Cách nuôi chó Poodle sinh sản

Một Poodle nhỏ sắp chào đời, chủ nuôi cảm thấy vừa vui vừa lo lắng khiến không khí trở nên đặc biệt. Nếu chưa từng trải qua vấn đề này thì chủ nuôi thường thấy bối rối cách nuôi chó Poodle sinh sản. Liên quan vấn đề này, MeowGo Pets chia sẻ những kinh nghiệm quý báu qua bài viết dưới đây nhé!

Hai chú chó Poodle, một trắng một nâu, đang ôm nhau trên thảm trải sàn.
Hai chú chó Poodle đáng yêu, một trắng một nâu, quấn quýt bên nhau trong không gian ấm cúng.

Poodle là một giống chó thông minh, tình cảm và rất được yêu thích. Nếu bạn chưa biết nhiều về giống chó này, hãy tham khảo ngay tổng quan về giống chó Poodle để hiểu rõ hơn về các đặc điểm và phân loại của chúng trước khi tìm hiểu cách nuôi sinh sản!

Hướng dẫn cách nuôi chó Poodle sinh sản

Sau quá trình giao phối, chó Poodle mẹ khoảng 15 ngày đầu thường bị ốm nghén. Các biểu hiện: mất hứng thú ăn uống, lười biếng và thích nằm nghỉ. Đây là một phần tự nhiên của quá trình mang thai và không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe Cún. Vậy nên, bạn không phải lo lắng quá mức mà hãy tiếp tục cho chó ăn như thường lệ.

Việc phối giống đúng cách sẽ giúp tăng tỷ lệ thụ thai và đảm bảo sức khỏe cho chó mẹ. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách lai tạo Poodle, đừng bỏ qua bài viết Phối giống chó Poodle đúng cách để có thêm kinh nghiệm hữu ích!

Sau khoảng 1 tháng quá trình giao phối, tất cả giống chó mang thai thường phát triển mạnh mẽ. Nếu không thực hiện siêu âm thì việc nhận biết chó Poodle mang thai khá khó khăn. Ở tháng thứ hai, thai nhi đòi hỏi bổ sung nhiều hơn về dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, người nuôi hãy chú ý việc cung cấp canxi để chó mẹ phát triển tốt.

Việc nhận biết chó Poodle có mang thai hay không là điều quan trọng để có sự chuẩn bị chu đáo. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy tham khảo bài viết Dấu hiệu nhận biết chó Poodle mang thai để xác định chính xác hơn nhé!

Bạn lựa chọn dòng sữa thích hợp cho chó Poodle mang thai uống. Ngoài ra, bổ sung thêm thức ăn: thịt, rau củ và quả đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp chó mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Để tìm hiểu chó Poodle nên ăn gì theo từng giai đoạn, hãy tham khảo ngay bài viết chó Poodle ăn gì!

Hình chụp X-quang chó Poodle mẹ mang thai với các phôi thai rõ ràng.
Ảnh chụp X-quang chó Poodle mang thai, hiển thị các phôi thai trong bụng mẹ.

Những dấu hiệu nhận biết chó Poodle sắp đẻ

Theo chuyên gia thú y, chu kỳ này có thể phân chia thành 3 giai đoạn khác nhau. Bạn cùng MeowGo Pets tìm hiểu chi tiết nhé!

Giai đoạn chó Poodle tạo ổ

24 tiếng trước khi sinh: Chó mẹ có hiện tượng đặc trưng với đầu vú căng phồng bởi sữa hình thành chuẩn bị cho con bú. Màu sữa thường trắng đục và thay đổi màu sắc bất kỳ như trắng trong hoặc vàng đục. Chó có thể giảm ăn hoặc nôn nếu đã no trước đó. Bụng giảm xuống, mềm hơn và Cún thường gặp khó khăn đi vệ sinh.

12-2 tiếng trước khi sinh: Nhiệt độ cơ thể chó mẹ giảm mức từ 36.7 đến 37.5 độ C kèm dấu hiệu rét và run rẩy. Trong môi trường lạnh hoặc mưa, người nuôi cần chuẩn bị một chăn mềm để giữ ấm chó trước khi sinh. Thời điểm này, chó mẹ Poodle di chuyển nhiều, đứng và nằm không yên. Một số con thường tìm kiếm ổ để đẻ hoặc rúc vào nơi yên tĩnh.

Lúc này, bộ phận sinh dục của chó mẹ sẽ mở to bởi tử cung co bóp chuẩn bị đẩy chó con ra ngoài. Bạn hãy đưa cún đến bác sĩ thú y khi thấy âm hộ sưng tấy, phù nề hoặc xuất hiện dịch lỏng trong suốt.

Hai chú chó Poodle con màu trắng-nâu và nâu-đỏ đang được bế trên tay.
Hai bé Poodle con với màu lông pha trộn đặc biệt, được chủ nhân âu yếm bế trên tay.

Khi Poodle đến gần ngày sinh, chúng sẽ có những dấu hiệu rõ ràng mà chủ nuôi cần nhận biết để chuẩn bị tốt nhất. Hãy xem ngay Dấu hiệu chó Poodle sắp đẻ để có kế hoạch chăm sóc phù hợp!

Giai đoạn chó Poodle đau đẻ

Ở thời điểm này, chó mẹ có dấu hiệu rõ ràng: cuống quýt, kêu rên hoặc gầm gừ. Giai đoạn chuyển dạ diễn ra khiến nhịp tim tăng làm cho hơi thở của nó trở nên mạnh mẽ và gấp. Thậm chí, một số con đưa miệng liếm khu vực hậu môn.

Đặc biệt, chó Poodle mẹ bắt đầu cong lưng và xuất hiện những cơn rặn do co thắt ở tử cung. Số lần co thắt càng nhiều chứng tỏ, chúng càng gần khoảnh khắc hạ sinh.

Việc chăm sóc Poodle không chỉ dừng lại ở giai đoạn sinh sản, mà còn cần sự quan tâm đặc biệt suốt đời để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ cho cún. Nếu bạn muốn biết cách chăm sóc Poodle toàn diện, hãy đọc ngay bài viết cách nuôi và chăm sóc chó Poodle!

Giai đoạn đẻ của chó Poodle

Khi chó Poodle bắt đầu đẻ, chúng ta thấy một bọc màng ối xuất hiện ở vùng kín của nó. Bọc ối này ngày càng phình to và trở nên cứng đến khi cơ thể chó con xuất hiện trong lớp màng đó. Mỗi chú chó con nằm an toàn trong một bọc ối riêng biệt.

Lúc này, chó mẹ tiến hành phá vỡ bọc ối, nhai dây rốn và liếm chó con mục đích tạo đường thông hơi. Đồng thời, đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho cả chó mẹ và đàn con.

Chó Poodle mẹ đang cho đàn con bú sau khi sinh.
Chó Poodle mẹ chăm sóc đàn con mới sinh trên chiếc chăn ấm áp, thể hiện sự chu đáo và tình mẫu tử.

Hướng dẫn cách nuôi chó Poodle sinh sản chuẩn

Kiến thức cách nuôi chó Poodle sinh sản chuẩn rất hữu ích với người chủ. Sau khi chó vừa sinh, bạn cần quan tâm khâu ăn uống và môi trường sống đảm bảo khoa học.

Ổ đẻ cần đủ rộng có thể tạo ra từ giẻ, vải mềm, chăn, gối vừa giữ ấm vừa giúp chó mẹ và con thấy thoải mái. Song, bạn không lót quá nhiều tránh tình trạng chó con mất hướng hoặc kẹt.

Trong những ngày đầu, chó mẹ thường xuyên liếm chó con để làm sạch nhớt và nước ối. Cách nuôi chó Poodle sinh sản không yêu cầu tắm chó con trong thời gian này. Bên cạnh, chúng ta cần vệ sinh khu vực ổ đẻ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe cún.

Nhiệt độ ổ đẻ là một yếu tố quan trọng khoảng 29-32 độ C và độ ẩm dưới 80%. Ở đây, bạn có thể sử dụng đèn sưởi. Trong tuần tiếp theo, nhiệt độ ổ nên giảm dần sao cho phù hợp và kiểm tra sự thoải mái của chó con.

Vệ sinh cơ thể chó con đúng cách. Những ngày đầu, chúng ta cần tránh chạm vào phần cuống rốn tránh xuất huyết. Cung cấp môi trường sạch sẽ và ấm áp giúp chó Poodle phát triển khỏe mạnh.

Sau 14 ngày, nuôi chó Poodle sinh sản yêu cầu thực hiện nhẹ nhàng. Ở đây, bạn dùng khăn mềm sạch và nước ấm để lau chùm cơ thể. Đặc biệt, bạn chú ý đến vệ sinh khu vực bụng, vú và đuôi. Sau đó, làm khô và sấy ấm chó con tránh cảm lạnh.

Trong khoảng 3 tuần đầu sau sinh, chó con chỉ nên ăn sữa mẹ. Bởi sữa mẹ cung cấp nhiều acid amin, vitamin, protein và khoáng chất quan trọng. Những dưỡng chất này củng cố sức đề kháng chó con nhằm củng cố các vấn đề tiêu hóa, hô hấp và bệnh truyền nhiễm.

Trong 3 tuần đầu, Poodle con chủ yếu bú sữa mẹ để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu chó mẹ không đủ sữa, bạn có thể bổ sung sữa cho chó Poodle để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé cún!

Vì chó Poodle con chưa có răng, lỗ tai và mắt chưa mở nên chúng không thể tự tìm vú mẹ. Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle sinh sản, bạn hỗ trợ bằng cách nhẹ nhàng đặt miệng chúng vào núm vú của mẹ. Đơn giản, bạn dùng tay hướng dẫn và vắt nhẹ vài giọt sữa từ đầu vú nhằm kích thích chó con bú theo bản.

Đàn chó Poodle bố mẹ và con mới sinh trong ổ đẻ sạch sẽ.
Chó Poodle bố mẹ và đàn con được chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, ấm áp và đầy yêu thương.

Kết luận

Sau khi đọc bài trên, bạn đã biết cách nuôi chó Poodle sinh sản như thế nào chưa? Nhờ vậy, chó mẹ và chó con đảm bảo phát triển khỏe mạnh. Quá trình chăm sóc này, bạn cần hỗ trợ thêm hãy chủ động liên hệ đội ngũ CSKH của MeowGo Pets nhé!

Ngoài việc nuôi sinh sản, Poodle cần được chăm sóc đúng cách để phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích tại chuyên mục blog Poodle để có thêm kinh nghiệm chăm sóc cún yêu của mình!