Chim Sắc Nhật – Thông tin, đặc điểm, cách chăm sóc, sinh sản

Chim Sắc Nhật (còn gọi là: Variété Domestique, Society Finch, tên khoa học: LONCHURA DOMESTICA) vốn là giống chim không xa lạ đối với người nuôi chim cảnh (chim kiểng), tài tử củng như chuyên nghiệp. Vì rằng, nó là giống chim dễ nuôi, sinh sản tốt, ít tốn kém mà lại có giá trên thị trường.

Sắc Nhật là giống chim cảnh nhỏ, thân mình chỉ dài 10 phân, trống mái khó lòng phân biệt. Chỉ khi chúng trưởng thành, chim trống biết hót mứoi biết được đâu là trống mái. Chim trống khi hót thì lông mình xù ra như một túm bông tròn trĩnh, miệng chép chép và đôi chân nhún nhảy.

Chim Sắc Nhật tuy màu sắc không đẹp như chim Bảy Màu hay chim Manh Manh, nhưng nó cũng có những nét đặc thù dễ mến của nó.

Khái quát về Chim Sắc Nhật

Xuất xứ: Nhật.

Họ: Plocéidés.

Loài chim sẻ Nhật với nhiều đặc tính khác nhau phổ biến và có giá trị trên thị trường rất dạn dĩ cũng như tên gọi. Đây là loại chim nhỏ được người Nhật nuôi từ nhiều thế kỷ trước đây. Chúng cũng là kết quả của nhiều sự lại tạo chọn lọc với chủng loại Châu Á. Có mỏ cứng giống chim sẻ, sắc ô

Nhiều người thích nuôi chim sắc làm cảnh vì nó linh động, bay nhảy trong lồng và khi bay nhảy thì miệng kêu đuôi múa trông cũng vui. Mặt khác, giá chim sắc thường rẻ, nuôi chúng cũng có lợi vì sinh sản tốt, đẻ sai nuôi con giỏi.

Những người nuôi chim cảnh như Bảy Màu, chim Manh Manh, thường phải nuôi chim sắc làm vú. Chim sắc thì đẻ quanh năm, giá lại hạ nên dù ấp ra chim con cũng không có “kinh tế” bằng để nó ấp trứng Bảy Màu, Manh Manh và những giống chim cảnh khác có cùng một kích thước như nó. Những loại chim đắt tiền kia thì làm “máy đẻ”, còn Sắc thì đóng vai trò chim vú. Tất nhiên trứng của chim Sắc để ra một là bỏ đi, hai là cứ để cho nó ấp nếu chưa có đợt trứng của chim khác gởi cho nó nấp dùm.

Chim Sắc rất dễ tính, nó không hề biết phân biệt trứng của nó hay trứng của chim cảnh khác. Và khi nuôi con cũng vậy, Sắc cũng không phân biệt được đó là sắc con hay Bảy Màu con … Đến nỗi hai con sắc trông không thôi (cho ở chung) cho trúng vào chúng cũng thay phiên ấp và nuôi con giỏi. Hễ con trống này bỏ ổ đi ăn thì con trống kia đã sẵn sàng vào ấp, như đó là nhiệm vụ chính của nó.

Hình dáng:

Sắc Nhật là loài chim nhỏ, thân hình mảnh mai, dài khoảng 80 phân, tính từ đầu mỏ đến chót đuôi. Tuy nhỏ nhưng nhanh nhẹn, linh hoạt, nó thường bay nhảy trong lồng, miệng kêu đuôi múa trong vui mắt. Sắc Nhật sống từpg đôi một, trống mái nhìn qua không ai tài nào phân biệt được.

Người ta chỉ phân biệt được trống mái khi nhìn thấy con nào hót là trống, con nào không hót là mái. Chỉ có một cách đó mà thôi.

Điểm đặc biệt là chim trống rất siêng hót. Mỗi lần hót là miệng chim chép chép liên hồi, trong khi toàn bộ lông trên mình xù ra tròn vo như một cái vỏ trứng. Tiếng hót của Sắc Nhật rất nhỏ, lắng tai mới nghe được. Tuy nhiên điều đó cùng không hề gì, vì người ta nuôi giống chim này để lấy chim con, dể làm chim vú, chứ kháng phải để nghe hót, hay nhìn màu sắc.

Màu sắc:

Có khá nhiều màu sắc khác nhau: từ trắng đến đốm nâu sôcôla. Cũng có loại tam thể. có loại trắng cổ họng đen và có chóp mào. Nhìn chung, Sắc Nhật có ba sắc lông sau đây:

  • Lông toàn trắng. Loại này thân mình mảnh khảnh, yếu ớt. Lông màu đốm sôcôla cũng giống như loại chim có màu trắng (nuôi con dở, nhất là loại lông trắng).
  • Lông màu chocolat tuyền, hay chocolat vá trắng. Loại này cũng nhỏ con, yếu ớt như chim sắc trắng.
  • Lông màu đen. Tuy gọi là đen, nhưng thực ra đó là màu khói sẫm ở phần đầu, phần cánh và phần đuôi, còn dưới bụng thì màu khói sáng. Chim khoang đen trắng cũng gọi là chim đen. Loại chim này lớn con hơn hai loại trên và nuôi con giỏi hơn. Loại này còn gọi là Sắc mọi.

Chim Sắc Nhật có ba loại:

  • Sắc mọi, có lông màu đen nhạt ở đầu, một phần cánh và đuôi. Những phần còn lại lông màu xám khói. Cũng có con lông màu đen trắng lẫn lộn, phần lông trắng đóng ở rìa cảnh và gần trọn phần ức và bụng, sắc mọi còn gọi là sắc đen, giống này trông mạnh bạo hơn, đẻ sai hơn và nuôi con giỏi hơn. Nuôi Sắc làm vú, nhiều người thích chọn giống này.
  • Sắc trắng, có lông toàn thân màu trắng, đẹp nhưng nhỏ con hơn Sắc mọi, nên yếu ớt và sinh sản kém. Ít có người dùng Sắc trắng để làm vú cả. Trong những lúc thị trường hiếm chim sắc thì sắc trắng có giá cao hơn, và sắc mọi giá thấp nhất.
  • Sắc Sô cô la là Sắc có lông vàng nâu khắp mình, hoặc xen kẻ hai màu vàng nâu và trắng. Sắc sô cô la có thân mình nhỏ hơn sắc mọi, nhưng lại lớn hơn sắc trắng, do đó sức khỏe nó cũng tốt hơn. Loại này cũng được chọn làm chim vú.

Chim Sắc Nhật ba tháng tuổi đã bắt đầu. sinh sản, nhưng vài ba lúa đầu chúng ấp và nuôi con rất dở, từ lứa thứ tư thứ năm trở đi bạn có thể dùng làm chim vú rất tốt.

Thức ăn và chăm sóc:

Sắc Nhật có mỏ cứng như chim sẻ, sắc ô, nên ăn lúa dễ dàng. Nó có thể ăn các loại hột như kê, lúa, gạo. Để bồi bỗ cho chim, người ta thường cho chim ăn kê, có người cho ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng (xin xem lại bài chim Họa Mi)

Dù là với thức ăn gì, ta cũng nên tập cho chim ăn từ đầu một thức duy nhất: một là kê, hai là lúa, ba là gạo trộn trứng, không nên nay cho ăn thức này, mai cho ăn thức khác.

Loại chim cảnh này khá trầm tĩnh, chỉ cần một loại thức ăn thật đơn giản thuộc loại chim ăn hạt, kê, tấm, lúa, gạo rang trộn trứng, thêm rau xanh như cải, xà lách, mướp khía. Lúc đầu tập chim ăn một thứ thức ăn.

Nếu chim Sắc chỉ nuôi để làm vú nuôi con của Manh Manh, hay Bảy Màu thì ta nên cho nó ăn kê, vì đút mồi cho chim con Manh Manh, Bảy Màu chỉ là hột kê mà thôi.

Ngoài thức ăn chính của chim Sắc là lúa hoặc gạo, hay hột kê. Tốt hơn hết, bạn nên cho chúng ăn tấm gạo rang trộn trứng. Nếu nó đang nuôi vú các loại chim cảnh đắt tiền khác thì nên cho chim Sắc bố mẹ ăn kê ruột trộn trứng, theo công thức mà bạn đã biết để chim con được bụ bẫm hơn. Hằng ngày bạn nên cho chim Sắc ăn cải xà lách, hoặc mướp khía và nước uống trong lồng lúc nào cũng đầy đủ, vì sắc chịu khát rất dở

Ngoài thức ăn đó ra, mỗi ngày ta còn cho mỗi cặp chim Sắc ăn một lá cải xà lách (hai lá rau nếu có nuôi con), hay một khúc mướp khía, bề dày khoảng 3 phân. Có thể dùng rau muống cũng được.

Sự sinh sản:

Từ ba tháng tuổi, trễ lắm là ba tháng rưỡi, chim sắc đã đẻ con lứa đầu. Trước khi đẻ độ một tuần, vợ chồng nhà sắc lăng xăng lo việc lót ổ. Chúng đẻ mỗi lứa từ 4 đến 8 trứng, mồi ngày mỗi đẻ, nhưng cùng có khi đẻ được vài trứng thì ngưng nghỉ một ngày, sau đó đẻ tiếp. Trứng ấp 13 ngày thì nở. Con nở ra rất yếu, rất nhỏ, nhưng chim bố mẹ vẫn khéo léo mớm mồi từng con một, giúp bầy con sởn sơ khôn lớn. Mỗi ổ ta nên cho chim Sắc Nhật nuôi chừng 3 đến 4 chim con là vừa sức.

Người ta nhận thấy:

  • Loại chim sắc đen, hoặc đen vá trắng, nuôi con rất giỏi, vừa nuôi con mau lớn, sởn sơ, lại nuôi được nhiều.
  • Loại chim màu Chocolat nuôi con dở hơn, mỗi lứa chỉ nuôi được ba con là vừa.
  • Loại Sắc trắng bết bát nhất, nuôi con kém nhất.

Vì vậy, muốn dùng sắc làm vú cho các loại chim Bảy Màu và Manh Manh thì ta chỉ nên dùng loại sắc đen.

Bí quyết: Mỗi ngày, sau khi chim đẻ, ta nên dùng muỗng múc trứng chim ra cất (thay vào đó một cái trứng giả), chờ đến lúc nào thấy chim muốn ấp thật sự, ta mới để hết trứng vào ổ cho chim ấp một lần. Làm như vậy, sau này tất cả chim con đua nhau nở một lần, tránh được nạn chim lớn đè chết chim nhỏ, hay chim lớn giành mồi của chim nhỏ.

  • Chim Sắc tuy thấy dễ nuôi, nhưng lại khó nuôi, nó chỉ sinh sản tốt từ lứa thứ năm trở đi. Ở những lứa đầu, đẻ trứng cũng như nuôi con thường lôi thôi lắm.
  • Cần nuôi vào chỗ thật sự yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và người lai vãng, chim mới sinh sản tốt.
  • Chịu khát rất dở, thiếu nước một buổi là chết.
  • Độ 1 tháng rưỡi tuổi, chim Sắc con bắt đầu biết hót. Chim hót thì miệng chép liền hồi, lông toàn thân xù lên tròn như vỏ trứng. Đây là lúc ta lựa trống mái để nuôi riêng. Khoảng ba tháng tuổi thì Sắc Nhật đẻ.

Lưu ý khi nuôi sinh sản

Nuôi riêng từng cặp (không nuôi đẻ tập thể).

Loại chim này có thể sinh sản ngay trong lồng nhỏ. Ổ đẻ chúng thích nghi với ổ cuốn bằng thùng.

Khoảng trên ba tháng tuổi, chim đẻ lứa đầu từ 4 – 8 trứng, ấp 13- 14 ngày nở, chim non rất yếu nhưng mau lớn.

Khi chim đẻ mỗi ngày, dùng thìa múc trứnơ cất riêng thay vào đó là trứng giả, chờ chim hết đẻ hãy cho trứng vào ấp một lần để chim nở đồng loạt, tránh tình trạng chim nở trước đè lên chim nở sau hoặc con lớn giành mồi con bé.

Muốn chim sinh sản tốt ta nên nuôi chim nơi yên tĩnh, mát mẻ, tránh sự ồn ào.

Nên nhớ chim sắc nhật tuy dễ nuôi, dễ ăn nhưng chịu khát rất kém nên cho chim uống nước đầy đủ, (để chim khát chỉ một buổi là chim chết).

Phân biệt chim trống, mái:

  • Chim trống: rất siêng hót, hót miệng chíp liên hồi.
  • Chim mái: Không hót.

Lồng chim và ổ đẻ:

Sắc Nhật không thể nuôi tập thể, mà mồi cặp nuôi riêng một ngăn lồng. Kích thước của lồng không cần rộng lớn, các chiều ngang, rộng và cao chừng 40 phân là đủ. Có thể nuôi lồng chật hơn một chút cùng được. Lồng có thể làm bằng tre hay bằng lưới kẽm, bên trong gác cần đậu cho chim. Khi chim được hơn hai tháng tuổi, ta bắt đầu treo vào lồng một cái ổ đế chim vào ngủ và làm quen với ổ.

Ổ Sắc Nhật có thể đan bằng tre, hình dáng như một cái lon sữa bò, nhưng đường kính của miệng ổ khoáng 12 phân, và chiều cao của ổ khoảng 7 phân. Trong ổ phải lót xơ dừa xé nhỏ, hoặc sợi bố xé nhỏ để chim vào đẻ trứng. Ta cũng có thể làm ổ theo hình vỏ ốc, bằng sợi dây thừng cuốn tròn lại, phía đáy phình ra, phía trên túm lại để chim vào đẻ. Nêu ổ làm bằng đây thừng thì ta khỏi lót xơ dừa hay sợi bố, vì ổ kết bằng giấy bố rất êm lại ấm.

1 những suy nghĩ trên “Chim Sắc Nhật – Thông tin, đặc điểm, cách chăm sóc, sinh sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *