Chó Mông Cộc (chó H’Mông Cộc) là một trong bốn giống chó bản địa nổi tiếng có nguồn gốc từ Việt Nam. Giống chó này, được quý trọng và xem như quốc bảo của đồng bào H’Mông. Nổi bật với ngoại hình chắc khỏe, bản tính trung thành và dũng cảm. Chó Mông Cộc không chỉ đóng vai trò là chó săn, chó canh gác, bảo vệ gia chủ và tài sản. Hiện nay, chúng còn được lựa chọn huấn luyện nghiệp vụ để phục vụ quân đội.
Trong bài viết này, hãy cùng MeowGo Pets tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, đặc điểm ngoại hình, tích cách, cách nuôi và chăm sóc giống chó Mông Cộc. Hãy cùng đón đọc nào!

Bạn đang tìm kiếm một chú chó Mông Cộc thuần chủng, đáng yêu và chất lượng? Xem danh mục sản phẩm chó Mông Cộc tại đây.
Thông tin tổng quan giống chó Mông Cộc
Chó Mông Cộc (chó H’Mông Cộc) là một trong bốn giống chó bản địa nổi tiếng có nguồn gốc từ Việt Nam. Giống chó này, được quý trọng và xem như quốc bảo của đồng bào H’Mông.
Nổi bật với ngoại hình chắc khỏe, bản tính trung thành và dũng cảm. Chó Mông Cộc không chỉ đóng vai trò là chó săn, chó canh gác, bảo vệ gia chủ và tài sản. Hiện nay, chúng còn được lựa chọn huấn luyện nghiệp vụ để phục vụ quân đội.
- Trọng lượng trưởng thành: đực từ 18-26kg, cái nặng: 16-24 kg.
- Chiều cao: 46-54 cm.
- Kích thước: trung bình.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Nhóm chó: Nhóm 5: Nhóm chó Spitzs – chó cổ xưa.
- Lứa đẻ: 4-6 con.
- Tuổi thọ: 12-14 năm.
- Tên gọi khác: chó H mông cộc, Chó Hmong Cộc đuôi, chó Mông Cộc, chó Hmông Cộc
Tìm hiểu thêm các khía cạnh thú vị về giống chó này tại chuyên mục blog chó H’Mông Cộc đuôi
Chó H’Mông Cộc: Nguồn Gốc và Lịch Sử
1. Nguồn gốc
Chó H’Mông Cộc, hay còn được gọi là Mông Cộc, là một giống chó bản địa quý hiếm, nằm trong Tứ đại Quốc khuyển của Việt Nam, bên cạnh chó Phú Quốc, chó Bắc Hà và chó Lài. Loài chó này có nguồn gốc sâu xa từ các vùng núi phía Bắc Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái, nơi người dân tộc H’Mông sinh sống.
Theo các nghiên cứu và truyền thuyết dân gian, chó H’Mông Cộc là kết quả lai tạo giữa các giống chó bản địa và sói rừng Đông Nam Á. Người H’Mông, trong hành trình di cư từ vùng Hoàng Hà (Trung Quốc) đến Việt Nam, đã mang theo giống chó này để làm bạn đồng hành, hỗ trợ trong săn bắn và bảo vệ gia đình.
2. Lịch sử phát triển
Giống chó H’Mông Cộc có lịch sử phát triển gắn liền với cuộc sống của người H’Mông. Ban đầu, chúng được nuôi trong các bản làng miền núi để thực hiện nhiệm vụ canh gác và săn bắn. Với bản tính thông minh, trung thành và khả năng bảo vệ lãnh thổ tốt, chó H’Mông Cộc trở thành biểu tượng của sự gắn bó giữa người H’Mông và thiên nhiên hoang dã.
Trong lịch sử, người H’Mông thường đưa giống chó này theo các chuyến đi rừng dài ngày. Họ huấn luyện chúng để bảo vệ gia súc, đuổi thú dữ và dẫn đường. Những đặc tính ưu việt này giúp chó H’Mông Cộc tồn tại qua hàng trăm năm và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người H’Mông.
3. Sự phát triển trong thời hiện đại
Ngày nay, chó H’Mông Cộc không chỉ được nuôi tại các vùng núi mà còn xuất hiện tại các vùng khác của Việt Nam và trên thế giới. Vai trò của chúng cũng mở rộng hơn, bao gồm:
- Chó nghiệp vụ: Chó H’Mông Cộc được huấn luyện để bảo vệ tại các khu vực biên giới và trong quân đội.
- Chó canh gác: Chúng được nuôi tại các gia đình để bảo vệ nhà cửa, tài sản.
- Chó cảnh: Với ngoại hình độc đáo và tính cách trung thành, chúng dần trở thành giống chó được yêu thích làm thú cưng tại các khu đô thị.
Chó H’Mông Cộc không chỉ là một giống chó mà còn là biểu tượng của văn hóa dân tộc H’Mông. Chúng đại diện cho lòng trung thành, sự dũng cảm và khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Giống chó này gắn liền với phong tục tập quán, đời sống lao động và tinh thần tự hào của người H’Mông.
Tính cách và hành vi của chó H’Mông Cộc
Chó H’Mông Cộc được biết đến với tính cách nổi bật và những đặc điểm hành vi ưu tú, khiến chúng trở thành giống chó được yêu thích và tin dùng trong nhiều vai trò khác nhau. Các đặc điểm chính về tính cách và hành vi của chó H’Mông Cộc bao gồm:
- Trung thành tuyệt đối: Chúng chỉ trung thành với một chủ nhân duy nhất và thường chỉ ăn đồ ăn từ tay người chủ của mình. Đây là giống chó có mối quan hệ gắn bó mật thiết với chủ nhân.
- Cảnh giác cao: Có bản năng bảo vệ lãnh thổ mạnh mẽ, chó H’Mông Cộc luôn cảnh giác với người lạ và sẵn sàng tấn công để bảo vệ chủ nhân hoặc gia đình khi phát hiện nguy hiểm.
- Thông minh và nhanh nhạy: Với trí nhớ tốt và khả năng xử lý tình huống khéo léo, giống chó này dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ như săn bắn, canh gác và bảo vệ.
- Gan dạ và dũng cảm: Chó H’Mông Cộc sẵn sàng đối đầu với thú dữ trong rừng để bảo vệ chủ nhân, cho thấy sự quả cảm hiếm có của chúng.
- Thân thiện và bình tĩnh: Mặc dù cảnh giác với người lạ, chúng rất thân thiện và điềm tĩnh khi ở bên chủ nhân hoặc gia đình.
- Hoạt bát và làm việc hiệu quả: Những chú chó Mông Cộc nhanh nhẹn, tinh khôn và có khả năng làm việc cao, thích hợp với nhiều vai trò trong đời sống.
Những nét tính cách trên không chỉ giúp chó H’Mông Cộc trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dân miền núi mà còn khiến chúng được săn đón và đánh giá cao trong cộng đồng yêu thú cưng.
Đặc điểm ngoại hình của chó H’Mông Cộc
1. Tiêu chuẩn giống theo VKA
Chó H’Mông Cộc sở hữu ngoại hình đặc trưng và nổi bật, phù hợp với môi trường sống tại các vùng núi cao của Việt Nam. Dưới đây là các đặc điểm chính:
- Kích thước và dáng vóc:
- Kích thước trung bình, thân hình cơ bắp, chắc chắn.
- Khung xương rộng, dáng vóc cân đối và khỏe khoắn.
- Giữa chó đực và chó cái không có nhiều khác biệt về ngoại hình.
- Phần đầu:
- Đầu lớn, hộp sọ rộng, phẳng, trán có rãnh giữa.
- Mõm hơi ngắn, rộng ở gốc và thu hẹp về phía mũi.
- Mũi thường màu đen, đôi khi nâu ở các cá thể có lông sáng màu.
- Mắt to trung bình, hình oval, sâu vừa, thường có màu tương đồng với màu lông.
- Tai dựng thẳng, hình tam giác đều, hướng về phía trước.
- Thân mình:
- Lưng rộng, chắc khỏe, sống lưng có các vệt lõm rõ nét.
- Ngực rộng, vừa phải, cân đối với chân trước.
- Eo và hông rộng, cơ bắp phát triển, hơi dốc về phía đuôi.
- Đuôi cộc bẩm sinh, dài từ 3–15 cm, thường chia thành ba loại: cộc tịt, cộc thỏ và cộc lửng.
- Tứ chi:
- Chân thẳng, song song khi nhìn từ phía trước hoặc phía sau.
- Chân trước gân guốc, cơ bắp rõ ràng, cổ chân chắc khỏe.
- Chân sau mạnh mẽ, góc xương chậu khoảng 40–45 độ, bàn chân có đệm thịt dày, đàn hồi.
- Móng chân màu đen hoặc nâu, cứng cáp.
- Da và lông:
- Da căng, rắn chắc, không có nếp nhăn.
- Bộ lông hai lớp: lớp ngoài cứng, lớp trong mềm, dày dặn.
- Lông dài khoảng 2.5–5 cm, ngắn hơn ở vùng đầu, tai và chân.
- Màu lông phổ biến: đen, nâu, vện (sọc đen trên nền vàng).
Nhờ các đặc điểm này, chó H’Mông Cộc không chỉ phù hợp với vai trò canh gác, săn bắn mà còn trở thành một nét văn hóa đặc trưng của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
2. Phân loại
Dựa vào độ dài đuôi, giống chó H mông cộc đuôi được chia thành ba loại:
- Cộc tịt: Gần như không có đuôi, chỉ lộ ra một ít lông.
- Cộc thỏ: Đuôi ngắn, dài khoảng 3–5 cm, giống đuôi thỏ.
- Cộc lửng: Đuôi dài nhất, khoảng 8–15 cm.
3. Chó Mông Cộc lai
Chó Mông Cộc lai (F1) là kết quả lai tạo giữa chó Mông Cộc thuần chủng và các giống chó khác, thường diễn ra ngẫu nhiên. Một số dòng lai phổ biến là Mông Cộc lai Shiba, Mông Cộc lai Husky hoặc Mông Cộc lai chó cỏ.
Những chú chó lai này thường mang đặc điểm ngoại hình và tính cách pha trộn, tạo nên sự độc đáo, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Cách nuôi chó Mông Cộc khỏe đẹp
1. Môi trường, điều kiện sống
- Chó Mông Cộc sống ở vùng có nhiệt độ không quá nóng. Chúng thường quen sống trong môi trường tự nhiên, hoang dã, do đó việc nhốt trong chuồng quá nhiều sẽ khiến Mông Cộc không phát huy được hết khả năng và đôi khi còn làm xấu đi bộ lông của chúng. Vào mùa hè nóng nực, nếu có điều kiện bạn nên để chó trong phòng máy lạnh và chỉ cho ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều tối khi nắng dịu.
- Hầu hết các giống chó đều thích không gian rộng rãi để vui đùa, chạy nhày và Mông Cộc cũng không phải là một ngoại lệ. Vốn là giống chó săn nên Mông Cộc có nguồn năng lượng rất dồi dào đòi hỏi được vận động để giải tỏa. Nếu nhà bạn có sân vườn rộng, bạn có thể thả cún chơi tự do cả ngày. Nếu không bạn có thể dành 30-45 phút mỗi ngày để dắt cún đi dạo trong công viên hoặc nơi công cộng. Điều này giúp cún được vận động, vui vẻ và gần gũi với chủ nhân hơn.
2. Vận động
- Mông Cộc có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện căn hộ, nhà phố nếu được vận động đầy đủ.
- Trong điều kiện Việt Nam, khí hậu nóng ẩm. Bạn không nên đưa chó ra ngoài lúc trời nắng nóng. Bạn có thể dành 30-60 phút mỗi ngày vào lúc sáng sớm hoặc khi trời tối để chạy thể dục, chơi trò chơi hoặc huấn luyện chó Mông Cộc các lệnh cơ bản.
- Do đặc thù của môi trường sinh sống, chó H’Mông giỏi di chuyển trên địa hình đồi núi, dốc đá cũng như vượt qua những chướng ngại vật.
- Nuôi nhốt trong điều kiện tối lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thay đổi tập tính ở chó H’Mông Cộc. Chúng trở nên hung dữ, nguy hiểm và có thể thay đổi thất thường.
3. Vệ sinh & chăm sóc bộ lông
- Lông tuy không mượt nhưng thẳng và dày. Lớp lông ngoài dày và thô cứng cùng lớp lông đệm bên trong êm mịn. So với những giống chó khác thì Mông Cộc ít rụng lông. Bạn nên dùng lược chuyên dụng được bán ở Petshop để chải lông cho chó khoảng 2 lần/ tuần.
- Vệ sinh tai và cắt móng. Tắm 2-3 lần 1 tháng trừ trường hợp chó đùa nghịch làm bộ lông quá bẩn.
- Đánh răng cho Mông Cộc của bạn ít nhất hai hoặc ba lần một tuần để loại bỏ cao răng tích tụ và vi khuẩn ẩn náu bên trong nó. Đánh răng hàng ngày thậm chí còn tốt hơn nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh nướu răng và hôi miệng.
Tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi chó Mông Cộc đúng cách để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh
4. Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh môi trường sống, vận động thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đến sức khỏe của cún. Giống như các loài chó khác, Mông Cộc chỉ có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh nếu được cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu gồm: protein (chất đạm), tinh bột, vitamin và khoáng chất, chất béo và chất xơ. Nếu xử dụng các sản phẩm thức ăn hạt đóng gói sẵn của các nhà sản xuất uy tín trong thành phần hạt đã được tính toàn đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. khi sử dụng chỉ cần theo đúng hương dẫn là được.
Còn nếu bạn có thời gian, có thể nấu thức ăn cho chó Mông Cộc. Mông Cộc có thể ăn thức ăn thịt, rau củ xay trộn cơm, cháo hoặc thịt heo, bò, gà xé đều được. Trong khi cho chó Mông Cộc ăn, bạn có thể quan sát mức độ ăn, khẩu vị để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp.
Tìm hiểu chó Mông Cộc ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp nhất.
4.1. Nên cho chó Mông Cộc ăn gì?
- Chất đạm (protein) & chất béo: có sẵn trong các loại thịt heo, gà, bò…
- Chất xơ: có sẵn trong các loại rau củ như: bí ngô, rau cải xanh, cà rốt, bắp cải… Thi thoảng có thể tập cho cún ăn thêm các loại trái cây như chuối, táo, lê cũng rất tốt cho sức khỏe của cún
- Tinh bột: có sẵn trong gạo (cơm, cháo), khoai tây, khoai lang, sắn các loại…
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cho cún thêm các loại vitamin, dầu cá Omega 369, canxi đối với chó nhỏ và chó già theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
4.2. Thực đơn cho chó Mông Cộc theo độ tuổi:
Từ 1-2 tháng: ở giai đoạn này, chó còn rất nhỏ, hệ tiêu hóa của chó Mông Cộc con chưa được phát triển hoàn thiện. Bạn nên cho cún ăn các thức ăn mềm, nhuyễn như hạt puppy cho chó con ngâm mềm, cháo thịt loãng hoặc khoai tây nghiền… Ngày cho ăn từ 3-4 lần. Ngoài ra bạn có thể bổ sung mỗi ngày 3-4 cữ sữa chuyên dụng dành cho chó con (tuyệt đối không dùng sữa của người).
Từ 3-6 tháng: đây là giai đoạn phát triển quan trọng của chó. Bạn có thể cho cún ăn cơm trộn lẫn với thịt, rau củ. Bổ sung thêm 2-3 cữ sữa mỗi ngày kết hợp với canxi nano. Ngày cho cún ăn từ 2-3 bữa.
Trên 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn chó phát triển mạnh để trưởng thành. Bạn có thể cho khẩu phần ăn với nhiều loại thức ăn đa dạng, đầy đủ chất hơn. Cho cún ăn 2-3 bữa mỗi ngày. Ngoài canxi nano, bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp, dầu cá Omega 369 hỗ trợ cho sự phát triển khung xương, bộ lông của chó. Ngoài ra, có thể cho cún ăn 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.
4.3. Lưu ý khi cho ăn:
- Luôn giữ đồ dùng, chén bát ăn uống của chó sạch sẽ.
- Không để thức ăn thừa lưu cữu cả ngày. Sau khi chó ăn tầm 20 phút nếu vẫn thừa thức ăn thì lấy ra luôn và điều chỉnh lại khẩu phần ăn bữa tiếp theo cho hợp lý.
- Cung cấp nước sạch đung sôi 24/24 cho chó.
- Cho chó ăn lượng thức ăn vừa phải. Không chiều chó cho ăn quá nhiều dẫn đến béo phì, có hại cho sức khỏe của chó.
- Không cho ăn các loại xương ống, xương cứng sắc nhọn dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa của chó.
4 Lý do bạn nên nuôi Mông Cộc
1. “Tứ đại danh khuyển” của Việt Nam
- H’Mông Cộc mang trong mình một nữa dòng máu của chó sói rừng. Chúng là giống chó có thân hình gần như không xuất hiện khuyết điểm, phản xạ tốt, hoạt động nhanh nhẹn.
- Chúng là những chú chó săn tài ba, được đồng bào H’Mông quý trọng và xem như quốc bảo. Với gương mặt tươi tỉnh, mắt sáng tinh anh và luôn thể hiện sự sắc sảo.
- H’Mông Cộc là một trong bốn loài chó săn được ưa chuộng nhất Việt Nam. Đồng thời, giống chó này cùng chó Bắc Hà (Lào Cai), chó Phú Quốc, chó Dingo Đông Dương trở thành tứ đại danh khuyển của nước ta.
2. Khả năng ghi nhớ siêu phàm
- Với bản tính thông minh của mình, Mông Cộc có thể hiểu và thực hiện các lệnh huấn luyện một cách nhanh chóng. Khi trưởng thành, dường như H’Mông Cộc có thể hiểu được ý muốn của chủ nhân mình.
- Nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc của giống chó này. Không may bị lạc, Mông Cộc luôn tìm được đường về một cách nhanh chóng.
- Chó H’Mông Cộc trưởng thành khi bị bán đi. Nếu chủ mới không quản lý cẩn thận, chúng có thể đào tẩu một cách nhanh chóng. Chúng sẽ tìm về đúng ngôi nhà có chủ nhân cũ của mình, dù khoảng đường có dài hàng chục ki-lô-mét.
3. Trung thành tuyệt đối
- Chó Mông Cộc đuôi đặc biệt hơn cả, chúng chỉ trung thành duy nhất một chủ nhân trong suốt cuộc đời. Điều đó thể hiện rõ nhất trong thói quen ăn uống hàng ngày. H’Mông Cộc bị chủ bỏ đói nhiều ngày, thậm chí kiệt sức, chúng vãn không ăn thức ăn từ người lạ.
- H’Mông Cộc được biết đến đầu tiên với vai trò trông nhà. Một giống chó săn nổi tiếng của đồng bào H’Mông, các dân tộc miền núi Tây Bắc. Chúng luôn sát cánh cùng chủ nhân ở các cuộc đi săn trong rừng sâu.
- Chúng luôn tiến mình về phía trước để bảo vệ chủ khi phát hiện nguy hiểm đe dọa. Đồng thời, chúng có đóng vai trò như những người bạn tri kỷ với chủ nhân trong hành trình đi săn.
4. Giống chó bảo vệ… tuyệt vời
- Chó H’Mông Cộc luôn điểm tĩnh và biết cách hành động khi cần thiết. Nếu là người quen, khi vào nhà, Mông Cộc chỉ sửa một vài tiếng để thông báo chủ nhân. Nếu là người lạ, Mông Cộc sẽ sủa vang, để cảnh báo chủ nhân.
- Mông Cộc thường sẽ không tấn công ngay người lạ, chúng thường dành thời gian để quan sát thật kỹ. Nếu có lệnh của chủ nhân hoặc phát hiện động thái gây nguy hiểm, chúng sẽ tấn công nhanh chóng và dứt khoát.
- H’Mông Cộc đuôi sẽ trở nên hiền lành nếu bạn không xâm phạm lãnh thổ hay gây nguy hiểm cho chúng. Nếu có hành động gây nguy hiểm cho chủ nhân của chúng thì bạn xác định số phận của mình rồi đấy.
Giá chó Mông Cộc bao nhiêu tiền?
Giá chó Mông Cộc phụ thuộc vào màu lông, độ thuần chủng và chất lượng ngoại hình. Dưới đây là giá tham khảo:
Màu sắc | Giá (VNĐ/con) |
Đen | > 12 triệu đồng |
Nâu đỏ | Giá tùy thời điểm |
Vện | > 12 triệu đồng |
Vàng | > 12 triệu đồng |
Cập nhật thông tin mới nhất trong bảng giá bán chó Mông Cộc để nắm rõ chi phí khi chọn mua giống chó này.
Lời kết
Chó Mông Cộc là một giống chó bản địa quý giá của Việt Nam, không chỉ nổi bật về ngoại hình, tính cách mà còn mang đậm giá trị văn hóa. Việc bảo tồn và phát triển giống chó này không chỉ giúp duy trì một loài chó quý mà còn giữ gìn di sản đặc trưng của dân tộc H’Mông.
Chúng tôi mong muốn qua thông tin hữu ích trên, khách hàng có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một chú cún ưng ý nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp dành cho chúng tôi. Bạn có thể để lại comment ngay bên dưới bài viết này. Hoặc liên hệ trực tiếp với Chomeocanh.com qua Hotline: 0965 086 079 và một số tính năng tích hợp qua Website, Facebook, Zalo, Instargam, Youtube…
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui bên chú chó Mông Cộc của mình.