Chăm sóc chó mang thai như nào cho đúng cách? Đây là câu hỏi bất kì người nuôi chó sinh sản nào đều rất quan tâm. Chó là loài vật vui tính, lúc nào cũng có thể chạy nhảy, nô đùa, trửng giỡn với nhau; lúc nào cũng có thể lăn xả vào nhau mà cắn lộn, bất kể trên mình chúng đang bị thương tích hay mang thai. Mà những như cuống cuồng lăn xà vào nhau để trửng giỡn hay cắn xé như vậy, chúng phải va chạm cực mạnh. Đối với một con chó đang mang thai, điều đó quả là cấm kỵ. Người nuôi chó cảnh cần phải biết rõ điều đó để tránh ảnh hưởng xấu đến bào thai chó cái sau nầy.
Việc hiểu rõ chu kỳ sinh sản của chó 🔄 sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phối giống, chăm sóc thai kỳ và dự đoán chính xác thời điểm chó mẹ sắp sinh.
Chó cái sau khi chịu đực thì thể xác có thể mệt mỏi bần thần. Nó có thể vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng nêu để ý, ta thấy nó nằm nghỉ nhiều hơn, ngủ nhiều hơn so với thời gian trước đó.
Độ hơn tuần nhật sau khi chó phối giống, nếu quan sát kỹ ta thấy hai cái vú sau cùng có vẻ nở nang hơn, phần bụng dưới cũng “đội” lên một chút. Đó là hiện tượng cho biết chó cái đã có chửa.
Nếu bạn đang có kế hoạch nhân giống chó và muốn tìm hiểu kỹ hơn, bài viết giao phối chó 💞🐕 sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về thời điểm, quy trình và kinh nghiệm phối giống hiệu quả.

Để biết chính xác về từng giai đoạn trong thai kỳ, bạn có thể tham khảo thêm thời gian mang thai ở chó ⏱️🐾 – bài viết cung cấp mốc thời gian quan trọng và cách theo dõi ngày dự sinh hiệu quả.
Thời gian mang thai của chó thường là 60 ngày cho loại chó nhỏ con, và 65 ngày cho loại chó lớn con. Nhưng, thời gian đó có thể sớm hay trễ hơn một vài ngày, vì còn do tình trạng phát triển của cái thai của mỗi con chó mẹ. Chúng ta không phải để tâm lo lắng vào sự trồi sụt một hai ngày, nên coi đó là sự bình thường. Chỉ trừ trường hợp quá thời hạn đó một tuần mà chó mẹ chưa sanh, nhất là lại có triệu chứng khác thường như chuyển bụng khá lâu, hoặc đau đớn quá đỗi, thì ta nên đem chó đến bác sĩ thú ý khám thai cho.
Dĩ nhiên đây là trường hơp ngoại lệ, ít khi xảy ra. Với một con chó đực nuôi dưỡng chu đáo, sinh hoạt bình thường thì thường sanh con đúng ngày đúng tháng, và “mẹ tròn con vuông”.
Khi biết chắc chắn là chó mẹ đã thụ thai, ta liền nghĩ ngay đến việc chăm sóc cho chó cái suốt thời kỳ mang thai nầy.
Việc chăm sóc chó mang thai tất nhiên phải chia ra nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn cái thai còn nhỏ.
- Giai đoạn chó gần sanh.
- Và cả giai đoạn sau khi sanh xong.

Chăm sóc chó mang thai giai đoạn bầu còn nhỏ
Giai đoạn nầy được tính là một tháng rưỡi tính, từ ngày phủ giống, tức là ba phần thời gian con chó mẹ mang thai. Trong thời gian nầy ta thấy con chó mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, bụng lớn rất chậm vì giai đoạn đầu nầy bào thai phát triển chậm. Nhưng càng ngày chó mẹ càng ngủ nhiều hữn, giấc ngủ sâu hơn.
Chủ nuôi không cần phải lo lắng nhiều, nên cho chó ăn bổ dưỡng hơn, bớt trửng giỡn với chó hơn, nhưng vẫn cho chó được tự do vận động, đừng xích hay nhốt một chỗ. Điều quan trọng là không cho trẻ nhỏ tinh nghịch đá hay đánh vào bụng chó, sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai.

Nếu bạn chưa chắc chắn về tình trạng của cún cưng, hãy xem ngay dấu hiệu có thai ở chó 🧐🐶 để nhận biết sớm các biểu hiện mang thai.
Chăm sóc chó mang thai giai đoạn sắp sanh
Thời gian cuối cùng nầy được tính là nửa tháng còn lại của thời kỳ mang thai. Lúc nầy thì bụng chó mẹ đã to. Càng gần đến ngày sanh càng nẩy nở trông thấy. Chó mẹ đã bắt đầu đi đứng nặng nề. Ta nên hạn chế chó sinh hoạt trong một phạm vi vừa phải nào đó trong nhà để tránh những va chạm đáng tiếc. Điều đó cũng có nghĩa là nên cách ly chó sắp sanh ra khỏi những con chó khác cùng nuôi trong nhà để tránh chúng cắn lộn nhau, có thể gây sự sẩy thai đáng tiếc.
Trong thời gian nầy, chó mẹ ăn uống nhiều hơn. Ta nên tăng bữa ăn lên cho nó, và nhất là nên bồi dưỡng thêm thức ăn có đầy đủ muối khoáng như thịt, sữa, trứng, rau đậu… Nếu chó cái cần nghỉ ngơi ta không nên cấm cản.
Đây cũng là thời gian ta nên thường xuyên theo dõi hiện tượng chửa nghén ra sao. Nếu thấy có hiện tượng gì khả nghi ta nên kịp thời lo liệu ngay.

Chăm sóc chó mang thai trước khi sanh
Với chó đẻ lứa so thì trước khi sanh độ một tuần chó mẹ đã làm ta… sốt ruột. Nó lăng xăng chạy tới chạy lui, từ gầm tủ sang gầm bàn, làm như sắp đẻ đến nơi. Nhưng với chó sanh lứa rạ thì trước khi sanh vài ngày chó mới “cào ổ”. Điều nầy chứng tỏ tuy là thú vật nhưng chúng cũng ý thức được nhiệm vụ cao cà của người làm mẹ đối với bầy con của mình.
Ta nên giúp đỡ chúng một tay bằng cách lót cho chúng một tấm bố dày, hay một cái mền cũ, vài cái áo rách cũng được vào một nơi mà mình chọn lựa trước, hoặc ngay chỗ cũ dành cho chó mẹ nàm ngủ cũng được. Dĩ nhiên trước đó phải quét dọn sạch sẽ, phun thuốc DDT với liều lượng nhẹ để diệt kiến ve, bọ chét cho ổ chó sau nầy.
Tuy nhiên, chưa hẳn con chó mẹ nào đã vừa lòng với cái ổ mà ta lựa chọn cho nó. Tự nó tự tìm một nơi mà chắc nó nghĩ là sẽ an toàn cho bầy con của nó khi ra đời hơn. Trong trường hợp ép buộc không được, ta cứ mặc cho nó làm gì thì làm, muốn gì thì muốn. Sau khi chó đẻ xong xuôi, ta có thể dời cả ổ con về nơi ta định trước đây cũng không muộn. Kinh nghiệm cho thấy, lần nầy thì ít có con chó mẹ nào lại phản kháng. Nếu nơi nầy ít có người qua lại, dòm giỏ, nhất là không có trẻ con trêu chọc, quấy phá bầy chó con là được.
Tìm được nơi để lót ổ xong, có thể chó mẹ nằm lì ở đó cho đến lúc sanh, lúc nào cần thiết lắm, mới chạy ra ngoài một lúc rồi vào. Nhưng cũng có con, sau đó lại đi nằm một chỗ khác, lâu lâu mới ghé vào thăm ổ một lần mà thôi.
Những ngày nầy thì bụng chó mẹ trở nên nặng nề, đi đứng cáng đáng khó khăn, nó nằm nhiều hơn, nhiều con thỉnh thoảng lại rên nho nhỏ, có lẽ do thai “máy” dữ dội.

Đừng bỏ qua những biểu hiện quan trọng như cào ổ, thở gấp hay rên nhẹ – bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại bài viết dấu hiệu nhận biết khi chó sắp đẻ 🔍🐕 để chuẩn bị sẵn sàng cho “ngày lâm bồn”.
Chăm sóc chó có bầu sắp sinh
Còn một vài giờ nữa sanh, chó mẹ cào ổ liên tục. Dù chủ nuôi có lót giẻ trong ổ đàng hoàng nỏ cũng cào lên đùn vào một góc. Cào một lúc thấm mệt, nó lại nằm, rồi lại chổi dậy cào tiếp.
Lúc nầy, nếu quan sát ta thấy âm hộ của chó cái nở to như lúc động dục, và có nước lầy nhầy chảy ra. Bộ vú chó đã bắt đầu căng và nặn có sữa non. Sự thực thì thứ sữa non nầy đã xuất hiện từ khi chó mới cấn thai một tháng, dưới dạng trong và sền sệt như keo. Bây giờ sữa non đã trắng, loãng.

Hỗ trợ, chăm sóc chó mang thai lúc đẻ
Những lúc nầy ta nên có mặt tại chỗ, nên vuốt ve chó mẹ để nó được an tâm. Và đồng thời sẽ giúp đỡ nó khi cần.
Trước giờ sanh thì chó mẹ mỏi mệt, một phần do thai hành, nó nằm ưỡn cổ ra, nhưng khi ta thấy chó mẹ nằm gập người lại, mắt lăm lăm nhìn vào phía bụng dưới là ta nên biết dấu hiệu chó mẹ sắp đẻ.
Khi đẻ chó mẹ có con rên la, có con vật vã đau đớn, và bẳn tính ngay với chủ nuôi, nhưng cũng có con rất hiền lành. Dù sao trong giây phút nầy, tuy ngồi kế cận, ta cũng nên để cho chó được tự nhiên làm tròn thiên chức làm mẹ của nó. Ta chỉ can thiệp lúc rất cần thiết mà thôi.
Nếu bạn muốn biết cụ thể từng bước diễn ra khi chó đẻ, cũng như các rủi ro cần lưu ý, hãy xem bài viết đẻ ở chó 🐶🩺 – cẩm nang đỡ đẻ tại nhà đơn giản và an toàn.
Chó con vừa lọt lòng ra, chó mẹ liền liếm tróc cái bọc bên ngoài, sau đó liếm con cho khô, và cắn đứt cuống rún. Nó cứ liếm con mãi cho đến khi con thứ hai ra đời, nó bỏ mặc con trước và lo cho con sau. Công việc cứ êm ả diễn ra như vậy cho đến con cuối cùng. Bao nhiêu nước ối, bao nhiêu máu bao nhiêu nhau… Chó mẹ đều siêng năng dọn sạch vào bụng của mình hết!
Thấy tình nghĩa mẹ con của loài thú mà sâu đậm như vậy, dù người không đa cảm cũng phải xúc động, mủi lòng.
Việc sanh sản dễ dàng như vừa kể ở trên, được xem là “mẹ tròn con vuông”. Nhưng, có nhiều trường hợp không được vuông tròn như vậy, thì ta phải kịp thời can thiệp:
– Có khi vừa đẻ chó con ra, chó mẹ quá mệt, xé không nổi cái bọc chó con thì ta phải nhanh tay xé bọc dùm cho nó, nếu chậm trễ chó con sẽ chết ngộp. Sau đó, ta nên đưa con lại gần cho mẹ liếm khô và cắn dứt rún.
Xin lưu ý là nếu ta tự lau nhớt cho chó con, thì con chó nhỏ đó sau này sẽ bị chó mẹ đối xử ghẻ lạnh, vì nó không giữ được mùi của con nó từ đầu. Ngay trâu bò cũng vậy. Do đó, thà ta cứ cho nó liếm sơ trước rồi hãy lau khô sau. Cuống rún ta có thể tự cắt với dao kéo đã khử trùng, sau đó bôi ô xy già và thuốc đỏ. Nhưng nếu rún chó con do mẹ nó cắn và liếm khô thì khỏi cần xức thuốc đỏ. Vì nước miếng chó đã đủ sức sát trùng rồi.
– Có khi con trước vừa lọt lòng thì con sau lại ra tiếp, nên chó mẹ săn sóc cho con không kịp. Do đó, sự có mặt của ta lúc này mới là cần thiết. Trước tiên ta phụ giúp chó mẹ xé toang các bọc để chó con khỏi ngộp thở, sau đó day đầu chó con cho mẹ liếm (phòng ngừa bị ngạt) rồi giúp nó làm những việc linh tinh khác.
– Nếu có con chó con nào bị ngộp, ta nên lấy giẻ khô chà xát vùng ngực của nó theo cách hô hấp nhân tạo, hy vọng sẽ cứu được con vật.
Cũng cần biết, chó sanh rất nhanh, con trước lọt lòng có thể cách con sau có 5 phút, con nào trễ lắm là đến một giờ. Nếu sau một giờ ta thấy chó mẹ không có triệu chứng gì để sanh đẻ nữa thì ta coi như việc sanh con của nó đã xong. Nhưng, qua thời gian lâu lắc đó, mà ta thấy chó mẹ cứ nằm dài ra, lâu lâu lại gập mình nhìn xuống phần bụng dưới là có thể nó còn sanh nữa. Nếu lâu quá mà tình trạng này cứ kèo dài thì tốt hơn hết ta nên mời bác sĩ thú y đến chữa trị xem sao.
Đẻ xong lứa con, chó mẹ rất mệt, và cũng như những con thú khác, trong trường hợp nầy, nó khát nước dữ dội. Nó có thể đói, nhưng không thúc bách bằng khát. Ta nên cho chó mẹ uống nước ngay, và uống thỏa thích. Đã xảy ra nhiều trường hợp chó mẹ ăn con. Khi liếm bọc cho con, vì khát nước, lưỡi khô ráp, nó liếm mãi làm tróc lớp da non chó con, máu trào ra, nó liếm mãi và ăn con cho thỏa cơn khát. Ai nuôi thỏ hay chuột bạch sẽ thấy rõ điều này, vì vậy, khi thỏ đẻ, chuôt bạch đẻ, ta cũng nên để lon nước uống sẵn bên mình nó.
Sau sinh, chó mẹ cần chế độ chăm sóc đặc biệt để hồi phục và đủ sữa nuôi con. Bạn nên đọc thêm bài viết chó mẹ sau sinh 🛏️🍼 để biết cách vệ sinh, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe đúng cách.
Chó mẹ tuy mệt khi đẻ xong, nhưng nó vẫn cố tỉnh táo để bảo vệ đàn con. Vì ham con nên trong thời gian nầy, chó mẹ rất dữ. Chỉ trừ chủ nuôi và người trong nhà ra, nếu người lạ mặt lảng vảng lại gần là nó nhào ra cắn sủa dữ dội. Thành ngữ có câu: “dữ như chó đẻ” là vậy.
Và cũng vì quá ham con, cộng thêm vào đó là sự mệt mỏi, nên sau khi sanh, chó mẹ thường nằm đằn con đến chết ngạt hồi nào không hay. Vì vậy, trong buổi đầu này, ta nên có mặt thường xuyên để bảo vệ đàn con của nó.
Bên cạnh chăm sóc chó mẹ, bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến các bé con. Hãy đọc ngay bài viết chó con mới đẻ 🐣💤 để có thêm kiến thức giữ ấm, cho bú và bảo vệ chó sơ sinh.

Điều này cũng giúp ta là ổ chó đẻ không nên làm hẹp quá khiến chó xoay sở khó khăn, việc đằn con là việc không thể tránh được. Hơn nữa chó con vừa mới sinh ra thì chưa mở mắt, lại khù khờ, chó mẹ thì mệt rã rời, ngã mình xuống là ngủ sạy, đâu còn biết trời trăng gì nữa!
Nhiều người đóng cho chó một cái hộp bằng gỗ kích thước chỉ rộng hơn chiều dài chó mẹ một chút, tưởng như vậy mẹ con ở chung là vừa, và chật như vậy chó con sẽ không lăn lóc đi nơi khác. Không ngờ, ổ đẻ làm chật như vậy đã làm chết cả ổ con!
Khi chó con đã đủ cứng cáp, bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về cách nuôi chó con 🐾🥩 – hướng dẫn từ cách cho ăn, tập đi vệ sinh đến huấn luyện những hành vi đầu tiên.
Lời kết
Việc chăm sóc chó mang thai là một hành trình đầy yêu thương, đòi hỏi sự tinh tế và kiên nhẫn từ người nuôi 🐾💛. Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng chó mẹ vượt qua thai kỳ an toàn, suôn sẻ và đón đàn cún con khỏe mạnh, đáng yêu 🐶👶.
Nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe thú cưng toàn diện, hãy ghé thăm chuyên mục Chăm sóc chó 🐶📚 – nơi tổng hợp những hướng dẫn thực tế và chi tiết nhất dành cho người nuôi chó từ A-Z!