Sau khi chó mẹ sanh xong mà được “mẹ tròn con vuông” là chuyện đáng mừng. Công việc của người chủ nuôi là phải chăm sóc như thế nào để chó mẹ mới đẻ được khỏe mạnh để đủ sữa nuôi con, và chó con được sởn sơ, mau lớn, vì đó là mối lợi không phải nhỏ, nếu đó là bầy chó kiểng có giá trị. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu cách chăm sóc chó mẹ sau sinh và chó con mới đẻ nhé!
Chăm sóc chó mẹ sau khi sinh
🔄 Việc hiểu rõ chu kỳ sinh sản ở chó sẽ giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc chó mẹ và chuẩn bị thời điểm phối giống hợp lý, hiệu quả.
Chó mẹ mới đẻ – nhiều nguy cơ tiềm tàng
Sinh nở luôn là quá trình vất vả đối với bất kỳ một loài vật nào. Loài chó cũng không ngoại lệ. Việc chăm sóc chó mẹ sau khi sinh nở có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi sức khỏe của chúng chưa hoàn toàn phục hồi và dễ trở thành mục tiêu cho các loại bệnh tật.
Chính vì vậy, bạn nên mời bác sĩ thú y đến không chỉ xem xét sức khỏe và giới tính của chó con. Mà còn để kiểm tra tình hình sức khỏe của chó mẹ. Một số triệu chứng thường gặp ở chó mẹ sau khi sinh:
- Tiêu chảy nhẹ: Triệu chứng này không kéo dài (khoảng vài ngày đầu sau sinh). Nhưng nếu chúng diễn ra lâu hơn bình thường thì bạn cần cẩn thận.
- Biếng ăn tạm thời: Chó mẹ thường bị kiệt sức nên không quan tâm đến việc ăn uống. Do đó, bạn nên cho chó nghỉ ngơi đầy đủ. Cho uống nhiều nước đến khi chó muốn ăn trở lại.
- Khó thở: do thân nhiệt tăng cao hoặc co thắt tử cung trong thời gian đầu sau sinh.
Chảy máu tử cung do niêm mạc tử cộng hoại tử và bong ra.
Ngoài ra, một số biến chứng bất thường mà người nuôi chó cũng nên biết để tham khảo ý kiến bác sĩ thú y như:
- Tụt canxi, sốt nhẹ
- Viêm tử cung.
- Viêm tuyến vú.

🔍 Nếu bạn đang thắc mắc liệu chó nhà mình có đang mang thai hay không, hãy tham khảo bài viết dấu hiệu có thai ở chó để nhận biết chính xác và kịp thời chuẩn bị chăm sóc.
Cách chăm sóc chó mẹ mới đẻ hợp lý – vai trò quan trọng
Việc chăm sóc chó mẹ mới đẻ không chỉ giúp chó mẹ khỏe mạnh và tránh được bệnh tật, chăm sóc tốt còn giúp cho chó mẹ có nguồn sữa dồi dào và tinh thần tốt để nuôi dưỡng chó con. Mặt khác, chó mẹ được chăm sóc tốt sẽ trở nên thuần tính, dễ bảo qua đó ít gây nguy hiểm cho người thân trong gia đình cũng như khách đến thăm nhà. Ngược lại, chăm sóc không chu đáo, cẩn thận không chỉ khiến chó mẹ ốm yếu, giống như chứng “trầm cảm” của người, chó sẽ bỏ con.
⏱️ Muốn biết khi nào chó mẹ sắp sinh, bạn nên tìm hiểu kỹ thời gian mang thai ở chó để lên lịch chăm sóc và theo dõi sát sao hơn.
Lời khuyên từ các chuyên gia khi chăm sóc chó mẹ mới đẻ
Một số lưu ý về cách chăm sóc chó mẹ mới đẻ mà người chăm sóc cần biết như
Nơi ở
Nơi ở của chó mẹ và các con nên có nhiệt độ và độ ẩm vừa phải. Kiểm tra thường xuyên bằng nhiệt kế. Nếu thời tiết thay đổi (mùa đông lạnh hay mùa hè nóng, có gió mưa…). Thì người chủ cần phải có biện pháp thích hợp.
🐾 Nếu bạn mới lần đầu đỡ đẻ cho chó, hãy đọc ngay đẻ ở chó – quá trình và dấu hiệu để chủ động chuẩn bị mọi thứ giúp mẹ tròn con vuông nhé!
Chế độ dinh dưỡng
Cần tăng cho chó mẹ ăn thức ăn chứa protein và canxi cao. Để bù đắp sức lực và giúp chó mẹ tiết đủ sữa cho con bú. Thông thường, thời điểm này chó mẹ sẽ ăn rất nhiều (gấp 2-4 lần bình thường). Và bạn không nên hạn chế việc này.
Vệ sinh
Nên vệ sinh thường xuyên cho chó mẹ để phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm như bụng dưới, sau đuôi và núm vú, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh.
🧸 Để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất trước khi chó mẹ lâm bồn, bạn nên tìm hiểu dấu hiệu sắp đẻ ở chó để kịp thời chăm sóc, hỗ trợ khi cần thiết.
Tiếp xúc với con người
Không nên tiếp xúc, chơi đùa với chó mẹ quá nhiều để tránh tình trạng chó mải theo chủ mà quên mất con. Hơn nữa, tinh thần chó mẹ thời điểm này tương đối nhạy cảm vì vậy bạn không nên để người lạ tiếp xúc với chó mẹ.

Chăm sóc chó con mới đẻ
👶 Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách xử lý trong từng tình huống cụ thể, hãy xem bài viết chi tiết về chó con mới đẻ – hướng dẫn từng bước để chăm sóc bé cún sơ sinh một cách an toàn, hiệu quả.
Về phần chăm sóc chó con mới đẻ, thì tùy thực trạng ra sao mà ta tìm cách giải quyết:
- Nếu số con đẻ ra vài ba con thì ta không có gì phải để tâm lo lắng vì chó mẹ đã đủ sức nuôi dưỡng chúng rồi.
- Chỉ trong trường hợp chó mẹ sau khi sinh bị bệnh nặng khiến phải mất sữa, hoặc chó mẹ chết đi thì bầy con ta phải “nuôi bộ”, nghĩa là cho bú sữa bò bằng chai có núm vú. Công việc nầy quả là vô cùng vất vả, hơn nửa chó con dù có sống cũng không sởn sơ, béo tốt bằng chính nó được bú sữa mẹ.
- Trong tuần lễ đầu, cứ cách hai giờ chúng ta cho chó con bú một lần. Lần cuối cùng trong ngày là 20 giờ đêm, trễ hơn càng tốt. Trong khi đó thì bầy chó con cứ thả chung với chó mẹ để chó mẹ ủ ấm. Nếu chó mẹ lỡ chết đi, thì ta phải ủ chó con trong hộp carton để chúng được sống ấm áp.
- Những tuần lễ kế tiếp, thì khoảng cách của hai cữ bú kéo dài ra. Được một tháng tuổi thì chó con đã bắt đầu “ăn dặm”, ta có thể cho chúng ăn cháo pha sữa, hoặc là cháo thịt băm nhuyễn cũng được.
- Nếu bầy chó con quá đông, chó mẹ không thể tự mình nuôi con nổi, thì một là ta loại bỏ những con quá xấu đi, như những con đẹt, những con màu lông quá xấu… Hai là giao những con yếu cho chó mẹ nuôi, vì dù sao thì sữa chó mẹ cũng tốt hơn, bổ dưỡng hơn. Còn những con khác thì ta “nuôi bộ”, nghĩa là cho bú sữa bò như giai đoạn trên đã trình bày. Tất nhiên, khi cho bú no nê ta lại trả con về cho mẹ.
- Ngoài ra ta cũng còn một cách khác, là nếu trong nhà nuôi nhiều chó cái, thấy chó nào ít con thì ta tìm cách “san bầy”. San bầy có nghĩa là gởi con bầy nhiều con, sang bầy ít con để nhờ nuôi hộ. Công việc nầy rất khó khăn, vì chó mẹ có thể dễ dàng phát giác được chó lạ trong bầy. Và trong trường hợp nầy nó có thể cắn chết chứ không chút ngại ngần thương tiếc. Muốn gởi con như vậy, ta phải hội đủ những điều kiện san đây:

🍽️ Khi bước vào giai đoạn tập ăn, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi chó con để giúp bé phát triển khỏe mạnh và nhanh nhẹn nhất.
- – Hai bầy đẻ xê xích ngày không cách xa bao nhiêu.
- – Tất cả cùng giống chó nhỏ con hoặc lớn con.
- – Màu sắc chó con không có gì dị biệt. Nghĩa là bầy nầy chó vàng mà mình gởi chó vàng vào là hợp sắc lông, mẹ khó phân biệt để phát giác. Nhưng, nếu bầy của nó đang trắng, mình lại gởi con đen vào thì dù “ngu như chó” chó mẹ cũng để ý thấy ngay.
- – Nên gởi vào ban đêm, và trước đó nên thoa chút dầu hôi lên mình tất cả chó con lẫn chó me, để chó mẹ không phát giác được mùi của chó lạ trong bầy.
- Làm được như vậy là quá cẩn thận, nhưng trong những giờ đầu, ta cũng phải để tâm theo dõi. Nếu thấy có hiện tượng không được “xuôi chèo mát mái” là phải kịp thời bắt chó con đem gởi ra ngay.
- Ngoài ra ta còn một cách nữa là cho chó con đi “bú thép”, nghĩa là bú nhờ.
- Công việc nầy muốn an toàn phải có hai người mới làm được. Một người dữ chặt đầu con chó mẹ đẻ ít con mà nhiều sữa, đặt nó ở thế nằm. Còn người kia thì dí đầu chó con vào vú cho bú đến no nê thì thôi, sau đó bắt ra.
Kinh nghiệm bản thản cho chúng tôi thấy, mấy lần đầu thì con chó mẹ vùng vẫy, nhưng lần sau thì nó dễ dãi hơn, và sau đó thì không cần người phụ đè đầu như trước nữa. Chó mẹ sẽ thân thiện với chó con mới, không cự nự gì cả. Tuy nhiên nếu nhập bầy luôn thì nó có thể xua đuổi đi.
Chó con sau khi sanh độ vài giờ là biết tìm đến vú mẹ bú ngay. Có nhiều con khôn hơn, vừa được mẹ liếm khô lông đã bắt đầu quờ quạng tìm vú.
Với những con chó mẹ khôn ngoan, dù đang mệt, chúng cũng lấy mõm nhẹ nhàng đùa con đến gần vú để cho bú. Chó con bú no là lăn ra ngủ. Hình như lúc nào ta cũng thấy chúng ngủ. Thành ngữ mình có câu “ngủ như chó con” để mắng yêu những đứa trẻ ngủ say một cách dễ thương.
Trong thời gian nầy mắt chúng còn nhắm khít lại. phải đến ngày tuổi thứ mười hai trở đi thì mí mắt mới hé mở dần, đến ngày thứ 17 thì mở hết, nhưng phải đến một tuần sau đó, mắt chúng mới thực sự trông rõ được mọi vật chung quanh.
Với loại chó kiểng cần phải cắt đuôi cắt tai như Fox hươu, Minpin, thì ba ngày tuổi đã cắt đuôi và bảy ngày tuổi đã cắt tai. Công việc nầy có thể để trễ hơn cũng được, nhưng theo ý kiến bác sĩ thú y thì những thời điểm nầy thích hợp hơn, vết cắt mau lành hơn.
Đồng thời với những con răng sữa mọc quá sớm, ta nên cắt bớt để chúng khỏi day nghiến vú chó mẹ. Ta cũng nên cắt bớt móng chân chó con để nó không cào xước vú chó mẹ. Đôi khi vì răng sữa và móng nhọn của chó con đã làm cho chó mẹ đau đớn, hoặc đứt vú, trầy trụa vú khiến nó phải tránh mặt con.
Độ bốn tuần tuổi thì chó con đã mọc đủ răng sữa và biết ăn. Lúc nầy chó con có thể nuôi riêng được, mặc dầu lẻ mẹ lúc nầy còn quá sớm.

Chừng được tháng rưỡi tuổi, ta cho bầy con lẻ mẹ, bằng cách cách ly mẹ con ra xa độ mươi ngày nửa tháng để chó con thích hợp dần với cuộc sống mới, và cũng để cho chó mẹ dứt sữa hẳn, ổn định lại sức khỏe hầu… tiến tới lứa sau.
💘 Nếu bạn đang cân nhắc phối giống cho chó sau khi hồi phục, đừng bỏ qua bài viết giao phối chó – nơi chia sẻ chi tiết các bước, thời điểm lý tưởng và kinh nghiệm giúp phối giống thành công.
Cách ly với chó mẹ, nếu chó con được sống chung bên nhau thì không kêu la. Nhưng nếu phải sống riêng lẻ một mình thì chúng kêu la inh ỏi, nhất là về đêm.
Cách tốt nhất trong trường hợp nầy là ta cứ cố gắng chịu đựng, mặc cho nó tự do kêu rên tùy thích trong vài ba ngày, sau đó nó kêu bớt dần và ngoan hẳn. Nếu ta vì thương tình, cứ chạy ra chạy vào lăng xăng với nó sẽ có cớ để kêu la từ ngày nầy sang tháng khác!
Cách ly khỏi chó mẹ, trong những tuần lễ đầu tiên, ta vẫn phải cho con bú dặm sữa, đồng thời cho ăn cháo nấu với thịt băm nhuyễn để cho chó có đủ chất dinh dưỡng cần thiết đế tăng trưởng mạnh.
Và đây cũng chính là lúc ta bắt đầu tập chúng vào thói quen như đã từng tập cho chó mẹ chúng trước đây, như nằm có nơi có chỗ, tiêu tiểu có nơi…
Cũng giống con người, mọi chú chó mẹ sau khi mới sinh đều cần một chế độ chăm sóc khoa học và hợp lý. Để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và nuôi con. Tuy vậy, công việc chăm sóc chó mẹ sau khi sinh lại không hề dễ dàng chút nào. Đặc biệt là với những người nuôi chó chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài viết xin giới thiệu một số hiểu biết cơ bản về cách chăm sóc chó mẹ mới đẻ.
🤰 Giai đoạn mang thai cũng rất quan trọng đối với chó mẹ. Nếu bạn muốn chuẩn bị kỹ càng cho lứa sau, hãy đọc thêm về mang thai ở chó để nắm được dấu hiệu và cách chăm sóc phù hợp.
Lời kết
Qua bài viết này Chomeocanh.com đã chia sẻ với mọi người về cách chăm sóc chó mẹ mới đẻ. Để đảm bảo sức khỏe của chó mẹ. Cũng như đủ dinh dưỡng để đàn chó con khỏe mạnh, mập mạp
Việc chăm sóc chó mẹ sau sinh là một giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và đàn chó con 🐶💖. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để hỗ trợ chó mẹ hồi phục nhanh chóng, nuôi con khỏe mạnh và an toàn.
📚 Bạn có thể tìm thêm nhiều kiến thức thú vị khác về sức khỏe và chăm sóc thú cưng tại chuyên mục Chăm sóc chó 🐶 – nơi tổng hợp đầy đủ những bài viết hữu ích nhất dành cho người nuôi cún cưng từ A-Z!