết múa và hót thật hay thì giá trị của nó lại tăng lên đến đỉnh cao khônc ai ngờ tới! Một con chim như vậy giá bán có thể suýt soát một lượng vàng.

Ai nuôi chim Scm Ca, chắn chắn cũng cùng nuôi nguồn hy vọng là có ngày mình sẽ có trong tay một con chim nổi tiếng như thế cả.

Có điều quí vị nên biết là không phải giống Sơn Ca nào trong nước cũng đều có giọng hót hay và đẹp mã cả đâu. vẻ đẹp và nét tài hoa của chim hình như cũng ảnh hưởng sâu nặng từ phong thổ của mỗi vùng. Thực tế, đã cho thấy các giống chim hót rừng khác cũng vậy. Cũng là Khướu, nhưng giống của Khe Sanh, của Lâm Đồng, Phú Giáo… lại có giọng hót hay hơn Khướu ở các nơi khác. Họa Mi cũng vậy, chỉ có chim ở vùng Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng không những đã đẹp mã lại hót hay nào thua kém chim của Hồng Kông. Chim Sơn Ca cũng không nằm ngoài “định luật” ấy.

Tuy nhiên, thường thì những vùng nổi tiếng có chim hay, không có nghĩa là chim nào ở đó cũng hay. Cái hay, cái đẹp cũng ở từng con, đó là điều người mới vào nghề cần phải biết để khỏi bị các thương lái xấu bụng lừa phỉnh.

Nhiều thế hệ nghệ nhân đã nuôi, đã chịu khó chọn lựa từng giống một của nhiều vùng khác nhau, và cuối cùng chúng ta tạm có một kết quả như sau:

– Sơn Ca Bãi Cháy (Quảng Ninh) lớn con, lại đẹp và có giọng hót hay nhất so với các giống Sơn Ca trong nươc.

– Sơn Ca ở Huế cũng lớn con, lông màu vànẹ nghệ tươi tắn, trán nổi vân vảy cá, nuôi mau dạn và giọng hót cũng hay được nghệ nhân nuôi chim khen là “đẹp trai”…

– Sơn Ca Đà Nẵng, trán có vân khía, nuôi mau dạn, giọng hót khá hay, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân ưa chuộng.

– Sơn Ca Bà Điểm Hóc Môn rất nhát, nuôi lâu dạn, bộ lông chẳng khác gì chim sẻ, nhưng giọng hót thật hay, đáng được nhiều người chọn nuôi.

Với những giong Sơn Ca vừa kể, thiết nghĩ giới nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca cùng đủ hài lòng rồi, chắc không ai còn tơ tưởng đến các giống chim ngoại nhập nữa, dù đó là chim Trung Quốc.

Biết đâu trong một ngày nào đó, các giống Sơn Ca nổi tiếng của ta cũng là một mặt hàng được nhiều nghệ nhân choi chim trên thế giới ưa chuộng.

Thật ra trên thế giới không phải chỉ có nước ta và Trung Quốc là có giống Sơn Ca mà nhiều quốc gia ở Châu Á cũng có, và số nghệ nhân nuôi giống chim nầy để nghe hót cũng càng ngày càng đông.

Ngay tại Châu Mỹ cũng có Sơn Ca nhimg giống Sơn Ca ở đây rất lớn con so với giống của mình, mặc dù ở nước họ lại cho là nhỏ. Chúng tôi xin đơn cử ra đây vài giống để quí vị tham khảo thêm:

-Chim Sơn Ca Sẻ: Giống Sơn Ca (Chondestes Gramacus) có chiểu dài tính từ đầu đên chót đuôi khoảng 15 phân, và trên mình khoác bộ lông tương đốì sáng sủa. Nền lông đầu màu đen, lẫn lộn vơi nhiều đốm trắng và màu hạt dẻ. Bụng và ngực có lông nền màu trắng và nổi lên những châm đen. Phần đuôi màu đen, nhưng hai bên rìa lại màu trắng.

Giống này sinh sản từ British Columbia, Saskatchevan, và phía Bắc Minesota, theo hướng Nam đến California đến miền Bắc Mexico, Louisiana, và cả Alabana…

Đây là giống chim trú đông, vì đến mùa đông lạnh giá, Sơn Ca Sẻ về trú từ phía Nam Cali đến Florida.

Đến mùa sinh sản, thì giống chim nầy tụ tập lại thành đàn, sống chung một vùng với nhau. Nhưng, qua mùa sinh sản thì chúng lại phân tán ra mạnh con nào nấy sống.

Người ta từng chứng kiến thấy rằng nếu có một con mái nào lẻ bầy thì nó được nhập chung “gia đình” với một cặp khác, và trong trường hợp nầy một trống lại có hai chim mái làm tổ gần nhau. Con trống nầy bảo vệ cả hai tể, hằng ngày phải tìm mồi để nuôi hai chim mái đang ấp trong tổ.

Sơn Ca Sẻ có giọng hót dài và rất đu dương khiến ai nghe cũng thích.

Nơi cư ngụ của giống Sơn Ca nầy là các đồng cỏ, những vùng có bụi cây thấp và nó cũng làm tổ ở ngay mặt đất như giống Sơn Ca của ta. Trong mùa sinh sản giống Sơn Ca sẻ nầy đẻ được vài ba lứa, mỗi lứa được từ ba đến năm trứng. Trứng màu trắng, có đốm to màu đen và nâu sẫm như trứng cút. Tổ của chúng làm ngay mặt đất chỉ to bằng miệng chén, nhưng dùng cỏ và cành cây nhỏ kết lại rất chắc chắn và đẹp.

– Chim Sơn Ca sS đất: Giống Sơn Ca Sẻ đất (tên khoa học là Calamospiza Melanocorys) là giống Sơn Ca lớn con hơn giống Sơn Ca sẻ vừa nói trên. Chiều dài tính từ đầu đến chói đuôi của nó dài khoảng 18 phân. Giống chim nẫy có điều lạ là đổi sắc lông theo mùa.

Vào mùa sinh sản thì bộ lộng chim trong là màu đen hai cánh có đốm trắng lớn. Nhưng qua mùa đông giá lạnh thì trêr mình nó lông trắng làm nền, và bên trên có nhiều sọc vàng sẫm như màu da bò. Riêng chim mái và chim con thì có màu lông như lông chim trống trong mùa đông. Chót đuôi của Sơn Ca Sẻ đất màu trắng. Điều đặc biệt là giống chim này có đường viền trắng quanh mắt, và ở mép mỏ có một hàng ria nhung không rõ nét lấm.

Sơn Ca Sẻ đất được phân bô ở các đồng cỏ vùng Trung du Canada và Hoa Kỳ. Vào mùa đông chúng tránh rét nên về phía Tây nam đến tận Mexico. Chờ đến mùa ấm áp năm sau chúng lại kéo về nơi ở cũ.

Sơn Ca Sẻ đất có giọng hót rất hay. Giọng hót của nó như giọng chim Yến với những các ngân nga thật là dài, xen kẽ vào đó có những nốt hơi khàn như tiếng còi vậy. Khi hót con trống bay vút lên thật cao, và thường hót xong thì “rơi” trở lại vào điểm xuất phát ban đầu. Chính cái cách “biểu diễn” nầy của nó khiến nhiều người ưa thích.

Người ta thường gặp chúng sống trong các cánh đồng cỏ rộng lơn, hay những vùng đồng bằng khô ráo, nơi có trồng trọt hoa màu.

Trong mùa sinh sản chúng làm tổ ngay mặt đất. Tổ làm bằng cỏ khô, nhưng rất thô sơ, và chim phải cố tha những mãng cỏ tương đối lơn để chắn chắn chung quanh tổ để bảo vệ cho chắc chắn.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim có thể đẻ được ba bôn lứa, mỗi lứa được bốn năm trứng màu xanh nhạt.

Đây là loài chim đẹp lại có giọng hót thật hay… Hai giống San Ca kể trên nếu bắt thuần dưỡng và tập luyện hy vọng cũng sẽ trở thành giống chim hót có hạng.

Có điều cần nói đến là không những hai giống chim Sơn Ca vừa kể trên mà cả chim trong nước mình, hình như trong mùa sinh sản chúng không có ý thích làm chủ một lãnh địa rộng ỉớn như các giống chim hót khác. Các chú chim trống chỉ loanh quanh lo bảo vệ khu vực tổ của mình mà thôi chứ không có ý tranh giành đất đai đến nỗi phải đâu đá lẫn nhau như Họa Mi, Chích Chòe vậy.

Vì vậy, khiến nhiều người có cảm tưởng như Sơn Ca thích sống thành bầy đàn, thích tụ tập đông đảo để chúng sống với nhau, ít ra cũng trong mùa chúng sinh sản…

Tuy nhiên, dù sao tự tay mình thuần dưỡng con chim tuy tôn công, tuy vất vả, nhưng lại có cái thú riêng của nó…

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp người nuôi chim Sơn ca chăm sóc chúng thật tốt và khoa học hơn. Chúc bạn sẽ mua và nuôi dạy được một chú chim Sơn ca khỏe mạnh và căng lửa.

Trên đây là bài viết về kỹ thuật và cách nuôi chim Sơn ca nhanh hót, bật mí cho bạn về địa điểm chọn chim Sơn ca uy tín hiện nay được nhiều người đam mê về chim tin dùng đó chính là PetshopHy vọng những thông tin bổ ích giúp người nuôi chim Sơn ca chăm sóc chúng thật tốt và khoa học hơn. Chúc bạn chọn mua  được một chú chim Sơn ca khỏe mạnh và căng lửa tại Petshop.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *