Có lẽ những năm gần đây, việc nuôi nhím kiểng đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam. Mọi người chơi thú cảnh đều muốn đưa một em thú lông nhím về nhà. Tuy nhiên đây không phải là một loại thú dễ nuôi vì các bé nhím có rất nhiều lông nhọn dễ làm người nuôi bị thương. Vậy hãy cùng chomeocanh.com tìm hiểu về thông tin, giá bán, phân biệt nhím kiểng đưc và cái. Cách chăm sóc và bắt nhím kiểng không đau. Hãy cùng tìm hiểu nha.
Những cách phân biệt nhím kiểng đực cái bạn nên biết
Người những người có ý định tìm nuôi một bé nhím xinh xắn cho riêng mình thì hẳn sẽ quan tâm đến giới tính của các bé. Tuy nhiên, vì nhím không phải là một vật nuôi quá phổ biến với nhiều người. Do đó, nếu mới chỉ bắt đầu tìm hiểu, sẽ rất khó để biết cách phân biệt nhím kiểng đực cái. Vậy làm thế nào để nhận ra được các giới tính của các bé? Hãy để Chomeocanh.com bật mí cho bạn vài mẹo nhỏ nhé.
Cách phân biệt nhím kiểng đực cái dựa vào ngoại hình
Có thể nói xác định giới tính nhím kiểng dựa vào ngoại hình gần như là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được. Khi còn bé, nhím đực và nhím cái khó phân biệt với nhau vì lúc này chúng chưa phát triển hết về mọi mặt.

Tuy nhiên khi bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành, các bé đều có sự thay đổi rõ rệt về cơ thể. Cũng vì thế mà cách phân biệt nhím kiểng đực cái trở nên dễ dàng hơn. Vậy có thể phân biệt được nhím kiểng đực và cái dựa vào ngoại hình bởi những đặc điểm gì?
Đặc điểm phân biệt
Khoảng 1 đến 2 tháng đầu là thời gian các bé nhím đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên bắt đầu từ tháng thứ 3, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về ngoại hình của các bé. Theo đó, những bé nhím kiểng đực thường có vóc dáng cơ thể nhỏ hơn những bé cái.
Kích thước của các bé đực nhỏ hơn là bởi năng lượng của các bé được dùng chủ yếu vào việc nuôi dưỡng cơ bắp. Trong khi đó, ở những nhím cái thì năng lượng chủ yếu để phát triển mô mỡ trên cơ thể. Đó là lý do vì sao nhìn các bé cái luôn tròn và to hơn.
Mức độ chính xác
Về cơ bản, những bé nhím kiểng sau khi trưởng thành sẽ rất dễ phân biệt. Nếu dựa vào ngoại hình thì độ chính xác có thể lên tới 80%. Vì vậy ngay cả khi bạn không am hiểu về nhím, bạn vẫn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng.
Cách phân biệt giới tính nhím kiểng dựa vào tính cách
Mặc dù cùng một loài nhưng nhím đực và nhím cái lại có tính cách đối lập nhau hoàn toàn. Điều này bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay từ khi các bé còn nhỏ. Vậy tính cách của các bé được thể hiện như thế nào?

Đặc điểm tính cách
Với những người tìm hiểu sâu về nhím cảnh, các bạn có thể dễ thấy rằng các bé nhím đực có tính cách khá cục cằn và khó chịu. Bản tính này được thể hiện ngay từ khi các bé còn rất nhỏ. Do đó, để làm thân với những “bé trai” này thì bạn cần phải kiên nhẫn rất nhiều đấy.
Trái ngược hoàn toàn với nhím đực, tính nhím cái lại rất thân thiện. Khi mới đưa các em về, bạn có thể cưng nựng, bồng bế mà không sợ bị các em “phòng thủ”. Nhím cái rất dễ làm thân, thậm chí, bạn có thể trở nên gần gũi với các bé hơn chỉ sau vài phút ngắn ngủi gặp gỡ thôi đấy.
Mức độ chính xác
Dựa vào tính cách nhím kiểng để xác định giới tính của các bé có thể đúng với tỉ lệ lên tới 95%. Vì có bản tính trái ngược nhau hoàn toàn nên việc phân biệt giới tính nhím cảnh sẽ không quá khó khăn.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, dựa vào tính cách cũng có thể nhầm trong việc xác định giới tính của nhím cảnh. Bởi tính tình của các bé cũng chịu ảnh hưởng một phần nhỏ theo gen di truyền từ bố mẹ. Vậy nên nếu bạn gặp một bé nhím cái có tính cách đanh đá, khó gần thì cũng đừng quá ngạc nhiên nhé!
Phân biệt giới tính nhím dựa vào thức ăn
Một trong những cách phân biệt nhím kiểng đực cái được nhiều người áp dụng là khẩu phần ăn. Các này thường được áp dụng khi các bé nhím bắt đầu trưởng thành. Những bé nhím đực khi sang tháng tuổi thứ 2 thường có xu hướng ăn và uống ít đi. Trong khi đó những bé cái lại trở nên “tham ăn” hơn. Nhím cái trở nên háu ăn và ăn, uống rất nhiều.

Về lượng bài tiết thải ra mỗi ngày
Bài tiết của các bé nhím dựa chủ yếu vào quá trình ăn uống của các bé. Vì nhu cầu ăn uống giảm nên những bé nhím đực đi ngoài rất ít. Trong khi đó, việc đi ngoài với những bé nhím cái lại rất thường xuyên vì các bé nạp vào cơ thể rất nhiều món ăn mỗi ngày.
Tuy nhiên nếu dựa vào việc ăn uống và bài tiết thì cách phân biệt nhím kiểng đực cái này không có độ chính xác cao lắm.
Về bộ phận sinh dục
Có thể nói, dựa vào cơ quan sinh dục là cách phân biệt nhím kiểng đực cái chính xác nhất. Khi đã trở nên thân quen với các bé, bạn có thể nhẹ nhàng vuốt ve và lật ngược bụng các bé nhím lại.

Với các bé nhím giới tính đực, tuyến sinh dục và hậu môn của các bé cách nhau một đoạn khoảng vài centimet. Ở gần giữa bụng, cơ quan sinh dục của nhím đực sẽ nhô ra một chút. Còn với những bé nhím giới tính cái thì cơ quan sinh dục của các bé lại ở ngay sát hậu môn. Bằng việc nhận biết giới tính nhím như thế này thì khả năng chính xác sẽ là 100% đấy!
Cách Bắt Nhím Kiểng Không Đau cho người mới tập nuôi
Thời điểm thích hợp để bắt nhím kiểng
Nhiều bạn sẽ thắc mắc “Tại sao bắt nhím kiểng lại phải để ý cả giờ giấc và thời điểm?”. Bởi không hề đơn giản, việc này đòi hỏi người nuôi thú phải tỉ mỉ và cẩn thận. Nguồn gốc của các em nhím kiểng thực chất bắt nguồn từ hoang dã. Và vài thế hệ gần đây mới được thuần hóa làm thú cảnh. Chính vì vậy các bé còn giữ khá nhiều nếp sống ngoài thiên nhiên.
Tại sao cần bắt nhím kiểng buổi đêm
Nên bước đầu tiên khi nghiên cứu Cách Bắt Nhím Kiểng sẽ là việc để ý đến thời điểm. Theo đa số chuyên gia nghiên cứu nhím kiểng, thời gian phù hợp nhất sẽ là vào buổi tối. Vì các bé nhím là loài gặm nhấm hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Còn ban ngày là thời gian những bé ấy ngủ vào ban ngày. Vì vậy vào ban ngày các bé thường vào nơi trú ẩn và ngủ trong hang.

Cũng như con người, khi ngủ mà bị quấy rầy, đánh thức các bé thường khó chịu. Là một loài thú từng sống trong rừng hoang nên các bé ấy luôn có sự phòng thủ khi ngủ. Chính vì vậy với những bạn vừa mới bắt đầu nuôi, việc bắt nhím cảnh ban ngày là không hề đơn giản. Đôi khi những bé này tính còn hung hãn chạy quanh để xù lông đe dọa.
Bắt nhím kiểng khi đang ăn
Vào buổi tối, khi các bé đang hoạt động chính là thời điểm vàng để áp dụng Cách Bắt Nhím Kiểng Không Đau. Lúc này các bé sẽ đói bụng và đi tìm đồ ăn. Tốt nhất bạn nên tập bế nhím cảnh lúc bạn cho nhím ăn. Bởi vào lúc đó, các bé nhím kiểng sẽ bị phân tán tinh thần bởi mùi thức ăn thơm phức.
Nhiều người thắc mắc vậy cho con nhim an gi để các bé ấy bị cuốn hút, thuận tiện cho việc bắt. Thật ra, nhím kiểng là loài ăn tạp nên bạn có thể cho nhím ăn gì mà khu vực bạn sống có nhiều. Bạn có thể tập cho bé ăn dế, châu chấu vặt chân và cánh để bổ sung protein. Ngoài ra bạn cũng có thể cho nhím ăn táo, lê, chuối hay bí ngô, carot, susu đã được luộc v.v.. Nhưng mỗi bé nhím lại có những món ăn yêu thích riêng.
Những điều cần đảm bảo trước khi bắt nhím kiểng
Cách Bắt Nhím Kiểng Không Đau chỉ có thể được đảm bảo khi bạn đảm bảo được một số điều. Vì nhím là loài động vật có khứu giác cực phát triển phát triển. Nên mùi hương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với những bé nhím trong việc nhận biết môi trường xung quanh.

Một mẹo nhỏ cho bạn để việc bắt nhím kiểng dễ dàng hơn là tập cho các bé nhím quen trước với mùi của bạn. Cách dễ nhất bạn có thể làm là dùng chiếc áo bạn mặc để vào chuồng nhím. Hoặc có thể là bất cứ vật dụng và đồ dùng gì có mùi hương của bạn. Miễn là những vật đó mềm mại phù hợp để trong chuồng nhím kiểng mà không gây hại cho bé. Sau thời gian 1 – 2 ngày bé nhím có thể nhận ra đó là mùi quen thuộc. Việc các bé nhím kiểng quen trước với mùi hương của bạn sẽ giúp việc bắt nhím dễ dàng hơn nhiều.
Thêm một lưu ý về vấn đề mùi hương. Trước khi các bạn tiến hành bắt nhím kiểng nên chú ý rửa tay không xà phòng. Bởi nếu bé nhím ngửi thấy mùi hương lạ trên tay bạn. Như các mùi hương của xà phòng, nước hoa hay bất cứ mùi lạ nào khác. Các bé sẽ không nhận ra bạn và chuẩn bị phòng thủ. Các bé sẽ dựng gai nhọn lên làm cho việc bồng các bé khó khăn hơn nhiều.
Do đó, hãy thật đảm bảo về mùi hương của mình khi bạn bắt nhím kiểng nhé. Chỉ cần một chút khác biệt về mùi hương hay tạp hương nào cũng có thể khiến cho việc bắt nhím kiểng thất bại.
Tiến hành bồng chú nhím của bạn
Cách Bắt Nhím Kiểng Không Đau thường đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị. Thế nên khi tiến hành bế bồng các bé ấy bạn cũng phải cẩn thận. Chính vì vậy những người bắt nhím chuyên nghiệp đã chia việc bắt nhím kiểng thành ba giai đoạn chính. Bạn nên tuân thủ tuần tự và đúng theo chỉ dẫn nếu muốn bế các bé cưng thành công nhé.
Những bước đầu để có thể bắt nhím kiểng an toàn
Khi bắt đầu bắt nhím kiểng bạn sẽ phải thực hiện thật chậm rãi và cẩn trọng. Thao tác đầu tiên bạn cần làm là nhẹ nhàng đặt 2 bàn tay của bạn vào hai bên hông của bé. Nếu bạn là một người nuôi nhím kiểng tập sự và chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể nhẹ nhàng dồn em nhím của mình vào góc chuồng. Việc này giúp cho việc bồng các bé nhím chuẩn xác hơn.

Sau khi bạn đã đặt được tay mình vào hai bên hông của chú nhím. Bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo bằng cách luồn tay xuống phía dưới phần bụng của bé. Phần da bụng của các bé rất mềm mại đúng chuẩn da em bé luôn nhé. Nên đây sẽ là bộ phận thích hợp nhất cho việc bồng bế những bé nhím đáng yêu này.
Nhưng nếu bạn thực sự vẫn còn lo lắng trong lần đầu bồng các bé nhím. Rằng những chiếc gai sắc nhọn của các bé sẽ chích đau. Thì còn một cách khá hiệu quả mà bạn có thể thực hiện. Đó là luồng tay xuống thật sâu dưới lớp mùn cưa. Việc có lớp mùn cưa bảo vệ sẽ giảm thiểu tối đa khả năng bị gai nhím đâm cho người nuôi nhím.
Những điều cần làm trong quá trình bồng nhím cưng
Khi bế được bé nhím trong lòng bàn tay rồi thì cũng chớ ăn mừng vội nhé. Việc bế những em nhím đâu dễ dàng như vậy. Tuy nằm trong vòng tay âu yếm của chủ nhân nhưng các em ấy sẽ nghĩ là mình đang bị tấn công đấy. Các bé sẽ chuyển sang chế độ phòng thủ để bảo vệ bản thân. Nhiều bé khá dữ còn có thể co cụm người lại, để chìa ra phần gai nhọn cắm vào tay bạn.
Vậy nên việc đầu tiên bạn nên làm khi bé nhím kiểng đã nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn. Là cố gắng thả lỏng tay càng tốt nhé. Bởi vì nếu bạn càng cố giữ chật các bé trong tay thì các bé sẽ lại càng nhát. Điều này chẳng những không khiến các bé cảm nhận được tình yêu của bạn. MÀ ngược lại còn khiến bạn bị đâm đau hơn.

Thay vì căng thẳng khiến mọi chuyện khó khăn hơn. Thì bạn nên bình tĩnh, kiên trì và cố gắng thả lỏng tay. Hãy cố gắng chịu đau một chút nếu gai bé có cọ vào tay của bạn. Khi nhím cảnh đã thấy an tâm. Biểu hiện bằng tiếng kêu cạch cạch (khịt khịt) thì bạn phải tiếp tục giữ nguyên tay. Chú ý một điều rằng bạn không được tạo ra bất kì chuyển động hay âm thanh gì.
Chỉ khi đó các bé mới thực sự tin tưởng bạn. Và lúc đó là thời các bé nhím sẽ từ từ thả lỏng người ra. Lúc đó bé đã bắt đầu mở lòng hơn nhưng bạn cố gắng chậm rãi xem các hành động tiếp theo của bé nhé.
Những bước cuối cùng để có thể bế bé nhím cảnh thành công
Hành động tiếp theo của bé sẽ là thử ngửi các ngón tay của bạn. Đó là dấu hiệu bé nhím đang dần làm quen với các bạn. Tuy nhiên, nếu bé ấy liếm tay bạn thì lại là một dấu hiệu không tốt đâu nhé. Lúc này bạn hãy đổi tay cầm bé nếu không muốn bé cạp lấy các ngón tay của mình nhé.
Một phần lý do của việc này là do bé tưởng bàn tay bạn là thức ăn nên mới hành động như vậy. Ngoài ra hành động cạp tay của nhím kiểng cũng mang ý nghĩa “lưu lấy mùi tay bạn với nước bọt ”.
Bởi việc này thuộc về bản năng của những bạn nhím đó. Khi có mùi lạ bé sẽ măm măm vật lạ đó cùng với nước bọt của mình. Sau đó bé sẽ trét ngược lại phần nước bọt có mùi đó vào lông của mình. Đây chính là một hành động xã giao đặc trưng của các bạn nhím. Nếu các bạn cún có cách tè vào vật và đất để đánh dấu lãnh thổ. Thì việc các bé nhím cắn bạn cũng là dấu hiệu bé sẽ cho bạn tiếp cận những lần tiếp theo.
Lần đầu tiên bị cắn này có thể khiến bạn bị đâm rất đau. Nhưng đừng nản chí và hãy cố gắng tự bắt các bé bằng tay không nhé. Bạn không nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bao tay. Bởi nếu sử dụng những dụng cụ đó các bé sẽ không quen bạn dần được đâu nhé.
Một số lưu ý nhỏ
Quá trình bế nhím cảnh (nhím kiểng) bạn nên cố gắng tạo nên một sự thoải mái, an toàn cho các bé. Dĩ nhiên việc này không hề dễ dàng và có thể khiến bạn khó chịu. Nếu bạn có thấy hơi đau tay thì có thể chuyển tay hoặc chỉnh lại tư thế để đỡ đau hơn. Và ngay khi nhím kiểng đang bắt đầu làm quen với tay bạn, bạn hãy vuốt ve xuôi theo chiều lông của bé. Làm như vậy nhiều lần, các bé sẽ quen dần và cảm nhận sự an toàn khi ở bên bạn.
Bắt đầu từ lúc đó, hai bạn có thể thực sự tin tưởng nhau. Bạn sẽ bớt đi phần nào nỗi lo bị các bé nhím cảnh cắm gai hoặc ngoạm tay mình. Những lần bế sau cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy hãy thật cố gắng xây dựng cảm tình với bé nhím của bạn từ những lần đầu nhé.
Nhím kiểng giá bao nhiêu, mua bán ở đâu uy tín Tphcm?
Giá nhím kiểng phụ thuộc và nhiều yếu tố như giới tính, màu lông, xuất xứ. Trong đó màu lông là yếu tố quan trọng nhất. Các bé nhím có màu phổ thông có giá từ 300-500.000 đồng/bé như màu nâu chocolate, trắng, màu muối tiêu. Với nhím kiểng màu Pintos (màu trắng xám, đen) có giá trên 1,5 triệu đồng/bé. Đặc biệt với các màu hiếm, độc lạ khác, giá có thể lên tới 5-7 triệu đồng/cặp.
Vậy sau khi tìm hiểu về Cách Bắt Nhím Kiểng Không Đau, bạn đã sẵn sàng mua 1 cặp nhím kiểng đáng yêu này về đội của mình chưa. Hãy tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các bé tại chomeocanh.com nếu bạn còn thắc mắc gì cần giải đáp nhé. Moi chi tiết xin liên hệ:
Website: https://chomeocanh.com/
Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop
Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/
Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- ., Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
☎️ Điện thoại: 0965 086 079