Cu Gáy

Mua bán chim Cu gáy giọng thổ đồng, Cu Gáy sinh sản, non, mồi giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Tổng quan về loài chim Cu Gáy

Chim Cu Gáy (tên khoa học: STREPTOPÉLIA CHIMEMSIS) còn gọi là Cu Cườm, miền Nam nhiều nơi gọi tắt là Chim Cu, là giống chim rừng nhưng lại thích sống quanh quẩn gần người. Nước ta từ Nam chí Bắc, ở đâu có làng mạc đồng ruộng là ở đó có giống chim này sinh sống. Vì vậy, gọi đây là giống “Cu vườn” cũng đúng.

Cu Qáy ăn ngũ cốc là chính, nên chúng dựa vào con người mới có lúa, đậu, mè, kê... mà sống. Vì vậy, người ta không ngạc nhiên khi thấy vào vụ mùa Cu Gáy tụ về nhiều nhất, kể cả sau vụ gặt ruộng đồng trơ gốc rạ, chúng cũng kéo đến hàng đàn để tìm hột rơi hột rụng...

Giọng hót

Có thể nói mà không sợ lầm là tể tiên ta ngày xưa chọn con Cu Gáy để nuôi nghe giọng hót đầu tiên, sau đó mới chọn nuôi thêm những giống khác như Họa Mi, Chích Chòe, chẳng hạn. Vì Cu Gáy có giọng “gáy” rất hay như :

  • Giọng trơn: là giọng bình thường ba tiếng Cúc Cu Cu.
  • Giọng một: còn gọi là giọng một lèo, ba tiếng bình thường và thêm một tiếng “Cu” sau cùng : Cúc Cu Cu... Cu.
  • Giọng hai: còn gọi là giọng hai lèo, ba tiếng bình thường và thêm hai tiếng “Cu Cu” sau cùng : Cúc Cu Cu... Cu Cu.
  • Giọng ba: còn gọi là giọng ba lèo, ba tiếng gáy bình thường và thêm ba tiếng “Cu Cu Cu” sau cùng : Cúc Cu Cu... Cu Cu Cu...

Chim Gáy giọng ba hoặc gáy ba lèo là chim quý hiếm. Cũng có chim gáy bốn lèo nhưng hiếm thấy.

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy có nhiều Cu Gáy năm đầu hót giọng trơn, nhưng qua mùa kế tiếp lại trổ ra giọng một, và chỉ giọng một đó mãi mà thôi.

Ngoài ra, còn có giọng cà lăm, nghĩa là khi gáy giọng thế này, khi lại gáy giọng thế khác. Chim này tầm thường nên thả vào rừng.

Chọn được con chim có giọng vừa ý, ta còn phải xét xem âm của nó ra sao. Chim Gáy có bốn âm chính là âm thổ, âm đồng, âm son, và âm kim.

ÂM THỔ: Âm Thổ giọng trầm, có bốn loại sau đây:

  • Thổ đồng: âm ngân vang như tiếng cồng chiêng.
  • Thổ bầu: âm trầm trầm, Ồm Ồm...
  • Thổ sấm: âm rền rền như tiếng sấm ran.
  • Thổ đế: âm trầm mà nỉ non như tiếng dế gáy...

Chim có âm thổ được giới nuôi chim Cu Gáy kinh nghiệm đánh giá là loại chim Cu khôn nhất.

ÂM ĐỒNG: Âm Đồng giọng ngân vang rền rĩ, có ba loại như sau :

  • Đồng pha thổ: âm trầm trầm nhưng ngân vang.
  • Đồng pha son: âm vang xa, ngân xa..
  • Đồng pha kim: âm thanh tao, vang xa...

ÂM SON: Âm Son còn gọi là âm chuông nghe như tiếng chuông rền, có hai loại sau đây:

  • Son pha đồng: âm to và rền vang xa như tiếng sấm rền.
  • Son pha kim: âm khởi đầu lớn sau nhỏ và ngân xa.

ÂM KIM: Chim có âm kim thì tiếng gáy không to nhưng ngân vang. Âm kim có ba loại:

  • Kim pha son: âm nhỏ nhưng vang xa.
  • Kim pha thổ: âm nhỏ mà trầm.
  • Kim pha đồng: âm nhỏ nhưng càng về sau càng vang dội to hơn.

Trên đây là cách chọn giọng. Tất nhiên, chúng tôi không thể xác định giọng Cu gáy nào là giọng hay nhất, vì hay hoặc dở là còn tùy vào ý thích của mỗi người. Đại loại, có nghệ nhân chỉ thích nghe giọng hai, chứ không thích nghe giọng ba cho là lòng thòng lạc điệu. Có người chỉ thích nghe âm đồng, nhưng có vị lại chỉ âm thổ...

Chọn ngoại hình

Chọn giọng xong, người ta lại phải chọn hình dáng xấu đẹp ra sao. Với người không rành về Cu Gáy có thể nghĩ con nào cũng giống như con nào, thế nhưng với quí vị nuôi lâu năm nhiều kinh nghiệm thì phân hạng hình dáng đẹp của chim Cu Gáy như sau :

  • Nhứt Huỳnh Kiên, nhì Liên Giáp.
  • Tam Quá Khóe, tứ Chân Khô.
  • Ngũ Liên Hoàn, lục Cườm Rựng.
  • Nhứt Huỳnh Kiên: Cườm chim màu vàng, đóng xuống tận vai.
  • Nhì Liên Giáp: chim có thân mình rắn chắc, mập mạnh : thân giữa nở phình ra, trong khi đầu đuôi nhỏ nhắn.
  • Tam Quá Khóe: dưới mắt chim Cu có một cái chỉ màu đen, nếu chỉ này dài quá khóe mắt một chút thì là chim tcít nên chọn nuôi.
  • Tứ Chăn Khô: chân chim phải vuông cạnh và khô, vẩy hai hàng trơn đóng hột bắp.
  • Ngữ Liên Hoàn: Cườm ở cổ nếu đóng kín cả phần ức mới thật tốt. Tất nhiên, chim này hiếm lắm, trăm con chưa có được một.
  • Lục Cườm Rựng: chim có cườm lót, siêng gáy.

Chọn hình dáng, chọn giọng gáy vừa ý, người ta lại còn đi vào những chi tiết một trên thân mình con chim nữa, đó là chú ý đến các phần:

  • Đuôi vót: bắp đuôi trên lớn chót đuôi vót nhỏ lại là chim khôn.
  • Gián cánh: có một vài lông trắng ở một vài bên cánh hoặc cả hai cánh (chim có hai cánh chéo nhau cũng tốt).
  • Bạch Đề: chim có một hay nhiều móng trắng.
  • Mỏ Đỏ: chim dữ, làm mồi rất tốt.

Chim đầu nhỏ, mỏ cong, cổ dài, lông phủ kín gối cũng là loại chim tốt nên chọn nuôi...

Khi đã chọn cho mình con chim Cu Gáy vừa ý như vậy, thì ai cũng quý hóa, giá nào cũng không chịu bán ra. Vì vậy, mới có chuyện có người nuôi con Cu Gáy đến vài mươi năm, khi mãn đời rồi, con cháu vẫn tiếp tục nuôi mãi...

Chọn nuôi chim non hay bổi

Chọn một con Cu Gáy thật tốt mà nuôi thì khó nhưng nuôi chúng lại rất dễ, nuôi như nuôi gà nhôt chuồng.

Nuôi chim non

Ta có thể nuôi từ chim con : Cu Gáy sinh sản vào mùa xuân, chúng làm tổ trong các lùm cây hoặc tàn cây lớn ở trong vườn, mỗi lứa đẻ hai trứng, và âp mười sáu ngày trứng nở. Chim non vừa ra ràng là có thể bắt về nuôi. Tuần đầu, chim còn non dại, ta nên mớm gạo (nhai nhuvễn) đút mồi cho chúng. Sau đó, ta cho chim ăn gạo, rồi tập ăn lúa và đậu xanh (nguyên hột).

Chim con nuôi dạn người, qua tháng thứ ba đã tập gáy, nhưng phải vài ba mùa mới trổ được giọng rừng. Đã có nhiều vị nuôi chim con đủ trống mái, nhốt trong chuồng rộng, chúng vẫn sinh sản bình thường.

Có điều nuôi chim con khó phân biệt được trông mái ngay. Phải chờ đến lúc chim trưởng thành may ra mới phân biệt được, như vậy là mất một thời gian dài. Chúng tôi dùng chữ “may ra” là vì chỉ có người thực sự có nhiều kinh nghiệm về Cu Gáy mới có khả năng phân biệt được trống mái, nhưng cũng chỉ ở mức độ 50 phần trăm mà thôi. Vì rằng, Chim Cu trống mái có hình dáng như nhau, cườm cũng vậy, giọng gáy và sự háu đá cũng giống nhau. Đi bẫy cu rừng, con mái cũng gù, cũng xáp lại mồi hăng như chim trống. Chỉ vào mùa sinh sản, dáng con mái nảy nở phần hậu hơn nên mới dễ phân biệt mà thôi. Tất nhiên, người thực sự chuyên môn mới có khả năng “nhìn” ra được sự khác biệt, nhưng không thể giải thích rõ ràng được để người ngoài bắt chước.

Nuôi chim bổi

Vì vậy, phần đông đều nuôi chim bổi. Chim bổi thì bắt bằng lưới rập, bằng lục (tức bẫy rập)... Chim bổi rất nhát, nhiều con nhốt vào lồng không chịu ăn uống ốm dần mà chết. Vì vậy, khi bắt được chim bổi, ta nên đút lúa hay đậu xanh cho chúng ăn thật no bụng để chúng no đủ trong mấy ngày đầu, khỏi bị chết đói vì quá sợ... Nên nhốt chim vào loại lồng quả bí (loại lồng đặc biệt nuôi chim Cu), bên ngoài phủ áo lồng thật kín, bên trong để đủ lúa, đậu xanh và cóng nước, rồi treo lồng vào nơi yên tĩnh... Cũng có thể nhốt chim bổi vào chuồng nuôi tập thể với những chim đã dạn, để chúng bắt chước việc ăn uống trong môi trường sông mới... Chim đã biết ăn uống trong lồng thì tách nuôi riêng.

Chim Cu Gáy rất nhát người, chỉ những chim nuôi lâu năm mới dạn dĩ. Càng dạn chúng càng gáy nhiều. Nhưng sự dạn dĩ của chim cũng có mức độ, người ta còn gọi giống chim này có tính phản chủ, vì dù nuôi đến mươi mười lăm năm mà lỡ để sẩy lồng là chim cắm đầu bay mất !

Thức ăn

Thức ăn cho chim Cu Gáy rất giản dị, tốn kém không nhiều, hơn nữa chúng lại tiêu thụ thực phẩm rất ít. Nó chỉ ăn lúa pha với một phần đậu xanh hôt, có thể lúa trộn với hôt kê. Nhịn ăn một ngày chim không chết, nhưng thiếu nước một buổi là chim đã... ngất ngư. Ngoài ra, trong lồng phải để một cục đất sét, đất cạy ở gò mối cũng được để chim ăn thay chất khoáng. Chim không cần tắm nước, nhưng phải treo lồng vào nơi có nắng ấm ban mai chiếu vào, để chim tiếp nhận vitamin D, và sưởi lông sưởi cánh cho hết rận mạt. Như vậy thì cách chăm sóc cũng không mấy khó khăn.

Giống chim cảnh này thường được những người đứng tuổi và người già cả chọn nuôi, và ở nông thôn nuôi nhiều hơn ở thành thị. Giá chim cũng hạ, thích hợp với túi tiên của mọi người...

Cái thú “gác” Cu

Gác Cu, hay bẫy Cu, không những được coi là một thú vui bình thường, mà còn là một nỗi đam mê ít của đa số nghệ nhân nuôi chim Cu gáy xưa nay, bất kể tuổi đời của họ là già hay trẻ.

Với người ngoài nghề thì đây quả là một điều rất...khó hiểu, đến nỗi không đặt vấn đề không được! Sở dĩ thiên hạ cho đó là chuyện lạ, chuyện đáng ngạc nhiên là vì, họ thấy rằng không những chỉ có hạng trai tráng sức dài vai rộng, mà cả đến những ông già tuổi đời ngót nghét sáu bảy mươi, chân đi đã loạng choạng, nhưng hằng ngày vẫn hăng hái quảy lục vào rừng, chịu khó lội mương băng đồng để...gác Cu! Có điều giới trẻ thì chúng lặn lội đến nững vùng xa, còn các ông già thì chỉ lui tới quẩn quanh trong phạm vi gần nhà chừng năm ba cây số trở lại.

Điều khó hiểu nữa là thực tế cho thấy, giá trị con Cu gáy thời nào cũng vậy đâu có đáng là bao mà người nuôi chim Cu gáy lại có thể bỏ mặc chuyện ruộng nương, chuyện nhà, chuyện cửa để lặn lội vào rừng mà săn bắt? Đây tuy là giống chim rừng, nhưng lại được coi là giống...chim vườn, thiếu gì quanh nương rẫy! Trẻ con đứa nào bắn giàn thun giỏi, đi một buổi cũng có thể “gom” được cả chục con bổi về ăn chứ đâu có hiếm hoi gì. Thế thì tội gì người nuôi Cu lại phải cất công vào rừng từ sáng sớm cho đến tối mịt mới về, với cơm đùm cơm nắm, với quần ống thấp ống cao, mà mỗi chuyến đi cũng chỉ mang về được năm bảy con Cu bổi là cùng? Thế mà họ còn tỏ ra quí hóa, coi như không bỏ công sức vất vả lặn lội suốt cả ngày trường quên cả trăm công ngàn việc giao phó cho vợ con ở nhà định liệu...

Nhiều người phê bình những người có tính đam mê quá độ này là những người...ngu. Họ nghĩ rằng có ngu người ta mới có thể tiêu pha thời giờ và sinh lực của mình vào thú chơi...tào lao như vậy. Cái ngugác Cu là một trong bốn cái ngu của người đời như câu Ca Dao sau đây đã truyền tụng:

Ở đời có bốn cái ngu

Làm mai, lãnh nợ, gác Cu, cầm chầu.

Lý do các nghệ nhân lại đam mê thú gác Cu đến vậy?

Trước khi đề cập đến bốn “cái ngu” này của thiên hạ, ta cũng nên để tâm tìm hiểu xem tại sao những nghệ nhân nuôi chim Cu gáy lại đam mê thú gác Cu như vậy.

Tất nhiên, họ có lý do chính đáng của họ. Lý do chính đáng đó là: có đi gác Cu họ mới tìm được cho mình những con Cu gáy thật tốt mà nuôi!

Như quí vị đã biết, giống Cu gáy cũng có con khôn con dại, có con hay con dở, chứ không phải con      nào cũng tài nghề sànsàn như nhau. Đó là điều màngười trong nghề mới hay biết. Ai nuôi chim cũng muốn chọn những con tốt mà nuôi để khỏi bỏ công chăm sóc, mà chim đãgọi là tốt thì dù có tiền cũngchắc gì người ta đã chịu “buông” ra! Vì vậy, chỉ có cách tự mình chịu khó lặn lội đi gác Cu may ra mới tìm ra được những con chim tài nghệ vừa ý...

Tục ngữ mình vốn đã có những câu: “Chim khôn chưa bắt đã bay”, “Chim khôn tìm cây mà đậu”, “Chim khôn tránh lưới tránh dò”, hoặc “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang”... Những nhận xét đó của người xưa quả thật là rất đúng. Có đích thân xách lục vào rừng gác Cu ta mới thấy rõ được điều này.

Chỉ những con Cu bổi tầm thường mới dễ dàng chui đầu vào lục, còn những con Cu hay thường khôn ngoan không dễ dàng bắt ngay được nó. Chúng không những gáy hay, gáy đủ bài bản, mà còn biết chế ngự trước sức thúc ép của con Cu mồi! Chúng cứđậu xa xa gần gần trên kèo, nhưng không dễ gì chịu sa vào lưới rập, mặc cho con Cu mồi bên trong hết sức trổ tài: nào bo, nào thúc...Nhiều khi đánh được con bổi khôn, người ta phải thay đến mấy con Cu mồi, và phải đi về lắm bận, có khi cả tháng trườngmới bắt được!

Thử hỏi những con chim khôn như vậy, có trongtay ai lại chịu bán ra? Và nếu họ bán ra thì bán vớigiá nào? Giá trị của con Cu khôn chắc chắn là hơn cả trăm lần con Cu bổi tầm thường chứ đâu phải ít! Tuy vậy, không ai nghĩ đây là món lợi về kinh tế, mà mục đích là chỉ để thỏa mãn thú chơi. Có trong tay một con chim quí, phải nói đó là một điều đáng mừng, đáng hãnh diện với bạn bè đồng nghiệp, mới thỏa chí của mình...

Giải thích 4 cái "ngu" của người xưa

Bây giờ, xin trở lại chuyện “bốn cái ngu” của người đời. Ông bà xưa cho việc “Làm mai, lănh nợ, gác Cu, cầm chầu” là bốn cái ngu của người đời xưa nay:

Làm mai:

Làm mai trước đây được coi là một nghề được thiên hạ tin cậy và trọng vọng. Những ông mai bà mối này làm cái việc thay ông Tơ bà nguyệt se mối lương duyên cho trai gái được ăn đời ở kiếp với nhau. Công lao của họ thường được đền bù với chiếc đầu heo và một ít tiền bạc, hàng lụa... Nhưng việc này, ít khi được coi là “hết xôi rồi việc” được! Anhchị ăn ở với nhau nếu trong ấm ngoài êm thì không nói làm gì, ngược lại, nếu cuộc sống của họ không có hạnh phúc, vợ chồng lúc nào cũng có chuyện lục đục gấu ó với nhau như chó với mèo thì đó là lúc họ lôi ông mai bà mối ra mà xỉ vả, mà trách cứ.

Với người “sinh nghề” thì chịu cảnh “tử nghiệp” đã đành, còn có người không hành nghề mai mối nhưng lại nổi hứng đứng ra làm cái việc tác hợp cho đôi đàng, cứ tưởng đây là việc làm phúc đức, nào ngờ khi họ gặp cảnh “cơm không lành canh chẳng ngọt” cũng lôi mình ra mà trách cứ nọ kia, coi như đã vụng tay... xe lộn mối chỉ hồng cho họ vậy.

Nghề làm mai được coi như cái nghề bạc bẽo nhất, nên xưa nay chẳng mấy ai ham.

Lãnh nợ:

Thói thường hễ “có lúa mới cho mượn gạo” còn người trong tay hoàn toàn không có một tấc đất cắm dùi thì dù có kêu gào khản cổ không được ai cho mượn, dù đó chỉ là đồng xu nhỏ. Người đứng ra bảo lãnh nợ cho người khác thường bị nhiều phiền phức. Tiền vay thì người ta hưởng thụ, nhưng nếu sau này việc trả nợ có gặp sự trắc trở, như trả không đúng hạn, hoặc chỉ trả lần hồi, hay không có khả năng chi trả thì người cho vay cứ một mực nhắm vào mình mà đòi. Nếu trước đây việc bảo lãnh có văn bản đàng hoàng, thì người ký tên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về khoản nợ đó.

Đây là chuyện “ách giữa đàng mang vào cổ” chuyện không liên can đến mình lại dại dột rước vào mình để mang họa vào thân.

Gác Cu:

Gác cu là mang lục vào rừng, vào nương vào rẫy để cố bẫy cho được những Cu khôn về nuôi. Bắt được con Cu khôn hay không chưa biết, chỉ biết một điều là người đi gác Cu phải chịu biết bao nhiêu điều khổ cực: nào là phải sửa soạn “đồ nghề” trước đó mấy ngày, rồi phải dậy sớm để lặn lội vào rừng với cơm đùm cơm nắm, trong khi phải khệ nệ tay xách tay mang nào chim mồi, nào dây nhợ, nào sào dài, nào sào ngắn...Giống Cu không thường sinh sống ở những vùng xa lơ xa lắc, lắm khi phải khổ công vượt suối băng đồng suốt cả buổi trời mới tìm được nơi gác lục.

Chuyện phải “quần vo áo vận”, rách áo tưa quần xước da chảy máu là chuyện không tài nào tránh được. Thế nhưng, những trở ngại đó, người đã đi hành nghề gác Cu đều coi là chuyện vặt vãnh chẳng ai hở môi ta thán. Họ chỉ mong sao sớm tóm được con chim đang gáy giọng đôi, giọng ba trên kia mới là chuyện đáng mừng thôi!

Tìm được chỗ treo lục xong, lại phải tìm chỗ để ngồi thu mình vào một lùm bụi kín đáo nào đó vảnh tai căng mắt ra để theo dõi mọi diễn biến kịch tính hồi hợp của buổi gác Cu. Trước hết phải kiểm tra lại coi con Cu mồi của mình trổi giọng có đủ phong độ cần thiết hay không, để nếu cần thì chính chủ chim phải kịp thời...chu mồm ra mà gù phụ.

Thường thì tất cả nghệ nhân làm nghề gác Cu có kinh nghiệm, đều có tài nhái tiếng chim của họ rất tài tình, giọng y như giọng chim mồi, đến nỗi chim bổi cũng không tài nào phát giác được giọng nào là giả, giọng nào là thật! Khổ nổi, Cu mồi trừ những con quá hay, quá dữ, nổi tiếng sát thủ cự phách thì lúc nào ra quân cũng...dư sức trăm trận trăm thắng. Còn nhiều Cu mồi khác do chưa nhiều “kinh nghiệm chiến trường” thì lắm khi chúng trở chứng phát bực! Nhiều con ở nhà thì hung hăng, nhưng khi ra rừng thì đâm nhát. Có con mới đánh được con bổi đầu, qua con sau đã “khớp”, cứ đứng ỳ ra một chỗ! Có con gù tiền hăng để dụ chim bổi lại gần, nhưng sau đó thì lơ lơ láo láo không dám đi gù hậu!

Trong trường hợp này thì chủ chim phải gù trợ lực thì may ra mới hạ được con bổi dữ bên ngoài. Chính vì vậy nên mỗi chuyến đi gác Cu, ít ai chịu mang theo một con mồi duy nhất, mà phải thường vài ba con...

Ngồi gác Cu là ngồi thu mình vào một chỗ kín đáo, cố không gây một tiếng động khẽ, cho nên không dám cục cựa nhút nhích, mặc dầu đang đạp lên ổ kiến lửa nó đốt dưới chân, muốn ho cũng ngậm miệng, đang đói khát cũng đành chịu nhịn, vì rằng lỡ gây ra tiếng động, con chim bổi tên cây sẽ thính tai thính mắt phát giác ra liền...

Như trên chúng tôi đã trình bày, với con Cu khôn ta không dễ gì bắt ngay được nó. Có khi ta phải đến năm lần bảy lượt, có khi phải trần thân vất vả suốt cả tháng trường mới được toại ý sở cầu!

Bẫy được con chim khôn mà phải bỏ biết bao là công sức, đó là chưa kể những tốn hao quá lớn, như mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đành phải gác bỏ lại một bên. Biết làm sao hơn khi nỗi đam mê đã như một ma lực quyến rũ mình, cuốn hút mình... thì trở ngại nào lại không thể vượt qua? Vì vậy, tính giữa cái được và cái mất, người ngoài nghề cho người gác Cu là kẻ ngu kể ra cũng không có gì quá đáng!

Cầm chầu:

Ở miền Nam, trong dịp cúng lễ Kỳ yên đầu xuân hàng năm, các đình làng thường tổ chức nhiều đêm hát bội. Tuồng tích các đêm hát đó được rút ra từ những pho truyện Tàu nổi tiếng như: Phong Thần, Đông Châu Liệt Quốc, Chung Vô Diệm... với những trích đoạn nêu bật lên những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, trước cúng Thần sau mời dân làng giải trí.

Người được ngồi cầm chầu là người có chức vị lớn nhất trong làng, trong xã, có tiếng tăm được mọi người nể trọng. Đây là một vinh dự lớn lao chứ không phải ai muốn xung phong vào đảm trách cũng được!

Vị chức sắc này được mời ngồi trên một chiếc trống đại, đặt sát sân khấu để ông ta nhìn và nghe rõ được mọi tình tiết xảy ra trên sân khấu suốt buổi diễn. Tay ông ta không hề rời chiếc dùi trống để đánh khi vần.

Vì như quí vị đã biết, công việc của người cầm chầu là khi xem diễn tuồng, gặp câu hát nào hay (có ý nghĩa) hay điệu bộ nào xuất sắc thì tức khắc cầm dùi lên giáng vào giữa mặt trống một hoặc vài tiếng “Tùng” để khen thưởng. Ngược lại, nếu lớp nào mà diễn viên ca trật, cương dở, hoặc ra điệu bộ không đúng thì ông ta cầm dùi giáng vào tang trống (thành trống) một vài tiếng “Cắc” để chê trách. Như vậy, có nghĩa tiếng trống “Tùng” là khen, và hễ nghe “Cắc” là chê. Một buổi diễn mà người ta được nghe tiếng tùng nhiều, và thỉnh thoảng mới có tiếng cắc là buổi hát đó thành công...

Khổ nỗi, người đời thường trăm tính trăm nết, trình độ hiểu biết của họ cũng khác nhau...Cho nên điều mà vị chức sắc trong làng khen hay, nhưng biết đâu phía khán giả lại có người không đồng tình như vậy? Trong khi đó diễn viên trên sân khấu chắc gì đã bàng lòng với tiếng tùng, tiếng cắc của người cầm chầu? Hơn nữa, vị chức sắc ngồi cầm chầu tuy cố danh, nhưng chắc gì là người có học?

Chính vì vậy mà sau mỗi buổi hát bội cúng đình, người ta thường xầm xì dị nghị về những tiếng “Cắc, Tùng” của người cầm chầu, đa số cho vị chức sắc này là không hiểu truyện tích, là...ngu.

Tóm lại, được ngồi cầm chầu vinh dự đâu chưa thấy, mà trước mắt là cái bia để người khác nhắm vào mình mà chê bai, dù là không dám chê bai trước mặt.

Sống giữa làng xã, mang danh “ông nọ bà kia” mà bị nhiều người chê bai, nhất là chê...dốt nát, chê ngu thì thật không còn gì xấu hổ cho bằng!

Sự vất vả của việc gác Cu

Bốn cái ngu mà người đời nêu ra trên đây, quả thật cũng có phần đúng của nó:

-Đồ nghề ‘gác” Cu: Muốn gác Cu phải có một bộ đồ nghề. Mới nghe đến đồ nghề ai cũng tưởng là... to chuyện, mắc tiền, thật ra với người khéo tay có thể làm ra được mà dùng. Thường thì đồ nghề của ai nấy dùng, chứ không đi mượn của ai, gây phiền hà cho người khác. Người có khả năng thì sắm nhiều bộ, kẻ ít khi đi gác thì mỗi thứ sắm một bộ cũng được. Đồ nghề thì có nhiều thứ, nhưng tùy theo sở thích, tùy theo cách gác chim của mình, mà chỉ nên sắm những thứ cần thiết với mình mà thôi

a) Cu mồi:

Đi gác Cu thì nghệ nhân nào cũng phải đem theo chim Cu mồi. Buổi gác Cu thành công hay thất bại đều tùy vào tài nghệ của con mồi. Thường mỗi dịp đi gác Cu người ta phải mang theo vài ba con Cu mồi để tiện dụng. Con nào làm phận sự thì cứ công việc mà làm. Con nào không phận sự thì cũng đi theo “thao tác” để khỏi bị “lụt” nghề, vì con nhà võ mà không năng “văn ôn võ luyện” thì “tay nghề" làm sao tinh tấn được!

b) Lục treo:

Đây là chiếc bẫy rập thường được các nghệ nhân gác Cu ở miền Trung dùng đến. Nhưng hiện nay trong nước nhiều nơi cũng đã biết dùng, ở trên lục treo có cái móc để máng lục vào nhánh cây. Con Cu bổi từ nhánh chuyền vào cần là bị lưới rập xuống không sao vùng thoát được. Tất nhiên, trong lục treo đã có sẵn con Cu mồi. Ai chuyên đánh lục treo thì mồi lần đi gác phải mang theo vài ba chiếc để tiện dụng. Có nơi gọi lục treo là lục xếp.

c) Lục chạy:

Đây là chiếc bẫy rập Cu mà nghệ nhân trong Nam thường dùng. Lục chạy có cái cần đưa ra, được gác trên chảng ba cây, phía dưới lục móc sẵn cây sào đế giữ thăng bằng cho lục. Cây sào này có chiều dài tối thiểu phải vài ba thước, vì độ cao để treo lục chạy phải cách mặt đất từ ba thước đến bôn năm thước, tùy theo địa hình địa vật nơi gác lục. Đi đánh lục treo, đủ mang theo nhiều lục cũng chỉ cần một cây sào dài, nhưng gác Cu bằng loại lục chạy thì hễ mang theo bao nhiêu lục thì phải có bấy nhiêu sào. Cu mồi lục thường được hớt ngắn đuôi như vậy sống trong lục chúng dễ xoay trở. Để dụ con bổi vào lục, chim mồi hết kèm đến bo...xoay qua trở lại như...múa lân, do đó nó cần phải có chỗ rộng để tới lui mà không bị vướng bận. Đánh bằng lục, ta chỉ cần một con chim mồi treo lên mà thô

d) Cách đánh trần:

Đánh trần là đánh không cần lục, nghĩa là con Cu mồi không bị nhốt kín trong lục, mà cho nó lộ diện ra ngoài như chim thả vậy. Mặt khác, đánh trần thì đánh ngay sát mặt đất, chứ không phải treo chim Cu mồi lên độ cao ba hay bốn năm thước. Có điều Cu mồi dùng để đánh trần phải là loại Cu mồi rất dạn, rất dữ, và phải ể dài đuôi cho được tự nhiên.

Đánh trần có hai cách:

  • Cách thứ nhất gọi là đánh trăng, để Cu mồi đứng ngay trên mặt đất, một giò bị cột bằng một đoạn dây ngắn chừng ba tấc để chim có thể đi qua đi lại tự do trong vòng tròn có bán kính ba tấc đó
  • Cách thứ hai là để cho Cu mồi đứng trên môt cục đất cày (cao khỏi mặt đất từ mười đến mười lăm phân là vừa). Dĩ nhiên, ta phải tập trước cho chim cảnh đứng quen.

Trong hai cách này, nếu quả thật Cu mồi rất dạn và rất dữ thì không cần dùng lồng úp (có nơi gọi cái úp). Ngược lại, nếu xét Cu mồi chưa được dạn dĩ lắm và cũng không dữ chim lắm thì bắt buộc phải dùng đến chiếc lồng úp để úp nó lại cho chắc ăn.

Lồng úp là một cái bộ khung bằng tre hay kẽm cứng và chung quanh phủ bằng lưới có mắt rộng khoảng ba phân. Nếu dùng lồng úp thì Cu mồi không cột chân bằng đoạn dây ngắn như trên đã nói cũng được, vì nó đâu còn chạy thoát được đằng nào. Chung quanh lồng úp có cắm nhiều “Dò” để chim Cu bổi sà xuống mắc dò vào chân...

Cũng xin được trình bày thêm cho rõ, sở dĩ đánh trần phải dùng loại mồi đất vừa dạn vừa dữ, vì phòng hờ bị chim bổi dữ bên ngoài tấn công. Có nhiều Cu bổi rất dữ dám sà vào tấn công thẳng Cu mồi đang bị cột giữa trời, hoặc nhảy trên nóc lồng úp mà cắn mổ chim mồi...Còn phần nhiều chim Cu bổi khác thì từ trên cao sà xuống ngoài đám dò một đoạn rồi mới bước lần vào...vùng tử địa.

- Dò: Dò là loại bẫy trông rất đơn sơ nhưng lại rất nguy hiểm cho những con chim do tham ăn hoặc do thích đấu đá với chim mồi mà gặp họa. Dò được làm bằng một đoạn tre ngắn khoảng 25 phân và vót nhỏ đầu to đầu nhỏ. Đầu to để cắm xuống đất cho chắc, còn đầu nhỏ được uốn cong như cần câu, mắc vào đó một cái thòng lọng bằng sợi chỉ nhỏ nhưng bền. Dò được kết nối thành từng bộ, bộ dài ngắn là tùy ý thích của mỗi nghệ nhân. Dò này nối với dò kia với sợi chỉ (dây nylon) và khoảng cách độ vài mươi phân. Cái dò cuối bộ thì nối vào một cục chì (nặng độ 100 gờ ram) để phòng ngừa chim bổi khi dính dò có tha dò đi cũng bị trì kéo không thoát thân được.

Chim bổi vướng dò bằng nhiều cách, có thể vướng vào chân, vào cổ. Và khi thòng lọng đã thắt vào thì nó chỉ còn cách bị bắt mà thôi.

Chim bổi đánh bằng dò nhất thời không thể phân biệt được tính hiền dữ của nó. Bắt theo cách này thường dùng như chim thịt mà thôi.

Con mồi đất tất nhiên là phải siêng “bẹo”, tức là siêng gáy, biết phóng biết rước càng tốt, như vậy mới đủ sức lôi kéo được chim bổi từ các lùm cây lân cận hoặc đang bay trên trời nghe “mời gọi” mà đạp xuống...

e) Cách đánh rập:

Đánh rập là đánh bằng lưới. Người ta dùng hai tấm lưới khoảng năm sáu thước lật banh ra hai bên. Khoảng giữa hai tấm lưới thì gài con mồi đất (không cần phải chim thuộc) rồi rải lúa chung quanh để dụ chim bổi bay đến kiếm ăn. Trong những mùa hạn hán, đồng khô cỏ cháy, người ta cũng dùng một con chim đứng giữa hai tấm lưới làm mồi, rồi đặt cách đó một thau nước (hoặc có vũng nước nhỏ tự nhiên càng tốt) để dụ chim trời xuống uống. Cu bổi từ trên cao thấy có thức ăn nước uống, lại tưởng con mồi có mặt là chim rừng đang ăn uống nên sà xuống nhập bọn. Người đánh bẫy ngồi từ xa. giựt dây cho hai tấm lưới úp lại là được. Xong mẻ này lại giăng lưới ra để bắt mẻ khác.

Đánh theo cách này có mẻ được đến năm bảy con, hoặc một vài con bổi. Trong trường hợp con mồi cứ đứng bất động, không đi tới đi lui (do có đoạn dây cột) thì người bẫy chim giựt dây cho nó té lên té xuống để gây sự chú ý cho những con bổi còn đứng trên các lùm bụi chung quanh.

Thật ra, hai cách bẫy “đánh trần” và “đánh rập” bằng lưới người xưa cũng biết, nhưng ít ai dùng, vì người xưa không ai muốn hại chim trời cá nước, vì cho đó là điều tội lỗi. Người ta di gác Cu (hay bẫy các loại chim khác) là muốn tìm một ít chim tốt về nuôi mà thôi, chứ không làm chuyện... sát sanh.

Cu Gáy là giống chim rất “bở” lông, nếu bắt không đúng cách để chim vùng vẫy thì lông trên mình nó sẽ rơi ra khỏi thân mình và bay tứ tung cả lên. Cách bắt chim bổi là úp bàn tay xuống, lừa thế cho đầu chim về hướng về phía cổ tay mình, rồi trên chụp xuống lưng cho chính xác, như vậy chim sẽ không vùng vẫy được.

Cu bổi bắt dược, những con biết chắc là hay (tính dừ, gáy được nhiều lèo...) thì lấy kéo hớt đuôi làm dấu để sau này bắt nuôi riêng, tất cả điều nhốt nuôi chung vào một chiếc lồng lớn...

Do một lần đi gác Cu có nhiều đồ vật lỉnh kỉnh, nên ta phải biết thu xếp cho có thứ tự, gọn gàng. Dù sao cũng phải nhớ mang theo đầy đủ thức ăn nước uống cho lũ Cu mồi đầy đủ để chúng khói bị đói khát. Nên đem theo dư thừa, đề phòng sự hư hao, đổ...

Một con Cu mồi tốt, nếu biết cách chăm sóc nuôi nấng, nó có thể sống với ta đến vài chục năm trời.

Chim Cu Cườm

Xuất xứ:

Từ Nam chí Bắc các vùng thôn quê đồng ruộng Việt Nam

Màu sắc:

Chim có bộ áo lông màu vàng đất, phần đầu có màu phấn kem, cổ có vòng trắng lấm tấm gọi là cườm, nếu cườm nhỏ đóng dày gọi là cườm tấm.

Cườm bao hết vòng cổ đó là cửờm liên hoàn rất quý hiếm. Lông hai bên cánh phía ngoài từng lớp thứ tự đó là vảy qui, nếu lông có hình cầu gọi là qui lá me. Cũng có loại lông qui đầu hơi nhọn gọi là qui chàng rên. Qui chàng rên còn gọi là qui mực. Qui lá me nuôi mau nổi còn qui chàng rên nuôi rất lâu nổi, nhưng khi đã nổi lại rất bền, còn chim hót gọi là thuộc, bước vào lãnh vực chim gáy thật không đơn giản tí nào, phân biệt được tiếng gáy các giọng của chim cu hay dở cũng rất khó khăn, chỉ có những người lão luyện trong nghề nhiều năm kinh nghiệm mới phân tích nổi. Những giọng của cu gáy gồm có 4 âm chính

1% Âm son: Nghe như tiếng chuông rền.

+ Son pha kim: âm phát đầu rền, sau nhỏ dần.

+ Son pha đồng: âm to và rền vang.

2% Âm đồng: Nghe ngân vang dài.

+ Đồng pha kim: âm phát ra nhỏ dần nhưng vẫn vang xa.

+ Đồng pha son: âm phát càng lúc càng vang xa.

+ Đồng pha thổ: âm phát ra trầm trầm nhưng vẫn vang.

3% Âm thổ: Trầm trầm và vang ngân.

+ Thổ bầu: Âm to và trầm.

+ Thổ dế: Nỉ non như dế gáy.

+ Thổ sấm: Trầm trầm và rên.

+ Thổ đồng: Trầm trầm và ngân vang.

4% Âm kim: Âm khởi đầu phát nhỏ nhưng vang xa.

+ Kim pha thổ: Trầm trầm nhỏ nhưng vang ngân.

+ Kim pha đồng: Trầm vang và nhỏ dần.

+ Kim pha son : Trầm càng lúc càng vang và nhỏ.

Thức ăn và chăm sóc:

Thức ăn: hình thường ta cho chim cảnh ăn lúa và nước uống đầy đủ, điều không thể thiêu là phải có thêm một cóng chất khoáng bên cạnh cóng lúa và nước. Nếu thiếu chất khoáng chim dễ mắc bệnh tiêu chảy và bệnh đau mắt. Đá ong cà nhuyễn cũng là chất khoáng.

Trường hợp chim bị bệnh tiêu chảy cho chim uống Terramycine pha nước vài ngày sẽ khỏi. Còn chim bị đau mắt thì lấy vài ba trái ớt hiểm giả nhuyển bôi vào hai đầu cánh và mắt chim. Khi Chim bị xót mắt cọ mắt vào đầu cánh đụng ớt xót thêm, chờ mắt hết xót chim sẽ lành mắt.

Muốn nuôi chim cu được thành công trước khi mới mang chim về nuôi:

Cho chim ăn từ từ, nêu chim suy cho chim mỗi tuần cho uống hai lần, mỗi lần một viên dầu cá và mỗi tháng mới uống một lần, cần thiết uống 2 lần là nhiều. Sau đó cho chim ăn uống bình thường.

Công việc kế tiếp là cắt bớt lông cánh, lông đuôi. Đếm từ đầu cánh vào 9 cọng 2 bên cánh là 18 cọng dùng kéo cắt bớt và cả đuôi chim cắt còn độ 4-5 cm để chim không bị sức đầu bể trán vì nhảy tung và giật mình hoảng hốt.

Chim cu gáy chỉ cần lồng nhỏ và thấp vì giống này chỉ đi chứ không nhảy, mùa nóng cho chim cu ăn thêm bông cỏ, (để kỵ nóng). Muốn nuôi chim mau nổi thường nuôi trong nhà vài ba con chỉ nghe tiếng gáy chứ không trông thấy nhau. Vì nhờ vậy chim sẽ mau hăng.

Tiếng gáy của chim cu không véo von, thánh thót như các loại chim khác nhưng tiếng chim cu gáy tạo cho ta cảm giác nhớ nhung quê hương đồng nội êm đềm thanh bình. Tiếng cu gáy nghe rất tế nhị như ca ngợi quê hương vào mùa lúa chín.

Cách chọn cu gáy để nuôi:

  • Cu gáy gồm có ba loại: Cu cườm (cu đất) có cườm ở cổ
  • Cu xanh (Cu rừng, sống ở rừng) có màu xanh lá cây thân hình bằng cu gáy.
  • Cu ngói nhỏ hơn cu cườm có màu hung đỏ, cổ có vạch đen.

Nuôi chim nên chọn:

  • Con nào khỏe mạnh, dữ dằn, mỏ đen (sát thủ).
  • Chim có móng trắng, còn nhiều càng quý gọi là bạch đế.
  • Chim có lông trắng ở cánh cả hai cánh càng tốt.
  • Đuôi nhỏ, (bắp đuôi lớn, chót đuôi nhỏ) là chim tốt và khôn.
  • Ngoài ra những chim tốt và quý hiếm gặp người nuôi chim lão luyện mới tìm ra.
  • Chim có cườm màu vàng xuống tận vai.
  • Chim có chân vuông cạnh và khô, vảy đóng hai hàng trơn chặt và nổi mốc .
  • Cườm đóng giáp vòng cổ, gọi là liên cườm
  • Có chỉ đen chạy dưới khóe mắt dài quá khóe.
  • Chim có cườm rựng.
  • Chim có hình dáng rắn chắc ở giữa phình ra hai đầu nhỏ.

Cuộc sống hiện đại, xô bồ, quanh quẩn bên tai ta giờ chỉ là những tiếng ồn của xe cộ, của máy móc khoan đục, cuộc sống dần trở nên công nghiệp hóa. Dường như nhịp sống đã lấn át tiếng gọi của thiên nhiên.Nhưng không, ta không thể lãng quên thiên nhiên, vì ở đâu đó tôi vẫn bắt gặp tiếng hót của những chú chim chích chòe, chim sơn ca hay những chú chim Cu gáy giữa dòng xe tấp nập qua lại. Không chỉ tò mò, thích thú mà còn là cảm giác muốn sở hữu một chú chim cảnh của riêng mình.

Và tôi nhận thấy trong ánh mắt của bạn rằng bạn đang muốn chiếm hữu một chú chim cu gáy với sự hiếu chiến mạnh mẽ cùng tiếng hót trơn tru của nó.

Dưới đây là chia sẻ về việc mua và nuôi chim cu gáy cũng như cách phòng ngừa các căn bệnh thường gặp ở chim cu gáy.

Phân loại chim Cu gáy

  • Cu cườm, còn gọi là cu đất, có cườm ở cổ.
  • Cu Ngói thân nhỏ hơn, toàn thân lông màu hung đỏ, cổ không cườm có một vạch đen quanh cổ.

Chim Cu còn có loại Cu xanh rất ít gặp vì chúng chỉ sống trong rừng nên còn gọi là cu rừng, toàn thân chúng màu xanh to bằng cu gáy.

Hình dáng chim Cu gáy

Chim Cu gáy có hình dáng nhỏ chim câu, cổ có cườm, nếu cườm bao hết vòng cổ thì gọi là cườm liên hoàn, vô cùng quý hiếm. Lông có màu xám hồng ở đầu, ức và bụng, phần gián cách màu đen trên cánh có những vệt đen nhỏ.

Muốn lựa một con chim tốt phải có những đặc điểm sau:

  • Nhứt Huỳnh kiên: Có cườm màu vàng xuống tận vai, không ở trên lưng loại này rất quý và ít thấy.
  • Nhì liên giáp: Hình dáng chim giống bắp chuối, 2 đầu nhỏ, giữa phình ra rắn chắc và gọn chặt.
  • Tam quá khóe: Có màu đen chạy dưới khóe mắt, dài hơn khóe mắt một chút rất tốt.
  • Tứ chân khô: Chân chim phải vương cạnh và khô, vãy hai hàng trơn nổi mốc lên.
  • Ngũ liên hoàn: Cườm đông giáp hết vòng cổ.
  • Lục cườm rụng: Tức là có cườm lót, chim có cườm rụng là chim có gù hậu, gáy rất dai dẳng.

Ngoài ra còn có những chi tiết quan trọng cần lưu ý.

  • Chim có đuôi vót tức là bắp đuôi thì lớn, chót đuôi nhỏ rất tốt.
  • Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên cánh thật tốt.
  • Chim có mông trắng còn gọi là bạch để chỉ cần móng trắng trở lên dài rất quý hiếm.
  • Chim có mỏ đỏ là chim rất dữ chọn làm chim mồi rất hay. Khi chọn chim cần có đầu nhỏ, mỏ cong, cổ cao (cổ lãi) chân thấp, đuôi thon, cánh phủ mình, cánh chéo, lông phủ gối… thì chắc chắn đó là một con chim tốt.

Giọng gáy của chim Cu

  • Chim cu có rất nhiều giọng gáy rất khó phân biệt điển hình là các giọng gáy sau.
  • Giọng trơn: Mỗi lần gáy thì có 3 tiếng đơn giản Cú cu cu
  • Giọng một: Cúc cu cu… cu có thân một tiếng cu ở sau nghe hay.
  • Giọng hai: Cúc cu cu… cu cu có thêm hai tiếng cu ở sau nghe hay hơn.
  • Giọng ba: Cúc cu cu… cu cu cu có thêm ba tiếng cu ở sau nghe rất hay, loại này người nuôi cu gáy rất chuộng và cố công tìm để nuôi.
  • Giọng cà lăm: Chim này gáy lúc này, lúc thì khác, tương đối nhất, tiếng nọ xọ tiếng kia, lắp bắp như người cà lăm nên gọi là giọng cà lăm, loại này ít ai nuôi.

Giọng gáy của chim cu có 4 âm chính:

Âm thổ:

Giọng trầm, được đánh giá là loại chim khôn nhất. Trong âm thổ có 4 âm chính là:

  • Thổ đồng: Âm trầm ngân vang như tiếng cồng.
  • Thổ bầu: Trầm mà to ồm ồm.
  • Thổ sầm: Trầm vang rền như tiếng sấm.
  • Thổ dế: Trầm và rĩ rã như tiếng dế.

Âm đồng:

tiếng gáy ngân vang có các loại sau:

  • Đồng pha thổ: Vang như trầm.
  • Đồng pha son: Âm càng lúc càng ngân vang.
  • Đồng pha kim: Âm càng lúc càng nhỏ nhưng càng vang xa.

Âm son:

Chim gáy có âm chuông vang xa nghe hùng tráng, oai vệ…

  • Son pha đồng: To mà rền vang.
  • Son pha kim: Lúc đầu to rền sau nhỏ dần.

Âm kim:

Tiếng gáy có giọng nhỏ và vang xa có các loại sau:

  • Kim pha son.
  • Kim pha thổ.
  • Kim pha đồng.

Cu gáy mồi

Chim Cu Gáy mồi phải là con chim dữ được gọi là sát thủ hoặc chim phải gáy hay, có gù hậu để khi dụ được chim ngoài vào phải biết gù bận để thúc chim vào trong bẫy mới là chim mồi hay.

Thường người ta chọn chim mồi có cườm rựng, cườm liên hoàn, những chim có màu lông:

  • Xám trắng, còn gọi là bạch tuyết, rất dữ và sung sức.
  • Chim đen màu lông sậm hơn chim thường chỉ không đen. Loại này rất khó thuần dưỡng nhưng khi đã thuần hóa được rồi thì chúng rất dữ.

Người ta dùng cu cườm để bắt cu cườm, hoặc cu ngói để nhữ cu ngói và cu cườm và cu ngói không bao giờ đá nhau.

Phân biệt giới tính chim Cu Gáy

Trong các loại chim hót rừng, Cu gáy là giống khó phân biệt giới tính nhất. Nhiều người nuôi Cu thuộc loại “cha truyền con nối” nhưng nói về kinh nghiệm để phân biệt trống mái Cu gáy thì… đành chịu. Nghĩa là họ cứ nuôi cầu may, hễ nuôi một thời gian, thấy con nào có tài gáy hay, gù nhiều thì chọn con đó mà nuôi mãi. Tất nhiên, chim nào gáy dở thì loại bỏ, thả nó vào rừng để sinh sản tiếp…

Khổ nỗi, Cu gáy nhìn bề ngoài thì chim trống mái gần như không khác gì nhau: giống từ hình dáng, đến sắc lông vòng cườm ở cổ, và ngay cả giọng gáy cũng không khác gì nhau.

Chim Cu mái cũng gáy như Cu trống, mà bản tính hung hăng háu đá của chim mái có khi còn dữ tợn hơn cả chim Cu trống nữa. Vào những tháng đầu mùa sinh sản của Cu gáy, những chim Cu mái đang rựng trứng (sắp đẻ) tỏ ra hung hăng ghê lắm. Hễ gặp chim lạ bất kể trống mái léo hánh đến gần lãnh địa làm tổ của nó là mái liền bay tới đánh đuổi ngay!

Nếu gặp Cu mồi gáy giục, Cu mái cũng gù cũng gáy đáp lại, và nó chính sà vào bẫy rập trước tiên. Nhiều người đi gác chưa kinh nghiệm, cứ tưởng là mình vớ được con Cu trống “ngon lành” không ngờ đó lại là chim mái. Chính những tháng đầu mùa mưa, cũng là đầu mùa sinh sản của Cu gáy, người ta bẫy được chim Cu mái nhiều hơn Cu trống là vì vậy.

Giữa mùa sinh sản trở đi, chim Cu mái bớt hung hăng, do phải nằm tổ ấp trứng rồi phải vất vả kiếm mồi nuôi con nên sức khỏe của nó suy yếu, và lúc này đi bẫy chim người ta mới bẫy được Cu trống nhiều hơn.

Để phân biệt giới tính của giống chim này, nhiều nghệ nhân nuôi Cu gáy lâu năm có những nhận xét sau đây:

Đặc điểm của Cu Gáy mái

So với chim trống, đầu chim mái hơi nhỏ hơn và hơi dẹp, mỏ nhỏ, mình thon nhỏ, ức hẹp, hai ghim ở hậu môn hở rộng.

Đặc điểm của Cu Gáy trống

  • So với chim mái, đầu chim Cu trống to hơn, mỏ to hơn, thân mình lớn hơn, vai nở, ức nở, hai ghim ở hậu môn hơi hẹp.
  • Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì những nhận định trên đây có những điểm đúng và cũng có những điểm không đúng. Nếu đặt hai con chim trống mái gần nhau thì quả thật hình dáng chúng có khác nhau thật. Trước hết ta thấy:
  • Cu gáy mái có thân hình nhỏ hơn chim trống khoảng một tám một mười (thường là vậy, nhưng cũng có con mái thân mình đẫy đà không thua gì chim trống).
  • Vai và ức chim mái hẹp hơn chim trống. Cu trống vai nở, ức nở trông oai vệ hơn.
  • Đó là những điểm so sánh đúng, còn những điểm không được đúng là:
  • Mỏ của chim trống mái đều lớn bằng nhau, chỉ có một điểm hơi khác là phần mũi cưa nó có khác nhau.
  • Cườm Cu mái hột cườm to hơn, nhưng màu sắc lợt màu hơn, những lớp cườm đóng gần vai chim mái như nhòe ra không được rõ nét lắm. Trong khi đó thì cườm ở cổ Cu trống có nhiều hột nhỏ, màu sắc ở hột cườm và nền cườm đều tươi tắn rõ ràng.
  • Hai ghim hậu môn của chim thì đúng, nhưng cách này chỉ đúng khi ta quan sát ở chim đã sinh sản một hai lứa hoặc chim mái đã già. Còn với chim tơ chưa đẻ lứa trứng nào thì lỗ hậu môn còn khít thì làm sao phân biệt được? Chỉ những mái đã đẻ nhiều lứa trứng thì lỗ hậu môn của nó mới rộng ra. Trong khi chim Cu trống do cả đời không hề đẻ trứng, nên dù chim tơ hay chim già, hậu môn của nó cũng hẹp khít lại.

Như vậy, những nhận xét trên đây không thể đúng được một trăm phần trăm. Mà ngay hầu hết những nghệ nhân nuôi Cu gáy lâu năm cũng công nhận với chúng tôi là họ chỉ có khả năng phân biệt được giới tính trống mái của Cu gáy đội 50 phần trăm là nhiều. Việc chọn lựa chim bổi mà nuôi thường… phó mặc cho hên xui may rủi.

Trong mùa sinh sản của chim, có người chịu khó xách lục đi từ mờ sáng để hy vọng bẫy được Cu trống về nuôi, vì họ nghĩ rằng vào buổi sáng Cu trống không phải nằm tổ để ấp. Ý nghĩ này rất thông minh, thế nhưng con chim bắt được vào lúc sáng sớm, nói chung là buổi sáng cũng chưa hẳn đúng là Cu trống, vì nếu bầy con trong tổ chúng đã được vài tuần tuổi, lúc đó trống mái đều phải rời khỏi tổ đi tìm mồi nuôi con từ sáng sớm thì… sao đây? Con chim sa vào lục có thể là Cu mái đấy chứ? Cu mái vẫn gáy và siêng gáy kia mà!

Trong những buổi trà dư tửu hậu, có nhiều nghệ nhân nổi hứng khoe rằng: một cặp chim Cu bay trước mặt, ông ta có thể biết được con nào là cu trống, con nào là Cu mái! Nhiều người nghe nói như vậy, có vẻ cảm phục, nhưng cũng không tránh được sự…bán tín bán nghi. Nhưng, hỏi tác giả câu nói ấy thì không bao giờ được trả lời, ngoài nụ cười bí hiểm…

Có thể vị ấy biết câu trả lời, nhưng “giấu nghề”, mà cũng có thể vị đó không biết trả lời thật, vì… cũng chỉ nghe lại người khác nói vậy mà thôi.

Thật ra, với một cặp chim Cu gáy bay trên trời, ta có thể đoán trúng được trăm phần trăm con nào trống, con nào mái. Quí vị cũng biết chỉ trong mùa sinh sản chim Cu mới kết cặp với nhau, và mùa này thì con mái đã có sẵn “ổ trứng” trong bụng nên nặng nề lắm. Khi bay cùng đôi, chim mái thường bay thấp, và chim Cu trống lúc nào cũng bay phía trên lưng chim mái với khoảng cách rất gần. Như vậy, con Cu bay trên đích thị là Cu trống, và con chim bay dưới là Cu mái.

Ngay loài Bồ câu cũng bay theo thứ tự “trống trên mái dưới” như vậy.

Đó là nói cho vui, chứ biết trống mái theo cách này thì đâu ích lợi gì cho việc chăn nuôi? Làm sao ta bắt được con bay trên mà loại bỏ con mái bay phía dưới?

Bây giờ, xin trở lại việc phân biệt giới tính của chim Cu gáy.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì phân biệt trống mái của chim Cu gáy cũng như cách phân biệt trống mái của chim Bồ câu mà thôi. Chúng ta không hơi sức đâu mà đi tìm hiểu từ đầu, từ mỏ, từ cườm, và mọi bộ phận khác trên thân chim để rồi phải đi đên kết luận…nửa tin nửa ngờ! Quí vị hãy quan sát thật kỹ ở phần mũi của chim Cu gáy thì sẽ thấy đích xác:

  • Mũi chim Cu mái dù là quan sát trực diện cũng như nhìn nghiêng một bên, phần bán diện (Profil) đều xẹp và nhỏ. Vì vậy, ta thấy mỏ chim mái từ chót mỏ đến khóe miệng to bằng nhau.
  • Trong khi đó, quan sát phần mỏ của chim Cu gáy trống, quí vị sẽ thấy phần mỏ ở mũi to hơn, nở nang hơn, gồ cao hơn so với phần thân mỏ còn lại của nó. Nói cách khác, gốc mỏ thì to, và phần chót mỏ thì nhỏ.

Nếu quan sát trực diện, ta sẽ thấy hai múi thịt trên mũi chim trống nở ngang ra hai bên. Còn nếu nhìn bán diện thì thấy hai múi thịt đó hơi gồ cao lên, vồng cao lên.

Theo kinh nghiệm nuôi Cu gáy lâu năm cho chúng tôi biết rõ, phân biệt giới tính của Cu gáy cũng như phân biệt giới tính của chim Bồ câu mà thôi. Chỉ quan sát vào hai múi thịt trên mũi của chúng là phân biệt được trống mái.

Quí độc giả nào đã từng nuôi chim Bồ câu sẽ nắm bắt được dễ dàng cách diễn tả của chúng tôi trên đây và thực hành với Cu gáy không khó khăn lắm.

Có điều như quí vị đã từng biết, do cái mỏ Cu gáy quá thanh mảnh, mặt khác chim thường không chịu đứng yên cho để giúp ta quan sát tường tận (trừ trường hợp bắt hẳn chim lên tay mà coi), vì vậy ta cần phải quan sát thật kỹ kẻo lầm. Cũng xin được nói thêm, với những giống chim khó phân biệt giới tính vì chúng có hình dáng bên ngoài giống nhau như chim Sơn Ca, Cu gáy, nhiều khi do cố quan sát thật kỹ nên mắt ta bị lóa đến nỗi cuối cùng chính mình cũng không tin tưởng lắm vào nhận định của mắt mình. Vì vậy, tốt hơn hết, ta cần phải theo dõi chúng nhiều lần. Cách hay nhất là bất chợt nhìn nó rồi phán đoán ngay. Cách sau này thường chính xác hơn, lại nhanh hơn.

Cu mái cũng gáy như Cu trống, nhưng giọng nó thanh hơn, lảnh lót hơn, nhỏ hơn. Trong mùa sinh sản, Cu mái rượng trứng, nếu nhốt chung với trống thì nó im hơi lặng tiếng cả ngày, nhưng nếu được nuôi riêng thì mái sẽ gáy cả ngày từ sáng đến tối, có mái gáy được giọng đôi, giọng ba, ai nghe cũng thích. Do Cu gáy mái siêng gáy (nhất là trong mùa sinh sản) lại gáy giọng giống chim cảnh trống, nên đâu mấy ai chịu tin đó là Cu mái!

Cũng xin được nói thêm, các giống Cu gáy, Cu ngói, Cu xanh đều thuộc Bồ câu: (Columbiformes) nên giới tính của chúng thể hiện trên múi thịt ở mũi cũng phải! Chỉ cần quan sát múi thịt này là pân biệt được chính xác một trăm phần trăm Cu gáy trống và mái ngay!

Thức ăn của Cu gáy

Cu gáy là loại ăn ngũ cốc rất dễ nuôi, thức ăn của chim Cu gáy thường là: Lúa, đậu xanh, mè, kê, hột cải…

  • Chăm sóc chim:

Phải vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chim cu thường bị bệnh đau mắt và tiêu chảy.

  • Bệnh đau mắt rất dễ hết, khi chim cạ cánh vào mắt thường xuyên sẽ hết.
  • Bệnh tiêu chảy thì cho uống kháng sinh liều nhỏ sẽ hết.

Tóm lại chim cu gáy rất dễ nuôi, ít tốn kém tiếng gáy của nó không sắc sảo như Họa Mi, Chích chòe nhưng có một sắc thái riêng dễ làm xao xuyến những người xa quê khi nghe tiếng cu gáy giữa trưa hè.

Kinh nghiệm mua và nuôi chim cu gáy

Để sở hữu một chú chim cu gáy có tiếng hót theo như ý muốn của mình thì bạn nên tìm mua chim cu gáy non và chăm sóc chúng cho đến khi trưởng thành.

Đầu tiên là chọn giống cu gáy

Đừng nên chọn chim cu gáy đã mọc cườm mà nên chọn những con chỉ mới bắt đầu mọc hoặc mới chỉ mọc lông tơ, chưa biết bay để nuôi và chăm sóc hiệu quả hơn.

Đây là loại chim được xem là “đệ nhất nhút nhát”, việc tách mẹ sẽ rất dễ làm chúng hoảng sợ, nên giai đoạn đầu này bạn cần chăm sóc kỹ càng, tỉ mỉ chút nha.

Thiết kế lồng cho chim cu gáy nhỏ

Loài chim này ưa yên tĩnh, lúc còn nhỏ rất yếu ớt, nên bạn chỉ nên nhốt mỗi con một lồng, kích thường lồng cũng đừng quá lớn, nếu khi mua bạn cần vận chuyển chim về nhà thì tốt nhất nên che mảnh vải xung quanh lồng để chim bớt sợ hãi.

Mặc dù môi trường sống của loài chim này là chim bóng tối nhưng thật chất khả năng quan sát ban đêm rất kém, vì thế không nên che quá kín, hoặc luôn che lồng kín.

Bạn hãy tập chúng làm “thân” với mình ngay từ khi còn nhỏ. Việc làm “thân” rất đơn giản, ngày ngày bạn thả vào lồng một chút ngô, vừng vun, sau nhiều lần cu gáy sẽ quen với bạn và chúng sẽ có cảm giác an toàn. Nhưng bạn tuyệt đối không nên để lồng chim ở những nơi người qua kẻ lại nhiều nha, vì như thế sẽ khiến chúng giật mình và khó làm quen hơn.

Những điều cần lưu ý

Cách tập cho chim non ăn

Lúc đang còn nhỏ chim cu gáy non chưa thể tự mở miệng ăn được, vì thế bạn cần phải tập cho chúng ăn và tạo một thói quen, phản xạ theo như thế cho các bữa ăn tiếp theo.

  • Đầu tiên, bạn dùng một chiếc xi lanh sạch để bón từng chút một thức ăn và nước vào miệng chim cu gáy
  • Thức ăn thì bạn có thể dùng cám chuyên cho chim con ăn, pha thêm chút nước nóng, trộn lên thành một hỗn hợp hơi sền sệt, sau đó để nguôi một chút thì cho vào kim tiêm rồi bơm
  • Chim cu gáy non chưa mở miệng được nên bạn cần dùng tay bóp nhẹ hai bên má của chim, từ từ mở miệng chim ra và đẩy nhẹ nhàng thức ăn để chim có thể ăn từng chút một. Công đoạn này bạn cần làm chậm rã, tránh nhanh quá hoặc cho chim con ăn nhiều quá sẽ dẫn đến chim bị sặc. Và uống nước cũng tương tự như thế.

Sau vài ba lần như thế chim cu gáy sẽ tự tạo phản xạ cho mình là há miệng khi ăn. Hãy chim thành bữa nhỏ để cho chim ăn, khoảng 4 bữa 1 ngày, không ép chim ăn quá nhiều.

Một điểm lưu ý nữa là muốn chim phát triển khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn thì bạn nên mang chúng ra ngoài phơi nắng vào buổi sáng sớm. Không nên che kín lồng và nhốt chim cả ngày trong bóng tối.

Khi chim cu gáy tự mổ được thức ăn, bạn nên rải các loại hạt như bông cỏ, hạt đậu, hạt vừng (đừng có kích thước quá lớn), không bóc vỏ để chúng tự mổ và giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, lông bóng mượt hơn.

Chim cu gáy chịu nhiệt rất kém, nên mùa động bạn nên đặt một bóng điện gần lồng vào ban ngày để giữ ấm cho chúng nha.

Mua bán chim cu gáy ở đâu???

Nếu bạn cảm thấy việc phải nhớ những kiến thức này khi mua chim cu gáy là quá khổ đối với mình thì hãy tìm đến một cửa hàng chuyên về chim cu gáy bạn nhé!

Nhưng đã là cửa hàng online thì nên tìm đến nơi cực kỳ uy tín và một sự lựa chọn không hề sai lầm chút nào khi ghé qua Chomeocanh.com. Nơi đây những chú chim cu gáy đã được chọn lọc và chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Họ không chăm sóc chúng với mục đích kinh doanh mà là niềm yêu thích, sự tận tâm, cẩn thận đối với những chú chim bé nhỏ. Không chỉ được quan tâm về sức khỏe mà chúng còn được chăm chút về vóc dáng.

Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chú chim oai vệ, chất lừ, nhìn chỉ muốn sở hữu ngay thôi, chỉ là túi tiền của bạn có cho phép không thôi.
Không giống việc mua chim cu gáy ở chợ hay qua tay của một người khác, bạn sẽ không được bảo hành về chất lượng, Chomeocanh.com luôn luôn có chính sách bảo hành, đãi ngộ rất tốt về phía khách hàng. Ngoài ra bạn còn được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chim, những biện pháp tránh bệnh tốt nhất giúp chú chim của bạn luôn luôn khỏe mạnh, căng lửa.
Về giá cả cạnh tranh. Bạn sẽ nhận được một mức giá hợp lý với chú chim cu gáy của bạn chọn. Thêm đó là việc thuận lợi khi chọn lựa dễ dàng những vật liệu trang trí lồng chim của bạn thật lung linh nhất.
Chomeocanh.com – Nơi cung cấp đầy đủ về chim cảnh uy tín và tốt nhất trong Việt Nam.

Cách tập cho cu gáy nhanh nổi

Lý do tại sao bạn không nên chọn mua cu gáy đã mọc cườm vì giai đoạn này cu gáy đã bắt đầu tập gáy, rất khó để mình dạy chúng. Bạn nên tập cho nó gáy khi ăn bằng cách bắt trước tiếng chim gù để chim non có thể học theo mỗi lần được cho ăn.

Cách bệnh ở chim cu gáy

Chim cu gáy thường bị mắc phải những căn bệnh như bệnh đau mắt, bệnh tiêu chảy, bệnh hạt đậu. Những căn bệnh này thường gặp trong quá trình nuôi chim cu gáy.

Như đã nói ở trên, chim cu gáy không chịu được lạnh nên sức đề kháng rất thấp khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay thức ăn không đạt chuẩn. Bởi vậy việc phòng bệnh vô cùng là quan trọng.

Mỗi loài bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau. Như bệnh đau mắt thì bạn nên chữa trị bằng cách xoay quyện, lấy nước của quả mướp đắng nhỏ vào mắt cho chim mỗi ngày từ 2 – 3 lần/ mỗi lần 3,4 giọt. Hoặc cho mướp đắng vào khẩu phần ăn hàng ngày của chim.

Bệnh tiêu chảy thì có thể dùng Berberin hay biseptol để chữa trị, liều lượng chỉ 1 nửa viên là đủ, bạn hòa tan thuốc vào nước rồi cho vào lồng để chim uống.

Bệnh hạt đậu thì bạn dùng cách: lấy dao lam (hơ trên lửa cồn hoặc tiệt trùng kỹ) để rạch nốt đậu và bạn nặn hết phần màu trắng như bã đậu đó ra đến khi chỉ còn máu đen. Sau đó, dùng thuốc rifampicin (thuốc con nhộng màu đỏ) rắc vào vết rạch đã nặn hết dịch là được.

Trên đây là kinh nghiệm nuôi và mua chim cu gáy cùng cách thức chữa trị các bệnh thường mắc phải ở chim. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có được kiến thức bổ ích để tự tin bước vào hành trình chăm sóc chú chim cu gáy của mình.

Thế còn chần chờ gì nữa mà không tậu ngay một em chim cu gáy tại Chomeocanh.com với giá tốt nhất trong thời gian này thôi nào.

 Website: https://chomeocanh.com/

 Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop

 Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/

 Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/

  • 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
  • Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

 

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Địa chỉ liên hệ:
  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chomeocanh.com quận 10
Chó Phốc sóc tại Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Chomeocanh.com Petfarm
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Chomeocanh.com
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Chomeocanh.com quận 1, Tp Hcm.

Block "88770" not found

HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI
NẾU BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *