Cách chăm sóc chó con mới đẻ 🍼 Bí quyết để cún yêu phát triển khỏe mạnh từ những ngày đầu

Các em cún con cuộn tròn trong lòng chó mẹ thật cưng làm sao! Nhưng bạn cần tìm hiểu các hướng dẫn nuôi chó con mới đẻ để có cách chăm sóc đúng đắn cho chúng. Chomeocanh.com xin chia sẻ một số kỹ thuật cách chăm chó con mới đẻ trong bài viết sau đây:

Chăm sóc chó luôn là công việc không đơn giản, đòi hỏi người nuôi chó phải có kiến thức và sự hiểu biết cần thiết, đặc biệt là các chú chó con mới đẻ rất yếu ớt. Những hướng dẫn nuôi chó con mới đẻ luôn là cẩm nang cần thiết để những chú chó con của bạn lớn lên khỏe mạnh và xinh xắn, đáng yêu.

Vì sao chó con mới đẻ cần được chăm sóc tốt

Để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh nở và chăm chó con, bạn nên đọc trước Dấu hiệu nhận biết khi chó sắp đẻ 🐕🕵️ – giúp bạn chủ động sắp xếp không gian, nhiệt độ và tránh các rủi ro nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Giống như những loài vật khác, chó con khi được sinh ra vô cùng yếu ớt. Và dễ bị tác động bởi những điều kiện ngoại cảnh. Khi ra tiếp xúc với các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng hoàn toàn khác với trong bụng mẹ. Dễ khiến chó con mắc phải các bệnh khác nhau. Do đó, việc quan tâm chăm sóc cho chó mẹ sau sinh thật cẩn thận từ nơi ở, chế độ dinh dưỡng và tiêm chủng rất quan trọng. Để chó con thích nghi nhanh chóng và lớn lên khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chó con mới đẻ

Bú mẹ

Chó con mới sinh chưa có răng, tai chưa mở và chuyển động khá khó khăn. Do đó mọi sinh hoạt phụ thuộc vào việc bú mẹ. Trong thời gian này bạn cần cho chó bú mẹ đầy đủ. Nguồn sữa đầu của chó mẹ (sữa non) chứa nhiều protein, vitamin và đặc biệt là magie. Không chỉ vậy, các enzym, hormone và chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa còn non yếu của chó con. Mặt khác, các kháng thể có trong sữa mẹ giúp bảo vệ chó con khỏi các bệnh truyền nhiễm đầu đời.

Những chia sẻ trong bài viết Chó con mới đẻ 🐾 sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về đặc điểm, nhu cầu sinh lý và những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc các bé cún mới chào đời.

Ăn bổ sung

Một số chế độ ăn bổ sung mà bạn nên biết trong hướng dẫn cách nuôi chó con:

  • Sau 5-10 ngày tuổi, chó con có thể tự bú bình hoặc tự liếm sữa đã được hâm nóng được khoảng 100-200ml.
  • Sau 15 ngày tuổi, ăn cháo thịt băm (1-2 bữa/ngày).
  • Sau 21 ngày tuổi, ăn cháo gạo (2 bữa/ngày) và tăng lượng thịt khi chó trên 30 ngày tuổi.
  • Sau 30 ngày tuổi, bổ sung khoai tây, rau xanh và cá để tăng cường vitamin, canxi…
  • Đến khi chó con được 4 tháng tuổi, bạn chia nhỏ bữa ăn cho chúng khoảng 4-6 bữa trong ngày. Sau 6 tháng thì có thể coi chó con như chó trưởng thành. Chú ý lượng thức ăn nên tăng dần và linh hoạt thay đổi phù hợp với thể trạng và mức độ phát triển của chó.
Chó mẹ Corgi đang cho đàn con bú
Hình ảnh chó mẹ Corgi nằm thư giãn trong chuồng, âu yếm cho đàn con bú – một khoảnh khắc đầy tình mẫu tử trong thế giới loài chó.

Bên cạnh việc chăm sóc chó con, bạn cũng đừng quên quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của chó mẹ nhé! 👉 Bài viết Chó mẹ sau sinh sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc toàn diện để chó mẹ hồi phục nhanh, đồng thời đủ sữa nuôi con tốt hơn 🍼🐶.

Môi trường nuôi chó mẹ, chó con mới sinh

Giai đoạn lúc mới sinh chó con phát triển rất nhanh. Nhưng cũng là giai đoạn chúng dễ tử vong. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường sống chưa đủ tốt. Một số điểm cần lưu ý về môi trường sống của chó con như:

  • Cần lót ổ cho chúng đảm bảo luôn ấm và khô ráo.
  • Phải luôn duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp trong ổ. Bạn có thể sử dụng đèn sưởi và các dụng cụ đo đạc để sưởi ấm và kiểm tra. Nhưng việc này cần được tiến hành thường xuyên.
  • Không cho các động vật lạ tiếp xúc với chó con mới đẻ.

Chó con sinh ra nhiệt độ cơ thể của chúng sẽ dao động từ 34,5 đến 36 độ C. Và chúng chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt. Ngoài việc theo dõi kỹ càng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Bạn cần cho chó con ở gần mẹ để chúng quen hơi và dễ thích nghi hơn.

Đàn chó con sơ sinh nằm trong chuồng nhỏ
Chó con nằm quây quần trên lớp khăn ấm, trong chuồng sạch sẽ – điều kiện lý tưởng để phát triển sau sinh.

Nếu bạn chưa từng nuôi chó mang thai, hãy dành chút thời gian tìm hiểu Dấu hiệu chó có thai 🤰🐾 để nhận biết và chuẩn bị dinh dưỡng, môi trường tốt nhất từ sớm cho mẹ và con.

Thói quen sinh hoạt & tiêm phòng, tẩy giun định kỳ

Hướng dẫn nuôi chó con mới đẻ bao gồm việc tiêm chủng và phòng ngừa các loại bệnh khác nhau. Sau khi chó đạt 2 tuần tuổi, bạn cần tẩy giun cho chó. Công việc này tiếp tục ở tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Chó con được tẩy giun định kỳ mỗi tháng một lần. Và cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim ở tháng thứ 4. Ngoài ra, chó con cũng cần được tiêm vaccine phòng các bệnh: chó dại, chó bị Parvo, bệnh Care ở chó và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Khi chó con được tầm 3-4 ngày tuổi, bạn cần tiến hành cắt móng để tránh việc chúng cào vào vú mẹ khi bú. Không chỉ vậy, bạn cũng cần lưu ý dạy chó con đi vệ sinh đúng cách khi được 1 tháng tuổi để hình thành thói quen.

Bác sĩ thú y đang kiểm tra sức khỏe cho chó con
Chó con được bác sĩ thú y chăm sóc định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe và tiêm phòng đúng lịch.

Biết được Thời gian mang thai ở chó sẽ giúp bạn xác định chính xác ngày sinh dự kiến – từ đó chuẩn bị sẵn sàng cho việc chăm sóc chó con ngay từ giây phút đầu tiên chào đời ⏱️🍼.

Cách chăm sóc, nuôi chó con mất mẹ.

Chó con được nuôi bởi mẹ, bú sữa mẹ sẽ là điều kiện để phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chó con bị tách mẹ từ sớm, bạn hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ để chăm sóc thật tốt cho thú cưng của mình.

Những chú chó con khi mới được sinh ra do một lý do nào đó mà không được nuôi bởi mẹ của chúng như: mẹ mất sữa, mẹ không đủ sức khỏe để chăm hoặc rời mẹ chuyển sang chỗ khác sống… Như vậy, để chó con sinh trưởng và phát triển sớm bạn cần phải học cách nuôi chó con mất mẹ và thực hiện công việc này. Việc chăm sóc chó con phải đặc biệt chú ý về nguồn thức ăn cho chó bên cạnh đó còn là môi trường sống, vệ sinh cho chó và có phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả. 

Chó Corgi mẹ đang cho con bú trong ổ ấm áp
Chó mẹ Corgi đang chăm sóc đàn con sơ sinh – giai đoạn quan trọng để phát triển thể chất và miễn dịch.

Nếu bạn đang tìm hiểu về cả quá trình từ khi chó bắt đầu mang thai đến khi sinh con, hãy xem thêm bài viết Mang thai có bầu ở chó 📘🐾 – kiến thức đầy đủ và cực dễ hiểu.

Dùng loại thực phẩm nào để nuôi chó con mất mẹ

Sữa của chó mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chó con. Nếu có thể hãy cho chó con bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh. Như vậy sau này dù không có chó mẹ bên cạnh thì việc chăm sóc chó con cũng sẽ dễ dàng hơn. Theo như kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ thì mỗi một giai đoạn khác nhau. Chó con sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau và bạn cần phải lưu ý.

Cách nuôi chó sơ sinh mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên

  • Trong thời kỳ này, chó con cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Để hệ miễn dịch được đảm bảo tốt nhất.
  • Bạn có thể mua các loại sữa cho chó con để cho chúng ăn. Sản phẩm này được bán ở các cửa hàng thú cưng hiện nay rất phổ biến. Nên bạn không cần lo lắng về nguồn cung cấp sữa.
  • Một số loại sữa dành cho cún mà bạn có thể tham khảo để mua như: Esbilac PetAg, sữa PetLac,…
  • Công thức để pha sữa cho chó con là: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.
  • Cách cho chó con uống sữa: Bạn hãy cho sữa đã pha vào bình sữa của trẻ và để chó con uống từ từ.
  • Theo kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ. Bạn hãy chia nhỏ phần sữa ra để trong một ngày uống nhiều lần. Và để ý để cho cún con uống đúng thời gian. Phù hợp nhất là một ngày từ 5 đến 6 lần. Mỗi lần uống khoảng 15 đến 25ml và cách nhau 2 đến 3 tiếng.
  • Bạn có thể pha sẵn sữa để vào tủ lạnh cho cún dùng dần. 
Sữa Predogen Dr.Kyan cho chó Poodle con, hỗ trợ phát triển xương và hệ tiêu hóa.
Sữa Predogen Dr.Kyan – công thức từ Mỹ, bổ sung canxi nano, vitamin D, A và chất xơ giúp phát triển xương, kích thích thèm ăn, tăng cường tiêu hóa.

Thức ăn cho chó con trong từ 3 đến 6 tuần tuổi

  • Nếu vẫn duy trì cho chó con uống sữa thì hãy giãn thời gian ra từ 3 đến 4 tiếng 1 lần.
  • Đến tuần thứ 3, hãy bắt đầu cho chó làm quen với cháo. Bạn nên trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa vẫn pha cho chó và trộn đều cho sền sệt như cháo và cho chó con dùng xen với sữa.
  • Duy trì cho chó con ăn cháo đến khi được 6 tuần tuổi. Tăng số lần cho ăn cháo trong ngày và bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Dinh dưỡng là yếu tố sống còn trong giai đoạn chó con mới sinh. Nếu bạn muốn biết cách lên thực đơn đúng chuẩn và khoa học, đừng bỏ lỡ bài viết Cách nuôi chó con – bộ cẩm nang từ A-Z dành cho người mới nuôi chó 🥩🍚🐶.

Cách giúp chó con đi vệ sinh

Khi còn nhỏ, chó con không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình do hệ tiêu hóa còn non nớt của nó. Nếu còn mẹ, mẹ sẽ giúp cho chó con đi vệ sinh đều. Đây là bản năng nuôi con của chó. Tuy nhiên nếu chó con bị tách mẹ từ sớm hãy học cách giúp chó đi vệ sinh.

Thời gian thích hợp nhất để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi cho chúng ăn. Bạn hãy lấy giấy ướt và lau nhẹ vào hậu môn để kích thích. Hãy duy trì việc này cho đến khi cún con đủ 3 tuần tuổi. Song song với việc cho cún đi vệ sinh hãy theo dõi chất lượng phân. Để kiểm soát tình hình sức khỏe của chúng. 

Ba chú chó Poodle con màu vàng mơ dễ thương
Ba bé Poodle con ngồi ngoan ngoãn, gợi nhớ giai đoạn chăm sóc và tập cho đi vệ sinh đúng cách.

Việc chăm sóc chó con sẽ toàn diện hơn nếu bạn hiểu được Chu kỳ sinh sản của chó ♻️🐕 – từ thời điểm động dục, mang thai đến sau sinh, để mỗi giai đoạn đều được quan tâm đúng cách.

Tạo môi trường sống phù hợp cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Vì thế để cún con có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên chú ý tạo một môi trường có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

Theo kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ hãy lắp đèn hoặc lò sưởi ấm cho cún. Tuy nhiên, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm chó bị bỏng.

Đối với độ ẩm thì duy trì môi trường sống phù hợp. Tránh để chó trong môi trường có độ ẩm cao. Khiến chúng mắc phải các bệnh liên quan đến hô hấp và bị nhiễm lạnh.

Chó con Corgi ăn đều trong khay nhiều màu
Các bé Corgi con đang ăn ngoan trong khay đầy màu sắc, thể hiện môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và khoa học.

Bạn cũng nên biết trước các dấu hiệu và quá trình chó đẻ 🐕🩺 để hỗ trợ kịp thời, tránh những tình huống bất ngờ và giúp chó con sinh ra an toàn, khỏe mạnh.

Cách phòng bệnh cho chó con

  • Hệ miễn dịch của chó con rất yếu. Vì vậy, bạn hãy quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo.
  • Thường xuyên cho chó đến gặp bác sĩ để khám định kỳ và phát hiện bệnh sớm nhất.
  • Cho chó con tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian quy định.

Chó là loài vật nuôi trung thành, là người bạn của chúng ta. Hãy quan tâm và chăm sóc cho cún yêu của bạn khi chúng bị mất mẹ. Để chúng được sống khỏe mạnh, phát triển đầy đủ.

Lời kết

Việc chăm sóc chó con mới sinh tuy có phần vất vả nhưng lại vô cùng thú vị và đáng yêu 🐕✨. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm tự tin để nuôi dưỡng bé cún của mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu đời 🍼🐾.

Nếu bạn đang nuôi cún lần đầu hoặc muốn trở thành một người chủ nuôi có tâm, hãy ghé thăm chuyên mục Chăm sóc chó 🐕‍🦺💡 tại Chomeocanh.com – nơi chia sẻ hàng trăm kiến thức hữu ích từ chăm chó con, chó mẹ đến những kỹ năng quan trọng nhất dành cho người nuôi chó.