Tổng Quan Về Giống Mèo Ba Tư: Từ Nguồn Gốc Đến Cách Nuôi Dưỡng

Mèo Ba Tư, hay còn gọi là Persian, mèo 34, là một trong những giống mèo cảnh nổi tiếng và được yêu thích nhất trên thế giới. Với vẻ ngoài kiêu sa, bộ lông dài mượt mà, đôi mắt to tròn như ngọc và tính cách dịu dàng, mèo Ba Tư không chỉ là thú cưng mà còn là biểu tượng của sự quý phái và sang trọng. Tuy nhiên, để đồng hành cùng giống mèo này, bạn cần hiểu rõ những đặc điểm đặc trưng, lịch sử hình thành và cách chăm sóc để mang đến cho chúng môi trường sống tốt nhất. Cùng khám phá những thông tin chi tiết nhất về giống mèo đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

Mèo Ba Tư trắng với bộ lông dài mượt, mắt to tròn.
Mèo Ba Tư trắng nổi bật với bộ lông dài mượt, đôi mắt tròn xoe, thể hiện vẻ đẹp quý phái.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chú mèo Ba Tư đáng yêu để nuôi làm thú cưng, hãy tham khảo ngay danh mục sản phẩm bán mèo Ba Tư.


Thông Tin Tổng Quan Giống Mèo Ba Tư

Mèo Ba tư (mèo Persian) là giống mèo có nguồn gốc từ xứ sở “nghìn lẻ một đêm” huyền thoại.  Giống mèo này có khuôn mặt tròn trịa, mõm ngắn và bộ lông dài tha thướt tuyệt đẹp.  Với nhiều biến thể gồm: mèo Ba tư truyền thống, mèo Exotic (mèo ba tư lông ngắn), mèo Himalayan và mèo Chichilla.

  • Nguồn gốc: Ba Tư (Iran ngày nay).
  • Chiều dài: 35 – 45 cm.
  • Trọng lượng: 3,2 – 5,4 kg.
  • Tuổi thọ: 10-16 năm.
  • Bộ lông: Dài, dày và mềm mại.
  • Màu sắc và họa tiết: Đa dạng từ xanh, đen, trắng, đỏ, kem, chocolate đến các kiểu đốm, vằn, và tam thể.
  • Mức độ gây dị ứng: có.
  • Tính cách: Ngọt ngào, dịu dàng và thân thiện.

Với bộ lông sang trọng, khuôn mặt xinh đẹp với chiếc mũi tịt đáng yêu. Giống mèo Ba Tư (Persian) luôn được ưa chuộng và yêu mến tại bất cứ vùng đất nào, bất cứ nơi nào chúng đi qua trong suốt hàng nghìn năm nay. Nếu bạn là người yêu mèo. Đặc biệt là nếu bạn có niềm đam mê với những chú mèo cảnh quý tộc. Thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những em mèo Ba Tư.

Khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc và nuôi mèo Ba Tư tại chuyên mục blog mèo Persian.


Nguồn Gốc Và Lịch Sử Hình Mèo Persian

1. Nguồn gốc xa xưa

Mèo Ba Tư có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran (trước đây gọi là Ba Tư). Theo các tài liệu lịch sử, giống mèo này được ghi nhận từ năm 1684 TCN trong các tài liệu cổ đại. Mèo Ba Tư được nuôi dưỡng như thú cưng trong các gia đình hoàng gia và quý tộc ở khu vực này, biểu trưng cho sự giàu có và quyền lực. Tại vùng Trung Đông, chúng được gọi là “shirazi”. Riêng ở quê hương Iran, chúng được gọi là “Shiraz”. Tên tiếng Anh là: Persian Longhair.

  • Mèo Ba Tư có thể xuất phát từ sự lai tạo tự nhiên giữa những giống mèo bản địa với các giống mèo lông dài ở khu vực Lưỡng Hà.
  • Bộ lông dài, mềm mượt của chúng được cho là kết quả của đột biến gen hoặc sự thích nghi với khí hậu lạnh ở vùng cao nguyên Iran.

2. Mèo Ba Tư đến châu Âu

  • Thế kỷ 17: Nhà thám hiểm và quý tộc người Ý, Pietro della Valle, đã đưa những chú mèo Ba Tư đầu tiên từ Trung Đông về châu Âu. Rất nhanh chóng giống mèo này đã trở thành thú cưng được giới quý tộc, thượng lưu ưa chuộng, đặc biệt ở Anh và Pháp.
  • Sự lai tạo và phát triển: Ở châu Âu, mèo Ba Tư được lai với giống mèo Angora Thổ Nhĩ Kỳ, tạo nên ngoại hình đặc trưng: lông dài, thân hình chắc nịch, và khuôn mặt tròn trĩnh. Qua quá trình chọn lọc, các nhà lai tạo đã phát triển nhiều màu sắc và hoa văn, cũng như làm cho gương mặt giống mèo này trở nên “phẳng” hơn.
  • Năm 1871: Mèo Ba Tư lần đầu xuất hiện tại triển lãm mèo lớn ở Cung điện Crystal, London. Chúng nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng và trở thành một trong những giống mèo nổi tiếng nhất châu Âu. Nữ hoàng Victoria đã dành sự yêu mến đặc biệt cho giống mèo Ba Tư vì bộ lông dài tuyệt đẹp.

3. Mèo Ba Tư tại Mỹ

  • Cuối thế kỷ 19: Mèo Ba Tư được du nhập vào Mỹ thông qua các nhà lai tạo và nhanh chóng trở thành giống mèo phổ biến nhất tại đây. Chúng nhanh chóng trở thành giống mèo được ưa chuộng nhất vượt qua cả giống mèo Maine Coon bản địa.
  • Năm 1895: Mèo Ba Tư tham gia cuộc triển lãm mèo đầu tiên tại Madison Square Garden, New York. Vẻ ngoài kiêu sa của chúng đã thu hút sự chú ý lớn, giúp giống mèo này trở thành lựa chọn hàng đầu trong các gia đình giàu có.
  • Năm 1906: Hiệp hội Mèo CFA (Cat Fanciers’ Association) chính thức công nhận mèo Persian, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của giống mèo này tại Mỹ và toàn thế giới. Ngày nay mèo Ba Tư được hầu hết các tổ chức mèo uy tín trên thế giới công nhận chính thức. Một số tổ chức coi mèo HimalayaExotic Shorhair (mèo Ba Tư lông ngắn) là các giống riêng biệt, số khác coi hai dòng này chỉ là các biến thể của mèo Ba Tư
  • Năm 2015: Persian Longhair được xếp hạng giống mèo phổ biến thứ 2 tại Mỹ. Đứng đầu là người anh em Exotic Shorthair.
  • Năm 2021: Mèo Ba Tư được xếp hạng là giống mèo phổ biến thứ tư trên thế giới theo CFA.

4. Từ thú cưng quý tộc đến biểu tượng toàn cầu

Qua thời gian, mèo Ba Tư không chỉ được biết đến trong giới quý tộc mà còn trở thành thú cưng phổ biến toàn cầu nhờ vẻ ngoài đẹp mắt và tính cách hiền hòa.

  • Chúng thường xuất hiện trong các cuộc triển lãm mèo danh tiếng, giữ vị trí quan trọng trong làng mèo cảnh thế giới.
  • Đến nay, mèo Ba Tư vẫn là một trong những giống mèo được yêu thích nhất nhờ sự thanh lịch và dễ thích nghi với môi trường sống trong nhà.

Đặc Điểm Ngoại Hình

1. Kích Thước Và Vóc Dáng

Mèo Ba Tư có kích thước trung bình đến lớn, với vóc dáng tròn trịa và cơ thể chắc nịch.

  • Trọng lượng: Dao động từ 3,2 – 5,4 kg.
  • Chiều cao: Khoảng 25 – 38 cm.
  • Đặc điểm hình thể: Chân ngắn, đầu to, xương chắc, đuôi dày vừa phải và thường cuộn tròn khi chúng nằm.

2. Khuôn Mặt Đặc Trưng

Mèo Ba Tư sở hữu khuôn mặt đáng yêu với hai biến thể nổi bật:

  • Doll Face (Truyền Thống):
    • Mặt tròn, mũi hơi nhô.
    • Dễ thở và ít gặp vấn đề sức khỏe.
  • Peke Face (Hiện Đại):
    • Mặt phẳng, mũi tịt.
    • Tạo vẻ đáng yêu nhưng dễ gặp các vấn đề về hô hấp và mắt chảy nước.

3. Bộ Lông Sang Trọng

Bộ lông dài, dày và mượt là điểm nhấn nổi bật của mèo Ba Tư.

  • Lông hai lớp: Lớp lông ngoài dài, mềm mại và bóng mượt, kết hợp với lớp lông tơ dày, giữ ấm hiệu quả.
  • Đặc điểm: Đuôi dài, xù như một chiếc quạt, làm tăng thêm sự cuốn hút.

4. Màu Sắc Và Hoa Văn

Mèo Ba Tư sở hữu bộ sưu tập màu sắc và hoa văn đa dạng bậc nhất trong thế giới mèo:

  • Màu đơn sắc: Trắng, đen, kem, xám xanh, đỏ, nâu socola, lilac.
  • Hoa văn: Tabby (vằn vện), bicolor (nhị thể), tortie (đốm), Himalayan (điểm màu).
  • Đôi mắt: Từ xanh dương, vàng đồng, xanh lá cây đến hai màu mắt (odd-eyed).

5. Tiêu Chuẩn Theo Các Tổ Chức

  • CFA (Cat Fanciers’ Association): Công nhận khoảng 140 màu lông, bao gồm cả dòng Himalaya với 20 mẫu điểm màu đặc trưng.
  • TICA (The International Cat Association): Phân loại màu lông thành ba nhóm chính:
    • Truyền thống: Các màu phổ biến như trắng, đen, vàng.
    • Sepia: Màu ấm hơn như nâu nhạt, kem.
    • Mink: Các màu nhạt với đường nét nổi bật trên mặt và bốn chân.

Biến Thể Phổ Biến Của Mèo Ba Tư

Hiện nay, giống mèo Ba Tư có nhiều biến thể nổi bật như Exotic Shorthair (mèo Ba Tư lông ngắn), mèo Chinchilla, và mèo Himalaya. Những biến thể này không phải là mèo Ba Tư thuần chủng mà được lai tạo, và mức độ công nhận của chúng khác nhau giữa các quốc gia và tổ chức mèo giống.

Mèo Himalaya là kết quả của sự lai tạo giữa mèo Ba Tư và mèo Xiêm, mang đến vẻ ngoài độc đáo với các điểm màu tối ở tai, chân, mũi và đuôi. Khám phá ngay cách chăm sóc và đặc điểm của giống mèo quý phái này!

Các biến thể chính của mèo Ba Tư:

  • Mèo Ba Tư Doll Face: Khuôn mặt giữ nét truyền thống, không quá phẳng, gần gũi với kiểu dáng nguyên bản.
  • Mèo Ba Tư Peke Face: Khuôn mặt phẳng, mũi tịt, là đặc trưng của mèo Ba Tư hiện đại.
  • Mèo Ba Tư Himalaya: Lông dài với các điểm màu tối ở tai, mũi, chân, và đuôi, mang nét độc đáo từ sự lai tạo.
  • Mèo Ba Tư Exotic Shorthair: Biến thể lông ngắn dễ chăm sóc nhưng vẫn giữ được vẻ đáng yêu đặc trưng.

Với vẻ ngoài sang trọng cùng sự đa dạng, mèo Ba Tư là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự thanh lịch và độc đáo.


1. Mèo Ba Tư truyền thống

Mèo Ba Tư thuần chủng nguyên bản, với khuôn mặt ít phẳng hơn và đặc điểm tự nhiên ban đầu, ngày nay được gọi là Traditional Persian Cat (mèo Ba Tư truyền thống). Trong khi đó, xu hướng lai tạo “mặt phẳng” và “mũi tịt” đã trở thành chuẩn mực của giống mèo Ba Tư hiện đại. Mèo Ba Tư truyền thống vẫn giữ nguyên bản về đặc điểm hình dạng, tính cách so với khi mới được công bố vào thế kỷ 19. Hầu như không bị lai tạo tính trạng trội đặc biệt nào.

  • CFA (Cat Fanciers’ Association): Công nhận mèo Ba Tư hiện đại với đặc trưng “mặt phẳng” và “mũi tịt” là tiêu chuẩn chính thức, gọi là Persian (mèo Ba Tư). Mèo Ba Tư truyền thống (Traditional Persian) được phân biệt riêng.
  • TICA (The International Cat Association): Không phân biệt giữa mèo Persian hiện đại và truyền thống, sử dụng một tiêu chuẩn chung cho cả hai loại.

2. Mèo Peke -Persian

  • Vào thập niên 1950, lấy cảm hứng từ giống chó Bắc Kinh (pekingese). Các nhà nhân giống đã tạo ra mèo Peke-Persian. Bằng cách chọn lọc những tính trạng siêu trội về “mặt phẳng” và “mũi tịt”. Từ peke lấy tiền tố tên gọi pekingese.. Loại mèo này sau đó đã được đăng ký như một giống mới với CFA. Tuy nhiên, do giống mèo mới này không được yêu thích mấy do chúng gặp phải các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.

3. Mèo Exotic shorthair

  • Trong thập niên bùng nổ lai tạo giống mèo 1950s. Người ta cũng đã âm thầm nhân giống mèo Ba Tư với mèo Mỹ lông ngắn (American Shorthair – ASH) để nâng cao chất lượng con giống. Vào năm 1966, Hiệp hội yêu mèo CFA công nhận tiêu chuẩn giống mèo mới này dưới tên gọi là Exotic shorthair. Tại Việt Nam, mèo Exotic thường được gọi là mèo Ba tư lông ngắn.
  • Về cơ bản, mèo Exotic có tất cả các đặc điểm về nhân dạng và tính cách giống với mèo Persian. Ngoại trừ bộ lông mèo Exotic ngắn hơn nhiều so với Traditional Persian. Mèo Exotic  được Hiệp hội mèo quốc tế (TICA) xếp chung vào giống mèo Ba Tư. Còn Hiệp hội yêu thích mèo (CFA) thì công nhận mèo Exotic short hair như một giống riêng biệt.

Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp của mèo Ba Tư nhưng muốn một giống mèo dễ chăm sóc hơn, mèo Ba Tư lông ngắn là lựa chọn lý tưởng. Với bộ lông ngắn nhưng vẫn giữ được nét đáng yêu và tính cách dịu dàng, giống mèo này cực kỳ phù hợp với người bận rộn.


4. Mèo Ba Tư Toy và Teacup là gì?

Để đáp ứng thị hiếu của thị trường. Nhiều nhà nhân giống có xu hướng tạo ra những chú mèo 34 có kích thước nhỏ. Chúng thường được gọi tên tương tự các giống chó bị thu nhỏ kích thước là Teacup Persian, Toy Persian. Tuy nhiên, các tên gọi trên chỉ có ý nghĩa về marketing. Các giống mèo ba tư Toy và Teacup không được bất kỳ tổ chức quốc tế về giống mèo công nhận. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức. Để tạo ra những chú mèo ba tư size teacup hay toy. Người ta thường nhân giống cận huyết hoặc lai tạo những chú mèo còi cọc với nhau. Những con mèo con sinh ra bởi những cặp bố mẹ như vậy dễ mắc rất nhiều vấn đề về sức khỏe di truyền và có tuổi thọ rất thấp.


5. Mèo Chinchilla Longhair và Sterling.

Tại Hoa Kỳ, một số nhà nhân giống đã lai tạo và mong muốn tách mèo ba tư màu bạc thành một giống riêng biệt. Với tên gọi là mèo Sterling. Tuy nhiên, ý tưởng này không được hiệp hội yêu mèo Mỹ (CFA) công nhận.

Tuy nhiên, tại châu Phi. Hội đồng mèo Nam Phi (SACC) lại thích thú với ý tưởng này. Các nhà nhân giống đã tách giống mèo ba tư có màu vàng và bạc thành một giống riêng biệt được SACC công nhận. Tên gọi mới của nhánh mèo Ba tư này là mèo Chinchilla Longhair. Về cơ bản, mèo Chinchilla có hầu hết các đặc điểm tương tự như mèo Ba tư truyền thống. Tuy nhiên, mèo Chinchilla có mũi dài hơn so với mèo Ba Tư truyền thống. Điều này làm cho chúng có hệ hô hấp tốt hơn dẫn đến sức khỏe cũng tốt hơn. Một điểm khác biệt là mèo Chinchilla chỉ có hai màu mắt là xanh lá cây và xanh ngọc lục bảo. Chỉ có mèo con mới có thể có màu mắt khác là màu xanh nước biển.


Tính Cách Đặc Trưng

Mèo Ba Tư nổi tiếng với tính cách điềm tĩnh, thân thiện và giàu tình cảm, rất phù hợp với những gia đình yêu thích sự yên bình.

  • Điềm tĩnh: Mèo Ba Tư không thích chạy nhảy hay leo trèo nhiều, mà thường nằm thư giãn trong không gian yên tĩnh.
  • Thân thiện, ngọt ngào và trung thành: mèo Ba Tư được yêu thích nhờ tính cách hiền lành, ngoan ngoãn và ngọt ngào. Chúng rất gần gũi với chủ, thích được vuốt ve, âu yếm và ngồi trong lòng để tận hưởng cảm giác được cưng chiều. Tuy nhiên, mèo Ba Tư không chịu được môi trường ồn ào hoặc những trò đùa mạnh bạo. Với đôi mắt long lanh và biểu cảm dễ thương, mèo Ba Tư luôn mang đến sự ấm áp và hạnh phúc cho gia đình. Dù rất tình cảm, nhưng chúng lại “kén chọn” trong việc thể hiện tình yêu, thường chỉ dành sự quan tâm cho các thành viên trong gia đình hoặc những vị khách mà chúng tin tưởng. Với người lạ, mèo Ba Tư thường giữ khoảng cách, thậm chí tỏ thái độ khó chịu nếu bị chạm vào.
  • Dễ thích nghi: Phù hợp với không gian sống trong nhà, đặc biệt là căn hộ hoặc môi trường ít ồn ào.
  • Quan hệ hòa đồng:  Mỗi con mèo đều có tính cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, đa số mèo Ba Tư có thể sống hòa đồng với hầu hết các vật nuôi khác trong nhà. Mèo Ba Tư thích hợp để chơi cùng với những đứa trẻ tốt bụng, được dạy về cách cư xử với động vật. Những đứa trẻ sẽ nhẹ nhàng chải lông cho em mèo của bạn với sự yêu thích mà không làm bé mèo khó chịu.

Cách Chăm Sóc Mèo Ba Tư

1. Môi Trường Sống

  • Nhiệt độ ổn định: Mèo Ba Tư dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, cần sống trong môi trường mát mẻ, tránh quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không gian thoải mái: Tạo khu vực riêng tư với giường ngủ, khay vệ sinh sạch sẽ và nơi nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • An toàn: Loại bỏ các vật dụng nguy hiểm và đảm bảo không gian sống phù hợp cho mèo con hoặc mèo trưởng thành.

2. Dinh Dưỡng

Mèo Ba Tư cần chế độ ăn giàu protein từ thịt động vật, hạn chế dầu mỡ và gia vị. Chế độ dinh dưỡng nên được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển:

Tháng tuổi Số bữa/ngày Loại thức ăn
2-4 tháng 4 bữa Thức ăn mềm, pate, sữa cho mèo
5-6 tháng 3 bữa Thức ăn hạt nhỏ, kết hợp pate
7-12 tháng 2 bữa Thức ăn hạt, thịt nấu chín

Lưu ý:

  • Dùng bát ăn nông và rộng để mèo dễ dàng lấy thức ăn do cấu trúc mặt phẳng của chúng.
  • Chọn thức ăn mềm hoặc pate nếu mèo gặp khó khăn khi nhai thức ăn cứng.
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch hàng ngày.

Tìm hiểu các loại thức ăn phù hợp và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mèo Ba Tư tại bài viết mèo Ba Tư ăn gì.


3. Chăm Sóc Lông Và Vệ Sinh Cơ Thể

Bộ lông dài của mèo Ba Tư cần được chăm sóc kỹ lưỡng để duy trì vẻ đẹp và tránh các vấn đề sức khỏe:

  • Chải lông hàng ngày: Dùng lược răng dài để gỡ rối và loại bỏ lông rụng.
  • Tắm định kỳ: Tắm mỗi tháng một lần với dầu gội dịu nhẹ dành riêng cho mèo.
  • Vệ sinh mắt và mũi: Lau sạch hàng ngày để tránh nhiễm trùng do chảy nước mắt nhiều.
  • Cắt móng: Thực hiện đều đặn mỗi 2-3 tuần.
  • Kiểm tra tai: Làm sạch tai định kỳ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dưỡng mèo Ba Tư đúng cách tại bài viết cách nuôi và chăm sóc mèo Ba Tư


4. Vận Động

Mèo Ba Tư không quá năng động nhưng vẫn cần được tập luyện để duy trì sức khỏe:

Tháng tuổi Thời gian/ngày Hoạt động phù hợp
2-4 tháng 10-15 phút Chơi với bóng, cần câu mèo
5-6 tháng 20 phút Đồ chơi phát sáng, chạy nhảy nhẹ
7-12 tháng 30 phút Tương tác với nhà cây, đồ chơi

5. Huấn Luyện Và Giải Trí

Mèo Ba Tư có tính cách ngoan ngoãn, dễ dàng huấn luyện các kỹ năng cơ bản:

  • Sử dụng khay vệ sinh: Dạy từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen tốt.
  • Đồ chơi: Sử dụng cần câu mèo, bóng hoặc nhà cây để duy trì sự thích thú.
  • Tăng cường tương tác: Chơi cùng chủ nhân sẽ giúp mèo giữ tinh thần thoải mái và gắn bó hơn.

Bạn có thể xem thêm hướng dẫn chi tiết trong bài viết cách huấn luyện mèo Ba Tư.


Việc chăm sóc mèo Ba Tư đòi hỏi sự kiên trì và yêu thương. Với chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống lý tưởng và sự chăm sóc lông tỉ mỉ, mèo Ba Tư không chỉ khỏe mạnh mà còn luôn giữ được vẻ đẹp sang trọng của mình.


Sức Khỏe Và Các Bệnh Thường Gặp

Mèo Ba Tư dễ mắc một số vấn đề sức khỏe do đặc điểm khuôn mặt và yếu tố di truyền. Các bệnh thường gặp bao gồm:

  • Bệnh hô hấp: Do mũi ngắn, mèo dễ gặp khó khăn khi thở, viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Vấn đề về mắt: Chảy nước mắt thường xuyên, dễ viêm tuyến lệ, gây tổn thương và nhiễm trùng nếu không được lau chùi sạch sẽ.
  • Bệnh thận đa nang (PKD): Một bệnh di truyền phổ biến, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.
  • Hội chứng mặt bẹt: Gây khó thở, đặc biệt trong thời tiết nóng.
  • Bệnh răng miệng: Do cấu trúc hàm ngắn, mèo dễ mắc các vấn đề về nha khoa.
  • Bệnh tiêu chảy: Do thức ăn không phù hợp hoặc môi trường không vệ sinh.
  • Nấm, ghẻ: Phát sinh trong điều kiện ẩm thấp hoặc từ lây nhiễm với động vật khác.
  • Bệnh giảm bạch cầu (GBC): Thường gặp ở mèo con chưa tiêm phòng, tỷ lệ tử vong cao.
  • Viêm phúc mạc (FPV): Gây đột tử bất thường ở mèo.

Lưu ý:
Chăm sóc định kỳ, vệ sinh mắt, mũi và tai thường xuyên, kết hợp kiểm tra sức khỏe hàng năm sẽ giúp phát hiện và phòng ngừa sớm các vấn đề sức khỏe cho mèo Ba Tư.

Để biết cách phòng ngừa và điều trị các bệnh phổ biến của giống mèo này, hãy tham khảo bài viết sức khỏe và các bệnh thường gặp ở mèo Ba Tư.


6. Giá Mèo Ba Tư Và Yếu Tố Ảnh Hưởng

Giá mèo Ba Tư phụ thuộc vào nguồn gốc, ngoại hình, màu sắc và độ tuổi.

Đvt: triệu, usd

Loại mèo Ba Tư Giá
Mèo Ba Tư lai 1-2
Mèo Ba Tư thuần chủng VN 6+
Mèo Ba Tư nhập khẩu 5.000+

Nếu bạn quan tâm về giá mèo Ba Tư hiện nay 2025, hãy xem ngay bài viết giá mèo Ba Tư chi tiết.


Lý Do Chọn Mèo Ba Tư

1. Bộ lông dài tha thướt

  • Mèo 34 gây ấn tượng mạnh với các Sen yêu mèo bởi bộ lông dài sang chảnh, quý tộc.
  • Bạn cần dành nhiều thời gian để chăm sóc, chải lông thường xuyên. Để giữ cho bộ lông mèo cưng luôn mềm mượt, không bị xơ rối, gãy rụng.

2. Mặt tịt

Điểm nổi bật của mèo Ba Tư là gương mặt phẳng, to tròn như bánh bao và cái mũi rất ngắn cực ngộ nghĩnh.

Mũi càng ngắn thì chú mèo được đánh giá càng đẹp như hình trên.


3. Thân thiện, tình cảm

  • Mèo Ba Tư rất tình cảm. Chúng rất thích được chủ nhân ôm vào lòng, vuốt ve, âu yếm.
  • Đặc biệt thích chơi đùa với chủ nhân và trẻ em trong nhà. Các trò chơi yêu thích của chúng là chơi cần câu mèo, rượt đèn lade…

4. Dễ nuôi và chăm sóc.

  • Mặc dù là giống mèo cảnh nhập ngoại. Nhưng mèo Ba Tư thích nghi rất tốt với điều kiện Việt Nam.
  • Bạn có thể cho ăn thức ăn hạt khô Royal Canin, Fitmin, Smartheart… Hoặc nấu cơm trộn thịt cá, rau củ cho mèo đều được.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Mèo Ba Tư

  • Nuôi mèo Ba Tư có khó không? Không quá khó, chỉ cần chải lông, lau mắt và vệ sinh thường xuyên.
  • Mèo Ba Tư có bắt chuột không? Không, chúng hiền lành và ít săn mồi.
  • Mèo Ba Tư sống được bao lâu? Tuổi thọ trung bình 10-15 năm, có thể hơn nếu chăm sóc tốt.
  • Mèo Ba Tư nặng bao nhiêu? Trung bình 5-9 kg, mèo đực thường nặng hơn.
  • Giá mèo Ba Tư là bao nhiêu? Tùy thuộc vào độ thuần chủng, dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
  • Mèo Ba Tư có rụng lông không? Có, rụng nhiều 1-2 lần/năm. Cần chải lông thường xuyên.
  • Giá phối giống mèo Ba Tư? Nhập khẩu: 8-10 triệu/lần. Trong nước: 1-3 triệu/lần.
  • Mèo Ba Tư có phối lai được không? Chỉ nên phối thuần chủng để giữ giá trị giống.
  • Mèo Ba Tư ở một mình ban đêm được không? Được, nếu môi trường an toàn và không có vấn đề sức khỏe.
  • Có nên cho mèo Ba Tư uống sữa không? Không, vì chúng dễ bị không dung nạp lactose.

Kết Luận

Mèo Ba Tư không chỉ là một giống mèo mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và quý phái. Với vẻ ngoài xinh đẹp và tính cách hiền hòa, chúng là người bạn đồng hành lý tưởng cho những gia đình yêu thích sự yên tĩnh. Tuy nhiên, giống mèo này cần sự chăm sóc đặc biệt và kiên nhẫn từ chủ nhân.