Bồ câu kiểng (bồ câu cảnh) là Bồ câu làm kiểng (làm cảnh), do giống lớn con, hình dáng lạ hoặc sắc lỏng đẹp. Đây là những nòi chim cảnh đặc biệt của các nước được lai tạo công phu, đáp ứng được thị hiếu “tham thanh chuộng lạ” của đa số khách hàng, vốn là những người khó tính.
Bồ câu kiểng là gì?
Hiện nay, Bồ câu kiểng có đến các giống lạ và đẹp, lớn có, nhỏ có, hình dáng đa dạng và màu sắc cũng đa dạng, ai thích giống nào thì chọn nuôi giống ấy.
Bồ câu kiểng được bán ra cho người nuôi dưới mọi lứa tuổi: Nhỏ nhất là chim con hơn một tháng tuổi, đã tự biết ăn và đã khôn ngoan. Chim từ hai tháng tuổi đến sáu tháng tuổi gọi là chim lứa, càng già tháng tuổi thì giá bán càng cao. Và hạng chim từ sáu tháng tuổi trở lên gọi là chim đẻ được bán với giá cao nhất…
Tiêu chuẩn chọn lựa chim Bồ Câu kiểng
Người mua chim kiểng tất nhiên có tiêu chuẩn chọn lựa của họ :
- Trước hết họ đòi hỏi chim phải rặc giống. Hễ King phải rặc King. Hễ Modain phải rặc Modain… Rặc từ hình dáng, màu mắt, màu lông… Có chọn lựa kỹ được như vậy thì sau này bầy chim con, cháu của chúng sau này mới giống như cha mẹ ông bà chúng… như khuôn đúc được.
- Chim sởn sơ, không bệnh, không thương tật.
- Nếu là chim có lông nhiều màu như Chinese Owl, như Florentine, hoặc Satinette, hễ chim trống lông ra sao thì chim mái cũng có bộ lông giống y như vậy.
Nói cách khác, nuôi chim kiểng không ai chịu nuôi chim lai, dù lai sắc lông cũng không được chấp nhận. Chẳng hạn Bồ câu Satinette có chóp sau đầu, hai cánh màu xám xanh hoặc màu nâu sáng. Nay nếu ráp cặp trống mái mà một con có chóp con không, hoặc một con cánh màu xám xanh còn con kia cánh màu nâu sáng, thì coi như mất giá không ai chịu nuôi, mặc dầu họ cũng biết dù cánh màu gì thì nó cũng là con Satinette !
Tóm lại, chim làm kiểng phải đòi hỏi đồng thanh đồng thủ, có sự đốì xứng giữa mọi khía cạnh…
Cách nuôi chim Bồ Câu kiểng
Nuôi chim kiểng, nếu nuôi số lượng ít chừng vài ba mươi cặp trở lại thì nên nuôi bằng lồng, tức là nuôi riêng mỗi cặp một lồng. Nuôi theo cách này có điều lợi là dễ kiểm soát sự sinh sản của từng cặp: chẳng hạn đẻ có tốt không, nuôi con có giỏi không… để biết mà giữ lại nuôi tiếp hay là loại bỏ. Đồng thời, nuôi riêng từng cặp như vậy thì cũng dễ phát giác kịp thời khi chim bị vướng bệnh.
Nếu nuôi số nhiều thì nuôi tập thể bằng chuồng như cách nuôi chim thịt. Nhưng, chuồng nào thì chỉ nuôi rặc một loại chim nào đó mà thôi, chứ không nên nuôi nhiều giống khác nhau chung, đụng với nhau! Vì như phần trên chúng tôi đã nói Bồ câu không chung tình, chúng phủ mái loạn xạ, không phân biệt “sắc dân” nào cả! Nếu nuôi chung đụng nhiều giống theo dạng tập thể thì cuối cùng quí vị sẽ… sản xuất ra chim lai mà thôi !
Tóm lại, nếu nuôi số nhiều thì nuôi chim Bồ Câu quần thể, và mỗi chuồng chỉ nuôi rặt một giống chim nào đó mà thôi. Nếu quí vị có trong tay mười giống chim kiểng thì phải nuôi riêng lẻ mười chuồng.
Có một số nghệ nhân thích lai tạo ra những giống Bồ câu mới lạ, bằng cách ghép giống này với giống khác. Tất nhiên họ chỉ lai tạo nửa vời một hai đời để lấy chim con mà nuôi. Việc làm này xem ra cũng lý thú, nhưng nhằm phục vụ ý thích của mình thì được, chứ dự định kinh doanh thì chúng tôi… xin can, vì dân chơi kim kiểng không ai chuộng chim lai cả. Những con chim lai này đem về nuôi, con cháu của nó rồi sẽ “biếng tướng” ra sao ?
Chọn con giống Bồ câu kiểng để nuôi :
Thị trường Bồ câu kiểng hiện nay rất đa dạng, có nhiều giống mới lạ, có giống vài trăm ngàn một cặp, nhưng cũng có giống vài chục triệu một cặp! Tất nhiên giống chim càng đắt tiền lại càng hiếm, quí, chứ chưa hẳn nó đã đẹp theo quan niệm của đa số người chơi. Có nhiều giống chim ở châu Âu cho là đẹp, là quí, nhưng giống chim đó đem sang châu khác lại không được chuộng !
Vậy quan niệm của người mình về Bồ câu kiểng ra sao ?
Chúng tôi ở trong nghề này cùng khá lâu nên nhận thấy rằng: đa số dân nuôi Bồ câu kiểng của mình đều thích giống chim lớn con hơn giống nhỏ con. Về màu sắc thì thích màu vàng, kế đó là màu trắng. Loại chim nhiều màu (chim bông) và chim sắc lông đen thì ít ai nuôi nên hạ giá hơn các sắc lông vàng và trắng.
Những thập niên trước, đa số người nuôi chim Bồ câu kiểng thường chọn nuôi các giống lớn con như Romain (khoảng l kg ở con trống), Montauban (con trống nặng cỡ 900g), Modain (con trống khoảng 900g) và Bồ câu King (con trống khoảng 700g)… Giống nhỏ con thì được chuộng là con Satinette, một vài giống thuộc Cravaté Chinois và giống chim Chạp (le Dragon).
Do được nhiều người chuộng nuôi, nên các giống chim kiểng vừa kể trên được nuôi làm giống và bán rất chạy. Thị trường chim kiểng ngày nay, chúng tôi thấy cũng không có gì thay đổi lớn. Vì rằng những giống chim mới thường đắt tiền, như giống Jacobin có giá khoảng mười triệu một cặp đẻ, các giống có mỏ cú (Chinese Owl) cũng vài ba triệu trở lên. Chim đẹp, lạ nhưng giá quá đắt như vậy liệu có vừa túi tiền của đa số người chơi chim kiểng hay không? Đầu ra như vậy là gặp bế tắc làm sao kinh doanh được? Trong khi đó một căp Romain khoảng một triệu, còn King đẻ cũng chỉ sáu, bảy trăm ngàn mà thôi!
Tóm lại, người nuôi chim kiểng thì nhiều, nhưng túi tiền có chừng mực, do đó thị trường Bồ câu kiểng vẫn chỉ phát đạt ở những loại chim to, đẹp nhưng có giá bán vừa phải mà thôi.
Chúng tôi cùng xin mạn phép góp ý với quí vị thêm một điều (mặc dầu biết như thế này là… hơi nhiều chuyện): trước khi tính chuyện kinh doanh Bồ câu kiểng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, cũng nên tìm hiểu kỹ về thị hiếu của khách hàng ra sao. Khi biết đa số thích nuôi những giống Bồ câu kiểng gì thì mình kinh doanh ngay những giống ấy. Có một số dân chơi Bồ câu kiểng nói riêng và chim kiểng nói chung, ý thích của họ cũng giống như ý thích của người chạy theo thời trang ăn mặc: thay đổi vô chừng…
Chăm sóc chim bồ câu
Nuôi Bồ Câu không nặng công chăm sóc lắm, nhất là đối với chim nuôi thả. Ngoài việc cho chúng ăn đúng bữa, và ăn no đủ, ta còn làm những việc sau đây:
Tắm nước
Công việc cho chim tắm không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày, mà vài ngày một lần cũng được. Trong mùa mưa, mùa lạnh thì chờ những ngày tạnh ráo, ấm áp mới cho chim tắm mà thôi.
Với chim nuôi lồng thì một là cho chúng tắm ngoài lồng bằng lồng tắm riêng, hai là cho tắm ngay trong lồng. Nếu tắm ngay trong lồng thì trước đó phải lấy các máng ăn, máng khoáng và cả ố đẻ (nếu có) ra ngoài, sau đó mới để thau nhỏ nước sạch vào lồng cho chim tắm. Nước tắm là nước lạnh có pha chút muối hơi mằn mặn, mục đích là để làm ung trứng rận mạt, hơn nữa nước có pha vị mặn này cùng kích thích sự ham tắm của Bồ Câu. Khi chim tắm xong, rủ lông lá tương đối khô rồi ta mới lấy thau nước ra và trả lại lồng cho chúng những vật dụng mà trước đó ta đã lấy ra ngoài.
Với chim nuôi chuồng, tập thể, thì đặt vài thau nước lớn cách xa máng ăn, máng khoáng để nước tắm do chim làm tung tóe không làm ướt thức ăn. Thấy nước là tất cả Bồ Câu trong chuồng đều sà xuống tranh nhau tắm thỏa thích. Tranh ăn thì thỉnh thoáng chúng có đánh nhau, nhưng tranh tắm thì con nào cũng tỏ ra hiền từ.
Bồ Câu đang ấp trứng hoặc đang nuôi con, cho tắm vẫn được. Sau khi tắm xong, chim thường đứng ngoài ổ cả nửa giờ, có khi hàng giờ để rỉa lông tỉa cánh cho đến lúc gần khô mới vào ấp tiếp, hoặc ủ con tiếp. Trứng chim đôi khi cùng nhờ vào độ ấm này mới nở tốt được.
Trừ rận mạt:
Bồ câu thuộc loài có lông vũ nên có rận mạt kí sinh. Ngoài bộ lông Bồ Câu ra, rận mạt còn làm ổ để sinh sôi nẩy nở trong các ổ Bồ Câu. Nếu không trừ hết rận mạt thì sức các giống ký sinh ngoài da này hút dần máu của chim mà sống.
Vì vậy việc bài trừ rận mạt là việc làm thường xuyên, không hàng ngày cũng hàng tuần, hàng tháng. Ngoài việc cho Bồ Cảu tắm bằng nước pha muối với nồng độ nhẹ để phòng ngừa, ta còn lo thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, chuồng trại, các ổ đẻ… Nếu phát giác bầy chim nuôi đang bị rận mạt tấn công thì phải cho tắm với nước thuốc (có bán tại các trạm thú y), xịt thuốc sát trùng vào các kẽ lồng kẽ kê ổ và đốt hết rơm rạ trong ổ… Rậm mạt là kẻ thù đáng sợ nhất cho sức khỏe Bồ Câu.
Kiểm soát trứng và chim con trong ổ:
Việc kiểm soát trứng và chim con trong ổ Bồ Câu cũng là việc làm hàng ngày của chủ nuôi. Kiểm soát trứng để xem trứng có bị chim đạp móp hay bể hay không. Nếu trứng móp một chỗ nhỏ thì có thể cắt một miếng băng keo trong (vừa bằng chỗ móp) rồi dán bên ngoài cho chim ấp tiếp. Còn nếu trứng đã bể thì phải thay rơm mới để tránh mùi tanh tưởi khiến kiến bu vào. Mặt khác, còn phải xem trứng có tập trung một chỗ hay không, hay bị lọt ra góc ổ. Nếu lọt ra ngoài vài giờ thì có thể không ảnh hưởng gì đến phôi thai bên trong, còn nếu đã không được chim mẹ ấp quá lâu thì phôi thai có thể bị chết vì lạnh…
Chăn nuôi Bồ Câu, việc kiểm soát trứng ai cũng lo hàng đầu, vì rằng nếu mất đi một trứng thì sự lô lãi đã thấy rõ…
Với những ổ đang nuôi con, hằng ngày, thậm chí hằng buổi ta cũng phải lui tới quan sát. Công việc nên làm từ tốn, nhẹ nhàng để tránh gây cho Bồ Câu cha mẹ hoảng loạn. Có kiểm soát mới biết được tình trạng ổ chim con đó ra sao: có mất chim con nào không? Nếu mất phải tìm ra nguyên do tại sao chẳng hạn rơi ra khỏi ổ, bị chuột tha (thường thì chỉ có hai khả năng này). Xem chim con có bị chim cha mẹ đạp chết hay không? Cho ăn đủ no hay không? Bệnh hoạn gì hay không?
Ổ nào gặp sự cố là phải giải quyết ngay. Nếu ổ chỉ còn một trứng, một con thì phải gởi trứng, dồn con ngay, ổ nào có chim con không được cha mẹ mớm mồi no thì phải bơm thức ăn thêm cho nó được no nê…
Trừ hết kẻ thu của Bồ Câu:
Ngoài việc bài trừ rận mạt, ruồi muỗi như trên đã nói, qui vị cùng nên tìm mọi biện phap để trừ tuyệt các kẻ thù sau đây của Bồ Câu: những kẻ thù này có thể làm cho chim hoảng loạn, vồ chết chim hoặc truyền bệnh từ nơi khác đến…
a) Chó:
Bồ Càu thường mau quen với chó, nhưng không phải con chó nào cùng duy trì mối thân thiện với Bồ Câ Bồ Câu mà đã bị chó vồ thì không chết cùng mắc chứng hoảng loạn, chim đang đẻ có thể mất hẳn khả năng sinh sản luôn.
Tốt hơn hết, khu nuôi Bồ Câu không nên cho chó lảng vảng đến gần. Với giống chó lớn như Danois, Berger, Boxer tiếng sủa ồm ồm của chúng cũng khiến Bồ Cầu sợ hãi.
b) Mèo:
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy loài mèo là kẻ thù không đội trời chung đối với tất cả các loại chim trong đó có chim Bồ Câu. Thấy Bồ Câu là mèo rình rập bắt giết cho bằng được. Vì vậy mèo không thể ở chung nhà hay chung một khu vườn với Bồ Câu.
Đối với Bồ Câu nhốt trong lóng hay trong chuồng dù mèo không vào trong để săn bắt được, nhưng nó vẫn vồ chụp bên ngoài khiến Bồ Câu hoảng sợ. Giốg chim nuôi tập thể, khi một vài con hoảng hốt bay tán loạn lên thì cùng dễ dàng lôi kéo những con khác trong bầy đàn sợ theo, nhất là khi con sát thủ vẫn còn lảng vảng đâu đó… Vì vậy, ta phải có biện pháp trừ tuyệt mèo không cho lai vãng đến khu nuôi Bồ Câu.
c) Chuột:
Chuột có khả năng len lỏi qua những kẹt nhỏ để vào chuồng phá hại thức ăn, trứng và chim con của Bồ Câu. Tác hại của chuột rất lớn, nó còn truyền các bệnh truyền nhiễm từ nơi khác đến chuồng trại của mình.
Đừng nghĩ rằng chuồng mình quá kín đáo, che chắn kỹ càng nên xoa lãng việc ngừa chuột phá hại mà lầm. Dù quí vị có rào bên ngoài bằng lưới sắt lỗ nhỏ cỡ một phân vuông, những con chuột nhắt nhó xíu vẫn có thể lách mình vào được. Chúng vào và không cần ra, chúng núp đâu đó ở góc kệ, kẹt ô và lớn dần lên… Khi ta phát giác có chuột thì nhiều khi chúng đã hiện diện trong chuồng hàng đàn vài ba chục con chuột lớn rồi! Thử hỏi với một lực lượng phá hại như vậy, mỗi tháng ta tốn bao nhiêu thức ăn, bao nhiêu trứng và Bồ Câu con? Bài trừ chuột chỉ có bằng thuốc và bẫy từ bên ngoài, nhưng phải coi chừng gia súc và thú nuôi ăn phải…
d) Rắn:
Ở vùng thôn quê mà lập chuồng trại nuôi Bồ Câu thì coi chừng nạn rắn bò vào chuồng giết hại chim con, trứng chim và làm hoảng loạn luôn Bồ Câu cha mẹ.
Giống rắn hễ “đầu xuôi đuôi lọt”, một khi chúng đã lách được đầu vào ô lưới kẽm là lần hồi thể nào nó cũng lọt được cả thân mình vào. Ngừa rắn là một chuyện khó, chỉ nên lo củng cố lại chuồng trại chim cảnh cho kỹ là được.