Chó Samoyed không chỉ là một giống chó mà còn là một “biểu tượng” của sự đáng yêu và thanh lịch. Với bộ lông trắng muốt mềm mại như tuyết, nụ cười thiên thần luôn nở trên môi và ánh mắt lấp lánh tràn đầy sức sống, Samoyed dễ dàng chiếm trọn trái tim của bất kỳ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nhưng không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp, Samoyed còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Từ bản tính thân thiện, trung thành, cho đến khả năng gắn bó với trẻ nhỏ và những loài vật khác, Samoyed là “người bạn lông xù” hoàn hảo trong mọi gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng MeowGo Pets khám phá những thông tin về giống chó Samoyed từ nguồn gốc, lịch sử, đặc điểm ngoại hình, tính cách, hướng dẫn nuôi và chăm sóc. Hãy cùng đón đọc nào!
Nếu bạn muốn mua chó Samoyed chất lượng, hãy ghé thăm danh mục sản phẩm bán chó Samoyed để tìm kiếm những chú cún đáng yêu nhất.
Thông tin chung về giống chó Samoyed
Chó Samoyed được gọi ví von là Nàng Bạch tuyết của xứ sở Bạch Dương. Là một giống chó kéo xe trượt tuyết cổ xưa ở vùng Siberia (Nga), giống chó này còn được lai tạo để chăn tuần lộc, trông trẻ và giữ ấm cho gia đình.
Nổi bật với bộ lông trắng, dày tuyệt đẹp, nụ cười thường trực với tính cách ngọt ngào, nhẹ nhàng, tận tụy nhưng lại vui tươi, tinh nghịch như chó con suốt đời. Samoyed chắc chắn là giống chó đồng hành hoàn hảo, đặc biệt là với các gia đình có trẻ em.
- Cân nặng: đực (20,41-29,49kg), cái (15,88-22,68kg).
- Chiều cao tới vai: đực (53,34-59,69cm), cái (48,26–53,34cm).
- Xuất xứ: vùng Siberia (Nga).
- Nhóm: Spitz, chó lao động, chó kéo xe.
- Tên khác: Samoyed, Samoyede, chó tuyết trắng, chó Sam, Sam moi, Sami, Sammie, Sammy, Bjelkiers, Nenetskaya Laika, Samoiedskaya Sobaka
Có thể bạn chưa biết, Samoyed chính là giống chó đầu tiên đặt chân đến đỉnh Nam Cực và có vai trò quan trọng trong các cuộc thám hiểm vùng Cực của con người trong những năm đầu thế kỷ 20.
Khám phá những bài viết hữu ích về cách nuôi, chăm sóc và huấn luyện chó Samoyed tại blog chó Samoyed.
Lịch sử, nguồn gốc
1. Giống chó cổ xưa vùng Siberia, nước Nga
- Tên gọi Samoyed có nguồn gốc từ bộ tộc Samoyede, một nhánh của những người Inuit du mục ở miền bắc Siberia (nước Nga). Nơi nhiệt độ thường xuyên xuống tới âm 60 độ C. Cuộc sống của những người Samoyede phụ thuộc rất lớn vào đàn tuần lộc (làm thức ăn, quần áo, lều trại…). Họ đã nuôi giống chó Samoyed để chăn tuần lộc, kéo xe trượt tuyết chở hàng, săn bắn, đuổi gấu, canh gác và giữ ấm. Samoyed thường được cho trông trẻ em và được đưa vào lều ngủ để ủ ấm vào ban đêm, lông chó sau khi rụng được đan thành sợi len làm quần áo (được cho là ấm hơn 80% so với lông cừu. Qua hàng nghìn năm, sự liên kết chặt chẽ này đã khiến Samoyed trở thành một giống chó trung thành, cực kỳ quấn chủ và yêu thương mọi người trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.
- Samoyed là thành viên của nhóm chó Spitz Bắc cực (như Alaskan Malamute, Siberian Husky…) và có họ hàng gần với loài sói. Chúng là giống chó cổ xưa có niên đại cách nay khoảng 3-5.000 năm hoặc hơn. Năm 2011, các nhà khảo cổ phát hiện mẫu hóa thạch 33.000 năm tuổi của một con chó tại Siberia (đặt tên là Altai, theo vùng núi nơi được phát hiện), sau các xét nghiệm DNA, các nhà khoa học phát hiện giống chó Samoyed hiện đại có liên hệ với hóa thạch cổ đại này.
2. Sự phát triển ra thế giới
- Mặc dù Antarctic Buck của Nữ hoàng Alexandra được nhiều người xem là chú chó Samoyed đầu tiên được đưa đến nước Anh. Nhưng thực tế, ông Earnest Kilburn-Scott (thành viên của Hiệp hội động vật Hoàng gia), mới là người mua một chú chó Samoyed tên Sabarka ở tinh Archangel (tây bắc nước Nga) về Anh để tặng vợ năm 1889. Ban đầu tên giống chó này được viết là Samoyede, nhưng chữ “e” sau đó bị Kilburn loại bỏ dẫn đến việc phát âm thành “Hahm-oid” thay vì “Sahm-uh-yed” như người bản địa. Sau đó ông Kilburn còn nhập khẩu nhiều chú chó Samoyed khác và thành lập trại chó danh tiếng Farningham Kennels. Giới quý tộc Anh thời đó đã rất yêu thích giống chó này, nhiều nhà thám hiểm Bắc Cực, Nam Cực cũng mua chó Samoyed từ đây cho các chuyến phiêu lưu của mình. Từ Anh, giống chó này lan tỏa đến Bắc Mỹ và toàn thế giới như ngày nay.
- Năm 1906, chú chó Samoyed đầu tiên được đăng ký tại Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ có tên Moustan of Argenteau. Nhưng hầu hết chó Samoyed tại Mỹ ngày nay đều được nhập từ Anh sau thế chiến I (1914-1918).
- Bộ tiêu chuẩn giống chó Samoyed được ban hành tại Anh năm 1909. Câu lạc bộ chó Samoyed Mỹ được thành lập năm 1923, và thông qua bản tiêu chuẩn chó Samoyed của Hoa kỳ trong cùng năm. Những chú chó Samoyed đầu tiên sinh tại Canada năm 1928.
3. Đóng góp trong các cuộc thám hiểm Bắc Cực và Nam Cực
- Với những phẩm chất của mình, Samoyed đã có vai trò rất lớn trong các cuộc thám hiểm Bắc Cực và Nam Cực đầu thế kỷ 20. Có mặt trong cả 3 đoàn thám hiểm Nam Cực của Sir Ernest Shackleton, Roald Amundsen và Robert Scott.
- Từ 1907-1909, Sir EH Shackleton cùng các chú chó của mình đã chỉ còn cách đỉnh Nam Cực 180km. Năm 1911, Robert Scott (với 33 con chó) và Roald Amundsen (với 52 con chó) cùng chạy đua thám hiểm Nam Cực. Với cô chó Samoyed đầu đàn Etah, Roald Amundsen và đoàn của mình đã vượt qua 2976km trong 99 ngày và trở thành những người chinh phục Nam Cực đầu tiên và chỉ còn 12 chú chó sống sót sau đó đều được tặng cho Hoàng gia các nước châu Âu. Etah thành chú chó đầu tiên tới Nam Cực và sau đó được tặng cho Công chúa de Montyglyon (Nữ bá tước Bỉ). Robert Scott thì không may mắn như vậy, toàn bộ 33 chú chó Samoyed của ông đều bị chết vì viêm phổi trong vòng 3 tuần, sáu thành viên trong đoàn phải tự mang thiết bị, đồ dùng tới Nam Cực để rồi biết Roald Amundsen đã tới trước đó 1 tháng. Kiệt sức cả về thể xác và tinh thần, Robert Scott đã chết trên đường quay trở về.
- Samoyed cũng là giống chó chủ chốt tham gia thám hiểm Bắc Cực trong các cuộc phiêu lưu của Nansen, Abruzzi, Fiala và Baldwin đến tận cùng trái đất. Thật không may, tất cả các chuyến thám hiểm bằng đường bộ này đều không thành công. Những chú chó Samoyed dũng cảm đã trải qua sự chịu đựng, cái đói và giá lạnh để đi vào lịch sử. Bàn chân rách và tứa máu trên băng, chúng không chùn bước cho đến khi kiệt sức. Chỉ những chú chó khỏe mạnh, bền bỉ nhất mới có thể quay trở về. Hầu hết chó Samoyed ở Anh và Mỹ đều là hậu duệ của những chú chó kéo xe huyền thoại này.
Đặc điểm ngoại hình
- Samoyed là một trong những giống chó kéo xe cổ xưa nhất. Bộ lông trắng của chúng rất dày để có thể chịu thời tiết khắc nghiệt tới âm 60 độ C mà không bị thấm nước hay tuyết lạnh. Mạnh mẽ, nhanh nhẹn và bền bỉ, Sammy có vẻ đẹp tuyệt trần nhưng rất có ích. Miệng luôn nở nụ cười thường trực, nhưng cũng rất hữu dụng với khóe miệng cong lên, khiến cho nước dãi không bị chảy ra và đóng băng quanh mõm.
- Chó Samoyed có kích thước vừa phải, chó Samoyed đực thường to hơn cái một chút. Cân nặng từ 16-30kg, cao tới vai từ 48-60cm. Thân hình cơ bắp, săn chắc với đôi tai dựng đứng. Mắt hình hạnh nhân, sẫm màu, nếu có màu xanh lam thì đó là một lỗi tiêu chuẩn của chó Samoyed thuần chủng.
- Điểm nổi bật nhất của giống chó này là bộ lông màu trắng duyên dáng. Tuy nhiên màu kem hoặc hơi ngả vàng (màu bánh quy) hoặc kết hợp cả 3 màu trên cũng được chấp nhận. Bộ lông trắng giúp chó Samoyed có thể ngụy trang dễ dàng khi đi săn trong băng tuyết.
- Giống chó này có bộ lông 2 lớp, lớp lông bảo vệ bên ngoài dài, thô, cứng và không thấm nước. Lớp lông tơ bên trong rất dày, mềm mịn có tác dụng giữ ấm. Chính lớp lông tơ này vào mùa rụng lông thường được giữ lại để kéo sợi len, nỉ để dệt quần áo. Loại sợi này được cho là ấm hơn 80% so với lông cừu. Bộ lông chó Samoyed ít khi cần phải tắm, kể cả có bị dính bùn đất thì khi khô cũng dễ bị rơi ra. Một ưu điểm khác là Samoyed rất có ít mùi hôi, không như các giống chó chăn gia súc khác như Golden Retriever. Không chỉ giữ ấm, bộ lông chó Samoyed còn có khả năng cân bằng nhiệt độ và độ ẩm, giúp cho chó thích nghi được với cả khi trời nóng.
Để tìm hiểu thêm thế nào là chó Samoyed thuần chủng. Mời bạn xem bảng tiêu chuẩn giống chó Samoyed do FCI (Hiệp hội chó giống quốc tế) ban hành sau đây:
https://www.fci.be/Nomenclature/Standards/212g05-en.pdf
Tính cách và hành vi
- Samoyed là giống chó thân thiện, tận tụy, hướng ngoại và tình cảm, với nụ cười thường trực trên môi. Giống chó này cũng rất hiền lành và đáng tin cậy, không người lạ nào là không bị Samoyed phát hiện, mặc dù chúng không làm gì ngoài sủa báo hiệu. Vì vậy, Sam chỉ có thể canh gác chứ không phải là một chú chó bảo vệ tốt.
- Được nuôi để làm việc theo bầy nên chúng rất hòa đồng, rất phù hợp với các gia đình có trẻ em để chăm sóc theo bản năng. Thích tham gia vào mọi hoạt động trong nhà, Sam không phải là một chú chó Sói đơn độc, chúng thích giao du, gần gũi với mọi ngườ và không thích bị bỏ lại một mình. Có giác quan nhạy bén, Sammy biết khi nào bạn vui hay buồn, hay biết người nào yêu thương mình để đáp lại tương xứng. Giống chó này sẽ trở nên toàn diện và có tính cách đầy thương yêu khi thực sự thành MỘT PHẦN CỦA GIA ĐÌNH. Nếu bị cô đơn, chúng sẽ bị buồn chán, stress và trở nên phá hoại, hú hét và sủa khá nhiều.
- Samoyed thích giao tiếp (chủ yếu bằng mũi và chân), để bộc lộ niềm vui hoặc đòi ra ngoài chơi. Biết bắt tay tự nhiên, vì chúng thường nhanh chóng đưa chân ra để bảy tỏ sự thân thiện ngay từ khi còn nhỏ. Biết dùng chân của mình một cách khéo léo, kể cả mở cửa.
- Trí thông minh, cá tính độc lập cũng là một thách thức với bạn. Công việc đòi hỏi tính chủ động cao trong quá khứ đã hình thành nên tập tính này ở Samoyed. Chúng phải tự đi tìm kiếm những con tuần lộc đi lạc, và lùa trở lại gần nhà. Chúng truyền đạt kỹ năng này qua nhiều thế hệ. Vì vậy, nếu bạn muốn Sam tuân theo mọi mong muốn của mình, mà chúng không làm theo. Nhiều người sẽ nghĩ là chúng bướng bỉnh, khó kiểm soát, trong khi nhiều người lại thấy ổn. Câu trả lời là thái độ của bạn, tôn trọng bản năng và huấn luyện chó bằng tình yêu và sự kiên nhẫn và nhất quán.
- Giống chó này khá hòa thuận với chó và các vật nuôi khác trong nhà. Tuy nhiện bạn cần dạy chó từ nhỏ, để chúng không có ý định rượt đuổi hoặc “chăn” những người bạn này.
- Chó Samoyed có thể thích nghi tốt ở các vùng có nhiệt độ ấm áp như Việt Nam và thích ra ngoài vui đùa khi trời lạnh. Vào mùa hè nóng nực, nhiều người còn cho chó đùa trong chậu lớn có đầy đá như một phần thưởng thú vị.
- Sammy rất năng động, tinh nghịch và sẽ luôn vui tươi cho đến khi về già. Bản năng chăn tuần lộc của chúng vẫn còn rất mạnh mẽ, chúng rất thích đuổi theo các loài thú nhỏ (mèo, chuột, chim, sóc…) kể cả khi bị bạn gọi lại. Chúng thích lao đi, đào bới và là một chuyên gia tẩu thoát siêu hạng. Nếu bạn muốn một chú chó lười biếng, ngoan ngoãn nằm một chỗ thì Samoyed không phải dành cho bạn.
- Samoyed đào đất theo bản năng, trong điều kiện lạnh giá, mưa tuyết Samoyed sẽ tự đào hố cho mình để trú ấn. chứ không hẳn do nghịch ngợm, căng thẳng. Nếu bạn trồng vườn, có lẽ bạn không nên nuôi chó Samoyed (trừ khi có khu vực riêng biệt cho chúng).
Mặc dù vậy, mỗi chú chó Samoyed là một cá thể riêng biệt, kể cả với anh em trong cùng đàn. Tính cách hình thành từ di truyền, huấn luyện, hoàn cảnh môi trường và yêu thương. Nếu bạn quan tâm, dành thời gian gần gũi, chú chó của bạn sẽ trở nên toàn diện khi trưởng thành. Một chú chó vui vẻ, năng động có thể trở nên nhút nhát, sợ sệt nếu bị đối xử khắc nghiệt trong thời gian dài.
Như mọi giống chó cảnh khác, Samoyed cần được huấn luyện và xã hội hóa từ nhỏ 1,2 tháng tuổi. Cho chó tiếp xúc với nhiều người, âm thanh và cảnh vật khác nhau sẽ giúp cho chú chó của bạn tích lũy được nhiều kỹ năng xã hội sau này.
Chó Samoyed lai, F1
Các giống chó Samoyed lai sẽ thừa hưởng gen về ngoại hình, tính cách của cả bố và mẹ. Tuy nhiên, rất khó để biết được chú chó con lai sẽ trông như thế nào hay tính cách ra sao. Đặc biệt là nếu lai 2 giống chó hoàn toàn khác biệt với nhau. Có một số giống chó Samoyed phổ biến trên thế giới sau:
- Samusky (lai Husky)
- Sammypoo (lai Poodle)
- Samollie (lai Border Collie)
- Corgomoyed (lai Corgi)
- Sammy Chow (lai Chow Chow)
- Sammydor (lai Labrador)
Trên đây là các giống chó Samoyed lai có chủ đích của một số nhà nhân giống trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có bất kì giống chó Samoyed lai nào được công nhận chính thức. Tại Việt Nam, việc lai chó Samoyed thường không được kiểm soát và thường là “tai nạn”. Ngoài các giống chó lai trên, Samoyed còn có thể bị cho lai với chó ta, chó cỏ hay các giống chó bản địa khác như Mông Cộc, Bắc Hà hay Phú Quốc.
Là nhà nhân giống chuyên nghiệp thuộc Hiệp hội VKA, chúng tôi không nhân giống, bán chó Samoyed lai. Và không khuyến khích việc nhân giống lai tạp (trừ các trường hợp cứu hộ hay nhận nuôi).
Cách nuôi và chăm sóc
Samoyed là giống chó trung thành, ngọt ngào và tình cảm trong mỗi gia đình. Mặc dù vậy, chúng có thể sẽ không trở thành phiên bản tốt nhất nếu không có sự chăm sóc tốt nhất từ bạn. Là giống chó lao động, Sammy rất cần các bài tập thể dục và quan tâm mỗi ngày. Song song với đó là quá trình huấn luyện kiên trì, nhất quán và chải lông, vệ sinh thường xuyên. Sau đây là một số điểm tóm tắt trong cách nuôi và chăm sóc chó Samoyed để bạn tham khảo.
1. Vận động và tập thể dục
- Giống chó này không phù hợp với điều kiện chung cư, nhà phố. Tuyệt vời nhất là một căn nhà có sân vườn rộng và hàng rào. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, thì chỉ cần cho chó vận động đầy đủ mỗi ngày. Nếu không, chó sẽ không được giải tỏa năng lượng và bị stress, chúng sẽ phá hoại, cắn xét đồ vật, đào bới hay tìm cách tẩu thoát.
- Samoyed cần hoạt động tích cực (chơi đùa, đi dạo, chạy bộ, đạp xe…) tối thiểu 2 giờ/ngày. Bạn có thể chia làm 2 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Tuyệt đối không được cho chó ra ngoài khi trời nắng nóng, chó dễ bị sốc nhiệt, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao tốt nhất hãy giữ chú chó của bạn trong nhà có quạt hoặc tốt hơn là trong máy lạnh).
- Với chó Samoyed con trong giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh về xương khớp. Vì vậy, tuyệt đối không được cho chó Samoyed con vận động quá sức, hay chạy nhảy trên nền cứng, trơn sẽ dễ dẫn đến chấn thương hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển. Chơi trên cỏ, hoặc đất mềm là tốt nhất.
2. Vệ sinh và chải lông
- Samoyed có bộ lông rất dày và rụng lông khá nhiều, đặc biệt là thời điểm rụng lông (2 lần/năm, thường vào mùa xuân và thu). Chải lông hàng ngày bằng lược chuyên dùng sẽ giúp loại bỏ lông chết, gãy rụng, xơ rối và thoa đều lớp dầu trên da và lông.
- Giống chó này không cần tắm nhiều, bạn chỉ phải tắm cho chó 1,2 tháng/lần trừ khi quá bẩn. Khi tắm cho chó Samoyed cũng cần phải ngâm dầu gội thật kỹ, xả sạch và sấy khô hoàn toàn bằng máy sấy chuyên dụng có công suất lớn. Việc này sẽ mấy khá nhiều thời gian của bạn. Chỉ chải lông sau khi đã sấy thật khô cho chó. Sammy rất ít mùi hôi, nên nếu không cần thiết bạn có thể dùng sữa tắm khô cho chó cũng rất tốt.
- Cắt móng cho chó thường xuyên hàng tuần, không được cắt phạm vào phần chân móng màu hồng sẽ làm cho chó bị chảy máu, rất khó cầm. Đánh răng cho chó 2.3 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh răng miệng và mùi hôi. Vệ sinh tai và mắt của chó bằng bông và dung dịch vệ sinh chuyên dùng để loại bỏ chất bẩn, ráy tai, ghèn rỉ mắt.
- Khi vệ sinh, chải lông, cần kết hợp kiểm tra xem chó có bị nhiễm trùng, ghẻ ngứa, mẩn đỏ hay có các dấu hiệu bất thường trên bất kì bộ phân nào không (lông, da, mắt, mũi, miệng, kẽ chân, mắt, tai, hậu môn….) Tập cho chó Samoyed con làm quen với việc chải lông, vệ sinh ngay từ nhỏ. Biến việc này thành một trải nghiệm thú vị với những lời khen ngợi và thưởng đồ ăn. Chó sẽ thoải mái hơn khi đi Spa bên ngoài, khám bác sĩ và các tiếp xúc khác khi trưởng thành.
Bài viết chi tiết về cách chăm sóc chó Samoyed từ nhỏ đến lớn sẽ là cẩm nang không thể thiếu cho bạn.
3. Đào tạo và huấn luyện
- Những người Samoyede sống trong những túp lều bằng da tuần lộc và ôm những chú chó Sammy của mình để sưởi ấm trong những đêm lạnh giá. Điều này hình thành nên tình cảm đặc biệt của giống chó này với mọi người. Vì vậy, nếu bị trách mắng, đánh đập, hay bị bỏ một mình là một cú sốc khủng khiếp với chúng. Vì vậy, các biện pháp huấn luyện tích cực (động viên, khen ngợi và thưởng đồ ăn) sẽ có hiệu quả hơn với giống chó này. Việc huấn luyện chó Samoyed đòi hỏi sự nhất quán, kiên trì nhưng cũng đầy yêu thương.
- Xã hội hóa chó Samoyed con từ nhỏ là bước quan trọng nhất trong quá trình huấn luyện chó Sam. Cho chó con tiếp xúc với nhiều người, âm thanh và cảnh vật khác nhau sẽ giúp cho chó tích lũy được nhiều kỹ năng sống và trở nên toàn diện khi trưởng thành.
- Rất thông minh nhưng khá bướng bỉnh. Nên việc huấn luyện Samoyed khá mất thời gian và công sức, quan trọng là làm chúng thấy hứng thú với việc này. Dạy cho chó các lệnh từ cơ bản (đứng, ngồi, nằm, gọi tên…) đến nâng cao ngay từ 2,3 tháng tuổi. Sam rất chóng chán, vì vậy bạn nên áp dụng các bài tập ngắn, học bài nào được bài đó thay vì một buổi huấn luyện dài.
- Bản năng khiến Samoyed có xu hướng kéo dây xích, lao đi, tẩu thoát. Nên việc huấn luyện chó làm quen với dây xích, đi bộ cạnh chủ là rất cần thiết.
Xem ngay hướng dẫn huấn luyện chó Samoyed cơ bản để giúp chú cún ngoan ngoãn và nghe lời hơn.
4. Chế độ dinh dưỡng
Nên cho chó Samoyed ăn thức ăn chất lượng (dù thương mại hay tự nấu) theo sự hướng dẫn của nhà nhân giống hoặc bác sĩ thú y. Mọi chế độ ăn đều phải phù hợp với độ tuổi (chó con, trưởng thành hay lớn tuổi). Quan trọng nhất là cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết và kiểm soát cân nặng cho chó. Chó bị béo phì sẽ dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch hay xương khớp ảnh hưởng đến chất lượng sống và tuổi thọ của chó.
Đồ ăn vặt cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến thừa cân, kiểm soát lượng calo và cân nặng của chó để điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện kịp thời nếu chó có dấu hiệu béo phì.
- Là loài ăn thịt, Samoyed cần chế độ ăn giàu đạm (protein) để duy trì các khối cơ. Thịt (heo, bò, gà…), trứng và cá biển (cá nục, cá thu, cá hồi…) là những thực phẩm tự nhiên, bổ dưỡng tốt nhất cho chó.
- Chất béo (lipit) cũng rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho chó hoạt động. Đồng thời giúp cho da và lông khỏe mạnh, mượt mà. Có thể bổ sung thêm chất béo từ dầu cá, bơ..
- Không nên cho chó ăn nhiều tinh bột. Có thể cho chó ăn cơm, cháo kết hợp với mức độ vừa phải. Nhưng không nên quá nhiều dễ dẫn đến tích mỡ.
- Bổ sung thêm canxi, vitamin D, A và các khoáng chất thiết yếu theo từng độ tuổi với sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ thú y.
- Trong điều kiện nắng nóng ở Việt Nam, luôn cung cấp nước sạch cho chó 24/24. Giữ sạch sẽ đồ dùng ăn uống cho chó. Không để thức ăn thừa cả ngày mà nên lấy đi ngay sau khi chó ăn xong bữa. Đối với chó lớn có thể cho ăn 2 bữa/ngày, chó Samoyed con dưới 1 tuổi nên chia nhỏ thành 3-4 bữa/ngày.
- Nếu sử dụng thức ăn thương mại đóng gói. Nên mua từ các thương hiệu uy tín như Royal Canin, Smartheart… Trong thành phần của hạt cho chó đã được thiết kế đảm bảo đủ cho nhu cầu của chó. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì về liều dùng, độ tuổi, giống chó để áp dụng cho đúng.
- Tránh cho chó ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị (mắm, muối, hạt tiêu, hành tỏi…). Ưu tiên các cách chế biến đơn giản như luộc, hấp. Tuyệt đối không cho chó ăn các chất sau: rượu bia, bơ, anh đào, trà, cafe, đường… và đặc biệt nguy hiểm là socola các loại.
Bài viết chó Samoyed ăn gì sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn phù hợp cho bé cún.
Sức khỏe và các bệnh thường gặp
Nhìn chung, Samoyed là giống chó rất khỏe mạnh. Nếu bạn mua chó Samoyed từ các nhà nhân giống uy tín, có trách nhiệm họ sẽ sàng lọc và loại bỏ các chú chó có vấn đề di truyền không cho nhân giống. Mặc dù vậy, như tất cả mọi chú chó ở bất kì giống chó nào, Samoyed vẫn có thể mắc các bệnh liệt kê dưới đây. Tất nhiên, không phải chú chó nào cũng dễ bị bệnh, nhưng bạn cần biết để cân nhắc trước khi quyết định nuôi. Sau đây là các bệnh hay gặp ở giống chó Samoyed. Cụ thể:
- Nhóm các bệnh về mắt: gồm có: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo võng mạc tiến triển (PRA) gây giảm thị lực. Về lâu dài có thể dẫn đến bị mù.
- Loạn sản xương hông: là tình trạng khớp hông không khít với xương đùi. Chó có biểu hiện đau đớn, đi khập khiễng, nếu để nặng có thể dẫn đến bị viêm khớp.
- Bệnh cầu thận: gây ra tích độc tố trrong máu, lâu dài có thể dẫn đến suy thận khi trưởng thành.
- Suy giáp: tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng tạo hormone gây ra động kinh, lờ đờ, tăng sắc tố, da bị mưng mủ và nhiều triệu chứng khác. Điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng.
- Trật xương bánh chè: là tình trạng bị trật khớp gối, thường gặp ở chó Samoyed con, khớp gối bị trật, lệch khỏi vị trí gây đau đớn. Nếu không điều trị có thể thành tật.
- Say nắng và sốc nhiệt: trong điều kiện thời tiết nóng bức ở Việt Nam do bộ lông dày. Cung cấp cho chó bóng râm và nước uống đầy đủ để giải nhiệt kịp thời.
Đừng bỏ qua bài viết về sức khỏe chó Samoyed để bảo vệ cún cưng tốt nhất.
Giá bán chó Samoyed tại Việt Nam
Giá của Samoyed tại Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt dựa trên nguồn gốc và chất lượng. Dưới đây là mức giá tham khảo:
- Samoyed nhân giống trong nước: Từ 15 triệu đồng, tùy theo độ thuần chủng và ngoại hình.
- Samoyed nhập khẩu Thái Lan, châu Âu: Trên 5.000 usd, kèm theo giấy tờ phả hệ FCI và chứng nhận sức khỏe.
Tham khảo ngay giá chó Samoyed để lựa chọn cún cưng phù hợp với ngân sách của bạn.
Lời kết
Samoyed không chỉ là một chú chó mà còn là một người bạn, một thành viên trong gia đình, mang đến niềm vui và sự ấm áp cho những ai may mắn được đồng hành cùng chúng. Từ nụ cười thiên thần, tính cách dễ mến cho đến khả năng gắn bó tuyệt vời, Samoyed chính là minh chứng cho tình yêu và sự trung thành vô điều kiện mà loài chó dành cho con người.
Nếu bạn đang tìm kiếm một người bạn bốn chân hoàn hảo, một “thiên thần tuyết” luôn sẵn sàng mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc, thì Samoyed chính là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
Hãy để Samoyed không chỉ là thú cưng mà còn trở thành người bạn tri kỷ, đồng hành cùng bạn trong mọi khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống! ❤️