Chim Hút Mật – Nguồn gốc, màu sắc, thức ăn và cách nuôi?

Chim Hút Mật ( tên khoa học: MELLISUGA MINIMA) thuộc họ chim Ruồi (Trochilidae) gồm có hơn 300 loài và khoảng 700 loài phụ sống rải rác khắp nơi. Chim Hút Mật là loại chim nhỏ chỉ có chiều dài khoảng sáu đến bảy phân, đôi chân rất nhỏ, có mỏ dài và hơi cong, luỡi chim dài co duỗi được và tự cuốn thành lòng máng đề tiện hút mật ở nhụy hoa.

Người mình thích nuôi chim này vì thấy chúng nhỏ nhắn dễ thương, thân mình dài độ năm sáu phân, bộ lông màu xanh tím sẫm sáng bóng, như có nhũ phản chiếu. Chim cùng có giọng kêu từa tựa như chim Khoen, và cũng dễ nuôi.

Xuất xứ

Chim Hút Mật còn có tên là chim Ruồi Lùn, hoăc là chim Hút Mât Lùn, thuộc họ chim ruồi (Trochilidae), giống này có cả ngàn loài, có dạng chân nhỏ, mình nhỏ, mỏ dài và chuyên hút mật hoa để sống.

Chim Hút Mật xuất xứ ở quần đáo Antilles, sau đó mới lan tràn sang các nước khác. Rừng Việt Nam cũng có, nhưng số lượng không nhiều. Đây là giống chim di cư rất xa.

Thức ăn

Thức ăn chính của chim cảnh này là mật hoa, nên nó mới có tên là chim Hút Mật. Thế nhưng, nó còn tìm ăn các loại sâu bọ bé tí và các loài nhện nhỏ xíu thường ẩn trong nhị hoa và lá cây.

Ngoài thiên nhiên, chim Hút Mật tìm mật hoa để hút. Nhờ có chiếc mỏ dài thích ứng với việc hút mật hoa, nhất là cái lưỡi vừa dài vừa co duỗi được, nên giúp chim hút được mật hoa một cách dễ dàng. Ngoài mật hoa ra, chim còn ăn nhừng loại côn trùng thật nhổ ẩn nấp sẵn trong các đài hoa. Chim cũng có thế bắt những mồi nhỏ này khi đang bay.

Có được tận mắt chứng kiến cảnh chim Hút Mật bay ngoài thiên nhiên ta mới thực sự thú vị. Nó có thể bay đứng tại chỗ, trong khi hai cánh vỗ thật nhanh tạo nên tiếng “vù vù” rất êm tai, và đang bay chúng có thế đổi hướng mau lẹ. Giữa ánh nắng mặt trời, bộ lông chim lấp lánh ánh kim thật tuyệt đẹp.

Màu lông

Chim Hút Mật có đặc tài là có thể bay nhưng trụ yên lại một chỗ trong một thời gian lâu, vì nhờ vào nhịp vô cánh nhanh. Chim Hút Mật có bộ lông rất đẹp, có ánh sắc lóng lánh. Tùy theo từng giống mà bộ lông của chúng khác nhau: có loại đầu và cổ màu đỏ, mình màu xanh lá cây và rìa cánh màu đen. Có loài chỉ có cổ và ức lông màu đỏ. Có loài đầu tím, có sọc trắng dài ở mắt, và thân mình màu xanh lá cây. Có loài lại bụng phớt vàng, trong khi đầu, cánh, phần trên mình lại màu xanh xám…

Dù mang trên mình sắc lông gì, chim Hút Mật đều được đánh giá là giống chim cảnh có bộ lông đẹp nhất trong các loài chim.

Cách nuôi

Ngoài thiên nhiên, chúng làm tổ bằng những cành cây lá cỏ đan lại, mỗi lứa chỉ đẻ hai trứng, và con nở ra nhò xíu như con của chim sâu. Hiện nay, chưa ai có ý nghĩ ráp cặp để nuôi đẻ.

Chim Hút Mật được nhiều nước trên thế giới liệt vào hàng chim cảnh từ lâu, nhưng ở nước ta thì chỉ mươi năm trở lại đây thôi giới chơi chim mới chú ý nuôi giống chim này, nhưng số người nuôi vẫn chưa được đông đảo lắm. Người ta nuôi chim Hút Mật để chiêm ngưỡng sắc lông có ánh sắc lấp lánh đặc biệt của nó, đồng thời cũng để nghe hót. Giọng chim không hay bằng chim Khoen Líu, nhưng nó cũng siêng hót nghe cũng vui tai.

Nuôi trong lồng nhỏ như lồng Khoen, Hút Mật được tập ăn bột đậu phộng trộn trứng, uống nước đường hoặc nước pha mật ong. Nó cũng biết ăn sâu tươi, loại sâu nhỏ hoặc con cung quăng. Do chim quá nhỏ nên số luựng thức ăn nó tiêu thụ không đáng kể.

Nuôi trong lồng nhỏ, chim Hút Mật cùng siêng bay nhảy trong lồng, người nuôi cho chim ăn lăng quăng và cho hút nước mật ong pha loãng với nước chín, vì chim nhỏ ăn uống không nhiều nên tốn kém cùng không đáng là bao. Có điều, giống chim cảnh này giá hơi cao, chim đẹp có giá hơn một trăm ngàn mỗi con.

Việc chăm sóc cũng giản dị, không chiếm nhiều thì giờ. Mỗi ngày nên rửa sạch cóng đựng nước mật để tránh men chua hại sức khỏe của chim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *